Sáng nay thấy trên blog của GS Nguyễn Văn Tuấn bài viết "Nhìn vân tay để đoán bệnh", rồi mở mail ra lại nhận được bài viết này (gửi tự động sau khi đăng ký) của tờ Washington Post viết về cái lợi và cái hại của việc uống rượu [chà, cái này thì chắc là nên dịch để gửi sang blog của bác Hải để giữ lời hứa với bác ấy về cái vụ dịch vật - mặc dù hơi run bị bác Trèo bác ấy dập ;-)] lại nhớ ra một đề tài mình muốn viết từ lâu mà chỉ mới khơi lên nhưng chưa có thời gian để viết, đó là vấn đề giáo dục sức khỏe tại VN.
Nói đến giáo dục theo nghĩa rộng thì không thể không nói đến vai trò của truyền thông. Nhưng ngành truyền thông của VN nói riêng, và các nước thuộc khối XHCN (trước đây) nói chung, ngoài việc có một quan niệm hơi khác về vai trò của truyền thông so với các nước TBCN (truyền thông trước hết phải là công cụ giáo dục chính trị, hình như thế?), còn có một điểm yếu rõ rệt là thiếu tính chuyên nghiệp. Ví dụ việc các tờ báo của ta viết về lãnh vực sức khỏe.
Nói hơi lạc đề một chút: từ "chuyên nghiệp" đang được dùng ở đây được dịch sang tiếng Anh bằng từ professional, mà professional trong tiếng Anh thì ... thứ dữ đấy! Ví dụ, trong các trường đại học, người ta phân biệt các trường chỉ thuần túy academic (có liên quan đến từ liberal arts, sẽ giải thích trong một entry khác khi có dịp), và các trường có các professional schools, mà đặc biệt là Y, Luật, Báo chí, Kinh doanh (Business), và gần đây nhất, là trường Chính sách công (Pulbic Policy). (Cái trường cuối này bắt đầu được quan tâm ở VN là sau mấy cái vụ Lý Quang Diệu thăm VN, rồi các ông GS người Mỹ tư vấn cho chính phủ ta về việc xây dựng trường đẳng cấp quốc tế, chắc là thế!)
Có thể xem cách phân chia các mảng đào tạo của ĐH Yale để có thể thấy rõ sự phân biệt này (Yale có 2 cụm "trường" đào tạo ở trình độ sau đại học là Arts and Sciences tức các trường chủ yếu lý luận giống như ĐH Tổng hợp trước đây, và các trường Professional Graduate Schools gồm Y, Nha, Dược, Kiến trúc, Kinh doanh, Báo chí vv và có cả Giáo dục, Điều dưỡng, Y tế công cộng vv nữa các bác ạ!)
Và có một điều có lẽ trong ngành truyền thông ở VN hiện nay ít ai biết (?), là các columnists (= cây bút chuyên phụ trách một mục trên báo) về những lãnh vực chuyên nghiệp (y tế, giáo dục, kinh tế, chính trị vv) thì ở các nước tiên tiến như Anh Mỹ đều phải được học hành bài bản về lãnh vực đó cái đã. Đó là điều kiện cần (và tất nhiên là chưa đủ). Có khá nhiều nhà báo có bằng cấp rất tử tế, vài cái bằng đại học, rồi thạc sĩ là bình thường, có những người còn có cả bằng tiến sĩ nữa, đơn cử trường hợp James Surowiecki ("thần tượng" (?) của BS Hồ Hải;-)).
Nói như thế, để nói rằng, có khá nhiều việc hiện nay có vấn đề, nhưng nguyên nhân của nó lại không nằm (hoàn toàn) ở nơi mà theo logic hình thức thì phải là nó, mà thật ra lại nằm (một phần) ở nơi khác. Ví dụ, nói đến giáo dục sức khỏe, người ta sẽ nghĩ ngay đến 2 ngành giáo dục và y tế. Nhưng nếu giáo dục và y tế có làm tốt (tất nhiên là hiện nay chưa làm tốt), thì vẫn chưa đủ, thậm chí chẳng thể có tác dụng gì, nếu không có sự hợp lực của ngành truyền thông. Mà truyền thông có khi còn phải đi trước một bước nữa mới phải đấy. Còn tại sao truyền thông bây giờ chưa/không làm tốt, thì lại phải tìm nguyên nhân ở nơi khác nữa. Thật thế!
Bây giờ nếu ai đặt câu hỏi, vậy cuối cùng cái nguyên nhân đó nó là cái gì, tại sao lại như vậy, và giải pháp ra sao, sao biết giải pháp đó là đúng, thì ... ắt là rơi trúng bẫy triết học của bác Hải rồi. Vì lại phải quay về với bản thể luận và nhận thức luận, rồi sau đó là phương pháp luận, để tiến hành nghiên cứu - không phải là một cuộc, mà là nhiều cuộc, và không phải chỉ theo một trường phái hoặc một phương pháp, mà phải nhiều trường phái, nhiều phương pháp. Đề có thể đưa ra những kết luận tạm thời ở những góc độ khác nhau, tạo ra những tranh luận tự do và độc lập, rồi cuối cùng tổng hợp lại mới tạo ra được kết luận hợp lý của một đám đông thông minh. Phải vậy không bác Hải và các bác, các chú các cô khác lâu nay vẫn tranh luận với tôi trên blog của BS Hồ Hải?
Sáng ra, tranh thủ viết vội mấy dòng khi còn sáng suốt, trước khi lao vào một ngày làm việc với các họp hành, lẫn lộn trong các đám đông mà nhiều khi vô thức hơn là hữu thức. À mà hôm nào mình phải trở lại vấn đề đám đông hay thiểu số, liên quan đến thuyết của James Surowiecki mới được! Ai quan tâm đến thuyết này, muốn hiểu nhanh thì thử đọc bài này (tự quảng cáo tí;-))
Ngày tốt lành đến với mọi người!
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009
Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2009
My horoscope for December 26, 2009
Lại horoscope! Nó cũng là dầu gió, dầu cù là, hoặc là thuốc phiện, của mình!
Nhưng hôm nay có vẻ đúng đấy nhỉ?
--
Make an effort to connect with someone you miss today, phuong-anh. Even if it feels painful at the start, chances are you'll feel a lot better after. Pick up the phone, write a letter, or send an email. Let them know that you miss them and care about them. Expressing yourself is often far better than stuffing your feelings regardless of the circumstances. They may, after all, be missing you just as much.
Nhưng hôm nay có vẻ đúng đấy nhỉ?
--
Make an effort to connect with someone you miss today, phuong-anh. Even if it feels painful at the start, chances are you'll feel a lot better after. Pick up the phone, write a letter, or send an email. Let them know that you miss them and care about them. Expressing yourself is often far better than stuffing your feelings regardless of the circumstances. They may, after all, be missing you just as much.
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009
Phần không tất yếu của cuộc sống
Sáng nay vào thăm blog Quốc Vượng, đọc được một mẩu nhỏ thú vị quá, tản mạn vẩn vơ về phần tất yếu và phần không tất yếu của cuộc sống.
Chợt nghĩ, trong những phần không tất yếu ấy trong cuộc sống của mình, chắc chắn có blog và thơ (chà chà, nghe giống máu và hoa của Tố Hữu quá nhỉ?)
Bà chị mình ở Mỹ hôm qua skype về hỏi thăm, và trong nhiều câu hỏi, có câu: sao lúc này chăm viết lách, và quan tâm đến nhiều thứ (không tất yếu) thế?
Và câu trả lời của mình là, thật ra em vẫn thế, nhưng không nói ra; lẳng lặng viết blog cho riêng mình, nhưng cũng không chia sẻ gì với ai. Rồi tình cờ khám phá ra thêm về cái thế giới ấy, mới biết ra có hẳn một cộng đồng, dù là ảo, nhưng rõ ràng là tồn tại sống động, và hay nhất là có nhiều người giống mình. Bạn, đúng nghĩa - vô vụ lợi, thẳng thắn, chân thành, và có lẽ hiểu nhau bằng mấy những người mang danh là bạn, ở cạnh nhau sờ sờ (ví dụ ở cơ quan), ngoài mặt thì "thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao!"
Cũng vậy, mình yêu thơ, thậm chí hồi trẻ còn làm thơ nữa, ví dụ như thế này này:
Làm sao nói cho anh biết được
Hết nỗi nhớ của em
Ôi nỗi nhớ dịu êm
Đến với em khi hoàng hôn dần xuống
Đến với em trong màn đêm mờ tối
Đến với em trong cơn mơ
Đến với em cả những phút tình cờ
Đạp xe trên hè phố
Thấy bóng dáng ai quen, rồi nhớ ...
Ôi nỗi nhớ ở đây
Nỗi nhớ trên đôi tay
Nỗi nhớ như cầm nắm được
Nỗi nhớ ở phía trước
Nỗi nhớ ở đàng sau
Nỗi nhớ là niềm đau
Nỗi nhớ là hạnh phúc
Ôi nỗi nhớ điên cuồng, day dứt ...
Đây là một phần mình viết vào năm 20 hay 21 tuổi gì đó, viết một mạch chắc là trong 5 phút xong cả bài, từ một tâm trạng do một hoàn cảnh cụ thể gây ra, hồi đó hãnh diện lắm và gửi cho bạn bè đọc lung tung cả lên. Nhưng bây giờ chép ra để đọc lại thì thấy ... buồn cười lắm, đúng là sáng tác trong một lúc không có cái gì tất yếu hơn để làm!
Đến bây giờ thì mình hết làm thơ được rồi, chắc là vì đã trở thành một con người đứng đắn, đạo mạo (!), làm toàn những việc tất yếu thôi (!), nhưng lâu lâu cái tất yếu này đụng chạm với cái tất yếu khác, thế là ... stressed.
Và những lúc ấy, thơ lại ùa đến (ấy là nói, thơ của người khác, chứ không phải thơ của mình), có tác dụng cho tâm hồn mình như dầu gió có tác dụng với người VN, có thể dùng được cho bất kỳ tình huống nào: nhức đầu, đau bụng, muỗi cắn, mụn trứng cá đang mọc trên mặt, cạo gió, nhức răng ...
Ví dụ hôm qua, trả lời blog cho bạn bè, lại sực nhớ ra 2 câu thơ tiếng Anh:
I took the one less travelled by
And it has made all the difference!
(Tôi đã chọn đi trên đường vắng
Nên đời nay khác biệt dường bao!)
PA vừa dịch thơ xong đấy, tức khả năng làm thơ (con cóc) vẫn còn đấy chứ nhỉ!
Một đoạn thơ khác ngày xưa mình rất hay nhớ đến và cần đến để tự an ủi (bôi dầu khi đau bụng), nhưng giờ sao không cảm thấy cần nó nữa, nhưng theo mình nó vẫn là những câu thơ rất hay:
Đứng dậy em ơi sống cõi đời
Đời dù khổ cực đến mười mươi
Em về điểm phấn tô son lại
Ngạo với nhân gian một nụ cười!
Và những câu thơ này, bao giờ cũng thấy đẹp:
Lá vàng gieo rắc lối thiên thai
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ duyên thề có thế thôi!
Đá mòn
Rêu nhạt
Nước chảy
Hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi ...
(Bài này là thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, tên là bài Thiên thai thì phải, mình thì không học nhưng mà đọc lóm trong sách của bà chị mình, bà ấy hơn mình 5 tuổi, và bài này bà ấy học vào năm lớp 11, 12 gì đó, tức lúc ấy mình 12, 13 tuổi, đọc lóm một vài lần mà nhớ luôn tới giờ, chả rõ có chính xác không?)
Vậy đấy. Thơ là cái chẳng tất yếu gì cả. Chỉ trừ thơ Tố Hữu mà thôi! Phải vậy không Quốc Vượng, Huy Quang nhỉ?
Nhưng cái phần không tất yếu ấy, đối với mình nó rất cần, có lẽ giống như thuốc phiện (một loại khác, gần giống như tôn giáo, thuốc phiện của nhân dân theo Marx), để giữ cho mình còn là người. Chứ nếu mà chỉ có phần tất yếu thôi thì chắc mọi người đã thành robot hết rồi. Dù là robot biết làm ra những câu thơ lấp lánh ...
Vài dòng tản mạn rất không tất yếu về những phần không tất yếu của cuộc sống (làm chiếm mất ... bà nó 20 phút quý báu buổi sáng của mình, bây giờ thì phải chạy vắt giò lên cổ để kịp bắt xe đi đến nơi làm việc, để làm những việc tất yếu với những người bạn đồng nghiệp tất yếu ...)
Và Merry Christmas đến tất cả mọi người!
(Một lời chúc rất không tất yếu ở một quốc gia mà công giáo chỉ là một tôn giáo không tất yếu khi Phật giáo đã từng là quốc giáo - và hiện nay có lẽ vẫn thế, trên thực tế?)
Ngày tốt lành!
Chợt nghĩ, trong những phần không tất yếu ấy trong cuộc sống của mình, chắc chắn có blog và thơ (chà chà, nghe giống máu và hoa của Tố Hữu quá nhỉ?)
Bà chị mình ở Mỹ hôm qua skype về hỏi thăm, và trong nhiều câu hỏi, có câu: sao lúc này chăm viết lách, và quan tâm đến nhiều thứ (không tất yếu) thế?
Và câu trả lời của mình là, thật ra em vẫn thế, nhưng không nói ra; lẳng lặng viết blog cho riêng mình, nhưng cũng không chia sẻ gì với ai. Rồi tình cờ khám phá ra thêm về cái thế giới ấy, mới biết ra có hẳn một cộng đồng, dù là ảo, nhưng rõ ràng là tồn tại sống động, và hay nhất là có nhiều người giống mình. Bạn, đúng nghĩa - vô vụ lợi, thẳng thắn, chân thành, và có lẽ hiểu nhau bằng mấy những người mang danh là bạn, ở cạnh nhau sờ sờ (ví dụ ở cơ quan), ngoài mặt thì "thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao!"
Cũng vậy, mình yêu thơ, thậm chí hồi trẻ còn làm thơ nữa, ví dụ như thế này này:
Làm sao nói cho anh biết được
Hết nỗi nhớ của em
Ôi nỗi nhớ dịu êm
Đến với em khi hoàng hôn dần xuống
Đến với em trong màn đêm mờ tối
Đến với em trong cơn mơ
Đến với em cả những phút tình cờ
Đạp xe trên hè phố
Thấy bóng dáng ai quen, rồi nhớ ...
Ôi nỗi nhớ ở đây
Nỗi nhớ trên đôi tay
Nỗi nhớ như cầm nắm được
Nỗi nhớ ở phía trước
Nỗi nhớ ở đàng sau
Nỗi nhớ là niềm đau
Nỗi nhớ là hạnh phúc
Ôi nỗi nhớ điên cuồng, day dứt ...
Đây là một phần mình viết vào năm 20 hay 21 tuổi gì đó, viết một mạch chắc là trong 5 phút xong cả bài, từ một tâm trạng do một hoàn cảnh cụ thể gây ra, hồi đó hãnh diện lắm và gửi cho bạn bè đọc lung tung cả lên. Nhưng bây giờ chép ra để đọc lại thì thấy ... buồn cười lắm, đúng là sáng tác trong một lúc không có cái gì tất yếu hơn để làm!
Đến bây giờ thì mình hết làm thơ được rồi, chắc là vì đã trở thành một con người đứng đắn, đạo mạo (!), làm toàn những việc tất yếu thôi (!), nhưng lâu lâu cái tất yếu này đụng chạm với cái tất yếu khác, thế là ... stressed.
Và những lúc ấy, thơ lại ùa đến (ấy là nói, thơ của người khác, chứ không phải thơ của mình), có tác dụng cho tâm hồn mình như dầu gió có tác dụng với người VN, có thể dùng được cho bất kỳ tình huống nào: nhức đầu, đau bụng, muỗi cắn, mụn trứng cá đang mọc trên mặt, cạo gió, nhức răng ...
Ví dụ hôm qua, trả lời blog cho bạn bè, lại sực nhớ ra 2 câu thơ tiếng Anh:
I took the one less travelled by
And it has made all the difference!
(Tôi đã chọn đi trên đường vắng
Nên đời nay khác biệt dường bao!)
PA vừa dịch thơ xong đấy, tức khả năng làm thơ (con cóc) vẫn còn đấy chứ nhỉ!
Một đoạn thơ khác ngày xưa mình rất hay nhớ đến và cần đến để tự an ủi (bôi dầu khi đau bụng), nhưng giờ sao không cảm thấy cần nó nữa, nhưng theo mình nó vẫn là những câu thơ rất hay:
Đứng dậy em ơi sống cõi đời
Đời dù khổ cực đến mười mươi
Em về điểm phấn tô son lại
Ngạo với nhân gian một nụ cười!
Và những câu thơ này, bao giờ cũng thấy đẹp:
Lá vàng gieo rắc lối thiên thai
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ duyên thề có thế thôi!
Đá mòn
Rêu nhạt
Nước chảy
Hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi ...
(Bài này là thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, tên là bài Thiên thai thì phải, mình thì không học nhưng mà đọc lóm trong sách của bà chị mình, bà ấy hơn mình 5 tuổi, và bài này bà ấy học vào năm lớp 11, 12 gì đó, tức lúc ấy mình 12, 13 tuổi, đọc lóm một vài lần mà nhớ luôn tới giờ, chả rõ có chính xác không?)
Vậy đấy. Thơ là cái chẳng tất yếu gì cả. Chỉ trừ thơ Tố Hữu mà thôi! Phải vậy không Quốc Vượng, Huy Quang nhỉ?
Nhưng cái phần không tất yếu ấy, đối với mình nó rất cần, có lẽ giống như thuốc phiện (một loại khác, gần giống như tôn giáo, thuốc phiện của nhân dân theo Marx), để giữ cho mình còn là người. Chứ nếu mà chỉ có phần tất yếu thôi thì chắc mọi người đã thành robot hết rồi. Dù là robot biết làm ra những câu thơ lấp lánh ...
Vài dòng tản mạn rất không tất yếu về những phần không tất yếu của cuộc sống (làm chiếm mất ... bà nó 20 phút quý báu buổi sáng của mình, bây giờ thì phải chạy vắt giò lên cổ để kịp bắt xe đi đến nơi làm việc, để làm những việc tất yếu với những người bạn đồng nghiệp tất yếu ...)
Và Merry Christmas đến tất cả mọi người!
(Một lời chúc rất không tất yếu ở một quốc gia mà công giáo chỉ là một tôn giáo không tất yếu khi Phật giáo đã từng là quốc giáo - và hiện nay có lẽ vẫn thế, trên thực tế?)
Ngày tốt lành!
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009
Thăm trang web của FDA, nghĩ về giáo dục sức khỏe tại VN
Bài viết mới nhất của BS Hồ Hải trên blog của bác ấy về Sáng kiến quản lý thuốc của FDA làm tôi nhớ đến một việc mà tôi vẫn muốn làm từ lâu nhưng chưa có thời gian để làm, đó là viết về thói quen sử dụng thuốc của người VN, kể cả những người có học (kể cả tôi), và qua đó, là việc giáo dục sức khỏe tại VN.
Tôi còn nhớ đã đọc trên trang blog bshohai những comments của các bác sĩ là tại VN, chỉ có người bệnh và thân nhân của họ mới hành nghề thầy thuốc, chứ bác sĩ đâu có (được) hành nghề! Vì khi đến khám bệnh thì người bệnh đã xác định sẵn tôi bị bệnh này, bác sĩ cho tôi làm những xét nghiệm nọ, rồi cho tôi mua thuốc kia, và cũng chỉ định luôn uống trong vòng bao nhiêu đó thì sẽ khỏi! Tôi vẫn nhớ, đọc xong mấy cái comments đó tôi vừa buồn cười, mà có lẽ cũng vừa muốn cười ra nước mắt nữa!
Thời gian tôi học ở Úc (giữa thập niên 1990), điều tôi và các bạn bè của tôi (đều là giới được xem là ... trí thức, đang nhận học bổng sau đại học tại nước ngoài, đa số dạy ở các trường đại học) cảm thấy ... khó chịu nhất, đó là việc không thể mua thuốc trụ sinh (kháng sinh? - antibiotics) để sử dụng mỗi khi ... tự cảm thấy cần, ví dụ như khi viêm họng (là điều mà tôi bị thường xuyên nhất, vì rất hay dị ứng thời tiết và phấn hoa, và rất sợ lạnh). Tôi đã nhiều lần đi bác sĩ (sinh viên du học theo diện học bổng của Úc thời đó được hưởng bảo hiểm y tế - medicare) vì cảm cúm, viêm họng, và hầu như chưa bao giờ được kê toa cho một viên kháng sinh nào!
