Cái entry này tôi bắt đầu từ lâu rồi, mà hôm nay mới có chút thời gian để hoàn tất. Tôi muốn viết về loài voi từ lúc đọc được mẩu tin về vụ loài voi ở Tây Nguyên sắp tuyệt chủng trên báo chí cách mạng (!). Báo lề phải đàng hoàng đó nghe, không có bọn xấu nào xuyên tạc gì đâu. Ví dụ như ở đây này.
----
Voi, đối với tôi thực là một con vật thân thiết. Thời tôi còn bé, tức là cách đây đến bốn chục năm có lẻ rồi, “đi chơi” đối với tôi có nghĩa là “đi Sở thú”. Mà đi Sở thú thì cũng có nghĩa là đi xem 3 con này thôi: voi, khỉ, và cọp.
Chẳng hiểu sao 3 con thú này hấp dẫn bọn trẻ con chúng tôi thời đó đến thế. Một sự hấp dẫn “đo lường được”: cứ nhìn số lượng trẻ con (và cả người lớn cùng đi với chúng, tất nhiên) quanh các chuồng thú là biết ngay con nào được trẻ con thích thú nhất. Lúc nào đông nhất cũng là chuồng cọp với tiếng cọp gầm “à … um” vang dội; chuồng khỉ với những con khỉ đông lúc nhúc, khỉ mẹ khỉ con bồng ẵm nhau, bắt chí, ăn chuối, khỉ chị khỉ anh leo trèo, nhảy nhót, làm trò khỉ, và khỉ cha thì ngồi vắt vẻo trên cao, mặt mày (giả vờ?) khó đăm đăm, nghiêm như … khỉ, ngó xuống đám đàn bà, trẻ con khỉ đang lau nhau ở dưới làm trò … khỉ.
Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất phải nói là voi, ít ra là đối với tôi. Thực ra, tôi không thích hai con kia lắm, tức là khỉ và cọp ấy. Khỉ thì … đúng thật là khỉ, nhìn cái mặt thấy sao hơi láu láu, gian gian (!), và ồn ào, thấy ghét quá. Còn cọp thì oai vệ, trầm tư, kể cũng đáng xem, nhưng chúng có vẻ … khinh bạc, chán đời quá. Rõ là chúng chán đời, “khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ/dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”, nên không thèm đưa mắt nhìn mình một chút nào, mà cứ nằm ườn ra đó, mắt lim dim, khinh thị. Hoặc lúc nào ghét quá, không chịu nổi nữa thì chúng vùng dậy, vươn vai, oai vệ bước đi và gầm lên những tiếng thét oai hùng, dữ tợn. Sợ lắm. Một con vật rất không thân thiện với người xem, mà cũng đúng thôi, thân thiện làm sao được nhỉ. Ai không hiểu tại sao cọp lại có thái độ như thế thì cứ đọc lại bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, ắt sẽ rõ.
Voi thì khác. Chúng có đầy đủ những đức tính khiến một đứa bé như tôi lúc ấy vô cùng … kính phục và yêu quý. Trước hết, nó rất to, và ngộ nghĩnh. Hai cái tai to, dài, biết vẫy; hai cái ngà rất dài, cong vút và nhọn hoắt; bốn cái chân to như bốn cái cột nhà; cái đuôi luôn phe phẩy đuổi ruồi, đuổi muỗi. Nhưng hay nhất cái vòi dài lại biết cầm như cánh tay người, hay nhất là những lúc chúng “cầm” khúc mía của các cậu bé, cô bé dơ ra để cho chúng ăn, rất khéo léo đút khúc mía vào mồm, nhai và nhả bã, rồi lại “thò tay” ra để lấy tiếp một khúc mía khác của một cô bé hoặc cậu bé nào đó đang chờ sẵn.
Mà có lẽ lũ trẻ con thích voi chính vì chỗ này đây: chúng rất thân thiện, gần gũi; nói theo ngôn ngữ thời nay thì chúng biết “tương tác” với người, ở đây là bọn trẻ con chúng tôi. Chẳng hiểu ai dạy, nhưng những con voi này biết lạy: sau khi cho voi ăn, ta có thể hô “lạy”, thì chúng sẽ từ từ khuỵu hai chân trước xuống để lạy người, tỏ vẻ biết ơn.
