Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Lại nói chuyện dịch: Ontology, epistemology, methodology, phenomenology, research paradigm, and other terms

Gửi các bạn sinh viên cao học của tôi

Mấy từ tôi mới viết ra là những từ mà một sinh viên cao học nào (well, ít ra trong lãnh vực social sciences and humanities) cũng sẽ gặp khi đọc tài liệu bằng tiếng Anh về phương pháp nghiên cứu khoa học. Nó cũng là những từ mà GS Fran Hoffmann đưa vào list vocabulary mà bà ấy dạy cho lớp Nghiên cứu khoa học mà tôi đang tổ chức tại ĐHQG.

Và chắc chắn là những từ này rất là threatening đối với sinh viên! Nên để cho nó student-friendly (!), trước hết là phải dịch nó ra tiếng Việt. Vây thì đây, dịch theo những cái tôi đã biết (cũng chẳng rõ học từ đâu, vì đa số là tự học mà!):

Ontology = bản thể luận;
Epistemology = nhận thức luận (có nơi gọi là khoa học luận)
Methodology = phương pháp luận
Phenomenology = hiện tượng học
Research paradigm = mô thức nghiên cứu


Nhưng tất nhiên dịch xong thì ... vẫn như không, vì vẫn chưa hiểu những bản thể luận, nhận thức luận, hiện tượng học, mô thức nghiên cứu ấy nó là cái gì. Vậy thì xin đọc bằng tiếng Anh tại đây.

Link: http://www.ul.edu.lb/fthm/papers/3rd%20Axis/Methodology%20greece.doc

Nếu vẫn không hiểu, có thể đọc bằng tiếng Việt, đã được viết cho người bình dân (!), ở đây. Link: http://bshohai.blogspot.com/2009/12/noi-chuyen-triet-hoc-cua-nguoi-ngoai-ao_12.html

Còn dưới đây thì xin cung cấp thêm một vài phần trích dịch từ bài viết bằng tiếng Anh mà tôi cho là đã rất rõ ràng dễ hiểu lắm rồi, nếu không hiểu có lẽ là do nhai chưa kỹ, cố gắng nhai rồi sẽ thấy nó ngon các bạn ạ!

Đây:
Abstract
There is a great number of issues related to the philosophical design and methodological approach that the researcher has to take into consideration beginning a research [...]. The nature of reality and the nature of knowledge have significant impacts in the research design. Such philosophical issues need to be addressed explicitly since they shape the choice of research instruments.

Tóm tắt
Có khá nhiều vấn đề liên quan đến khía cạnh triết lý của thiết kế và cách tiếp cận về phương pháp luận mà một nhà nghiên cứu cần phải quan tâm trước khi bắt đầu một đề tài nghiên cứu [...]. Bản chất của hiện thực và bản chất của tri thức có ảnh hưởng lớn đến thiết kế nghiên cứu. Những vấn đề triết học như vậy cần được đề cập đến một cách tường minh vì chúng sẽ quyết định việc lựa chọn công cụ nghiên cứu.


(đọc xong, chẳng hiểu gì hết phải không các bạn?)

Vậy thì tiếp nữa:
According to Denzin and Lincoln (1994), paradigm is the basic set of beliefs that guide action that can be viewed as consisting of three main elements: ontology, epistemology and methodology.

Theo Denzin và Lincoln (1994), mô thức là một bộ các niềm tin hướng dẫn hành động mà ta có thể xem là bao gồm 3 yếu tố: bản thể luận, nhận thức luận, và phương pháp luận.

Epistemology refers to the question of how we know the world. It looks at the relationship between the inquirer and what can be known by direct observation at the external world to uncover knowledge or when the observer and the subject of inquiry must interact to create knowledge.

Nhận thức luận nói về việc chúng ta hiểu biết thế giới này bằng cách nào. Nó nhìn vào mối liên hệ giữa người nghiên cứu và cái mà người đó có thể biết được thông qua quan sát trực tiếp thế giới bên ngoài để khám phá ra tri thức, hay khi người quan sát phải tương tác với khách thể nghiên cứu để tạo ra tri thức.

(Phần trên là dịch chữ, word-for-word translation, khó hiểu quá phải không. Xin dịch lại ra ngôn ngữ bình dân cho dễ hiểu:

Nhận thức luận là một quan điểm giúp ta trả lời câu hỏi "làm sao mình biết được điều đó?". Có phải chỉ cần quan sát rồi sẽ biết, hay là phải tương tác với nó rồi mới biết?

Chẳng hạn, để trả lời câu hỏi "anh ấy có yêu mình không?", có cô gái sẽ tin rằng "cứ chờ xem đến ngày sinh nhật của mình anh ấy có tặng hoa không, đi chơi chung anh ấy có trả tiền không, anh ấy có chiều mình không" là biết ngay. Còn có cô thì tin rằng những cái ấy chỉ là làm màu mà thôi, chưa thể biết được, phải "sống lâu mới biết đêm dài"! Đại khái thế.)