Tôi cũng nhớ, lúc ấy có một anh Việt kiều rất tốt bụng, thân thiết với bọn tôi, giúp đỡ nhiều điều, và một trong những sự giúp đỡ ấy là ... thỉnh thoảng mua giùm thuốc kháng sinh, vì anh ấy có quen bác sĩ người Việt đang hành nghề tại Úc và có thể nhờ kê toa mua thuốc. Và riêng khoản giúp kê toa mua thuốc ấy đã làm cho anh trở nên một người bạn thực sự (friend in need) hết sức đáng quý, vị anh hùng của những "Việt cộng" đi học là bọn tôi thời ấy.
Kể lể dài dòng như thế, là bởi vì khi tôi lên các trang web mà BS Hồ Hải giới thiệu của FDA, thì mới thấy một rừng thông tin ở trên đó. Tôi không quan tâm đến những thông tin chuyên nghiệp dành cho giới hành nghề y (nói đúng hơn, chẳng đủ trình độ mà quan tâm), nhưng chỉ riêng thông tin dành cho người sử dụng thì cũng đủ làm cho tôi đau đớn mà nhận ra lý do tại sao trình độ dân trí của VN còn kém rất xa so với các nước tiên tiến. Tất cả chỉ do giáo dục mà ra!
Tôi phải nói thêm về từ giáo dục. Ở VN, có một sự hiểu lầm tai hại là giáo dục (education) chỉ là cái gì được giảng dạy trong nhà trường (formal instruction). Trong khi đó, định nghĩa từ "education" trên wikipedia là như thế này:
Education in its broadest sense is any act or experience that has a formative effect on the mind, character, or physical ability of an individual (e.g., the consciousness of an infant is educated by its environment through its interaction with its environment) [...]
(Link: en.wikipedia.org/wiki/Education)
Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng nhất là bất kỳ hành động hoặc kinh nghiệm có tác động hình thành trí tuệ, tính cách, hoặc thể chất của một cá nhân (vd ý thức của trẻ sơ sinh được "giáo dục" bởi môi trường xung quanh, thông qua những tương tác của nó với môi trường ấy) [trích dẫn còn nữa, nhưng tạm ngưng tại đây vì đã đủ ý cho entry này]
Với định nghĩa như vậy, và quay trở lại trang web của FDA, mới thấy dân người ta được nhà nước của họ "giáo dục" tốt đến chừng nào. Trước hết, giáo dục không chỉ là việc Bộ Giáo dục. Riêng về giáo dục sức khỏe, thì thử xem riêng trang web của FDA đã góp tay vào việc này với những thông tin như thế nào nhé?
Trang Thông tin cho người tiêu dùng (information for consumers): có nhiều thông tin, nhưng theo tôi một trong những thông tin quan trọng nhất là phân biệt 2 loại thuốc: thuốc không cần toa bác sĩ (tiếng Anh là over-the-counter drugs, viết tắt là OTC drugs), và thuốc bắt buộc phải kê toa (prescription drugs).
Link: http://www.fda.gov/Drugs/ResourcesForYou/Consumers/default.htm
Hoặc một trang khác có liên quan, cũng trên website của FDA là Mua và sử dụng thuốc an toàn (Buying and Using Medicine Safely), trong đó có những chủ đề như Kháng sinh và lờn kháng sinh (antibiotics and antibiotics resistance), hoặc Lạm dụng thuốc giảm đau kê theo toa (Misuse of prescription pain relievers), hoặc Hiểu biết về thuốc không cần toa bác sĩ (Understading Over-the-Counter Medicines), vv.
Vậy còn ngành giáo dục của họ thì sao? Hãy thử xem đọc những yêu cầu về sự hiểu biết và kỹ năng về sức khỏe dành cho học sinh trung học cơ sở (gọi theo kiểu cũ là cấp 2) tại trang này.
Xin trích dịch một ít:
A. Analyze the use and abuse of prescriptions and non-prescription medications (phân tích việc sử dụng và lạm dụng thuốc có toa bác sĩ và thuốc không cần kê toa)
B. Examine social influences on drug-taking behaviors (xem xét các ảnh hưởng về mặt xã hội của các hành vi sử dụng thuốc)
[còn nhiều nhiều nữa ...]
Trên đây là 2 yêu cầu cụ thể đầu tiên trong nhiều yêu cầu trong mục tiêu số 5 về giáo dục sức khỏe dành cho học sinh lớp 6 của bang Texas!
Và đây là mục tiêu số 6 (với những yêu cầu cụ thể không có thời gian để nêu ở đây):
(6) Influencing factors - the student understands how factors in the environment influence individual and community health
(Các yếu tố ảnh hưởng - học sinh hiểu đơợc các yếu tố trong môi trường có ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng)
(Viết đến đây lại nhớ đến cậu bé con trai của ông Lê Vân nổi tiếng với vụ ái tử thi - chẳng biết bây giờ số phận họ ra sao rồi, sau một hồi báo chí làm ầm ĩ khiến họ trở nên nổi tiếng một cách bất đắc dĩ? Cậu bé ấy cũng học lớp 6 thì phải? Nếu bây giờ cậu bé ấy bị bạn bè kỳ thị, không thèm chơi nữa, thì ai chịu trách nhiệm ấy nhỉ?)
Vậy báo chí của người ta thì sao? Hầu như mở ra bất kỳ một tờ báo nào (kể cả báo lá cải thì phải) ta cũng thấy có mục sức khỏe, trong đó có những bài viết (có vẻ) rất chuyên nghiệp (well, cái này phải để cho mấy "bác" nhà ta khẳng định lại mới dược). Ví dụ như báo The Korea Times với bài viết này, chẳng hạn. Hoặc tờ Chinapost (của Đài Loan) với bài này.
Ôi! Nhìn vào chỗ nào cũng thấy mình đầy thua kém! Mà thực ra, người VN mình trí tuệ có kém ai mấy đâu? Việt kiều thế hệ thứ hai có nhiều người thành đạt lắm cơ mà? Mà Việt cộng đi học, cũng đều làm cho bọn sinh viên nước sở tại kính trọng, và ... ghét nữa, vì học gì mà học ghê thế, không để cho người ta học với? Nhưng thế mà dân mình, nước mình thì cứ mãi lầm lạc như thế này?
Thôi thì cứ cố làm được gì thì làm, rồi mọi việc sẽ phải khá lên, phải không?
Tôi còn nhớ đã đọc trên trang blog bshohai những comments của các bác sĩ là tại VN, chỉ có người bệnh và thân nhân của họ mới hành nghề thầy thuốc, chứ bác sĩ đâu có (được) hành nghề! Vì khi đến khám bệnh thì người bệnh đã xác định sẵn tôi bị bệnh này, bác sĩ cho tôi làm những xét nghiệm nọ, rồi cho tôi mua thuốc kia, và cũng chỉ định luôn uống trong vòng bao nhiêu đó thì sẽ khỏi! Tôi vẫn nhớ, đọc xong mấy cái comments đó tôi vừa buồn cười, mà có lẽ cũng vừa muốn cười ra nước mắt nữa!
Thời gian tôi học ở Úc (giữa thập niên 1990), điều tôi và các bạn bè của tôi (đều là giới được xem là ... trí thức, đang nhận học bổng sau đại học tại nước ngoài, đa số dạy ở các trường đại học) cảm thấy ... khó chịu nhất, đó là việc không thể mua thuốc trụ sinh (kháng sinh? - antibiotics) để sử dụng mỗi khi ... tự cảm thấy cần, ví dụ như khi viêm họng (là điều mà tôi bị thường xuyên nhất, vì rất hay dị ứng thời tiết và phấn hoa, và rất sợ lạnh). Tôi đã nhiều lần đi bác sĩ (sinh viên du học theo diện học bổng của Úc thời đó được hưởng bảo hiểm y tế - medicare) vì cảm cúm, viêm họng, và hầu như chưa bao giờ được kê toa cho một viên kháng sinh nào!
Tôi cũng nhớ, lúc ấy có một anh Việt kiều rất tốt bụng, thân thiết với bọn tôi, giúp đỡ nhiều điều, và một trong những sự giúp đỡ ấy là ... thỉnh thoảng mua giùm thuốc kháng sinh, vì anh ấy có quen bác sĩ người Việt đang hành nghề tại Úc và có thể nhờ kê toa mua thuốc. Và riêng khoản giúp kê toa mua thuốc ấy đã làm cho anh trở nên một người bạn thực sự (friend in need) hết sức đáng quý, vị anh hùng của những "Việt cộng" đi học là bọn tôi thời ấy.
Kể lể dài dòng như thế, là bởi vì khi tôi lên các trang web mà BS Hồ Hải giới thiệu của FDA, thì mới thấy một rừng thông tin ở trên đó. Tôi không quan tâm đến những thông tin chuyên nghiệp dành cho giới hành nghề y (nói đúng hơn, chẳng đủ trình độ mà quan tâm), nhưng chỉ riêng thông tin dành cho người sử dụng thì cũng đủ làm cho tôi đau đớn mà nhận ra lý do tại sao trình độ dân trí của VN còn kém rất xa so với các nước tiên tiến. Tất cả chỉ do giáo dục mà ra!
Tôi phải nói thêm về từ giáo dục. Ở VN, có một sự hiểu lầm tai hại là giáo dục (education) chỉ là cái gì được giảng dạy trong nhà trường (formal instruction). Trong khi đó, định nghĩa từ "education" trên wikipedia là như thế này:
Education in its broadest sense is any act or experience that has a formative effect on the mind, character, or physical ability of an individual (e.g., the consciousness of an infant is educated by its environment through its interaction with its environment) [...]
(Link: en.wikipedia.org/wiki/Education)
Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng nhất là bất kỳ hành động hoặc kinh nghiệm có tác động hình thành trí tuệ, tính cách, hoặc thể chất của một cá nhân (vd ý thức của trẻ sơ sinh được "giáo dục" bởi môi trường xung quanh, thông qua những tương tác của nó với môi trường ấy) [trích dẫn còn nữa, nhưng tạm ngưng tại đây vì đã đủ ý cho entry này]
Với định nghĩa như vậy, và quay trở lại trang web của FDA, mới thấy dân người ta được nhà nước của họ "giáo dục" tốt đến chừng nào. Trước hết, giáo dục không chỉ là việc Bộ Giáo dục. Riêng về giáo dục sức khỏe, thì thử xem riêng trang web của FDA đã góp tay vào việc này với những thông tin như thế nào nhé?
Trang Thông tin cho người tiêu dùng (information for consumers): có nhiều thông tin, nhưng theo tôi một trong những thông tin quan trọng nhất là phân biệt 2 loại thuốc: thuốc không cần toa bác sĩ (tiếng Anh là over-the-counter drugs, viết tắt là OTC drugs), và thuốc bắt buộc phải kê toa (prescription drugs).
Link: http://www.fda.gov/Drugs/ResourcesForYou/Consumers/default.htm
Hoặc một trang khác có liên quan, cũng trên website của FDA là Mua và sử dụng thuốc an toàn (Buying and Using Medicine Safely), trong đó có những chủ đề như Kháng sinh và lờn kháng sinh (antibiotics and antibiotics resistance), hoặc Lạm dụng thuốc giảm đau kê theo toa (Misuse of prescription pain relievers), hoặc Hiểu biết về thuốc không cần toa bác sĩ (Understading Over-the-Counter Medicines), vv.
Vậy còn ngành giáo dục của họ thì sao? Hãy thử xem đọc những yêu cầu về sự hiểu biết và kỹ năng về sức khỏe dành cho học sinh trung học cơ sở (gọi theo kiểu cũ là cấp 2) tại trang này.
Xin trích dịch một ít:
A. Analyze the use and abuse of prescriptions and non-prescription medications (phân tích việc sử dụng và lạm dụng thuốc có toa bác sĩ và thuốc không cần kê toa)
B. Examine social influences on drug-taking behaviors (xem xét các ảnh hưởng về mặt xã hội của các hành vi sử dụng thuốc)
[còn nhiều nhiều nữa ...]
Trên đây là 2 yêu cầu cụ thể đầu tiên trong nhiều yêu cầu trong mục tiêu số 5 về giáo dục sức khỏe dành cho học sinh lớp 6 của bang Texas!
Và đây là mục tiêu số 6 (với những yêu cầu cụ thể không có thời gian để nêu ở đây):
(6) Influencing factors - the student understands how factors in the environment influence individual and community health
(Các yếu tố ảnh hưởng - học sinh hiểu đơợc các yếu tố trong môi trường có ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng)
(Viết đến đây lại nhớ đến cậu bé con trai của ông Lê Vân nổi tiếng với vụ ái tử thi - chẳng biết bây giờ số phận họ ra sao rồi, sau một hồi báo chí làm ầm ĩ khiến họ trở nên nổi tiếng một cách bất đắc dĩ? Cậu bé ấy cũng học lớp 6 thì phải? Nếu bây giờ cậu bé ấy bị bạn bè kỳ thị, không thèm chơi nữa, thì ai chịu trách nhiệm ấy nhỉ?)
Vậy báo chí của người ta thì sao? Hầu như mở ra bất kỳ một tờ báo nào (kể cả báo lá cải thì phải) ta cũng thấy có mục sức khỏe, trong đó có những bài viết (có vẻ) rất chuyên nghiệp (well, cái này phải để cho mấy "bác" nhà ta khẳng định lại mới dược). Ví dụ như báo The Korea Times với bài viết này, chẳng hạn. Hoặc tờ Chinapost (của Đài Loan) với bài này.
Ôi! Nhìn vào chỗ nào cũng thấy mình đầy thua kém! Mà thực ra, người VN mình trí tuệ có kém ai mấy đâu? Việt kiều thế hệ thứ hai có nhiều người thành đạt lắm cơ mà? Mà Việt cộng đi học, cũng đều làm cho bọn sinh viên nước sở tại kính trọng, và ... ghét nữa, vì học gì mà học ghê thế, không để cho người ta học với? Nhưng thế mà dân mình, nước mình thì cứ mãi lầm lạc như thế này?
Thôi thì cứ cố làm được gì thì làm, rồi mọi việc sẽ phải khá lên, phải không?
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009
Trên báo VN, nên đọc: "Người ta hèn là do dân trí thấp"
Cách làm này thật hay quá! Các bạn đọc tại đây.
Xin trích đoạn giới thiệu trên báo:
"Xuất thân từ một thanh niên nghèo ở Hà Tĩnh, lận đận kiếm sống bao năm, nhưng anh lại dốc hết tâm sức vào một việc rất có vẻ “vác tù và hàng tổng” - đưa sách về nông thôn - với niềm tin mãnh liệt: Dân tộc mình muốn 50 năm nữa tiến bộ thì bây giờ phải biết đọc sách."
Và nổi hứng, tôi cũng ... hứa liều: sẽ tìm và dịch - hoặc trích dịch và giới thiệu - những gì cần thiết cho các sinh viên cao học, đặc biệt là 2 ngành có liên quan đến chuyên môn của tôi, là Giảng dạy tiếng Anh, và Đo lường đánh giá trong giáo dục, để đưa lên blog này và một blog khác của tôi là giáo dục việt nam tại địa chỉ www.ncgdvn.blogspot.com (địa chỉ blog, ncgdvn, là viết tắt của cụm từ "nghiên cứu giáo dục việt nam" đấy các bạn ạ)
Nhưng ... tôi bận lắm, và rất tùy hứng, nên các bạn chịu khó kiên nhẫn nhé, hoặc send request trong phần comments! Lúc ấy tôi sẽ bị sức ép, hoặc cảm thấy có hứng, và sẽ thực hiện lời hứa nhanh hơn một chút ;-).
Một ngày mới, một tuần mới, hữu ích!
Xin trích đoạn giới thiệu trên báo:
"Xuất thân từ một thanh niên nghèo ở Hà Tĩnh, lận đận kiếm sống bao năm, nhưng anh lại dốc hết tâm sức vào một việc rất có vẻ “vác tù và hàng tổng” - đưa sách về nông thôn - với niềm tin mãnh liệt: Dân tộc mình muốn 50 năm nữa tiến bộ thì bây giờ phải biết đọc sách."
Và nổi hứng, tôi cũng ... hứa liều: sẽ tìm và dịch - hoặc trích dịch và giới thiệu - những gì cần thiết cho các sinh viên cao học, đặc biệt là 2 ngành có liên quan đến chuyên môn của tôi, là Giảng dạy tiếng Anh, và Đo lường đánh giá trong giáo dục, để đưa lên blog này và một blog khác của tôi là giáo dục việt nam tại địa chỉ www.ncgdvn.blogspot.com (địa chỉ blog, ncgdvn, là viết tắt của cụm từ "nghiên cứu giáo dục việt nam" đấy các bạn ạ)
Nhưng ... tôi bận lắm, và rất tùy hứng, nên các bạn chịu khó kiên nhẫn nhé, hoặc send request trong phần comments! Lúc ấy tôi sẽ bị sức ép, hoặc cảm thấy có hứng, và sẽ thực hiện lời hứa nhanh hơn một chút ;-).
Một ngày mới, một tuần mới, hữu ích!
Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009
Tan man tu Ateneo de Manila
Entry này được viết khi còn đang ở Philippines, lúc mới viết được đăng trên trang ncgdvn.blogspot.com, nhưng nay chuyển sang đây vì có lẽ như thế phù hợp hơn. Trang giáo dục VN chỉ nên sử dụng để viết việc "nghiêm túc", chứ không nên để những suy nghĩ cá nhân, vẩn vơ như thế này. Do tôn trọng tính lịch sử của entry nên mình để "nguyên xi" entry tiếng Việt không có dấu chứ không sửa lại. Và cả các comment của BS Hồ Hải và câu trả lời của mình nữa. Sẽ upload cả hình lên, sau khi lấy từ máy chụp hình ra (hiện đang ở cơ quan!)
--
Viet nhung dong nay trong thu vien Rizal cua DH Ateneo de Manila, mot thu vien rat an tuong ma co le 20 nam nua VN may ra moi co - neu ngay tu bay gio cac vi hieu truong cua DH VN co nhung suy nghi tuong tu nhu minh bay gio, va co quyen thuc hien cac thay doi. Viet lang nhang may dong de ghi lai cam nghi cua minh, de khoi quen. Va sorry la o day khong co font tieng Viet (of course) cho nen phai viet khong co dau, va nua tieng Anh nua tieng Viet.
Nhu the la minh da hoan thanh xuat sac "su mang lich su" cua chuyen di Ateneo de Manila.
Nhung su mang minh tu dat ra cho minh la gi?
1. Ho tro Tien, cuu sinh vien, va cuu nhan vien cua minh, trong cuoc hanh trinh co doc nhat va can thiet nhat trong qua trinh tu dao tao de tro thanh mot academic, va mot intellectual, do la thoi gian lam luan an tien si. buoi bao ve cua Tien da thanh cong ngoai suc tuong tuong, va du la minh noi ve chinh minh, nhung van phai noi, cai perspective minh mang lai cho Tien, voi tu cach la mot nguoi trong he thong va hien nay dang lam quan ly.
2. Giving Khoi some international experience, and especially immersing him in the rich humanistic academic tradition of the Catholic education of a university that has had 150 years of existence and proud tradition. Cai impact cua chuyen di nay tren Khoi qua la dang gia. I believe this trip will have a transformative influence on him.
3. Lam duoc gi them, thi lam, trong viec ket noi cho 2 noi la VNU-HCM (CETQA in particular), va dac biet la cho UEF, la noi minh co quyen nhieu hon, va cung duoc entrusted voi nhieu mong doi hon.
Va cai muc tieu thu 3 nay cung duoc hoan thanh my man! Se viet them mot vai entry, cung ke hoach vv chu cai entry viet voi nay thi chac chan la khong du de noi.
4. And finally, giving myself a break from all the bustle, hustle, and hate politics ma minh dang phai chiu o noi lam viec. And it was such relaxing and healing break, much needed for me! I once again feel proud to be a Catholic!
I will attend Mass tonight at 8:30. And I look forward to it!
This piece is purely for myself, so if people don't understand then my apologies. It's not meant for anybody else, unless they already know me as much as I do myself!
--
Viet nhung dong nay trong thu vien Rizal cua DH Ateneo de Manila, mot thu vien rat an tuong ma co le 20 nam nua VN may ra moi co - neu ngay tu bay gio cac vi hieu truong cua DH VN co nhung suy nghi tuong tu nhu minh bay gio, va co quyen thuc hien cac thay doi. Viet lang nhang may dong de ghi lai cam nghi cua minh, de khoi quen. Va sorry la o day khong co font tieng Viet (of course) cho nen phai viet khong co dau, va nua tieng Anh nua tieng Viet.