Vì chúng rất to, nên mọi động tác của chúng đều chầm chậm, bệ vệ, nhưng rất khoan hòa, ôn tồn, và thậm chí theo như tôi nghĩ (thời đó) thì dường như chúng còn cố tình làm trò để chiều bầy trẻ con bọn tôi nữa. Bước tới, bước lui, tai vẫy, đuôi phe phẩy, cái vòi rung rinh dơ lên quặp xuống, rung rinh rung rinh, đều đều, thú vị lắm. Lâu lâu, chúng còn nổi hứng dùng vòi hút nước rồi phun nước ra nữa, nước bắn tung tóe, làm bọn trẻ con được một phen kích động, thích thú.
Tóm lại, voi đúng là những người chủ hiếu khách, quan tâm đến những người khách trẻ con chúng tôi, tương tác và thân thiện, dễ mến. Đến nỗi một đứa bé lên 2, mới biết nói còn chưa sõi như con bé nhà hàng xóm của tôi thời ấy, cũng biết vòi mẹ, “chủ nhật đi ‘chở chú’ xem ‘boi’”.
Về loài voi, tôi còn một lô những kỷ niệm khác nữa. Chẳng hạn như hình ảnh Hai Bà Trưng khởi nghĩa, oai vệ ngồi trên lưng voi, đánh đuổi quân Tàu, kiêu hùng lắm. Tôi nhớ đã thấy cái hình minh họa Hai Bà Trưng cưỡi voi trong cuốn sách lớp 1 của tôi, trong đó có đoạn viết “Thái thú Tô Định là người tàn ác, giết chết Thi Sách là chồng của Trưng Trắc. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi lên khởi nghĩa …”, rồi sau đó là “Khởi nghĩa thất bại, Hai Bà nhảy xuống sông Hát trầm mình tự vẫn.” Đau thương mà hào hùng biết là chừng nào.
Sau này, tôi lớn, con cái cũng lớn, không đi “chở chú xem boi” nữa. Nhưng tôi vẫn có những dịp thấy voi. Có một lần lâu rồi, chắc khoảng đầu thập niên 90, gia đình tôi có đi Đà Lạt chơi, đến một nơi nào đó quên rồi, có trưng bày các con thú rừng nhồi bông, có đại bàng, có hổ (thật là tội nghiệp con hổ quá, vừa bị ghét, lại bị săn, bị giết, thịt thì ăn (chắc thế), da thì lấy để nhồi bông trưng bày, còn xương thì nấu cao hổ cốt, đúng là ‘khổ như con hổ’ thật).
Lúc ấy, câu con trái của tôi, vốn bản chất nhạy cảm (hay … nhè) không hiểu sao xúc động rất sâu sắc về con voi con nhồi bông mà nó nhìn thấy hôm ấy. Con voi con nhồi bông ấy trông thật dễ thương, hiền lành, ngây thơ. Tôi vẫn nhớ cậu bé con tôi nắm tay mẹ và hỏi, “Mẹ ơi, con vọi này chết rồi hả mẹ?”, nó hỏi với bộ mặt rất thương cảm. Khi tôi nói, “ừ, con voi chết rồi”, thì cậu ấy trầm ngâm hẳn suốt cả buổi hôm ấy. Hình như nó thấy tội nghiệp con voi con bị giết và bị nhồi bông thì phải, dù nó không diễn đạt được điều ấy bằng lời. Thái độ của cậu bé làm tôi cũng trầm ngâm suy nghĩ một chút, ừ, con người ác thật đấy!
Rồi cách đây vài năm, tôi lại có dịp lên Ban Mê Thuột nhân dịp một hội nghị gì đó ở ĐH Tây Nguyên. Sau hội nghị là phần đi tham quan thành phố Ban Mê mà tôi vẫn nghe nhắc tới từ lâu mà chưa có dịp đến thăm. Hình như bài hát “Còn chút gì để nhớ” cũng là nói về thành phố này thì phải? Thành phố thơ mộng, “phố núi cao, phố núi trời gần/phố xá không xa nên phố tình thân…”
Trong chuyến tham quan ấy, có hai “tiết mục” liên quan đến voi. Trước hết là cưỡi voi đi dạo. Con voi thật cao, muốn cỡi phải trèo thang lên, mấy người ngồi lên một “thớt voi” (tôi không rõ là mấy người, hình như là 2 hoặc 4 gì đấy, phía trên là một ông quản tượng để điều khiển voi). Và cứ thế chúng tôi ngồi nghễu nghện trên lưng voi mà đi dạo quanh phố, vừa là lạ, vừa sờ sợ, mà lại vừa thú vị.