Tạm thời thế. Sẽ viết tiếp cho các bạn sau nhé, bây giờ bắt đọc nữa chắc là hết "dzô" rồi!
--

Viết tiếp một chút:

Về từ paradigm, nếu dịch là "mô thức" thì có lẽ chưa tốt lắm (các bạn xem comment của BS Hồ Hải bên dưới), nên có lẽ sẽ nghĩ lại. Một từ khác đã được dùng để dịch paradigm là hệ thuyết; từ này có vẻ rõ nghĩa hơn (hệ thuyết = hệ thống lý thuyết), nhưng "hệ thuyết nghiên cứu" nghe "hàn lâm, kinh viện", tối tăm quá. Tôi đang nghĩ đến từ "trường phái nghiên cứu", không biết dùng ở đây có phù hợp không (trong tiếng Anh, "trường phái" được dịch là "school").

Sẽ nghĩ thêm. Chân lý là một cuộc hành trình bất tận. Nên cô PA viết sách mãi có bao giờ xong đâu ;-). Công trình nào cũng thành Cầu Giần Xây hết (tức là xây dần dần ấy các bạn ạ - cái này là ông xã tôi nói đấy!)

13 nhận xét:

  1. Research Paradigm dịch là mô hình nghiên cứu chị ạ. Mô hình nghiên cứu nó là tập hợp con của phương pháp nghiên cứu (Methodology). Vì trong phương pháp nghiên cứu nó gồm có:
    1. Phương pháp xác suất thống kê cho nghiên cứu. Loại nghiên cứu.
    2. Mô hình nghiên cứu. Trong mô hình nghiên cứu có tạo mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu nghiên cứu. Số lượng đối tượng để nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu.

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bác. Có lẽ dịch như bác dễ nghe hơn, và phù hợp hơn với ngôn ngữ NCKH của VN.

    Tôi dịch paradigm là "mô thức" vì tôi tránh dùng từ "mô hình" vốn hay được dùng để dịch từ "model" của tiếng Anh, và theo tôi hiểu (từ nghĩa tiếng Anh) thì model là một kiểu cụ thể, còn paradigm nó là một hệ thống tổng quát bao gồm nhiều yếu tố ở trong. Tôi sẽ nghĩ thêm, bác ạ.

    Nhưng mà con đường dẫn đến chân lý khoa học, theo tôi, là tự do và độc lập tư duy, thử và sai, và tranh luận công khai, như thế này, phải không thưa bác?

    Trả lờiXóa
  3. Không biết cái BS HH này đọc bao nhiêu sách về nghiên cứu mà phán như vậy. Research Paradigm sao gọi là tập hợp con của Methodology? Một người làm nghiên cứu chọn cho mình một paradigm phù hợp để làm nền tảng cho toàn bộ nghiên cứu của mình cũng như lấy nó làm lăng kính để hiểu bản chất của vấn đề nghiên cứu. Nó là tập hợp MẸ.
    Ngoài ra hiểu Methodology nhầm lẫn với Methods như BS H cũng cần cần thận trọng. Methodology không phải là Methods trong cách hiểu của giới học thuật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. giai thich the nay de hieu hon, minh dang confuse sao lai tap hop con, trong khi paradigm gom co 3 yeu to: ontology, epistemology va methodology. Cam on bac! va em cung dong y la Methodology va Methods can phai duoc phan biet.

      Xóa
  4. paradigm cung co the hieu nom na nhu research process??

    Trả lờiXóa
  5. Paradigm co hai loai chinh: positivist and interpretivist
    Thong thuong positivist paradigm bat dau tu theory - hypothesis-observation-theory. At the theory stage, co the generalisation ra Law or The Truth. Thuong Ap dung cho Quantitative

    Trả lờiXóa
  6. Chao C Phuong Anh
    C co the cho e xin email cua C duoc khg??
    E dang hoc master tai Uc va dang lam bai tap ve mon NCKH ve summary and critique the artical. E nho C giai thich giup e the nao la paradigm assumptions in the research.
    Cam on C nhieu

    Trả lờiXóa
  7. Paradigm dịch là trường phái mình nghĩ là ổn, nhưng cần hiểu cho đủ nghĩa là trường phái triết học trong cách tiếp cận của một nghiên cứu, dịch đúng tiếng Việt thì hơi dài dòng.
    Các Paradigm trong nghiên cứu cứ tranh luận bất tận mấy trăm năm chưa ai có thể thống nhất được và khi tranh luận người ta điều chỉ ra những hạn chế nhất định tồn tại trong mỗi paradigm, do đó cần phải "rào" nó lại bởi các assumptions. Nghĩa là tôi chỉ nói điều này trong một giới hạn suy diễn nhất định.
    Khi đọc một nghiên cứu khoa học (phản biện)chúng ta phải đọc được nghiên cứu này được tiếp cận theo research paradigm nào từ đó mới đánh giá được mức độ đúng đắn (rigor) của nghiên cứu đó, vì mỗi research paradigm sẽ có một văn hóa nghiên cứu khác nhau. Đây là một vấn đề thường gây tranh cải trong các hội đồng đánh giá luận văn, cho nên mới có chuyện người cho 10, người cho 4 là vậy.
    Nghiên cứu khoa học như theo đạo vậy, bạn phải chọn cho mình một research paradigm mà mình ủng hộ, từ đó bạn sẽ tìm được những người đồng quan điểm để chia sẽ.