Nhu the la minh da hoan thanh xuat sac "su mang lich su" cua chuyen di Ateneo de Manila.
Nhung su mang minh tu dat ra cho minh la gi?
1. Ho tro Tien, cuu sinh vien, va cuu nhan vien cua minh, trong cuoc hanh trinh co doc nhat va can thiet nhat trong qua trinh tu dao tao de tro thanh mot academic, va mot intellectual, do la thoi gian lam luan an tien si. buoi bao ve cua Tien da thanh cong ngoai suc tuong tuong, va du la minh noi ve chinh minh, nhung van phai noi, cai perspective minh mang lai cho Tien, voi tu cach la mot nguoi trong he thong va hien nay dang lam quan ly.
2. Giving Khoi some international experience, and especially immersing him in the rich humanistic academic tradition of the Catholic education of a university that has had 150 years of existence and proud tradition. Cai impact cua chuyen di nay tren Khoi qua la dang gia. I believe this trip will have a transformative influence on him.
3. Lam duoc gi them, thi lam, trong viec ket noi cho 2 noi la VNU-HCM (CETQA in particular), va dac biet la cho UEF, la noi minh co quyen nhieu hon, va cung duoc entrusted voi nhieu mong doi hon.
Va cai muc tieu thu 3 nay cung duoc hoan thanh my man! Se viet them mot vai entry, cung ke hoach vv chu cai entry viet voi nay thi chac chan la khong du de noi.
4. And finally, giving myself a break from all the bustle, hustle, and hate politics ma minh dang phai chiu o noi lam viec. And it was such relaxing and healing break, much needed for me! I once again feel proud to be a Catholic!
I will attend Mass tonight at 8:30. And I look forward to it!
This piece is purely for myself, so if people don't understand then my apologies. It's not meant for anybody else, unless they already know me as much as I do myself!
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009
Đôi điều về Nhận thức luận (epistemology)
Nhận thức luận là gì?
Nhận thức luận, có nơi còn gọi là khoa học luận, theo tôi, có thể định nghĩa như thế này: Đây là một loại lý luận giúp ta trả lời câu hỏi "Làm sao ta biết được điều đó? Tri thức về điều đó có được bằng cách nào?"
Theo định nghĩa kể trên thì hiểu biết về nhận thức luận là một yêu cầu cơ bản của một người tự xem mình là một nhà khoa học. Vì như thế mới có thể phân biệt được đâu là tri thức thật, và đâu là tin đồn nhảm, hoặc mê tín.
Quan trọng như vậy, nhưng hầu như ở VN không có nơi nào dạy cái căn bản triết lý về nhận thức này cho sinh viên. Cần nói thêm, thật ra, ở các nước khác, không phải ai cũng hiểu những điều này; và lại càng không mong đợi ai cũng biết những thuật ngữ "ghê gớm" này. (Mà thật ra cũng đâu có mấy ai cần hiểu - cũng giống như chúng ta ai cũng đều sống trên trái đất này, với vũ trụ nọ, trăng sao kia, nhưng đâu phải ai cũng cần phải học thiên văn, hoặc địa vật lý - geophysics?)
Nhưng cái khác giữa VN và các nước là ở chỗ này: ai không biết thì thôi, mà ai biết, thì biết đến nơi đến chốn. Biết thì biết mình biết, mà không biết thì biết mình không biết (ấy là biết vậy!). Còn ở VN thì hình như ai cũng có vẻ biết (thì ai cũng được học thật nhiều cái gọi là triết học mà lại), mà thật ra thì hình như chẳng ai biết!
Vậy thì đây. Trước hết là nguồn để đọc về epistemology, đáng tin cậy (sorry nó bằng tiếng Anh).
Link: http://www.iep.utm.edu/category/m-and-e/epistemology/
Cập nhật T3.2014: http://www.iep.utm.edu/epistemo/
--
Dưới đây là một ít trích dịch, diễn giải của tôi, may ra có thể giúp mọi người hiểu thêm một chút về nó.
Epistemology is the study of knowledge. Epistemologists concern themselves with a number of tasks, which we might sort into two categories.
First, we must determine the nature of knowledge; that is, what does it mean to say that someone knows, or fails to know, something? This is a matter of understanding what knowledge is, and how to distinguish between cases in which someone knows something and cases in which someone does not know something. While there is some general agreement about some aspects of this issue, we shall see that this question is much more difficult than one might imagine.
Second, we must determine the extent of human knowledge; that is, how much do we, or can we, know? How can we use our reason, our senses, the testimony of others, and other resources to acquire knowledge? Are there limits to what we can know? For instance, are some things unknowable? Is it possible that we do not know nearly as much as we think we do? Should we have a legitimate worry about skepticism, the view that we do not or cannot know anything at all?
Nhận thức luận nhằm nghiên cứu về tri thức. Các câu hỏi đặt ra cho các "nhà nhận thức luận" có thể sắp xếp thành hai loại.
Trước hết, cần xác định bản chất của tri thức, hay nói cách khác, là làm sao biết ai đó có biết, hoặc không biết, một điều gì đó? Như vậy, ở đây cần có sự hiểu biết cái gì đáng được xem là tri thức, và làm thế nào để phân biệt giữa những người biết và những người không biết một điều gì đó. Mặc dù người ta có đồng ý với nhau một số điểm chung về một vài khía cạnh của vấn đề này, chúng ta sẽ thấy rằng đây là câu hỏi khó khăn hơn so là người ta tưởng.
Thứ hai, cần phải xác định mức độ kiến thức của con người; nói cách khác, chúng ta biết một điều gì đó tới đâu, hoặc thậm chí, chúng ta có khả năng nhận thức được điều đó hay không? Chúng ta có thể sử dụng ra sao trí tuệ, giác quan của chính mình, lời khai của người khác, và các nguồn lực khác để đạt được tri thức? Có giới hạn nào đối với những gì chúng ta có thể biết hay không? Ví dụ, có điều gì được xem là "bất khả tri" hay không? Hoặc, có thể nào chúng ta biết ít hơn như chúng ta tưởng hay không? Chúng ta có nên có một sự lo lắng chính đáng về chủ nghĩa hoài nghi, tức quan điểm rằng chúng ta không thể hoặc không biết gì cả, hay không?
--
Áp dụng nhận thức luận vào thực tế?
Hiện nay, có rất nhiều thứ chúng ta đang làm (với tư cách cả một dân tộc) mà hoàn toàn không dựa trên nhận thức luận. Một ví dụ nổi tiếng mà giờ đây ta đã có câu trả lời chính xác, đó là việc "xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa".
Tôi nhớ khi mới vào đại học, khi học chính trị và thảo luận chính trị (lúc ấy là năm 1978, năm mà việc cải tạo tư sản công thương nghiệp đang diễn ra, cùng một lúc với phong trào hợp tác hóa nông nghiệp), với tư cách lớp phó học tập tôi đã rất hăng hái "tuyên truyền" cho việc xây dựng một chủ nghĩa xã hội nơi không có người bóc lột người, mọi người vì mình mình vì mọi người, nơi bản chất là tốt đẹp (đương nhiên) còn nếu có gì chưa tốt thì nó chỉ là hiện tượng, vả lại, chúng ta đang xây dựng một xã hội chưa có tiền lệ trong lịch sử loài người nên những vấp váp, khó khăn đó cũng là dễ hiểu và hoàn toàn có thể chấp nhận được!
Để chỉ hơn 10 năm sau, năm 1989, chúng ta chứng kiến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu - lúc ấy, tôi đang ở Mỹ! Và đã được đọc, và xem trên TV, rất nhiều các cuộc phỏng vấn, các tranh luận và biện giải, về lý do sụp đổ của chủ nghĩa xã hội tại Đông Âu lúc ấy. Trên tinh thần của nhận thức luận, tôi tin rằng thế.
Bây giờ cũng vậy, có nhiều việc chúng ta đang làm mà hoàn toàn không dựa trên nhận thức luận. Ví dụ, làm sao biết đến năm 2020 chúng ta có thể có một trường đại học trong top 200 thế giới? Và làm sao biết điều đó có thể làm được theo cách làm hiện nay, đó là xây dựng 4 trường, trong đó có một trường ĐH Việt Đức đã bắt đầu hoạt động, 3 trường khác sẽ hoạt động vào năm sau, mỗi trường được đầu tư 100 triệu đô?
Vậy nên mọi việc phải bắt đầu từ đầu. Bằng cách học hành cho tử tế. Nghĩa là, người biết thì phải biết là mình biết, và người không biết thì biết mình không biết. Và, cái nào biết thì làm, cái nào không biết, và không thể biết, thì không nên thử! Và nhất là, đừng thí nghiệm trên con người, và trên cả dân tộc!
Nhận thức luận, có nơi còn gọi là khoa học luận, theo tôi, có thể định nghĩa như thế này: Đây là một loại lý luận giúp ta trả lời câu hỏi "Làm sao ta biết được điều đó? Tri thức về điều đó có được bằng cách nào?"
Theo định nghĩa kể trên thì hiểu biết về nhận thức luận là một yêu cầu cơ bản của một người tự xem mình là một nhà khoa học. Vì như thế mới có thể phân biệt được đâu là tri thức thật, và đâu là tin đồn nhảm, hoặc mê tín.
Quan trọng như vậy, nhưng hầu như ở VN không có nơi nào dạy cái căn bản triết lý về nhận thức này cho sinh viên. Cần nói thêm, thật ra, ở các nước khác, không phải ai cũng hiểu những điều này; và lại càng không mong đợi ai cũng biết những thuật ngữ "ghê gớm" này. (Mà thật ra cũng đâu có mấy ai cần hiểu - cũng giống như chúng ta ai cũng đều sống trên trái đất này, với vũ trụ nọ, trăng sao kia, nhưng đâu phải ai cũng cần phải học thiên văn, hoặc địa vật lý - geophysics?)
Nhưng cái khác giữa VN và các nước là ở chỗ này: ai không biết thì thôi, mà ai biết, thì biết đến nơi đến chốn. Biết thì biết mình biết, mà không biết thì biết mình không biết (ấy là biết vậy!). Còn ở VN thì hình như ai cũng có vẻ biết (thì ai cũng được học thật nhiều cái gọi là triết học mà lại), mà thật ra thì hình như chẳng ai biết!
Vậy thì đây. Trước hết là nguồn để đọc về epistemology, đáng tin cậy (sorry nó bằng tiếng Anh).
Link: http://www.iep.utm.edu/category/m-and-e/epistemology/
Cập nhật T3.2014: http://www.iep.utm.edu/epistemo/
--
Dưới đây là một ít trích dịch, diễn giải của tôi, may ra có thể giúp mọi người hiểu thêm một chút về nó.
Epistemology is the study of knowledge. Epistemologists concern themselves with a number of tasks, which we might sort into two categories.
First, we must determine the nature of knowledge; that is, what does it mean to say that someone knows, or fails to know, something? This is a matter of understanding what knowledge is, and how to distinguish between cases in which someone knows something and cases in which someone does not know something. While there is some general agreement about some aspects of this issue, we shall see that this question is much more difficult than one might imagine.
Second, we must determine the extent of human knowledge; that is, how much do we, or can we, know? How can we use our reason, our senses, the testimony of others, and other resources to acquire knowledge? Are there limits to what we can know? For instance, are some things unknowable? Is it possible that we do not know nearly as much as we think we do? Should we have a legitimate worry about skepticism, the view that we do not or cannot know anything at all?
Nhận thức luận nhằm nghiên cứu về tri thức. Các câu hỏi đặt ra cho các "nhà nhận thức luận" có thể sắp xếp thành hai loại.
Trước hết, cần xác định bản chất của tri thức, hay nói cách khác, là làm sao biết ai đó có biết, hoặc không biết, một điều gì đó? Như vậy, ở đây cần có sự hiểu biết cái gì đáng được xem là tri thức, và làm thế nào để phân biệt giữa những người biết và những người không biết một điều gì đó. Mặc dù người ta có đồng ý với nhau một số điểm chung về một vài khía cạnh của vấn đề này, chúng ta sẽ thấy rằng đây là câu hỏi khó khăn hơn so là người ta tưởng.
Thứ hai, cần phải xác định mức độ kiến thức của con người; nói cách khác, chúng ta biết một điều gì đó tới đâu, hoặc thậm chí, chúng ta có khả năng nhận thức được điều đó hay không? Chúng ta có thể sử dụng ra sao trí tuệ, giác quan của chính mình, lời khai của người khác, và các nguồn lực khác để đạt được tri thức? Có giới hạn nào đối với những gì chúng ta có thể biết hay không? Ví dụ, có điều gì được xem là "bất khả tri" hay không? Hoặc, có thể nào chúng ta biết ít hơn như chúng ta tưởng hay không? Chúng ta có nên có một sự lo lắng chính đáng về chủ nghĩa hoài nghi, tức quan điểm rằng chúng ta không thể hoặc không biết gì cả, hay không?
--
Áp dụng nhận thức luận vào thực tế?
Hiện nay, có rất nhiều thứ chúng ta đang làm (với tư cách cả một dân tộc) mà hoàn toàn không dựa trên nhận thức luận. Một ví dụ nổi tiếng mà giờ đây ta đã có câu trả lời chính xác, đó là việc "xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa".
Tôi nhớ khi mới vào đại học, khi học chính trị và thảo luận chính trị (lúc ấy là năm 1978, năm mà việc cải tạo tư sản công thương nghiệp đang diễn ra, cùng một lúc với phong trào hợp tác hóa nông nghiệp), với tư cách lớp phó học tập tôi đã rất hăng hái "tuyên truyền" cho việc xây dựng một chủ nghĩa xã hội nơi không có người bóc lột người, mọi người vì mình mình vì mọi người, nơi bản chất là tốt đẹp (đương nhiên) còn nếu có gì chưa tốt thì nó chỉ là hiện tượng, vả lại, chúng ta đang xây dựng một xã hội chưa có tiền lệ trong lịch sử loài người nên những vấp váp, khó khăn đó cũng là dễ hiểu và hoàn toàn có thể chấp nhận được!
Để chỉ hơn 10 năm sau, năm 1989, chúng ta chứng kiến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu - lúc ấy, tôi đang ở Mỹ! Và đã được đọc, và xem trên TV, rất nhiều các cuộc phỏng vấn, các tranh luận và biện giải, về lý do sụp đổ của chủ nghĩa xã hội tại Đông Âu lúc ấy. Trên tinh thần của nhận thức luận, tôi tin rằng thế.
Bây giờ cũng vậy, có nhiều việc chúng ta đang làm mà hoàn toàn không dựa trên nhận thức luận. Ví dụ, làm sao biết đến năm 2020 chúng ta có thể có một trường đại học trong top 200 thế giới? Và làm sao biết điều đó có thể làm được theo cách làm hiện nay, đó là xây dựng 4 trường, trong đó có một trường ĐH Việt Đức đã bắt đầu hoạt động, 3 trường khác sẽ hoạt động vào năm sau, mỗi trường được đầu tư 100 triệu đô?
Vậy nên mọi việc phải bắt đầu từ đầu. Bằng cách học hành cho tử tế. Nghĩa là, người biết thì phải biết là mình biết, và người không biết thì biết mình không biết. Và, cái nào biết thì làm, cái nào không biết, và không thể biết, thì không nên thử! Và nhất là, đừng thí nghiệm trên con người, và trên cả dân tộc!
Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009
Nhân dịch từ "research paradigm", nghĩ vẩn vơ về ngôn ngữ, tư duy, triết học và khoa học
Research paradigm dịch sang tiếng Việt là gì nhỉ?
Tôi viết entry này vì đang tìm cách dịch từ research paradigm để tiếp tục một cuộc trao đổi nho nhỏ thú vị với bạn bè. Và viết với nhiều mục đích, trong đó trước hết là một mục đích "vị kỷ". Tôi vốn là dân humanities (nhân văn), thích văn chương, sáng tác, và cũng thích ngôn ngữ, lý luận hàn lâm, nghiên cứu.
Nói thế để chuẩn bị giải thích về việc tôi sắp làm, đó là câu nệ câu chữ khi dịch tài liệu tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Tôi biết nhiều người không phải dân văn chương ngôn ngữ sẽ thấy mất thì giờ khi chúng tôi bẻ câu bẻ chữ như thế này. Nhưng đối với bọn tôi, thì ngôn ngữ có lẽ là tất cả: là công cụ tư duy, là đối tượng và khách thể nghiên cứu, và là công cụ bày tỏ, diễn đạt kết quả nghiên cứu của mình. Là alpha và omega!
Ngoài mục đích vị kỷ, làm vì mình thích làm, tôi cũng có một mục đích "vị tha" hơn, là giúp mọi người, ít ra là sinh viên của tôi, hiểu đúng, nói đúng (khi cần chuyển ngữ giữa 2 tiếng Anh và tiếng Việt), và tư duy đúng (tôi tin thế, vì tư duy mạch lạc bắt đầu bằng việc có các định nghĩa rõ ràng - cái này có liên quan đến bản thể luận phải không bác Hải?)
Nhiều sinh viên của tôi sau khi học môn Phương pháp (luận) nghiên cứu (khoa học) (research methodology) nói với tôi rằng, chẳng hiểu gì ráo, cuối cùng chỉ còn nhớ có gặp hai từ là qualitative (định tính) và quantitative (định lượng) mà thôi. Còn tại sao 2 từ này lại quan trọng thế, thì hoàn toàn không hiểu!
Còn tôi, thì khi giảng bài, hoặc hướng dẫn luận văn, vẫn luôn kêu la rằng, các bạn thiếu nhiều quá, nhiều quá! Nói như thế, có lẽ là hơi vô trách nhiệm, vì nói theo kiểu VN, thì có dốt mới đi học, chứ giỏi rồi còn đi học gì nữa. Nhưng mà ... thực sự là các bạn thiếu rất nhiều! Mà cái thiếu lớn nhất, theo tôi, là thiếu hiểu biết về triết học!
Cái gọi là triết học mà các bạn học chỉ tập trung vào có một chủ thuyết duy nhất thôi, đó là triết học của Marx. Mà như thế thì rất chưa đủ. Đó là chưa kể việc dạy triết học của Marx trong trường hiện nay cũng chưa phải là hoàn hảo. Về việc này các bạn đọc một số bài trên blog của BS Hồ Hải thì rõ. Địa chỉ blog: http://www.bshohai.blogspot.com.
Quay trở lại câu hỏi ban đầu: research paradigm dịch là gì?
Câu trả lời đây - xin lỗi đã bắt các bạn chờ lâu: có thể dịch nó là "trường phái nghiên cứu" các bạn ạ! Và đây là một yêu cầu cơ bản khi bắt đầu nghiên cứu: ít nhất bạn cũng phải nói được là mình thuộc trường phái nào chứ, phải không?
Có lẽ sẽ có rất nhiều cách phân loại, nhưng tôi thích cách phân loại này (link: http://www.celt.mmu.ac.uk/researchmethods/Modules/Selection_of_methodology/index.php).
Dưới đây tôi xin tóm tắt và diễn giải thêm một vài điểm:
- Nghiên cứu cần bắt đầu bằng cách chọn một trường phái nghiên cứu (tức research paradigm - như trong bài viết trước của tôi, thì trường phái nghiên cứu, hay hệ thuyết nghiên cứu, bao gồm 3 yếu tố: bản thể luận, hay quan điểm về bản chất của các hiện tượng nghiên cứu; khoa học luận hoặc nhận thức luận, tức quan điểm về việc làm sao có thể hiểu biết về các hiện tượng cần nghiên cứu; và phương pháp luận, tức kế hoạch về con đường cụ thể dẫn mình đến câu trả lời hoặc giải pháp cần có)
- Hai trường phái nghiên cứu cơ bản, đại diện cho 2 lãnh vực khoa học ở hai cực đối lập với nhau là khoa học (science) và nghệ thuật (art), là positivism (thực chứng luận, hay chủ nghĩa thực chứng) và anti-positivism hoặc constructivism mà tôi tạm dịch là phi thực chứng luận và kiến tạo luận, hay thuyết kiến tạo.
- Cốt lõi tư tưởng của thực chứng luận có thể tóm tắt trong một câu là "ngoài kia có một thế giới khách quan, độc lập với kinh nghiệm của con người, và ta có thể nhận thức ra nó bằng cách quan sát, đo đạc, hoặc sờ vào nó". Ngược lại với nó là quan điểm kiến tạo, tức sự vật không tồn tại khách quan mà phụ thuộc vào sự trải nghiệm và tư duy của con người, theo kiểu "con người tạo ra thượng đế" (vì mình nghĩ là có thượng đế, nên mới có cái gọi là thượng đế).