Dọc đường đi, có mấy chỗ bán mía để khách mua cho voi ăn, và con voi đứng lại, không chịu đi nữa, đòi được ăn mía. Ông quản tượng khó tính, bắt voi phải đi, thế là con voi vùng vằng, chân bước đi mà đầu cú ngoái lại, chúng tôi ngồi rung rinh trên lưng voi, sợ sợ là. Tự nhiên một người bạn cùng ngồi trên lưng voi với tôi thốt lên: “Lẽ ra ngồi trên lưng voi như thế này cũng phải có quy định đội nón bảo hiểm nhỉ?” Ừ, đúng thế, lỡ có rủi ro, té xuống thì ôi thôi, đầu em chắc là nát như quả trứng gà bị rớt từ trên bàn xuống đất mất thôi!
Tiết mục thứ hai liên quan đến voi là chuyến đi thăm nhà ông Ama Kông, hinh như thế, người anh hùng Tây Nguyên với thứ rượu thuốc quý hóa, loại thuốc “ông uống bà vui” thì phải. Trong đó có phần trưng bày và giải thích việc săn voi và thuần hóa voi. Tôi cảm thấy sợ nhất là khi nghe minh họa con người dùng những ngọn giáo đâm vào người voi để thuần hóa voi con, vừa thấy phục con người đã dùng trí khôn của mình để buộc các con vật to lớn như voi phải phục vụ mình, nhưng cũng vừa thấy sao mình ác ác thế nào ấy.
Kể lể dài dòng, nhưng điều duy nhất tôi muốn nói là trong ký ức của tôi và chắc chắn là nhiều người VN khác thì con voi là một con vật rất thân thương. Thân thương đến nỗi nó đi cả vào thành ngữ … sành điệu thời nay: “Được voi đòi … Hai Bà Trưng” (mà, ai nói câu này vô nghĩa, vớ vẩn, chứ tôi thấy nó còn hay hơn câu gốc là “được voi đòi tiên” ấy, vì có ai thấy tiên bao giờ đâu, còn HBT thì rõ ràng là một hình ảnh kiêu hùng đẹp đẽ, lại chung thủy, dám xả thân vì thù nhà nợ nước).
Mà nếu ai không thích mấy cái thành ngữ sành điệu tuổi “tin” thời nay, thì tôi cũng có một bài khác đây, bảo đảm không ai chê trách nhé. Cái bài mà tôi nghĩ là bà mẹ VN nào cùng thế hệ với tôi cũng đã từng đọc cho con mình nghe. Nó như thế này:
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn lại cái đuôi thì đi sau rốt
Tôi ngồi tôi kể nốt
Cái chuyện con voi
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước …
Vâng, con voi, con vật thân thuộc của VN, người chủ của núi rừng Tây Nguyên, giờ đã sắp tuyệt chủng rồi. Có ai đau xót về điều này không, khi họ điềm nhiên đốn gục những khu rừng nguyên sinh, đại ngàn hùng vĩ, nơi sinh sống của loài voi từ ngàn xưa. Giờ đây không còn rừng, voi không còn chỗ sống, lạc vào nơi sinh sống của người dân, hung dữ phá rẫy. Voi nổi loạn?
Mà hình như bây giờ trên cả nước không còn mấy con voi nữa. Tê giác thì hình như đã tuyệt chủng hẳn ở VN rồi, thế mà còn bị hàm oan là “ác như con tê giác” nữa chứ. Còn voi thì sao, chẳng biết còn mấy con?
Nên tôi phải ngồi, “kể nốt cái chuyện con voi” trong entry này. Đến khi nào thì người ta kể nốt câu chuyện con voi cuối cùng của núi rừng Tây Nguyên bị diệt?
Có ai có bao giờ tự hỏi, chúng ta đang làm gì với cái di sản mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta, và chúng ta sẽ để lại gì cho con cháu chúng ta hay không, ngoài … rất nhiều sân golf (!), các đập thủy điện gây lũ hàng năm, và những hồ bùn đỏ của việc khai thác bô-xít, ừ, có bao giờ không nhỉ?
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011
Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011
"GIẤY CHỨNG NHẬN... NGƯỜI"
Chép từ trên mạng.
---
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách: -Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
-Anh là người tàn tật?
-Vâng, tôi là người tàn tật.
-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
-Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em
Cô soát vé cười gằn:
-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
- Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười.
Theo Úc Thanh (Trung Quốc)
http://www.facebook.com/notes/b%C3%B9i-quang-minh/gi%E1%BA%A5y-ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/10150377902397700
---
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách: -Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
-Anh là người tàn tật?
-Vâng, tôi là người tàn tật.
-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
-Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em
Cô soát vé cười gằn:
-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
- Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười.
Theo Úc Thanh (Trung Quốc)
http://www.facebook.com/notes/b%C3%B9i-quang-minh/gi%E1%BA%A5y-ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/10150377902397700
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)