    Một điều chia sẽ nữa, về việc dịch chữ school từ trước giờ mình hay dịch là trường phái là không ổn. Ở gốc độ ngôn ngữ nói và lịch sử, từ school thường được dùng như tiếng lóng để ám chỉ một hệ thống quan điểm về 1 vấn đề nào đó được sự ủng hộ của một nhóm các nhà khoa học cùng làm việc trong 1 trường đại học nào đó (họ cùng 1 quan điểm nên thường gom lại 1 nơi nào đó để dể bề thảo luận), ví dụ trong kinh tế học có Chicago School - mình hay dịch là trường phái Chicago, chứ dịch một cách sát nghĩa phải là "phe Chicago", nhưng từ phe trong văn hóa Việt nghe không được tích cực lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. The thi cuoi cung "school" nen duoc dich sang Tieng Viet la gi ha bac?

      Xóa
  8. Cảm ơn Các anh các chị , các cô các chú đã viết và tranh luận về những vấn đề như này, em học Greenwnich University và hiện đang làm luận văn cuối khóa, đọc cũng thông ra nhiều. Em cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  9. Cô đã cứu vớt em khỏi bóng tối mịt mù. Cảm ơn cô nhiều lắm XD

    Trả lờiXóa
  10. Phần này đúng lý thuyết em đang học research design, xin mạo muộn đong góp.

    Research paradigm dịch là "trường phái nghiên cứu là hợp lý". Research paradigm gồm có 3 trường phái chính positivist, interpretive và constructionist. 3 trường phái trên con có một số tên khác: positivism= naturalistic hoặc objectivist, interpretive = impressionist= subjectivist, constructivist = post modern. Các trường phái này khác nhau. Có sự khác nhau này là do 3 yếu tố quyết định:
    1. ontology: bản thể luận, cách quan niệm chủ quan của nhà nghiên cứu về thực tế, hiện tượng
    2. episemology: nhận thức luận: quan điểm của nhà nghiên cứu về cách nắm bắt được thực tế, hiện tượng
    3. Methodology: phương pháp luận: lý thuyết cách bước tiến hành của nhà nghiên cứu nhằm nắm rõ bản chấtcủa thực tế, hiện tượng.
    - Mỗi trường phái nghiên cứu có điểm mạnh va yếu riêng. Ví dụ, trường phái positivism dùng các phương pháp đo đạc của khoa học tự nhiên (natural science) để tiếp cận thực tế hiện tượng (quanlitative). Ngược lại, trương phái interpretive dùng phương pháp miêu tả hiện tượng thuần túy (quantitative). Cuối cùng, constructionist, tập trung miêu tả cơ chế hoạt động ngầm dưới các thực tế hiện trượng, (social, political, cultural...)
    - Methodology không phải là tập hợp mẹ (bao hàm trường phái nghiên cứu), mà ngược lại, nó nằm trong trường phái nghiên cứu.
    - Methodology vs Method. Methodology là miêu các phương pháp là nghiên cứu hiểu được bản chất của hiện tượng, thực tế. Methods là một trong những phương pháp cụ thể (nằm trong phần methodology) được nhà nghiên cứu sử dụng để nhận biết thực tế hiện tượng. methods gồm có là survey...

    Nếu có gì chưa đúng trong comment trên, mong thầy/cô góp ý ạ.

    Trả lờiXóa
  11. Paradigm, thuật ngữ chuyên dùng trong Triết Học, chỉ một hệ thống các tư tưởng - quan điểm - lập trường - luận lý (logics)khi tiến hành nghiên cứu khoa học, được Thomas Samuel Kuhn (1922-1926) nhà khoa học và nhà triết học Mỹ hay sử dụng khi nghiên cứu lịch sử triết học và các khoa học, Paradigm được giới Triết học tại Việt Nam dịch là Hệ Hình (Tư Tưởng) và sau đó được giới nghiên cứu ngôn ngữ học tại Việt Nam dùng để áp dụng nghiên cứu phân loại các ngôn ngữ loài người gọi là Hệ Hình Ngôn Ngữ (Linguistic Paradigm), Bùi Văn Nam Sơn cũng dùng thuật ngữ Paradigm trong tiếng Việt là Hệ Hình.
    Paradigm (Hệ Hình) là một phạm trù Triết Học gần với khái niệm Ý Thức Hệ Tư Tưởng (Ideology) trong Triết Học ám chỉ đến "Cấu Hình Tư Tưởng Chủ Đạo", trước thế kỷ 19 về trước, Triết Học được xem là "khoa học của các khoa học", nghiên cứu khoa học trước hết phải có "tư tưởng chủ đạo" là thuộc "hệ tư tưởng" nào, thuộc Duy Lý (Rationalism), Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm (Empiricism), Thực Chứng Luận (Positivism), Duy Tâm Luận (Idealism), Duy Vật Luận (Materialism), Duy Vật Biện Chứng Pháp (Dialectical Materialism), v.v...

    Trả lờiXóa