- Từ hai quan điểm trên, ta có hai cách tiếp cận nghiên cứu (research approach) chính là định lượng (dành cho quan điểm thực chứng) và định tính (dành cho quan điểm phi thực chứng, hay quan điểm kiến tạo).
- Mỗi cách tiếp cận nói trên (mà theo tôi hiểu thì nó chính là vấn đề nhận thức luận, phải không bác Hải) sẽ có nhiều phương pháp cụ thể (methods) khác nhau. Ví dụ theo cách tiếp cận định lượng thì sẽ làm điều tra (survey), thực nghiệm (experimental), hoặc phương pháp tương quan (correlational). Và rất cần hiểu biết về thống kê để làm cho đúng! Còn làm định tính thì thường là case study (tôi dịch là điển cứu), phương pháp dân tộc học (ethnographic) - tức cùng ăn cùng ở cùng làm, quan sát, trao đổi tuơng tác, ghi chép rồi sau đó diễn giải ra các ý nghĩa, và phương pháp hiện tượng học (cái này tôi không rành, phải tìm hiểu thêm, và học hỏi ở các bạn bè đồng nghiệp khác).
- Riêng khoa học xã hội (social sciences) thì nó nằm giữa art và science, nên nó có khi sử dụng trường phái này, có khi sử dụng trường phái kia. Nói thêm: ngày nay người ta có khuynh hướng kết hợp cả hai trường phái trong nghiên cứu khoa học chứ không còn sử dụng đơn thuần một trường phái nào. Và khoa học xã hội bao gồm: kinh tế, giáo dục, xã hội học (sociology), và một số ngành khác. Khoa học nhân văn, hay là art, bao gồm triết học, văn chương, ngôn ngữ, mỹ thuật, vv. Cũng nói thêm: hiện nay có hiện tượng xóa nhòa ranh giới giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn.
--
Wow! Tôi cũng không ngờ mình có hứng để viết một mạch được dài như thế. Hứng này có được do trao đổi, tranh luận với bạn bè, cho nên rất cám ơn các người bạn của tôi đã cho tôi cảm hứng.
Tôi muốn nói thêm một chút để giải thích cái tựa của entry này. Tôi nghĩ, muốn tư duy tốt trước hết phải có năng lực ngôn ngữ, mà quan trọng nhất là trong việc sử dụng thuật ngữ. Ví dụ triết học là triết học, mà chính trị học là chính trị học. Hối lộ là hối lộ, chứ không phải là "quà biếu trên mức tình cảm". Khi có ngôn ngữ chính xác, và tư duy tốt rồi, thì học triết chắc không có gì khó khăn lắm. Và có nền tảng triết học tốt, thì làm việc gì cũng sẽ tốt, và chắc chắn là nghiên cứu tốt. Mà tất cả những điều này bắt đầu ở trong trường, ngay từ những lớp nhỏ. Có phải vậy không bác Hải?
Còn phần ở trên là tóm tắt và diễn giải của tôi với cái Table 1 ở trong bài viết bằng tiếng Anh mà tôi giới thiệu ở trên, hy vọng giúp ích cho các bạn sinh viên ít nhiều khi đọc sách và làm nghiên cứu. Tôi cũng biết tật của mình là nói lằng nhằng khó hiểu. Có lẽ một phần do tôi nghĩ nhanh quá. Hoặc cũng có thể do đầu óc rối rắm quá ;-).
Và hy vọng các bạn đọc xong không bị nhức đầu! Nhưng nếu nhức đầu, thì ... cũng ráng chịu thôi! ;-)
Còn bạn nào không nhức đầu mà vẫn thích thú thì nên đọc thêm cái này.
Link: http://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=5553.
Enjoy!
Tôi viết entry này vì đang tìm cách dịch từ research paradigm để tiếp tục một cuộc trao đổi nho nhỏ thú vị với bạn bè. Và viết với nhiều mục đích, trong đó trước hết là một mục đích "vị kỷ". Tôi vốn là dân humanities (nhân văn), thích văn chương, sáng tác, và cũng thích ngôn ngữ, lý luận hàn lâm, nghiên cứu.
Nói thế để chuẩn bị giải thích về việc tôi sắp làm, đó là câu nệ câu chữ khi dịch tài liệu tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Tôi biết nhiều người không phải dân văn chương ngôn ngữ sẽ thấy mất thì giờ khi chúng tôi bẻ câu bẻ chữ như thế này. Nhưng đối với bọn tôi, thì ngôn ngữ có lẽ là tất cả: là công cụ tư duy, là đối tượng và khách thể nghiên cứu, và là công cụ bày tỏ, diễn đạt kết quả nghiên cứu của mình. Là alpha và omega!
Ngoài mục đích vị kỷ, làm vì mình thích làm, tôi cũng có một mục đích "vị tha" hơn, là giúp mọi người, ít ra là sinh viên của tôi, hiểu đúng, nói đúng (khi cần chuyển ngữ giữa 2 tiếng Anh và tiếng Việt), và tư duy đúng (tôi tin thế, vì tư duy mạch lạc bắt đầu bằng việc có các định nghĩa rõ ràng - cái này có liên quan đến bản thể luận phải không bác Hải?)
Nhiều sinh viên của tôi sau khi học môn Phương pháp (luận) nghiên cứu (khoa học) (research methodology) nói với tôi rằng, chẳng hiểu gì ráo, cuối cùng chỉ còn nhớ có gặp hai từ là qualitative (định tính) và quantitative (định lượng) mà thôi. Còn tại sao 2 từ này lại quan trọng thế, thì hoàn toàn không hiểu!
Còn tôi, thì khi giảng bài, hoặc hướng dẫn luận văn, vẫn luôn kêu la rằng, các bạn thiếu nhiều quá, nhiều quá! Nói như thế, có lẽ là hơi vô trách nhiệm, vì nói theo kiểu VN, thì có dốt mới đi học, chứ giỏi rồi còn đi học gì nữa. Nhưng mà ... thực sự là các bạn thiếu rất nhiều! Mà cái thiếu lớn nhất, theo tôi, là thiếu hiểu biết về triết học!
Cái gọi là triết học mà các bạn học chỉ tập trung vào có một chủ thuyết duy nhất thôi, đó là triết học của Marx. Mà như thế thì rất chưa đủ. Đó là chưa kể việc dạy triết học của Marx trong trường hiện nay cũng chưa phải là hoàn hảo. Về việc này các bạn đọc một số bài trên blog của BS Hồ Hải thì rõ. Địa chỉ blog: http://www.bshohai.blogspot.com.
Quay trở lại câu hỏi ban đầu: research paradigm dịch là gì?
Câu trả lời đây - xin lỗi đã bắt các bạn chờ lâu: có thể dịch nó là "trường phái nghiên cứu" các bạn ạ! Và đây là một yêu cầu cơ bản khi bắt đầu nghiên cứu: ít nhất bạn cũng phải nói được là mình thuộc trường phái nào chứ, phải không?
Có lẽ sẽ có rất nhiều cách phân loại, nhưng tôi thích cách phân loại này (link: http://www.celt.mmu.ac.uk/researchmethods/Modules/Selection_of_methodology/index.php).
Dưới đây tôi xin tóm tắt và diễn giải thêm một vài điểm:
- Nghiên cứu cần bắt đầu bằng cách chọn một trường phái nghiên cứu (tức research paradigm - như trong bài viết trước của tôi, thì trường phái nghiên cứu, hay hệ thuyết nghiên cứu, bao gồm 3 yếu tố: bản thể luận, hay quan điểm về bản chất của các hiện tượng nghiên cứu; khoa học luận hoặc nhận thức luận, tức quan điểm về việc làm sao có thể hiểu biết về các hiện tượng cần nghiên cứu; và phương pháp luận, tức kế hoạch về con đường cụ thể dẫn mình đến câu trả lời hoặc giải pháp cần có)
- Hai trường phái nghiên cứu cơ bản, đại diện cho 2 lãnh vực khoa học ở hai cực đối lập với nhau là khoa học (science) và nghệ thuật (art), là positivism (thực chứng luận, hay chủ nghĩa thực chứng) và anti-positivism hoặc constructivism mà tôi tạm dịch là phi thực chứng luận và kiến tạo luận, hay thuyết kiến tạo.
- Cốt lõi tư tưởng của thực chứng luận có thể tóm tắt trong một câu là "ngoài kia có một thế giới khách quan, độc lập với kinh nghiệm của con người, và ta có thể nhận thức ra nó bằng cách quan sát, đo đạc, hoặc sờ vào nó". Ngược lại với nó là quan điểm kiến tạo, tức sự vật không tồn tại khách quan mà phụ thuộc vào sự trải nghiệm và tư duy của con người, theo kiểu "con người tạo ra thượng đế" (vì mình nghĩ là có thượng đế, nên mới có cái gọi là thượng đế).
- Từ hai quan điểm trên, ta có hai cách tiếp cận nghiên cứu (research approach) chính là định lượng (dành cho quan điểm thực chứng) và định tính (dành cho quan điểm phi thực chứng, hay quan điểm kiến tạo).
- Mỗi cách tiếp cận nói trên (mà theo tôi hiểu thì nó chính là vấn đề nhận thức luận, phải không bác Hải) sẽ có nhiều phương pháp cụ thể (methods) khác nhau. Ví dụ theo cách tiếp cận định lượng thì sẽ làm điều tra (survey), thực nghiệm (experimental), hoặc phương pháp tương quan (correlational). Và rất cần hiểu biết về thống kê để làm cho đúng! Còn làm định tính thì thường là case study (tôi dịch là điển cứu), phương pháp dân tộc học (ethnographic) - tức cùng ăn cùng ở cùng làm, quan sát, trao đổi tuơng tác, ghi chép rồi sau đó diễn giải ra các ý nghĩa, và phương pháp hiện tượng học (cái này tôi không rành, phải tìm hiểu thêm, và học hỏi ở các bạn bè đồng nghiệp khác).
- Riêng khoa học xã hội (social sciences) thì nó nằm giữa art và science, nên nó có khi sử dụng trường phái này, có khi sử dụng trường phái kia. Nói thêm: ngày nay người ta có khuynh hướng kết hợp cả hai trường phái trong nghiên cứu khoa học chứ không còn sử dụng đơn thuần một trường phái nào. Và khoa học xã hội bao gồm: kinh tế, giáo dục, xã hội học (sociology), và một số ngành khác. Khoa học nhân văn, hay là art, bao gồm triết học, văn chương, ngôn ngữ, mỹ thuật, vv. Cũng nói thêm: hiện nay có hiện tượng xóa nhòa ranh giới giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn.
--
Wow! Tôi cũng không ngờ mình có hứng để viết một mạch được dài như thế. Hứng này có được do trao đổi, tranh luận với bạn bè, cho nên rất cám ơn các người bạn của tôi đã cho tôi cảm hứng.
Tôi muốn nói thêm một chút để giải thích cái tựa của entry này. Tôi nghĩ, muốn tư duy tốt trước hết phải có năng lực ngôn ngữ, mà quan trọng nhất là trong việc sử dụng thuật ngữ. Ví dụ triết học là triết học, mà chính trị học là chính trị học. Hối lộ là hối lộ, chứ không phải là "quà biếu trên mức tình cảm". Khi có ngôn ngữ chính xác, và tư duy tốt rồi, thì học triết chắc không có gì khó khăn lắm. Và có nền tảng triết học tốt, thì làm việc gì cũng sẽ tốt, và chắc chắn là nghiên cứu tốt. Mà tất cả những điều này bắt đầu ở trong trường, ngay từ những lớp nhỏ. Có phải vậy không bác Hải?
Còn phần ở trên là tóm tắt và diễn giải của tôi với cái Table 1 ở trong bài viết bằng tiếng Anh mà tôi giới thiệu ở trên, hy vọng giúp ích cho các bạn sinh viên ít nhiều khi đọc sách và làm nghiên cứu. Tôi cũng biết tật của mình là nói lằng nhằng khó hiểu. Có lẽ một phần do tôi nghĩ nhanh quá. Hoặc cũng có thể do đầu óc rối rắm quá ;-).
Và hy vọng các bạn đọc xong không bị nhức đầu! Nhưng nếu nhức đầu, thì ... cũng ráng chịu thôi! ;-)
Còn bạn nào không nhức đầu mà vẫn thích thú thì nên đọc thêm cái này.
Link: http://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=5553.
Enjoy!
Lại nói chuyện dịch: Ontology, epistemology, methodology, phenomenology, research paradigm, and other terms
Gửi các bạn sinh viên cao học của tôi
Mấy từ tôi mới viết ra là những từ mà một sinh viên cao học nào (well, ít ra trong lãnh vực social sciences and humanities) cũng sẽ gặp khi đọc tài liệu bằng tiếng Anh về phương pháp nghiên cứu khoa học. Nó cũng là những từ mà GS Fran Hoffmann đưa vào list vocabulary mà bà ấy dạy cho lớp Nghiên cứu khoa học mà tôi đang tổ chức tại ĐHQG.
Và chắc chắn là những từ này rất là threatening đối với sinh viên! Nên để cho nó student-friendly (!), trước hết là phải dịch nó ra tiếng Việt. Vây thì đây, dịch theo những cái tôi đã biết (cũng chẳng rõ học từ đâu, vì đa số là tự học mà!):
Ontology = bản thể luận;
Epistemology = nhận thức luận (có nơi gọi là khoa học luận)
Methodology = phương pháp luận
Phenomenology = hiện tượng học
Research paradigm = mô thức nghiên cứu
Nhưng tất nhiên dịch xong thì ... vẫn như không, vì vẫn chưa hiểu những bản thể luận, nhận thức luận, hiện tượng học, mô thức nghiên cứu ấy nó là cái gì. Vậy thì xin đọc bằng tiếng Anh tại đây.
Link: http://www.ul.edu.lb/fthm/papers/3rd%20Axis/Methodology%20greece.doc
Nếu vẫn không hiểu, có thể đọc bằng tiếng Việt, đã được viết cho người bình dân (!), ở đây. Link: http://bshohai.blogspot.com/2009/12/noi-chuyen-triet-hoc-cua-nguoi-ngoai-ao_12.html
Còn dưới đây thì xin cung cấp thêm một vài phần trích dịch từ bài viết bằng tiếng Anh mà tôi cho là đã rất rõ ràng dễ hiểu lắm rồi, nếu không hiểu có lẽ là do nhai chưa kỹ, cố gắng nhai rồi sẽ thấy nó ngon các bạn ạ!
Đây:
Abstract
There is a great number of issues related to the philosophical design and methodological approach that the researcher has to take into consideration beginning a research [...]. The nature of reality and the nature of knowledge have significant impacts in the research design. Such philosophical issues need to be addressed explicitly since they shape the choice of research instruments.
Tóm tắt
Có khá nhiều vấn đề liên quan đến khía cạnh triết lý của thiết kế và cách tiếp cận về phương pháp luận mà một nhà nghiên cứu cần phải quan tâm trước khi bắt đầu một đề tài nghiên cứu [...]. Bản chất của hiện thực và bản chất của tri thức có ảnh hưởng lớn đến thiết kế nghiên cứu. Những vấn đề triết học như vậy cần được đề cập đến một cách tường minh vì chúng sẽ quyết định việc lựa chọn công cụ nghiên cứu.
(đọc xong, chẳng hiểu gì hết phải không các bạn?)
Vậy thì tiếp nữa:
According to Denzin and Lincoln (1994), paradigm is the basic set of beliefs that guide action that can be viewed as consisting of three main elements: ontology, epistemology and methodology.
Theo Denzin và Lincoln (1994), mô thức là một bộ các niềm tin hướng dẫn hành động mà ta có thể xem là bao gồm 3 yếu tố: bản thể luận, nhận thức luận, và phương pháp luận.
Epistemology refers to the question of how we know the world. It looks at the relationship between the inquirer and what can be known by direct observation at the external world to uncover knowledge or when the observer and the subject of inquiry must interact to create knowledge.
Nhận thức luận nói về việc chúng ta hiểu biết thế giới này bằng cách nào. Nó nhìn vào mối liên hệ giữa người nghiên cứu và cái mà người đó có thể biết được thông qua quan sát trực tiếp thế giới bên ngoài để khám phá ra tri thức, hay khi người quan sát phải tương tác với khách thể nghiên cứu để tạo ra tri thức.
(Phần trên là dịch chữ, word-for-word translation, khó hiểu quá phải không. Xin dịch lại ra ngôn ngữ bình dân cho dễ hiểu:
Nhận thức luận là một quan điểm giúp ta trả lời câu hỏi "làm sao mình biết được điều đó?". Có phải chỉ cần quan sát rồi sẽ biết, hay là phải tương tác với nó rồi mới biết?
Chẳng hạn, để trả lời câu hỏi "anh ấy có yêu mình không?", có cô gái sẽ tin rằng "cứ chờ xem đến ngày sinh nhật của mình anh ấy có tặng hoa không, đi chơi chung anh ấy có trả tiền không, anh ấy có chiều mình không" là biết ngay. Còn có cô thì tin rằng những cái ấy chỉ là làm màu mà thôi, chưa thể biết được, phải "sống lâu mới biết đêm dài"! Đại khái thế.)
Tạm thời thế. Sẽ viết tiếp cho các bạn sau nhé, bây giờ bắt đọc nữa chắc là hết "dzô" rồi!
--
Viết tiếp một chút:
Về từ paradigm, nếu dịch là "mô thức" thì có lẽ chưa tốt lắm (các bạn xem comment của BS Hồ Hải bên dưới), nên có lẽ sẽ nghĩ lại. Một từ khác đã được dùng để dịch paradigm là hệ thuyết; từ này có vẻ rõ nghĩa hơn (hệ thuyết = hệ thống lý thuyết), nhưng "hệ thuyết nghiên cứu" nghe "hàn lâm, kinh viện", tối tăm quá. Tôi đang nghĩ đến từ "trường phái nghiên cứu", không biết dùng ở đây có phù hợp không (trong tiếng Anh, "trường phái" được dịch là "school").
Sẽ nghĩ thêm. Chân lý là một cuộc hành trình bất tận. Nên cô PA viết sách mãi có bao giờ xong đâu ;-). Công trình nào cũng thành Cầu Giần Xây hết (tức là xây dần dần ấy các bạn ạ - cái này là ông xã tôi nói đấy!)
Mấy từ tôi mới viết ra là những từ mà một sinh viên cao học nào (well, ít ra trong lãnh vực social sciences and humanities) cũng sẽ gặp khi đọc tài liệu bằng tiếng Anh về phương pháp nghiên cứu khoa học. Nó cũng là những từ mà GS Fran Hoffmann đưa vào list vocabulary mà bà ấy dạy cho lớp Nghiên cứu khoa học mà tôi đang tổ chức tại ĐHQG.
Và chắc chắn là những từ này rất là threatening đối với sinh viên! Nên để cho nó student-friendly (!), trước hết là phải dịch nó ra tiếng Việt. Vây thì đây, dịch theo những cái tôi đã biết (cũng chẳng rõ học từ đâu, vì đa số là tự học mà!):
Ontology = bản thể luận;
Epistemology = nhận thức luận (có nơi gọi là khoa học luận)
Methodology = phương pháp luận
Phenomenology = hiện tượng học
Research paradigm = mô thức nghiên cứu
Nhưng tất nhiên dịch xong thì ... vẫn như không, vì vẫn chưa hiểu những bản thể luận, nhận thức luận, hiện tượng học, mô thức nghiên cứu ấy nó là cái gì. Vậy thì xin đọc bằng tiếng Anh tại đây.
Link: http://www.ul.edu.lb/fthm/papers/3rd%20Axis/Methodology%20greece.doc
Nếu vẫn không hiểu, có thể đọc bằng tiếng Việt, đã được viết cho người bình dân (!), ở đây. Link: http://bshohai.blogspot.com/2009/12/noi-chuyen-triet-hoc-cua-nguoi-ngoai-ao_12.html
Còn dưới đây thì xin cung cấp thêm một vài phần trích dịch từ bài viết bằng tiếng Anh mà tôi cho là đã rất rõ ràng dễ hiểu lắm rồi, nếu không hiểu có lẽ là do nhai chưa kỹ, cố gắng nhai rồi sẽ thấy nó ngon các bạn ạ!
Đây:
Abstract
There is a great number of issues related to the philosophical design and methodological approach that the researcher has to take into consideration beginning a research [...]. The nature of reality and the nature of knowledge have significant impacts in the research design. Such philosophical issues need to be addressed explicitly since they shape the choice of research instruments.
Tóm tắt
Có khá nhiều vấn đề liên quan đến khía cạnh triết lý của thiết kế và cách tiếp cận về phương pháp luận mà một nhà nghiên cứu cần phải quan tâm trước khi bắt đầu một đề tài nghiên cứu [...]. Bản chất của hiện thực và bản chất của tri thức có ảnh hưởng lớn đến thiết kế nghiên cứu. Những vấn đề triết học như vậy cần được đề cập đến một cách tường minh vì chúng sẽ quyết định việc lựa chọn công cụ nghiên cứu.
(đọc xong, chẳng hiểu gì hết phải không các bạn?)
Vậy thì tiếp nữa:
According to Denzin and Lincoln (1994), paradigm is the basic set of beliefs that guide action that can be viewed as consisting of three main elements: ontology, epistemology and methodology.
Theo Denzin và Lincoln (1994), mô thức là một bộ các niềm tin hướng dẫn hành động mà ta có thể xem là bao gồm 3 yếu tố: bản thể luận, nhận thức luận, và phương pháp luận.
Epistemology refers to the question of how we know the world. It looks at the relationship between the inquirer and what can be known by direct observation at the external world to uncover knowledge or when the observer and the subject of inquiry must interact to create knowledge.
Nhận thức luận nói về việc chúng ta hiểu biết thế giới này bằng cách nào. Nó nhìn vào mối liên hệ giữa người nghiên cứu và cái mà người đó có thể biết được thông qua quan sát trực tiếp thế giới bên ngoài để khám phá ra tri thức, hay khi người quan sát phải tương tác với khách thể nghiên cứu để tạo ra tri thức.
(Phần trên là dịch chữ, word-for-word translation, khó hiểu quá phải không. Xin dịch lại ra ngôn ngữ bình dân cho dễ hiểu:
Nhận thức luận là một quan điểm giúp ta trả lời câu hỏi "làm sao mình biết được điều đó?". Có phải chỉ cần quan sát rồi sẽ biết, hay là phải tương tác với nó rồi mới biết?
Chẳng hạn, để trả lời câu hỏi "anh ấy có yêu mình không?", có cô gái sẽ tin rằng "cứ chờ xem đến ngày sinh nhật của mình anh ấy có tặng hoa không, đi chơi chung anh ấy có trả tiền không, anh ấy có chiều mình không" là biết ngay. Còn có cô thì tin rằng những cái ấy chỉ là làm màu mà thôi, chưa thể biết được, phải "sống lâu mới biết đêm dài"! Đại khái thế.)
Tạm thời thế. Sẽ viết tiếp cho các bạn sau nhé, bây giờ bắt đọc nữa chắc là hết "dzô" rồi!
--
Viết tiếp một chút:
Về từ paradigm, nếu dịch là "mô thức" thì có lẽ chưa tốt lắm (các bạn xem comment của BS Hồ Hải bên dưới), nên có lẽ sẽ nghĩ lại. Một từ khác đã được dùng để dịch paradigm là hệ thuyết; từ này có vẻ rõ nghĩa hơn (hệ thuyết = hệ thống lý thuyết), nhưng "hệ thuyết nghiên cứu" nghe "hàn lâm, kinh viện", tối tăm quá. Tôi đang nghĩ đến từ "trường phái nghiên cứu", không biết dùng ở đây có phù hợp không (trong tiếng Anh, "trường phái" được dịch là "school").
Sẽ nghĩ thêm. Chân lý là một cuộc hành trình bất tận. Nên cô PA viết sách mãi có bao giờ xong đâu ;-). Công trình nào cũng thành Cầu Giần Xây hết (tức là xây dần dần ấy các bạn ạ - cái này là ông xã tôi nói đấy!)
Tin AUN Assessment (5)
Trên Báo GD TP HCM, nó đây:
Link: http://www.giaoduc.edu.vn/news/tin-tuc-655/dhqg-tp-hcm-duoc-dong-nam-a-danh-gia-chat-luong-136403.aspx
Chép lại ở đây:--
(GD TP.HCM): - Từ ngày 9 đến 12-12, Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của AUN (Mạng ĐH các nước Đông Nam Á) tiến hành đánh giá 3 chương trình: Điện tử - viễn thông (Trường ĐH Bách khoa); Công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học tự nhiên); Khoa học và kỹ thuật máy tính (Trường ĐH Quốc tế) của ĐHQG TP.HCM. Theo PGS.TS Phan Thanh Bình (Giám đốc ĐHQG TP.HCM), 3 chương trình này thuộc những ngành học quan trọng nhằm đào tạo nguồn nhân lực cần thiết phục vụ đất nước. 17 nội dung đánh giá gồm: mục đích, mục tiêu và những kết quả học tập mong đợi; nội dung ngành đào tạo; khung chương trình; tổ chức ngành đào tạo; quan điểm sư phạm/ chiến lược dạy - học; đánh giá SV; chất lượng giảng viên; chất lượng cán bộ hỗ trợ; hồ sơ SV; tư vấn/ hỗ trợ SV; cơ sở vật chất; đảm bảo chất lượng; lấy ý kiến SV; thiết kế môn học; các hoạt động phát triển của giảng viên; phản hồi của những người có liên quan; đầu ra. Sau khối ngành kỹ thuật, khối ngành kinh tế sẽ được ĐHQG TP.HCM lựa chọn để tham gia đánh giá.
M.T
Link: http://www.giaoduc.edu.vn/news/tin-tuc-655/dhqg-tp-hcm-duoc-dong-nam-a-danh-gia-chat-luong-136403.aspx
Chép lại ở đây:--
(GD TP.HCM): - Từ ngày 9 đến 12-12, Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của AUN (Mạng ĐH các nước Đông Nam Á) tiến hành đánh giá 3 chương trình: Điện tử - viễn thông (Trường ĐH Bách khoa); Công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học tự nhiên); Khoa học và kỹ thuật máy tính (Trường ĐH Quốc tế) của ĐHQG TP.HCM. Theo PGS.TS Phan Thanh Bình (Giám đốc ĐHQG TP.HCM), 3 chương trình này thuộc những ngành học quan trọng nhằm đào tạo nguồn nhân lực cần thiết phục vụ đất nước. 17 nội dung đánh giá gồm: mục đích, mục tiêu và những kết quả học tập mong đợi; nội dung ngành đào tạo; khung chương trình; tổ chức ngành đào tạo; quan điểm sư phạm/ chiến lược dạy - học; đánh giá SV; chất lượng giảng viên; chất lượng cán bộ hỗ trợ; hồ sơ SV; tư vấn/ hỗ trợ SV; cơ sở vật chất; đảm bảo chất lượng; lấy ý kiến SV; thiết kế môn học; các hoạt động phát triển của giảng viên; phản hồi của những người có liên quan; đầu ra. Sau khối ngành kỹ thuật, khối ngành kinh tế sẽ được ĐHQG TP.HCM lựa chọn để tham gia đánh giá.
M.T
Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009
Tin AUN assessment trên báo (4)
4 chương trình đào tạo ĐH Việt Nam được kiểm định theo chuẩn ASEAN
Thứ sáu, 11/12/2009, 02:35 (GMT+7)
(SGGP).- Ngày 10-12, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Netword - AUN) đã kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học 3 ngành công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học tự nhiên), điện tử - viễn thông (ĐH Bách khoa) và ngành khoa học máy tính (Trường ĐH Quốc tế) của ĐH Quốc gia TPHCM.
Trước đó, vào ngày 6-12, đoàn này cũng đã kiểm định ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghệ Hà Nội (ĐH Quốc gia Hà Nội). Đây là 4 chương trình đào tạo đại học đầu tiên ở VN được kiểm định theo chuẩn của AUN, bộ tiêu chuẩn được công nhận trong khu vực ASEAN.
Ông Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TPHCM cho biết, kết quả kiểm định sẽ được công bố sau một tháng. Nếu đạt kết quả tốt, những chương trình này sẽ được công nhận và chuyển đổi tín chỉ giữa các trường đại học trong mạng lưới các trường đại học AUN.
Hiện AUN có 21 trường đại học hàng đầu của 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, VN có 2 thành viên là ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM.
T.Hùng
Thứ sáu, 11/12/2009, 02:35 (GMT+7)
(SGGP).- Ngày 10-12, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Netword - AUN) đã kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học 3 ngành công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học tự nhiên), điện tử - viễn thông (ĐH Bách khoa) và ngành khoa học máy tính (Trường ĐH Quốc tế) của ĐH Quốc gia TPHCM.
Trước đó, vào ngày 6-12, đoàn này cũng đã kiểm định ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghệ Hà Nội (ĐH Quốc gia Hà Nội). Đây là 4 chương trình đào tạo đại học đầu tiên ở VN được kiểm định theo chuẩn của AUN, bộ tiêu chuẩn được công nhận trong khu vực ASEAN.
Ông Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TPHCM cho biết, kết quả kiểm định sẽ được công bố sau một tháng. Nếu đạt kết quả tốt, những chương trình này sẽ được công nhận và chuyển đổi tín chỉ giữa các trường đại học trong mạng lưới các trường đại học AUN.
Hiện AUN có 21 trường đại học hàng đầu của 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, VN có 2 thành viên là ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM.
T.Hùng
Tin AUN assessment trên báo (3)
Trên trang Tin mới, link đây: http://www.tinmoi.vn/Danh-gia-trong-ngoai-khoai-cai-nao-hon-1292749.html
--
Đánh giá trong - ngoài, khoái cái nào hơn?
Bài viết cập nhật lúc: 12:10 ngày 11/12/2009 - Các tín chỉ chương trình tích lũy ở ĐHQG TP.HCM sẽ được thừa nhận tại ĐHQG Singapore, và ngược lại?
SV sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu được thừa nhận bằng cấp ở nước ngoài. Ảnh: VietNamNet
Một tương lai như vậy đang được mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN - ASEAN University Network) nhắm đến, thông qua đợt đánh giá ngoài thực hiện tại ĐHQG TP.HCM từ 10-12/12.
3 chương trình đào tạo tham gia đánh giá ngoài là: Điện tử - Viễn thông (Trường ĐH Bách khoa); Công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên); Khoa học và Kỹ thuật máy tính (TrươngĐH Quốc tế).
Giáo sư Nantana Gajaseni, Giám đốc Điều hành AUN cho biết đoàn đánh giá ngoài đến Việt Nam lần này gồm 9 thành viên, đến từ 5 quốc gia. Mục tiêu của đợt đánh giá ngoài là để AUN tiến hành xây dựng một hệ thống chuyển đổi tín chỉ giữa các trường thành viên trong thời gian sắp tới.
Để đánh giá 3 chương trình đào tạo chỉ trong 3 ngày, AUN chủ yếu thực hiện các buổi phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các cán bộ, giảng viên, SV, nhà tuyển dụng…
Với cách đánh giá này, AUN đưa ra hệ thống tiêu chuẩn. Còn ĐHQG TP.HCM đưa ra minh chứng thực tiễn. Đoàn đánh giá ngoài sẽ ráp nối thực tế hai điều này lại.
Đánh giá “trong - ngoài”: Khoái cái nào hơn?
PGS.TS Phan Thanh Bình, giám đốc ĐHQG TP.HCM hào hứng: “Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá này, nhận được những ý kiến chính thức của các chuyên gia để thực hiện các đề xuất cải tiến, chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được những mô hình quản lý chất lượng xuất sắc cấp chương trình đào tạo”.
“Đánh giá ngoài lần này sẽ giúp chúng ta biết mình đang ở đâu” - Ông Bình nói thêm.
Một lãnh đạo khác của trường bình luận: “Lâu nay, chúng ta đánh giá nhau chung chung, nhận xét cũng chung chung. AUN có hệ thống tiêu chí rất cụ thể. Những nhận xét đánh giá của họ cũng sẽ rất cụ thể. Chúng tôi mong đợi điều đó”.
Tuy vậy, ông từ chối so sánh cách thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng của Bộ GD-ĐT (thực hiện từ năm 2005 và công bố mới đây) với cách thực hiện của AUN.
Thực tế là hai cách đánh giá này tiếp cận theo hai hướng khác nhau. Bộ GD-ĐT đánh giá tổng thể toàn trường. AUN đánh giá theo từng chương trình đào tạo.
Đây cũng là hai hướng kiểm định chủ đạo trên thế giới.
Được biết, năm 2008, ĐHQG TP.HCM đã từng tham gia đoàn đánh giá ngoài của AUN tại Indonesia.
PGS.TS Lê Quang Minh, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM: “Theo quan điểm cá nhân tôi, một trường được đánh giá tốt, chưa chắc tất cả các chương trình đào tạo đã tốt. Nhưng nếu tất cả các chương trình được đánh giá tốt, chắc chắn trường đó tốt”.
Nguyễn Bằng
--
Nhân tiện, tìm thấy cái này về ĐHQG cũng hay, cho nên đưa về đây cất.
http://www.metis.vn/show_biz/dai-hoc-quoc-gia-hcm
--
Đánh giá trong - ngoài, khoái cái nào hơn?
Bài viết cập nhật lúc: 12:10 ngày 11/12/2009 - Các tín chỉ chương trình tích lũy ở ĐHQG TP.HCM sẽ được thừa nhận tại ĐHQG Singapore, và ngược lại?
SV sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu được thừa nhận bằng cấp ở nước ngoài. Ảnh: VietNamNet
Một tương lai như vậy đang được mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN - ASEAN University Network) nhắm đến, thông qua đợt đánh giá ngoài thực hiện tại ĐHQG TP.HCM từ 10-12/12.
3 chương trình đào tạo tham gia đánh giá ngoài là: Điện tử - Viễn thông (Trường ĐH Bách khoa); Công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên); Khoa học và Kỹ thuật máy tính (TrươngĐH Quốc tế).
Giáo sư Nantana Gajaseni, Giám đốc Điều hành AUN cho biết đoàn đánh giá ngoài đến Việt Nam lần này gồm 9 thành viên, đến từ 5 quốc gia. Mục tiêu của đợt đánh giá ngoài là để AUN tiến hành xây dựng một hệ thống chuyển đổi tín chỉ giữa các trường thành viên trong thời gian sắp tới.
Để đánh giá 3 chương trình đào tạo chỉ trong 3 ngày, AUN chủ yếu thực hiện các buổi phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các cán bộ, giảng viên, SV, nhà tuyển dụng…
Với cách đánh giá này, AUN đưa ra hệ thống tiêu chuẩn. Còn ĐHQG TP.HCM đưa ra minh chứng thực tiễn. Đoàn đánh giá ngoài sẽ ráp nối thực tế hai điều này lại.
Đánh giá “trong - ngoài”: Khoái cái nào hơn?
PGS.TS Phan Thanh Bình, giám đốc ĐHQG TP.HCM hào hứng: “Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá này, nhận được những ý kiến chính thức của các chuyên gia để thực hiện các đề xuất cải tiến, chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được những mô hình quản lý chất lượng xuất sắc cấp chương trình đào tạo”.
“Đánh giá ngoài lần này sẽ giúp chúng ta biết mình đang ở đâu” - Ông Bình nói thêm.
Một lãnh đạo khác của trường bình luận: “Lâu nay, chúng ta đánh giá nhau chung chung, nhận xét cũng chung chung. AUN có hệ thống tiêu chí rất cụ thể. Những nhận xét đánh giá của họ cũng sẽ rất cụ thể. Chúng tôi mong đợi điều đó”.
Tuy vậy, ông từ chối so sánh cách thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng của Bộ GD-ĐT (thực hiện từ năm 2005 và công bố mới đây) với cách thực hiện của AUN.
Thực tế là hai cách đánh giá này tiếp cận theo hai hướng khác nhau. Bộ GD-ĐT đánh giá tổng thể toàn trường. AUN đánh giá theo từng chương trình đào tạo.
Đây cũng là hai hướng kiểm định chủ đạo trên thế giới.
Được biết, năm 2008, ĐHQG TP.HCM đã từng tham gia đoàn đánh giá ngoài của AUN tại Indonesia.
PGS.TS Lê Quang Minh, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM: “Theo quan điểm cá nhân tôi, một trường được đánh giá tốt, chưa chắc tất cả các chương trình đào tạo đã tốt. Nhưng nếu tất cả các chương trình được đánh giá tốt, chắc chắn trường đó tốt”.
Nguyễn Bằng
--
Nhân tiện, tìm thấy cái này về ĐHQG cũng hay, cho nên đưa về đây cất.
http://www.metis.vn/show_biz/dai-hoc-quoc-gia-hcm
Tin AUN assessment trên báo (2)
4 chương trình gồm 1 ở Hà Nội và 3 ở TP HCM
Tin lấy trên Trang Báo mới (http://www.baomoi.com/Info/4-chuong-trinh-dao-tao-DH-Viet-Nam-duoc-kiem-dinh-theo-chuan-ASEAN/108/3605961.epi)!)
--
4 chương trình đào tạo ĐH Việt Nam được kiểm định theo chuẩn ASEAN
SGGP -
(SGGP).- Ngày 10-12, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Netword - AUN) đã kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học 3 ngành công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học tự nhiên), điện tử - viễn thông (ĐH Bách khoa) và ngành khoa học máy tính (Trường ĐH Quốc tế) của ĐH Quốc gia TPHCM.
Tin lấy trên Trang Báo mới (http://www.baomoi.com/Info/4-chuong-trinh-dao-tao-DH-Viet-Nam-duoc-kiem-dinh-theo-chuan-ASEAN/108/3605961.epi)!)
--
4 chương trình đào tạo ĐH Việt Nam được kiểm định theo chuẩn ASEAN
SGGP -
(SGGP).- Ngày 10-12, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Netword - AUN) đã kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học 3 ngành công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học tự nhiên), điện tử - viễn thông (ĐH Bách khoa) và ngành khoa học máy tính (Trường ĐH Quốc tế) của ĐH Quốc gia TPHCM.
Tin trên các báo về AUN assessment (1)
Thứ Năm, 10/12/2009, 22:17 (GMT+7)
Tin giáo dục:
AUN kiểm định ba ngành tại ĐHQG TP.HCM
Báo Tuổi trẻ
---
TT - Sáng 10-12, Ban thư ký Mạng ĐH Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) và ba đoàn đánh giá ngoài với hơn 10 giáo sư, chuyên gia từ các trường ĐH thành viên của AUN đã đến ĐHQG TP.HCM, bắt đầu đợt đánh giá ngoài cấp chương trình đào tạo.
Đây là lần đầu tiên ĐHQG TP.HCM tham gia đợt đánh giá chính thức của AUN ở ba chương trình: điện tử - viễn thông (ĐH Bách khoa), công nghệ thông tin (ĐH Khoa học tự nhiên), khoa học và kỹ thuật máy tính (ĐH Quốc tế).
Trong ba ngày, đoàn còn tiếp xúc trực tiếp với các giảng viên, sinh viên, nhà tuyển dụng... và tham quan thực tế cơ sở vật chất (giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng lab...) của các trường có chương trình được đánh giá để đưa ra nhận định về điểm mạnh, điểm yếu của ba chương trình trên.
TRẦN HUỲNH
Tin giáo dục:
AUN kiểm định ba ngành tại ĐHQG TP.HCM
Báo Tuổi trẻ
---
TT - Sáng 10-12, Ban thư ký Mạng ĐH Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) và ba đoàn đánh giá ngoài với hơn 10 giáo sư, chuyên gia từ các trường ĐH thành viên của AUN đã đến ĐHQG TP.HCM, bắt đầu đợt đánh giá ngoài cấp chương trình đào tạo.
Đây là lần đầu tiên ĐHQG TP.HCM tham gia đợt đánh giá chính thức của AUN ở ba chương trình: điện tử - viễn thông (ĐH Bách khoa), công nghệ thông tin (ĐH Khoa học tự nhiên), khoa học và kỹ thuật máy tính (ĐH Quốc tế).
Trong ba ngày, đoàn còn tiếp xúc trực tiếp với các giảng viên, sinh viên, nhà tuyển dụng... và tham quan thực tế cơ sở vật chất (giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng lab...) của các trường có chương trình được đánh giá để đưa ra nhận định về điểm mạnh, điểm yếu của ba chương trình trên.
TRẦN HUỲNH
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009
Đố biết, giáo dục đại học của VN có theo kịp khu vực Đông Nam Á hay không?
Đó là câu hỏi mà rất nhiều người VN muốn biết, mà dường như lâu nay nó vẫn cứ là một câu hỏi lớn không lời đáp!
Nhưng lời đáp sắp có rồi! Hôm nay là ngày đầu tiên của đợt đánh giá ngoài cấp chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN (Asean University Network) tại các trường thành viên của ĐHQG-HCM. Đợt đánh giá sẽ diễn ra từ nay đến trưa ngày 12/12, nhằm đánh giá 3 chương trình: Điện tử - Viễn thông của ĐHBK, Công nghệ thông tin của ĐH KHTN, và Công nghệ thông tin của ĐHQT.
AUN là gì ư? Nó là mạng lưới gồm 21 trường đại học thuộc 10 nước ĐNÁ (nhìn hình cờ bay sẽ rõ là 10 nước nào!), trung bình mỗi nước có 2 trường, được xem là mạnh nhất trong nước đó, ví dụ ĐH Quốc gia Singapore (NUS), ĐH Quốc gia Philippines, ĐH Chulalongkorn của Thái Lan. VN thì có 2 ĐH QG (Hà Nội và TP HCM) là thành viên.
Hình ở trên là PA đang đứng tại sảnh vào giờ giải lao sáng nay 10/12 sau phần lễ khai mạc đợt đánh giá tại nhà điều hành ĐHQG-HCM, tay cầm quả quýt (!) (vì khát nước và mệt quá, nên cầm quýt để bóc ăn, chứ không phải để bóp nát quả cam giống như Trần Quốc Toản vì không được đi đánh giặc đâu!)
Kết quả ra sao thì 1 tháng sau sẽ biết! Nhưng dù sao thì dám mạnh dạn đăng ký, không phải một chương trình mà 3 chương trình, để mời các đồng nghiệp bên ngoài vào đánh giá mình, cũng thể hiện một bản lãnh nào đó của giáo dục đại học VN, hay ít ra, của các trường thành viên ĐHQG-HCM, và tất nhiên, của các vị lãnh đạo của ĐHQG.
Và với tư cách một bộ phận tham mưu cho Ban GĐ ĐHQG, tư vấn, giám sát và hỗ trợ cho các trường, TTKT kể ra cũng đáng tự hào về công việc cho tới nay chứ phải không? Nên dù lương thấp (lương Việt Nam nhưng làm theo chất lượng quốc tế - well nếu không quốc tế thì ít ra cũng theo chất lượng khu vực đi!) nhưng vì ý nghĩa của công việc nên cho đến nay PA vẫn ráng làm ... (tất nhiên, cho đến khi không ráng được nữa!)
Hình các cô, các bà áo vàng (ông xã nói, giống ... các bà vãi!!!!!) là tổ công tác của chương trình 1, tức chương trình hỗ trợ cho các khoa để tham gia đợt đánh giá này. Trong đó, có hẳn một chuyên gia Mỹ nhé, của chương trình Fulbright gửi đến! Chứng tỏ, VN đâu có thiếu năng lực để hội nhập quốc tế, đúng không?
Mệt lắm rồi, cả tháng nay quần quật, ăn ít ngủ ít làm nhiều, nhưng mọi việc ổn cho tới giờ thì quả thật cũng mừng lắm! Nên PA trong hình chụp thấy có vẻ còn sung lắm (tất nhiên cũng là nhờ mượn một số màu sắc nhân tạo, và nhờ mấy cái áo màu "ASEAN" tức là màu cà ri, màu nghệ vv cho nên trong nó "chói lói" như thế!)
Cho nên cũng đáng dù bị ông xã chọc, sáng nay khi thấy mình mặc áo chói lọi như vậy, bèn hỏi mình: bà có bị cái gì không? sao ăn mặc thấy ghê quá vậy?
Mệt quá, nên viết linh tinh, cho xả stress! Còn 2 ngày nữa, rồi để xem mọi việc ra sao!!!
Dù sao thì cũng tạm thở phào được 1 cái rồi. Hãy cứ biết thế!
PA
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009
Thuyết thông minh/trí tuệ thực tiễn của Sternberg
Hôm nay tìm thấy bài này có liên quan đến lý thuyết của Sternberg, đặc biệt là phần nói về Thông minh/trí tuệ thực tiễn (practical intelligence) nên tiếp tục đưa về đây để làm tư liệu, và ghi lại vài suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Link: http://www.udel.edu/educ/gottfredson/reprints/2003dissecting.pdf
--
Các phát biểu của Sternberg (2000) về thông minh thực tiễn:
1. ‘‘Practical intelligence is what most people call common sense. It is the ability to adapt to, shape, and select everyday environments’’ (p. xi).
2. ‘‘Adaptation, shaping, and selection [of environments] are functions of intelligent thought as it operates in context. It is through adaptation, shaping, and selection that the components of intelligence as employed at various levels of experience become actualized in the real world. This is the definition of practical intelligence used by Sternberg and his colleagues’’ (p. 97).
3. ‘‘Practical ability involves implementing ideas; it is the ability involved when intelligence is applied to real world contexts’’ (p. 31).
4. Referring in particular to the measurement of practical intelligence by the STAT, Sternberg et al. (pp. 97–98) state that its ‘‘practical questions address the ability to solve real-world, everyday problems.’’
Nếu nói theo lý thuyết thông tin (information theory) và theo phương pháp nghiên cứu khoa học thì có thể xem academic intelligence (thông minh hàn lâm) là để đi lấy data và information có sẵn để về phân loại, sắp xếp, rút ra kết luận; thông minh sáng tạo là để tự tạo ra data và information của riêng mình và từ đó đưa ra kết luận; còn thông minh thực tiễn thì để bối cảnh hóa các data và information, cũng như các solution đó khiến cho chúng trở thành hữu dụng trong hoàn cảnh của nhà nghiên cứu! (biến thông tin thành tri thức!)
Cũng theo Sternberg thì thông minh thực tiễn dựa chủ yếu trên tacit knowledge, tức kiến thức ngầm, tiềm ẩn. Loại kiến thức này thường do tự nghiệm ra, và là kiến thức về quy trình (procedural knowledge) ví dụ như biết nói cái gì với ai, vào lúc nào, để đạt được mục tiêu của mình.
"Promotions are, in fact, a particularly good example of the importance of tacit knowledge to practical intelligence. The people who get promoted within an organization are usually the ones who have figured out how the system they are in really works, regardless of what anyone may say about how it is supposed to work... In many fields, what matters even more than the work you do is the reputation you build for that work, and reputation is not always tantamount to the quality of the work." (làm sao đưa cái này thành block quote nhỉ?)
"Thăng chức là một ví dụ rất rõ cho thấy sự quan trọng của kiến thức ngầm/tiềm ẩn trong thông minh thực tiễn. Những người được thăng chức trong cơ quan thường là những người biết hệ thống hoạt động ra sao, bất kể người ta có thể nói gì về cách hoạt động của hệ thống ấy... Trong nhiều lãnh vực, điều quan trọng không phải là cái anh làm cho bằng cái danh tiếng mà anh xây dựng được, dù cái danh tiếng đó không phải lúc nào cũng tương xứng với chất lượng công việc của anh." (PA dịch - dịch thoát chứ không dịch sát)
--
Đại khái thế. Thông minh thực tiễn - nghe cũng hay hay đấy. Nhưng các nhà tâm lý khác, mà Gottfredson, tác giả tài liệu đang giới thiệu ở đây là một, cũng đã tấn công Sternberg tơi tả vì lý thuyết của ông thiếu chứng cứ (có, nhưng bị xem là chưa đủ). Nhưng lập luận thì có vẻ có lý, ít ra là trong trường hợp của mình. Mẹ mình chẳng hạn, bà ít học, nhưng thông minh thực tiễn có vẻ rất cao, vì ra quyết định rất đúng đắn. Còn mình thì, mặc dù cũng tự hào là thông minh (IQ chắc là kha khá), học nhiều biết rộng (!), nhưng chưa chắc là những quyết định cho cuộc đời đã tốt hơn bà.
Sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về cái thuyết này; thật ra nó rất giống trong giảng dạy ngoại ngữ có thuyết về BICS and CALP (?) thì phải?
Link: http://www.udel.edu/educ/gottfredson/reprints/2003dissecting.pdf
--
Các phát biểu của Sternberg (2000) về thông minh thực tiễn:
1. ‘‘Practical intelligence is what most people call common sense. It is the ability to adapt to, shape, and select everyday environments’’ (p. xi).
2. ‘‘Adaptation, shaping, and selection [of environments] are functions of intelligent thought as it operates in context. It is through adaptation, shaping, and selection that the components of intelligence as employed at various levels of experience become actualized in the real world. This is the definition of practical intelligence used by Sternberg and his colleagues’’ (p. 97).
3. ‘‘Practical ability involves implementing ideas; it is the ability involved when intelligence is applied to real world contexts’’ (p. 31).
4. Referring in particular to the measurement of practical intelligence by the STAT, Sternberg et al. (pp. 97–98) state that its ‘‘practical questions address the ability to solve real-world, everyday problems.’’
Nếu nói theo lý thuyết thông tin (information theory) và theo phương pháp nghiên cứu khoa học thì có thể xem academic intelligence (thông minh hàn lâm) là để đi lấy data và information có sẵn để về phân loại, sắp xếp, rút ra kết luận; thông minh sáng tạo là để tự tạo ra data và information của riêng mình và từ đó đưa ra kết luận; còn thông minh thực tiễn thì để bối cảnh hóa các data và information, cũng như các solution đó khiến cho chúng trở thành hữu dụng trong hoàn cảnh của nhà nghiên cứu! (biến thông tin thành tri thức!)
Cũng theo Sternberg thì thông minh thực tiễn dựa chủ yếu trên tacit knowledge, tức kiến thức ngầm, tiềm ẩn. Loại kiến thức này thường do tự nghiệm ra, và là kiến thức về quy trình (procedural knowledge) ví dụ như biết nói cái gì với ai, vào lúc nào, để đạt được mục tiêu của mình.
"Promotions are, in fact, a particularly good example of the importance of tacit knowledge to practical intelligence. The people who get promoted within an organization are usually the ones who have figured out how the system they are in really works, regardless of what anyone may say about how it is supposed to work... In many fields, what matters even more than the work you do is the reputation you build for that work, and reputation is not always tantamount to the quality of the work." (làm sao đưa cái này thành block quote nhỉ?)
"Thăng chức là một ví dụ rất rõ cho thấy sự quan trọng của kiến thức ngầm/tiềm ẩn trong thông minh thực tiễn. Những người được thăng chức trong cơ quan thường là những người biết hệ thống hoạt động ra sao, bất kể người ta có thể nói gì về cách hoạt động của hệ thống ấy... Trong nhiều lãnh vực, điều quan trọng không phải là cái anh làm cho bằng cái danh tiếng mà anh xây dựng được, dù cái danh tiếng đó không phải lúc nào cũng tương xứng với chất lượng công việc của anh." (PA dịch - dịch thoát chứ không dịch sát)
--
Đại khái thế. Thông minh thực tiễn - nghe cũng hay hay đấy. Nhưng các nhà tâm lý khác, mà Gottfredson, tác giả tài liệu đang giới thiệu ở đây là một, cũng đã tấn công Sternberg tơi tả vì lý thuyết của ông thiếu chứng cứ (có, nhưng bị xem là chưa đủ). Nhưng lập luận thì có vẻ có lý, ít ra là trong trường hợp của mình. Mẹ mình chẳng hạn, bà ít học, nhưng thông minh thực tiễn có vẻ rất cao, vì ra quyết định rất đúng đắn. Còn mình thì, mặc dù cũng tự hào là thông minh (IQ chắc là kha khá), học nhiều biết rộng (!), nhưng chưa chắc là những quyết định cho cuộc đời đã tốt hơn bà.
Sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về cái thuyết này; thật ra nó rất giống trong giảng dạy ngoại ngữ có thuyết về BICS and CALP (?) thì phải?
Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009
Ba loại tư duy theo phân loại của Robert Sternberg
Hôm nay nhận được mấy cuốn sách mới mua qua amazon. Đọc cuốn Significant Learning Experiences, phần nói về thinking (tư duy) hay quá nên ghi lại đây cho khỏi quên.
Nhân tiện, đọc xong thì thấy rằng mình có 2 loại tư duy đầu khá tốt, nhưng có vẻ hơi kém loại tư duy thứ ba, nên sao thấy cho đến nay vẫn còn vất vả, vật vã quá trong cuộc sống này!
Lại nghĩ thêm, có lẽ đào tạo nhà kinh doanh, nhà quản lý, và lãnh đạo thì phải chú trọng vào loại tư duy thứ ba, nhưng hình như ở VN người ta không ý thức được việc này, mà chỉ chú ý đào tạo loại người có tư duy loại 1 và loại 2 thôi? Nên chỉ có nhà khoa học, và nghệ sĩ, nhưng không có nhà kinh doanh giỏi (chụp giật thì có), nhà quản lý giỏi, và nhất là, nhà lãnh đạo giỏi. Nên bây giờ dân mình, nước mình cũng ... vật vã, giống mình!
---
Ba loại tư duy theo phân loại của Robert Sternberg (1989)
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc học tập ở bậc đại học là rèn luyện tư duy. Khi yêu cầu bất kỳ một giảng viên nào liệt kê các mục tiêu giáo dục của một môn học, thế nào ta cũng bắt gặp một mục tiêu chung, đó là “giúp sinh viên phát triển/ rèn luyện tư duy”. Tuy nhiên, dường như mỗi giảng viên lại có một cách hiểu riêng về thế nào là tư duy.
Tác giả L. Dee Fink trong cuốn sách Creating Significant Learning Experiences (Jossey-Bass, CA, 2003: 39-42) đã chọn cách phân loại “3 ngôi” về tư duy của Robert Sternberg (1989) để giải thích sự khác biệt trong các định nghĩa về tư duy của các tác giả khác nhau. Theo Sternberg, tư duy bao gồm 3 loại chính: tư duy phản biện (critical thinking), tư duy sáng tạo (creative thinking), và tư duy thực tiễn (practical thinking). Sự khác biệt của 3 loại tư duy này được mô tả dưới đây.
Theo quan điểm của Sternberg, tư duy phản biện, vốn là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong giáo dục đại học, bao gồm việc phân tích và phán đoán một vấn đề gì đó. Như vậy, để có thể tư duy phản biện thì điều cần thiết là phải có các chuẩn mực để phân tích và phán đoán.
Tư duy sáng tạo là loại tư duy được sử dụng khi ta tưởng tượng hoặc tạo ra một ý tưởng mới, một thiết kế mới, hay một sản phẩm mới; trong trường hợp này, tính “mới lạ” và “phù hợp với bối cảnh” là các yếu tố cực kỳ quan trọng.
Loại tư duy thứ ba, tư duy thực tiễn, cần thiết khi ta học cách sử dụng hay áp dụng một điều gì, như khi đang cố gắng giải quyết một vấn đề hay đưa ra một quyết định. Sản phẩm của loại tư duy này là một giải pháp hoặc một quyết định, và như thế yếu tố quan trọng nhất của loại tư duy này là tính hiệu quả của quyết định hoặc giải pháp. Trong đào tạo quản trị kinh doanh, việc sử dụng phương pháp điển cứu (case studies) chính là nhằm để phát triển loại tư duy này, bởi vì thông qua các trường hợp điển hình sinh viên có thể tập tành đưa ra các quyết định và giải quyết những vấn đề thực tế.
Nhân tiện, đọc xong thì thấy rằng mình có 2 loại tư duy đầu khá tốt, nhưng có vẻ hơi kém loại tư duy thứ ba, nên sao thấy cho đến nay vẫn còn vất vả, vật vã quá trong cuộc sống này!
Lại nghĩ thêm, có lẽ đào tạo nhà kinh doanh, nhà quản lý, và lãnh đạo thì phải chú trọng vào loại tư duy thứ ba, nhưng hình như ở VN người ta không ý thức được việc này, mà chỉ chú ý đào tạo loại người có tư duy loại 1 và loại 2 thôi? Nên chỉ có nhà khoa học, và nghệ sĩ, nhưng không có nhà kinh doanh giỏi (chụp giật thì có), nhà quản lý giỏi, và nhất là, nhà lãnh đạo giỏi. Nên bây giờ dân mình, nước mình cũng ... vật vã, giống mình!
---
Ba loại tư duy theo phân loại của Robert Sternberg (1989)
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc học tập ở bậc đại học là rèn luyện tư duy. Khi yêu cầu bất kỳ một giảng viên nào liệt kê các mục tiêu giáo dục của một môn học, thế nào ta cũng bắt gặp một mục tiêu chung, đó là “giúp sinh viên phát triển/ rèn luyện tư duy”. Tuy nhiên, dường như mỗi giảng viên lại có một cách hiểu riêng về thế nào là tư duy.
Tác giả L. Dee Fink trong cuốn sách Creating Significant Learning Experiences (Jossey-Bass, CA, 2003: 39-42) đã chọn cách phân loại “3 ngôi” về tư duy của Robert Sternberg (1989) để giải thích sự khác biệt trong các định nghĩa về tư duy của các tác giả khác nhau. Theo Sternberg, tư duy bao gồm 3 loại chính: tư duy phản biện (critical thinking), tư duy sáng tạo (creative thinking), và tư duy thực tiễn (practical thinking). Sự khác biệt của 3 loại tư duy này được mô tả dưới đây.
Theo quan điểm của Sternberg, tư duy phản biện, vốn là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong giáo dục đại học, bao gồm việc phân tích và phán đoán một vấn đề gì đó. Như vậy, để có thể tư duy phản biện thì điều cần thiết là phải có các chuẩn mực để phân tích và phán đoán.
Tư duy sáng tạo là loại tư duy được sử dụng khi ta tưởng tượng hoặc tạo ra một ý tưởng mới, một thiết kế mới, hay một sản phẩm mới; trong trường hợp này, tính “mới lạ” và “phù hợp với bối cảnh” là các yếu tố cực kỳ quan trọng.
Loại tư duy thứ ba, tư duy thực tiễn, cần thiết khi ta học cách sử dụng hay áp dụng một điều gì, như khi đang cố gắng giải quyết một vấn đề hay đưa ra một quyết định. Sản phẩm của loại tư duy này là một giải pháp hoặc một quyết định, và như thế yếu tố quan trọng nhất của loại tư duy này là tính hiệu quả của quyết định hoặc giải pháp. Trong đào tạo quản trị kinh doanh, việc sử dụng phương pháp điển cứu (case studies) chính là nhằm để phát triển loại tư duy này, bởi vì thông qua các trường hợp điển hình sinh viên có thể tập tành đưa ra các quyết định và giải quyết những vấn đề thực tế.
My horoscope for this week!
For myself to ponder ...
---
This week's scenario is highlighted by your ability to learn from those around you (good!). You may need time to think. Leadership is likely if you put additional work into organizations you belong to. You may have trouble getting along with some of your friends. Try to be direct, yet diplomatic in order to gain their cooperation. Some family members may need a bit more time and attention, than usual. You are so interested in what everyone else is doing that you will pick up plenty of knowledge this week. Moderation is important for your health and for how others see you. (true!) Get out with friends, you need some excitement in your life. You should try to attend functions that will stimulate your mind. Once you start to relax, you'll be hard to keep up with. New light will find its way into a dark corner of your life.
---
This week's scenario is highlighted by your ability to learn from those around you (good!). You may need time to think. Leadership is likely if you put additional work into organizations you belong to. You may have trouble getting along with some of your friends. Try to be direct, yet diplomatic in order to gain their cooperation. Some family members may need a bit more time and attention, than usual. You are so interested in what everyone else is doing that you will pick up plenty of knowledge this week. Moderation is important for your health and for how others see you. (true!) Get out with friends, you need some excitement in your life. You should try to attend functions that will stimulate your mind. Once you start to relax, you'll be hard to keep up with. New light will find its way into a dark corner of your life.
Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009
Ái tử thi và đạo đức truyền thông?
Hôm nay đọc được trên blog của BS Hồ Hải comment của một vị (quên tên rồi) đang ở Nga, đòi công lý bảo vệ cho ông Lê Vân (và cả cậu con trai nhỏ của ông ấy) về những thiệt hại ông ấy đã bị do báo chí lôi việc của ông ấy ra bình loạn om xòm. Tò mò, lên blog của vị ấy đọc cả bài, thấy thú vị lắm, nhưng không làm được trong tình hình VN hiện nay (hèn gì mà Bác Hải bác ấy cắt mất!)
Quả thật, một việc như thế này nếu xảy ra ở các nước tư bản thối nát (!) thì có lẽ đã trở thành một case thú vị, thậm chí có thể xem là "béo bở" cho các luật sư, hẳn sẽ đề nghị ông Vân đem ra kiện (giúp thưa kiện trước, thắng mới lấy tiền), với phần thắng gần như chắc chắn (?) nằm về phía ông Vân, với một số tiền bồi thường kha khá.
Còn ở VN, khi luật lệ chưa rõ ràng, nền hành chính cũng chưa tốt, thì dường như cãi sao cũng được, ai cũng có phần đúng? Và trong trường hợp này một nhà báo như Kim Dung thì có lẽ cũng không hẳn là có lỗi, khi chỉ chân thành (!) biết gì nói đó, cũng chẳng qua là vì trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời (!) đến công chúng mà thôi! Sao lại trách được?
Trong khi đó, BS Phan Thị Vàng Anh lại "nhắm thẳng quân thù mà bắn" (xin lỗi BS Vàng Anh nhé, nói theo công thức, tầm chương trích cú là tật của bọn viết lách kiểu art như tôi, chứ ở đây tôi không muốn nói BS có thù oán gì với nhà báo Kim Dung đâu), thì khéo chính BS sẽ bị trách là tấn công cá nhân đấy. Trong khi, theo cách hiểu của tôi, dù BS có sơ hở gì trong câu chữ đi nữa, thì mục đích của BS là tỏ sự bất bình về sự thiếu hiểu biết về những tác hại (ngoài ý muốn) khi cung cấp thông tin cá nhân của người khác (đặc biệt là một thường dân, ít học và nghèo như ông Vân) trên mặt báo thôi.
Việc này phân xử như thế nào? Tôi nghĩ, muốn phán xử gì thì phải có chuẩn mực. Mà xã hội VN thì rất thiếu chuẩn mực, nên cái gì cũng ... xuề xòa cho xong, hoặc "chúng khẩu đồng từ ông sư cũng chết". Nên phải đi tìm, và đọc về đạo đức truyền thông.
Và tìm thấy cái này nên đưa vào đây để lưu cái đã. Đọc dần dần.
Tuy nhiên, cũng phải trích ở đây một đoạn để nhấn mạnh:
Slander and libel considerations
Reporting the truth is never libel, which makes accuracy very important.
Private persons have privacy rights that must be balanced against the public interest in reporting information about them. Public figures have fewer privacy rights in U.S. law, where reporters are immune from a civil case if they have reported without malice. In Canada, there is no such immunity; reports on public figures must be backed by facts.
Publishers vigorously defend libel lawsuits filed against their reporters, usually covered by libel insurance.
Tạm dịch một câu (in đậm trong đoạn trích):
Khi cung cấp thông tin cá nhân, [cần lưu ý rằng] cá nhân (tư nhân) có các quyền riêng tư nhưng phải cân bằng với lợi ích công.
Và, thú vị hơn:
Theo luật Mỹ, người của công chúng có ít quyền riêng tư hơn, trong trường hợp này các phóng viên được miễn trách nhiệm dân sự nếu họ đưa tin không vì tư thù.
(Tôi không có nghề luật, nên chỉ dịch tàm tạm để hiểu - nhưng bảo đảm là hiểu đúng - nếu dùng sai từ ngữ các bác nào biết xin chỉ bảo cho).
Vậy, nếu áp dụng luật Mỹ (vẫn biết VN không phải Mỹ) thì nhà báo Kim Dung có vẻ bị lỗi nặng hơn BS Phan Thị Vàng Anh nhiều, mặc dù BS Vàng Anh thì có vẻ bị xem là tấn công cá nhân (tấn công nhà báo Kim Dung), còn nhà báo Kim Dung thì có vẻ làm vì lợi ích công (khoác lên chiếc áo của cả 3 nhà gì đấy, như BS Vàng Anh nói?)
Ghi lại vài hàng suy nghĩ, chẳng qua là để luyện tư duy, không có mục đích gì khác. Vì tôi không biết cả 3 người được nêu tên ở đây: Ông Vân, BS Vàng Anh, và nhà báo Kim Dung.
Và theo tôi, nếu ai có chỗ nào sai (kể cả tôi), thì tốt nhất là ... nhận khuyết điểm và cải thiện đi, cho mau tiến bộ, các bác nhỉ?
Quả thật, một việc như thế này nếu xảy ra ở các nước tư bản thối nát (!) thì có lẽ đã trở thành một case thú vị, thậm chí có thể xem là "béo bở" cho các luật sư, hẳn sẽ đề nghị ông Vân đem ra kiện (giúp thưa kiện trước, thắng mới lấy tiền), với phần thắng gần như chắc chắn (?) nằm về phía ông Vân, với một số tiền bồi thường kha khá.
Còn ở VN, khi luật lệ chưa rõ ràng, nền hành chính cũng chưa tốt, thì dường như cãi sao cũng được, ai cũng có phần đúng? Và trong trường hợp này một nhà báo như Kim Dung thì có lẽ cũng không hẳn là có lỗi, khi chỉ chân thành (!) biết gì nói đó, cũng chẳng qua là vì trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời (!) đến công chúng mà thôi! Sao lại trách được?
Trong khi đó, BS Phan Thị Vàng Anh lại "nhắm thẳng quân thù mà bắn" (xin lỗi BS Vàng Anh nhé, nói theo công thức, tầm chương trích cú là tật của bọn viết lách kiểu art như tôi, chứ ở đây tôi không muốn nói BS có thù oán gì với nhà báo Kim Dung đâu), thì khéo chính BS sẽ bị trách là tấn công cá nhân đấy. Trong khi, theo cách hiểu của tôi, dù BS có sơ hở gì trong câu chữ đi nữa, thì mục đích của BS là tỏ sự bất bình về sự thiếu hiểu biết về những tác hại (ngoài ý muốn) khi cung cấp thông tin cá nhân của người khác (đặc biệt là một thường dân, ít học và nghèo như ông Vân) trên mặt báo thôi.
Việc này phân xử như thế nào? Tôi nghĩ, muốn phán xử gì thì phải có chuẩn mực. Mà xã hội VN thì rất thiếu chuẩn mực, nên cái gì cũng ... xuề xòa cho xong, hoặc "chúng khẩu đồng từ ông sư cũng chết". Nên phải đi tìm, và đọc về đạo đức truyền thông.
Và tìm thấy cái này nên đưa vào đây để lưu cái đã. Đọc dần dần.
Tuy nhiên, cũng phải trích ở đây một đoạn để nhấn mạnh:
Slander and libel considerations
Reporting the truth is never libel, which makes accuracy very important.
Private persons have privacy rights that must be balanced against the public interest in reporting information about them. Public figures have fewer privacy rights in U.S. law, where reporters are immune from a civil case if they have reported without malice. In Canada, there is no such immunity; reports on public figures must be backed by facts.
Publishers vigorously defend libel lawsuits filed against their reporters, usually covered by libel insurance.
Tạm dịch một câu (in đậm trong đoạn trích):
Khi cung cấp thông tin cá nhân, [cần lưu ý rằng] cá nhân (tư nhân) có các quyền riêng tư nhưng phải cân bằng với lợi ích công.
Và, thú vị hơn:
Theo luật Mỹ, người của công chúng có ít quyền riêng tư hơn, trong trường hợp này các phóng viên được miễn trách nhiệm dân sự nếu họ đưa tin không vì tư thù.
(Tôi không có nghề luật, nên chỉ dịch tàm tạm để hiểu - nhưng bảo đảm là hiểu đúng - nếu dùng sai từ ngữ các bác nào biết xin chỉ bảo cho).
Vậy, nếu áp dụng luật Mỹ (vẫn biết VN không phải Mỹ) thì nhà báo Kim Dung có vẻ bị lỗi nặng hơn BS Phan Thị Vàng Anh nhiều, mặc dù BS Vàng Anh thì có vẻ bị xem là tấn công cá nhân (tấn công nhà báo Kim Dung), còn nhà báo Kim Dung thì có vẻ làm vì lợi ích công (khoác lên chiếc áo của cả 3 nhà gì đấy, như BS Vàng Anh nói?)
Ghi lại vài hàng suy nghĩ, chẳng qua là để luyện tư duy, không có mục đích gì khác. Vì tôi không biết cả 3 người được nêu tên ở đây: Ông Vân, BS Vàng Anh, và nhà báo Kim Dung.
Và theo tôi, nếu ai có chỗ nào sai (kể cả tôi), thì tốt nhất là ... nhận khuyết điểm và cải thiện đi, cho mau tiến bộ, các bác nhỉ?
Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009
Networking?
Hôm nay nhận được mail của Minh, một người mà mình đã biết tên từ cả năm nay và có trao đổi công việc qua mail, nhưng mãi đến cách đây 2 ngày mới gặp được tận mặt (nói theo kiểu trịnh trọng là "diện kiến"). Trong mail có gửi kèm tấm hình chụp chung hôm ấy, có kèm trong bài viết này.
Minh là ai? Đây là một GV từ Cần Thơ, đang làm NCS tại Michigan do GS Lâm Quang Thiệp giới thiệu với mình, vì là người cùng học cái ngành mà có lẽ ở VN, ngoài thầy Thiệp ra (và trước đây là cố GS Dương Thiệu Tống) thì chỉ cần khoảng ... 2 người, trong đó mình đã là 1 rồi (nhưng đã lạc hậu, vì học xong gần 14 năm rồi, mà cái kiến thức đã lạc hậu hơn 1 thập niên đó nay vẫn còn chưa được dùng đến), còn người thứ hai là ... Minh (chứ còn gì nữa)! Và mới gặp lần đầu (chỉ được 1 tiếng đồng hồ) nhưng mình với Minh đã có thể nói chuyện như người tri âm tri kỷ. Nói, như chưa bao giờ được nói. (Tất nhiên là chuyện chuyên môn, bố Khuê không phải lo nhé;-). Cậu Minh này chỉ bằng tuổi cậu Hùng nhà mình thôi, bố ơi!
Nói thêm, hôm ấy mình khá stress sau một ngày làm việc, thế mà mình nói chuyện rất hăng, và rất vui - Minh cũng thế (nhìn hình thì biết ngay thôi). Vì gặp người hiểu mình mà! Hưng phấn hẳn lên. Và bao nhiêu ý đồ, dự án mới hình thành ngay trong đầu, và những hứa hẹn cùng làm việc tiếp.
Nhưng nếu hôm nay mình không nhận được mail của Minh thì mình cũng đã xếp Minh vào trong đáy bộ nhớ rồi, vì rất nhiều chuyện vớ vẩn khác của hệ thống hành chính nặng nề của nền giáo dục VN đang đè nặng, đổ ập lên mình. Chợt nghĩ, một trong những nguyên nhân âm ỉ của việc bộc phát stress của mình rõ ràng là do cái chuyên môn đã học rất sâu của mình về psychometrics (tiếng Việt dịch là tâm trắc học thì phải) ở VN không có cơ hội được sử dụng.
Nên khi có cơ hội networking về chuyên môn như hôm gặp Minh mình đã vui hơn mở hội. Và nghĩ xa hơn một chút, nếu VN đang cần một xã hội dân sự, thì các vai trò các hiệp hội nghề nghiệp như thế này - tự nguyện, và phi chính trị - thật cần biết bao. Tạo điều kiện để làm được điều này sẽ là một đóng góp rất lớn cho VN hiện nay. Có thể hiện nay mọi người chưa thấy, nhưng quả thật chỉ cần 10 năm sau, với những hội nghề nghiệp thật sự mạnh và hoạt động độc lập, với những quy chuẩn về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp thực sự nghiêm chỉnh mà mọi người đều tự nguyện tuân thủ và gìn giữ, tạo được peer pressure và trở thành văn hóa, thì mọi việc tự nó sẽ đâu vào đó.
Một bài học lớn của chủ nghĩa cấu trúc (structuralism)/ chủ nghĩa hành vi (behaviourism) của Mỹ: mọi điều phức tạp đều có thể chia nhỏ ra thành những cái đơn giản hơn, và một khi mọi việc đã chia ra đến mức tận cùng của sự đơn giản, thì bất kỳ ai cũng có thể hiểu và làm đúng được một cách dễ dàng.
Lan man lại nhớ đến câu mà bố mình hay đọc:
Đừng khinh việc nhỏ. Lỗ nhỏ làm đắm thuyền.
Lại nghĩ, phải chăng sự tụt hậu về khoa học của VN hiện nay cũng là do không có những hội nghề nghiệp đúng nghĩa của nó? Cho dù trên giấy thì mình cũng có không ít loại hội (bản thân PA cũng đã từng hăm hở là hội viên của khá nhiều hội khoa học kỹ thuật trong nước rồi, nhưng chúng có hoạt động khoa học gì đâu? Chủ yếu là để ... mở trường, mở công ty làm ăn, đem lại lợi ích cho một nhóm nhỏ nắm quyền Ban chấp hành hội, hoặc xin đề tài, dự án của nhà nước, làm lăng nhăng đem xếp tủ chẳng ai đọc, và lần sau đổi tên đề tài, dự án, vài ba số liệu linh tinh, rồi lại đăng ký thành một đề tài, dự án khác, lại xin tiền ...)
Lại lan man nghĩ đến một câu khác:
Take care of the pennies, and the pounds will take care of themselves.
Ừ, vậy thì từ nay mình sẽ lưu tâm đến các đồng xu vậy. Sẽ không stress nữa. Sẽ networking. Và mọi việc sẽ ổn, dù ... rất chậm. (... có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay hơn nữa ...)
Đó là niềm tin, Quang ạ! ;-) Nhưng không phải tin vào chúa, mà là tin vào chính mình. Có bị mắc bệnh "kiêu ngạo" không hả Quang?
Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009
Stress!!!!!!!!
Tôi đang stress (nếu muốn viết đúng ngữ pháp tiếng Anh, thực ra phải viết là stressed!) !!!! Rất nặng!
Tại sao tôi stress ư? Tôi đang ở cơ quan làm việc, mới bước ra từ phòng họp, vậy có thể nói nguyên nhân gây ra stress ở tôi, cụ thể trong trường hợp này, là ... do đi họp!
Thật ra, giống như đau bao tử, hay dị ứng, tác nhân gây stress ở mỗi người là khác nhau. Trong nhiều việc làm cho tôi stress ở VN, thì đi họp có lẽ là cái mà tôi "mẫn cảm" nhất (sensitive, dịch như thế có đúng không hở các BS blogger friends của tôi ơi?)
Tại sao đi họp ở VN làm cho tôi stress nhỉ? Về việc này, một người có óc phân tích cao, và khách quan như Bác Hồ Hải chắc sẽ viết được gãy gọn, dễ hiểu, thuyết phục lắm, và tất nhiên kèm một vài đề xuất cụ thể. Đọc lên rất rõ ràng, sáng sủa, và ... dễ làm mình lạc quan, thậm chí ... "tưởng bở", vì nếu biết rõ nguyên nhân, đưa ra được giải pháp hợp lý, thì chỉ còn cần có điều kiện thôi, là sẽ làm được. Mà đa số các điều kiện đưa ra, khi xét từng yếu tố riêng lẻ, chằng hạn như có đủ tiền, có con người được đào tạo, có chính sách hợp lý vv, thì ... rõ ràng là không khó, và đều có thể đáp ứng ngay.
Nhưng thật ra, mọi việc không dễ dàng thế! Tất nhiên tôi không có ý định nói rằng cách làm của Bác Hải bạn tôi là không đúng; thật ra tôi rất kính trọng sự kiên định, cần mẫn, tích cực, và dũng cảm của bác ấy khi viết về những vấn đề của xã hội ngày nay, với những lời khuyên cụ thể, hợp lý, khả thi. Cứ thế, làm từng việc một, chắc chắn mọi việc sẽ tốt lên thôi, tôi tin rằng thế.
Cái mà tôi muốn nói, và chắc là một blogger friend khác của tôi là Huy Quang sẽ hiểu rõ, là đôi khi mình bị overwhelmed, choáng ngợp bởi sự phức tạp và "đồ sộ" của những vấn đề chưa tốt hiện nay. Và ngay lập tức, cơ thể mình sẽ phản ứng bởi một cảm xúc nào đó. Những cảm xúc tột độ thường có một biểu hiện bất thường. Vui đến tận cùng, bật khóc. Buồn tê buốt, và phá lên cười, điên dại. Nhưng thật ra, còn một biểu hiện nữa của những cảm xúc tận cùng như thế, mà dạo này tôi bị rơi vào hơi nhiều, là ... tê. Trơ. Vô cảm. Và tự nghĩ, nếu cứ thế, thêm một chút nữa, một chút nữa, rồi thêm một chút nữa thì có lẽ sẽ chuyển sang một trạng thái tâm thần nào đó, kiểu như ông Lê Vân và ái tử thi chẳng hạn.
May cho tôi là tôi cũng có những cách giải khuây, như đọc và viết blog, và chia sẻ với những người bạn, dù có thể chưa bao giờ thấy mặt. Đấy, nãy giờ viết đến đây đã thấy nguôi nguôi rồi đó. Rồi lại bắt đầu tò mò, làm sao biết được khi một người bị stress thì nên khuyên họ làm gì để hết stress nhỉ? Vì chắc là không ai giống ai. Nếu tôi khuyên mọi người, "khi bị stress hãy lên viết blog", chắc sẽ có rất nhiều người phá lên cười và nghĩ rằng có lẽ tôi đã bị tâm thần rồi chăng?
Viết linh tinh quá! Nhưng mặc kệ nó ...
Rồi thì chúng ta ai cũng sẽ phải sống thôi. Phải không Quang?
Tôi sực nhớ: Quang hay kết thúc bài viết của mình bằng câu "Tôi tin như vậy." Hoặc "Đó là niềm tin." Phúc cho bạn, Quang ạ, vì phúc cho ai không thấy mà tin! Tôi cũng đã từng có niềm tin sốt sắng lắm. Nhưng rồi nó không còn là chỗ dựa nữa. Có lẽ cách làm của Bác Hải là có lý. Chúng ta cần phải có cảm xúc để tồn tại (nó là những cái valve để xả những chấn động tinh thần quá mạnh khiến ta không chịu đựng nổi), nhưng các ứng xử công cộng, như một sinh vật xã hội, để tốt cho mình và cho mọi người, thì phải dựa vào lý trí, và dựa vào trách nhiệm xã hội cùng ý thức công dân, đạo đức nghề nghiệp của mỗi người.
Chẳng biết ngoài kia có ai đang thắp nến không nhỉ?
Tại sao tôi stress ư? Tôi đang ở cơ quan làm việc, mới bước ra từ phòng họp, vậy có thể nói nguyên nhân gây ra stress ở tôi, cụ thể trong trường hợp này, là ... do đi họp!
Thật ra, giống như đau bao tử, hay dị ứng, tác nhân gây stress ở mỗi người là khác nhau. Trong nhiều việc làm cho tôi stress ở VN, thì đi họp có lẽ là cái mà tôi "mẫn cảm" nhất (sensitive, dịch như thế có đúng không hở các BS blogger friends của tôi ơi?)
Tại sao đi họp ở VN làm cho tôi stress nhỉ? Về việc này, một người có óc phân tích cao, và khách quan như Bác Hồ Hải chắc sẽ viết được gãy gọn, dễ hiểu, thuyết phục lắm, và tất nhiên kèm một vài đề xuất cụ thể. Đọc lên rất rõ ràng, sáng sủa, và ... dễ làm mình lạc quan, thậm chí ... "tưởng bở", vì nếu biết rõ nguyên nhân, đưa ra được giải pháp hợp lý, thì chỉ còn cần có điều kiện thôi, là sẽ làm được. Mà đa số các điều kiện đưa ra, khi xét từng yếu tố riêng lẻ, chằng hạn như có đủ tiền, có con người được đào tạo, có chính sách hợp lý vv, thì ... rõ ràng là không khó, và đều có thể đáp ứng ngay.
Nhưng thật ra, mọi việc không dễ dàng thế! Tất nhiên tôi không có ý định nói rằng cách làm của Bác Hải bạn tôi là không đúng; thật ra tôi rất kính trọng sự kiên định, cần mẫn, tích cực, và dũng cảm của bác ấy khi viết về những vấn đề của xã hội ngày nay, với những lời khuyên cụ thể, hợp lý, khả thi. Cứ thế, làm từng việc một, chắc chắn mọi việc sẽ tốt lên thôi, tôi tin rằng thế.
Cái mà tôi muốn nói, và chắc là một blogger friend khác của tôi là Huy Quang sẽ hiểu rõ, là đôi khi mình bị overwhelmed, choáng ngợp bởi sự phức tạp và "đồ sộ" của những vấn đề chưa tốt hiện nay. Và ngay lập tức, cơ thể mình sẽ phản ứng bởi một cảm xúc nào đó. Những cảm xúc tột độ thường có một biểu hiện bất thường. Vui đến tận cùng, bật khóc. Buồn tê buốt, và phá lên cười, điên dại. Nhưng thật ra, còn một biểu hiện nữa của những cảm xúc tận cùng như thế, mà dạo này tôi bị rơi vào hơi nhiều, là ... tê. Trơ. Vô cảm. Và tự nghĩ, nếu cứ thế, thêm một chút nữa, một chút nữa, rồi thêm một chút nữa thì có lẽ sẽ chuyển sang một trạng thái tâm thần nào đó, kiểu như ông Lê Vân và ái tử thi chẳng hạn.
May cho tôi là tôi cũng có những cách giải khuây, như đọc và viết blog, và chia sẻ với những người bạn, dù có thể chưa bao giờ thấy mặt. Đấy, nãy giờ viết đến đây đã thấy nguôi nguôi rồi đó. Rồi lại bắt đầu tò mò, làm sao biết được khi một người bị stress thì nên khuyên họ làm gì để hết stress nhỉ? Vì chắc là không ai giống ai. Nếu tôi khuyên mọi người, "khi bị stress hãy lên viết blog", chắc sẽ có rất nhiều người phá lên cười và nghĩ rằng có lẽ tôi đã bị tâm thần rồi chăng?
Viết linh tinh quá! Nhưng mặc kệ nó ...
Rồi thì chúng ta ai cũng sẽ phải sống thôi. Phải không Quang?
Tôi sực nhớ: Quang hay kết thúc bài viết của mình bằng câu "Tôi tin như vậy." Hoặc "Đó là niềm tin." Phúc cho bạn, Quang ạ, vì phúc cho ai không thấy mà tin! Tôi cũng đã từng có niềm tin sốt sắng lắm. Nhưng rồi nó không còn là chỗ dựa nữa. Có lẽ cách làm của Bác Hải là có lý. Chúng ta cần phải có cảm xúc để tồn tại (nó là những cái valve để xả những chấn động tinh thần quá mạnh khiến ta không chịu đựng nổi), nhưng các ứng xử công cộng, như một sinh vật xã hội, để tốt cho mình và cho mọi người, thì phải dựa vào lý trí, và dựa vào trách nhiệm xã hội cùng ý thức công dân, đạo đức nghề nghiệp của mỗi người.
Chẳng biết ngoài kia có ai đang thắp nến không nhỉ?
Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009
Đọc báo thấy tin vui, và viết ....
Hôm nay đọc báo trên mạng, thấy một tin vui: "Dạy học qua blog".
Quả thật là tôi đang cần những tin vui như thế này biết bao. Để giữ vững niềm tin vào khả năng thay đổi theo chiều hướng tích cực của đất nước.
Vì quả thật gần đây tôi cảm thấy gần như ngộp thở vì ... quá tải với những tin kém vui, bắt đầu bằng vụ án Ba Sương, rồi đến "ái tử thi", rồi tham nhũng trong y tế, rồi chất lượng giáo dục thấp, rồi bùng nổ bằng cấp (bầng thật chất lượng giả), rồi hội thảo khoa học kém chất lượng (chỉ toàn nêu hiện trạng, không có giải pháp, và ... giống giống nhau, và thậm chí ... chép của người khác, không trích nguồn vv và vv). Rồi vàng lên đô lên, xăng lên, rồi Biển Đông ... Và tâm trạng của tôi thì chuyển từ buồn sang phẫn nộ, rồi sau đó là tê tái, và ... trơ - vì không còn cảm xúc được nữa!
Nhưng hôm nay thì tôi vui. Vui là vì vẫn còn ở trên đất nước này những thầy giáo, những trí thức, lặng lẽ góp sức vào việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn trên đất nước này. Bằng những việc làm cụ thể. Nho nhỏ thôi, nhưng tích cực, mỗi người một việc, ngay tại ví trí công tác của mình. Nói như một người bạn mà tôi đã quen được trên mạng, qua các trao đổi trên blog (vâng, cũng là blog), thì đó là những con tằm lặng lẽ nhả tơ ...
Vâng. Tôi vẫn luôn tin vào câu: Thà thắp lên một ngọn nến nhỏ, còn hơn ngồi nguồn rủa bóng tối. Mỗi người một tay, chúng ta hãy cùng nhau thắp hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu ngọn nến nhỏ trên quê hưong này nhé.
Quả thật là tôi đang cần những tin vui như thế này biết bao. Để giữ vững niềm tin vào khả năng thay đổi theo chiều hướng tích cực của đất nước.
Vì quả thật gần đây tôi cảm thấy gần như ngộp thở vì ... quá tải với những tin kém vui, bắt đầu bằng vụ án Ba Sương, rồi đến "ái tử thi", rồi tham nhũng trong y tế, rồi chất lượng giáo dục thấp, rồi bùng nổ bằng cấp (bầng thật chất lượng giả), rồi hội thảo khoa học kém chất lượng (chỉ toàn nêu hiện trạng, không có giải pháp, và ... giống giống nhau, và thậm chí ... chép của người khác, không trích nguồn vv và vv). Rồi vàng lên đô lên, xăng lên, rồi Biển Đông ... Và tâm trạng của tôi thì chuyển từ buồn sang phẫn nộ, rồi sau đó là tê tái, và ... trơ - vì không còn cảm xúc được nữa!
Nhưng hôm nay thì tôi vui. Vui là vì vẫn còn ở trên đất nước này những thầy giáo, những trí thức, lặng lẽ góp sức vào việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn trên đất nước này. Bằng những việc làm cụ thể. Nho nhỏ thôi, nhưng tích cực, mỗi người một việc, ngay tại ví trí công tác của mình. Nói như một người bạn mà tôi đã quen được trên mạng, qua các trao đổi trên blog (vâng, cũng là blog), thì đó là những con tằm lặng lẽ nhả tơ ...
Vâng. Tôi vẫn luôn tin vào câu: Thà thắp lên một ngọn nến nhỏ, còn hơn ngồi nguồn rủa bóng tối. Mỗi người một tay, chúng ta hãy cùng nhau thắp hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu ngọn nến nhỏ trên quê hưong này nhé.
Demystifying Dissertation Writing - Rick Reis
Bài viết này nhằm giúp các giảng viên và sinh viên đang trong giai đoạn làm luận văn tốt nghiệp có thể tránh được những sai lầm, giảm thiểu khó khăn, để hoàn thành luận văn đúng thời hạn và có kết quả tốt. Những phần đáng chú ý trong bài viết đã được in đậm
--
Nguồn: quên chưa ghi lại, sẽ cung cấp sau!
Demystifying Dissertation Writing
A win-win. That is what I am proposing: a win-win. Far too many doctoral students leave graduate programs without completing their dissertations. Latest estimates put the number at just under 50%, with the humanities and the social sciences having higher attrition rates than the STEM (science, technology, engineering, and mathematics) fields. Faculty members are juggling jobs already overflowing with teaching, scholarship, research, service, and advising. And at a time when doctoral students may be most in need of support from and access to dissertation advisers and when the camaraderie of courses has passed, newly graduated Ph.D.s reported that their advisers were least available to them during the dissertation preparation and dissertation defense phases. So what is the solution? Or at least a solution?
I propose that all doctoral programs offer structured writing seminars. I do not mean research seminars or pro-seminars, where faculty members present their research. Although these are great professional development activities, they do not directly help students write and finish a dissertation. Nor am I talking about seminars focused on research or methodology, where students can discuss and conduct their dissertation research as part of the seminar. I am talking about seminars that focus on the writing process. On how to take useful notes, to prepare functional outlines that include references, to sit down every day and put fingers to the keyboard, to overcome writer's block, to revise adequately, and to know when to stop. I am talking about seminars that teach habits of fluent writing.
When I was a graduate student, I excelled in my courses. I was required to take two years of grueling coursework on psychological theories, research methodologies, and statistical methods. Although I excelled in my courses, I was still at risk for being ABD (all-but-dissertation) because I had no idea how to write a 100+ page manuscript about a self-directed research project. I could pull off writing course-length papers, but the dissertation was a whole different matter.
I was fortunate in that I met Robert Boice, an expert on academic writing and faculty development, and he agreed to facilitate a writing seminar for me and a group of graduate students. He also agreed to advise one last doctoral student before he retired, and that last doctoral student was me. Through him, I learned how to take notes in a way where I kept the purpose in mind, that is, using and citing the research to support my argument; I learned how to write in what he called "brief daily sessions" and give up my practice of writing only when I had ridiculously large blocks of time (and often an impending deadline); I learned how to turn off my internal critic and overcome my penchant for procrastination. Had I not met him, I may have completed my dissertation, but I truly fear that I may not have.
Because of my experience, I have spent the past fifteen years offering writing workshops and seminars to doctoral students and new faculty members and provided writing coaching to quite a number of academics. While teaching a dissertation writing seminar at the University of Vermont, I tried various writing books as required reading. Many of them are very good. But none of them served my purpose for the course. I wanted a book that emphasized the importance of working within a group setting and of sharing outlines and drafts, encouragement and accountability. So, I wrote it. Or at least I wrote outlines for each class. Then, when I taught the seminar the next year, I expanded and revised the outlines, and revised them again the following year. Before I realized it, I had written a book that could serve as the central text for a dissertation writing or proposal writing seminar or could be used by a group of students who informally met to support each other as they wrote their dissertations.
My book, Demystifying Dissertation Writing: A Streamlined Process from Choice of Topic to Final Text is practical, motivational, and yes, even at times comical. I address the nuts-and-bolts of writing a dissertation. I write at length about the importance of prewriting and how prewriting is the best antidote for writer's block. I provide explicit guides on how to use bibliographic programs to take useful notes and then sort and play around with the notes as you organize your dissertation. The book is focused on students in the humanities and social sciences, not because doctoral students in the STEM fields couldn't find a book like this useful, but because the context of working on the dissertation is different. Often students in the STEM fields have ready-made social support in the forms of more advanced doctoral students and post-docs who work in their lab. Also, advisers may be more available as they have a vested interest in and an investment in (often in the form of grant support) the research their students are conducting since often the students are working on one aspect of a STEM adviser's program of research. While this situation does occur in the humanities and social sciences, it is far less common.
In Demystifying Dissertation Writing, not only do I teach writing techniques and habits of fluent writing, I also provide tips to doctoral students on how to work with their doctoral advisers. Among other suggestions, I coach them on how to prepare for meetings with advisers and how to use their advisers' time wisely. For instance, I suggest that when students submit either a chapter or their whole dissertation to their advisers for review, they also include an outline of their whole dissertation. I write:
By including the outline, you provide your adviser with a quick refresher on your project. It will also provide him or her with an efficient way to assess your progress. Remember that you are working on one dissertation while your dissertation adviser may be advising numerous students, along with working on his or her own writing projects, teaching courses, presenting at conferences, and serving on committees. Make it as easy as possible for your dissertation adviser to provide you with useful feedback and to think you are making great progress.
When I taught my seminar, the students got a "win." While I did not research this rigorously, I do know that the students who took my course tended to graduate six months to a year prior to the members of their cohort who did not take a structured writing course. Plus, I worked with many students who had been unengaged with their dissertations for a few years and they admitted they would have remained ABD had they not taken a structured writing seminar. Since I have been in graduate school, many more programs are offering writing seminars, and for this I am thrilled. And from exchanging anecdotal evidence, many of the faculty members in these programs state the same thing: The students finish quicker (that is, with reduced time-to-degrees) and more of them complete their degrees (that is, with reduced attrition rates).
Along with the students, the faculty members get a "win." As I mentioned earlier, faculty members have plenty on their plates. The demands of an academic job only seem to be increasing; especially during the current economic downturn, the external resources and supports seem to be decreasing. The many faculty members that I know really enjoy advising doctoral students. They find it stimulating and fun to interact with doctoral students on new projects and research. Although, many of them have confided in me that they just don't know what to do when they have a student who struggles with the writing process and misses writing deadlines, as many doctoral students do. So, when I started teaching my dissertation writing seminar at UVM, I was pleasantly surprised when the faculty members who were advising doctoral students made a point of contacting me to thank me for offering the seminar. They told me how much it was helping their students. They also shared that they were freed up to provide advice and direction on the dissertation topic and the methodology without also having to be a writing coach.
I would say that the faculty members who lead a writing seminar get an even bigger win. I wrote my book to help students with their writing and to facilitate the offering of such seminars. You can develop a seminar around the ten chapters in the book. Plus, if you decide to teach a dissertation writing seminar, I can assure you that it will be one of your favorite courses. The students are highly motivated to make progress on their dissertations. You get to learn from students passionate about their dissertation topics. They learn from one another and you will get to learn from them. The nature of the course seems to foster a spirit of collegiality and shared mission, with plenty of opportunities for good-natured ribbing and comic relief.
Ah yes, and the university benefits. Students are becoming increasingly savvy about choosing graduate programs. In addition, organizations are encouraging programs to publish time-to-degrees and attrition/completion rates. While I have never seen a research project addressing the outcomes associated with programs offering structured writing seminars (hum, a possible dissertation topic??), the anecdotal evidence weights heavily toward showing that students graduate more quickly and more of them graduate. So the university gains a "win" also. I am hoping that more doctoral programs will begin sponsoring dissertation writing seminars. Eventually, I am hoping that every program offers such a seminar. So, I guess I don't see it as a win-win after all. Rather I view it as a win-win-win for the students, the faculty members, and the university.
References
Gravois, J. (2007, July 27,). In humanities, 10 years may not be enough to get a Ph.D. The Chronicle of Higher Education, pp. A1 & A9-10,
Jaschik, S. (2007, July 13). Why and when Ph.D. students finish. Inside Higher Education. Retrieved from http://www.insidehighered.com/news/2007/07/17/phd.
--
Nguồn: quên chưa ghi lại, sẽ cung cấp sau!
Demystifying Dissertation Writing
A win-win. That is what I am proposing: a win-win. Far too many doctoral students leave graduate programs without completing their dissertations. Latest estimates put the number at just under 50%, with the humanities and the social sciences having higher attrition rates than the STEM (science, technology, engineering, and mathematics) fields. Faculty members are juggling jobs already overflowing with teaching, scholarship, research, service, and advising. And at a time when doctoral students may be most in need of support from and access to dissertation advisers and when the camaraderie of courses has passed, newly graduated Ph.D.s reported that their advisers were least available to them during the dissertation preparation and dissertation defense phases. So what is the solution? Or at least a solution?
I propose that all doctoral programs offer structured writing seminars. I do not mean research seminars or pro-seminars, where faculty members present their research. Although these are great professional development activities, they do not directly help students write and finish a dissertation. Nor am I talking about seminars focused on research or methodology, where students can discuss and conduct their dissertation research as part of the seminar. I am talking about seminars that focus on the writing process. On how to take useful notes, to prepare functional outlines that include references, to sit down every day and put fingers to the keyboard, to overcome writer's block, to revise adequately, and to know when to stop. I am talking about seminars that teach habits of fluent writing.
When I was a graduate student, I excelled in my courses. I was required to take two years of grueling coursework on psychological theories, research methodologies, and statistical methods. Although I excelled in my courses, I was still at risk for being ABD (all-but-dissertation) because I had no idea how to write a 100+ page manuscript about a self-directed research project. I could pull off writing course-length papers, but the dissertation was a whole different matter.
I was fortunate in that I met Robert Boice, an expert on academic writing and faculty development, and he agreed to facilitate a writing seminar for me and a group of graduate students. He also agreed to advise one last doctoral student before he retired, and that last doctoral student was me. Through him, I learned how to take notes in a way where I kept the purpose in mind, that is, using and citing the research to support my argument; I learned how to write in what he called "brief daily sessions" and give up my practice of writing only when I had ridiculously large blocks of time (and often an impending deadline); I learned how to turn off my internal critic and overcome my penchant for procrastination. Had I not met him, I may have completed my dissertation, but I truly fear that I may not have.
Because of my experience, I have spent the past fifteen years offering writing workshops and seminars to doctoral students and new faculty members and provided writing coaching to quite a number of academics. While teaching a dissertation writing seminar at the University of Vermont, I tried various writing books as required reading. Many of them are very good. But none of them served my purpose for the course. I wanted a book that emphasized the importance of working within a group setting and of sharing outlines and drafts, encouragement and accountability. So, I wrote it. Or at least I wrote outlines for each class. Then, when I taught the seminar the next year, I expanded and revised the outlines, and revised them again the following year. Before I realized it, I had written a book that could serve as the central text for a dissertation writing or proposal writing seminar or could be used by a group of students who informally met to support each other as they wrote their dissertations.
My book, Demystifying Dissertation Writing: A Streamlined Process from Choice of Topic to Final Text is practical, motivational, and yes, even at times comical. I address the nuts-and-bolts of writing a dissertation. I write at length about the importance of prewriting and how prewriting is the best antidote for writer's block. I provide explicit guides on how to use bibliographic programs to take useful notes and then sort and play around with the notes as you organize your dissertation. The book is focused on students in the humanities and social sciences, not because doctoral students in the STEM fields couldn't find a book like this useful, but because the context of working on the dissertation is different. Often students in the STEM fields have ready-made social support in the forms of more advanced doctoral students and post-docs who work in their lab. Also, advisers may be more available as they have a vested interest in and an investment in (often in the form of grant support) the research their students are conducting since often the students are working on one aspect of a STEM adviser's program of research. While this situation does occur in the humanities and social sciences, it is far less common.
In Demystifying Dissertation Writing, not only do I teach writing techniques and habits of fluent writing, I also provide tips to doctoral students on how to work with their doctoral advisers. Among other suggestions, I coach them on how to prepare for meetings with advisers and how to use their advisers' time wisely. For instance, I suggest that when students submit either a chapter or their whole dissertation to their advisers for review, they also include an outline of their whole dissertation. I write:
By including the outline, you provide your adviser with a quick refresher on your project. It will also provide him or her with an efficient way to assess your progress. Remember that you are working on one dissertation while your dissertation adviser may be advising numerous students, along with working on his or her own writing projects, teaching courses, presenting at conferences, and serving on committees. Make it as easy as possible for your dissertation adviser to provide you with useful feedback and to think you are making great progress.
When I taught my seminar, the students got a "win." While I did not research this rigorously, I do know that the students who took my course tended to graduate six months to a year prior to the members of their cohort who did not take a structured writing course. Plus, I worked with many students who had been unengaged with their dissertations for a few years and they admitted they would have remained ABD had they not taken a structured writing seminar. Since I have been in graduate school, many more programs are offering writing seminars, and for this I am thrilled. And from exchanging anecdotal evidence, many of the faculty members in these programs state the same thing: The students finish quicker (that is, with reduced time-to-degrees) and more of them complete their degrees (that is, with reduced attrition rates).
Along with the students, the faculty members get a "win." As I mentioned earlier, faculty members have plenty on their plates. The demands of an academic job only seem to be increasing; especially during the current economic downturn, the external resources and supports seem to be decreasing. The many faculty members that I know really enjoy advising doctoral students. They find it stimulating and fun to interact with doctoral students on new projects and research. Although, many of them have confided in me that they just don't know what to do when they have a student who struggles with the writing process and misses writing deadlines, as many doctoral students do. So, when I started teaching my dissertation writing seminar at UVM, I was pleasantly surprised when the faculty members who were advising doctoral students made a point of contacting me to thank me for offering the seminar. They told me how much it was helping their students. They also shared that they were freed up to provide advice and direction on the dissertation topic and the methodology without also having to be a writing coach.
I would say that the faculty members who lead a writing seminar get an even bigger win. I wrote my book to help students with their writing and to facilitate the offering of such seminars. You can develop a seminar around the ten chapters in the book. Plus, if you decide to teach a dissertation writing seminar, I can assure you that it will be one of your favorite courses. The students are highly motivated to make progress on their dissertations. You get to learn from students passionate about their dissertation topics. They learn from one another and you will get to learn from them. The nature of the course seems to foster a spirit of collegiality and shared mission, with plenty of opportunities for good-natured ribbing and comic relief.
Ah yes, and the university benefits. Students are becoming increasingly savvy about choosing graduate programs. In addition, organizations are encouraging programs to publish time-to-degrees and attrition/completion rates. While I have never seen a research project addressing the outcomes associated with programs offering structured writing seminars (hum, a possible dissertation topic??), the anecdotal evidence weights heavily toward showing that students graduate more quickly and more of them graduate. So the university gains a "win" also. I am hoping that more doctoral programs will begin sponsoring dissertation writing seminars. Eventually, I am hoping that every program offers such a seminar. So, I guess I don't see it as a win-win after all. Rather I view it as a win-win-win for the students, the faculty members, and the university.
References
Gravois, J. (2007, July 27,). In humanities, 10 years may not be enough to get a Ph.D. The Chronicle of Higher Education, pp. A1 & A9-10,
Jaschik, S. (2007, July 13). Why and when Ph.D. students finish. Inside Higher Education. Retrieved from http://www.insidehighered.com/news/2007/07/17/phd.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)