Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009

Đôi điều về Nhận thức luận (epistemology)

Nhận thức luận là gì?

Nhận thức luận, có nơi còn gọi là khoa học luận, theo tôi, có thể định nghĩa như thế này: Đây là một loại lý luận giúp ta trả lời câu hỏi "Làm sao ta biết được điều đó? Tri thức về điều đó có được bằng cách nào?"

Theo định nghĩa kể trên thì hiểu biết về nhận thức luận là một yêu cầu cơ bản của một người tự xem mình là một nhà khoa học. Vì như thế mới có thể phân biệt được đâu là tri thức thật, và đâu là tin đồn nhảm, hoặc mê tín.

Quan trọng như vậy, nhưng hầu như ở VN không có nơi nào dạy cái căn bản triết lý về nhận thức này cho sinh viên. Cần nói thêm, thật ra, ở các nước khác, không phải ai cũng hiểu những điều này; và lại càng không mong đợi ai cũng biết những thuật ngữ "ghê gớm" này. (Mà thật ra cũng đâu có mấy ai cần hiểu - cũng giống như chúng ta ai cũng đều sống trên trái đất này, với vũ trụ nọ, trăng sao kia, nhưng đâu phải ai cũng cần phải học thiên văn, hoặc địa vật lý - geophysics?)

Nhưng cái khác giữa VN và các nước là ở chỗ này: ai không biết thì thôi, mà ai biết, thì biết đến nơi đến chốn. Biết thì biết mình biết, mà không biết thì biết mình không biết (ấy là biết vậy!). Còn ở VN thì hình như ai cũng có vẻ biết (thì ai cũng được học thật nhiều cái gọi là triết học mà lại), mà thật ra thì hình như chẳng ai biết!

Vậy thì đây. Trước hết là nguồn để đọc về epistemology, đáng tin cậy (sorry nó bằng tiếng Anh).

Link: http://www.iep.utm.edu/category/m-and-e/epistemology/
Cập nhật T3.2014: http://www.iep.utm.edu/epistemo/
--
Dưới đây là một ít trích dịch, diễn giải của tôi, may ra có thể giúp mọi người hiểu thêm một chút về nó.

Epistemology is the study of knowledge. Epistemologists concern themselves with a number of tasks, which we might sort into two categories.

First, we must determine the nature of knowledge; that is, what does it mean to say that someone knows, or fails to know, something? This is a matter of understanding what knowledge is, and how to distinguish between cases in which someone knows something and cases in which someone does not know something. While there is some general agreement about some aspects of this issue, we shall see that this question is much more difficult than one might imagine.

Second, we must determine the extent of human knowledge; that is, how much do we, or can we, know? How can we use our reason, our senses, the testimony of others, and other resources to acquire knowledge? Are there limits to what we can know? For instance, are some things unknowable? Is it possible that we do not know nearly as much as we think we do? Should we have a legitimate worry about skepticism, the view that we do not or cannot know anything at all?

Nhận thức luận nhằm nghiên cứu về tri thức. Các câu hỏi đặt ra cho các "nhà nhận thức luận" có thể sắp xếp thành hai loại.

Trước hết, cần xác định bản chất của tri thức, hay nói cách khác, là làm sao biết ai đó có biết, hoặc không biết, một điều gì đó? Như vậy, ở đây cần có sự hiểu biết cái gì đáng được xem là tri thức, và làm thế nào để phân biệt giữa những người biết và những người không biết một điều gì đó. Mặc dù người ta có đồng ý với nhau một số điểm chung về một vài khía cạnh của vấn đề này, chúng ta sẽ thấy rằng đây là câu hỏi khó khăn hơn so là người ta tưởng.

Thứ hai, cần phải xác định mức độ kiến thức của con người; nói cách khác, chúng ta biết một điều gì đó tới đâu, hoặc thậm chí, chúng ta có khả năng nhận thức được điều đó hay không? Chúng ta có thể sử dụng ra sao trí tuệ, giác quan của chính mình, lời khai của người khác, và các nguồn lực khác để đạt được tri thức? Có giới hạn nào đối với những gì chúng ta có thể biết hay không? Ví dụ, có điều gì được xem là "bất khả tri" hay không? Hoặc, có thể nào chúng ta biết ít hơn như chúng ta tưởng hay không? Chúng ta có nên có một sự lo lắng chính đáng về chủ nghĩa hoài nghi, tức quan điểm rằng chúng ta không thể hoặc không biết gì cả, hay không?

--
Áp dụng nhận thức luận vào thực tế?
Hiện nay, có rất nhiều thứ chúng ta đang làm (với tư cách cả một dân tộc) mà hoàn toàn không dựa trên nhận thức luận. Một ví dụ nổi tiếng mà giờ đây ta đã có câu trả lời chính xác, đó là việc "xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa".

Tôi nhớ khi mới vào đại học, khi học chính trị và thảo luận chính trị (lúc ấy là năm 1978, năm mà việc cải tạo tư sản công thương nghiệp đang diễn ra, cùng một lúc với phong trào hợp tác hóa nông nghiệp), với tư cách lớp phó học tập tôi đã rất hăng hái "tuyên truyền" cho việc xây dựng một chủ nghĩa xã hội nơi không có người bóc lột người, mọi người vì mình mình vì mọi người, nơi bản chất là tốt đẹp (đương nhiên) còn nếu có gì chưa tốt thì nó chỉ là hiện tượng, vả lại, chúng ta đang xây dựng một xã hội chưa có tiền lệ trong lịch sử loài người nên những vấp váp, khó khăn đó cũng là dễ hiểu và hoàn toàn có thể chấp nhận được!

Để chỉ hơn 10 năm sau, năm 1989, chúng ta chứng kiến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu - lúc ấy, tôi đang ở Mỹ! Và đã được đọc, và xem trên TV, rất nhiều các cuộc phỏng vấn, các tranh luận và biện giải, về lý do sụp đổ của chủ nghĩa xã hội tại Đông Âu lúc ấy. Trên tinh thần của nhận thức luận, tôi tin rằng thế.

Bây giờ cũng vậy, có nhiều việc chúng ta đang làm mà hoàn toàn không dựa trên nhận thức luận. Ví dụ, làm sao biết đến năm 2020 chúng ta có thể có một trường đại học trong top 200 thế giới? Và làm sao biết điều đó có thể làm được theo cách làm hiện nay, đó là xây dựng 4 trường, trong đó có một trường ĐH Việt Đức đã bắt đầu hoạt động, 3 trường khác sẽ hoạt động vào năm sau, mỗi trường được đầu tư 100 triệu đô?

Vậy nên mọi việc phải bắt đầu từ đầu. Bằng cách học hành cho tử tế. Nghĩa là, người biết thì phải biết là mình biết, và người không biết thì biết mình không biết. Và, cái nào biết thì làm, cái nào không biết, và không thể biết, thì không nên thử! Và nhất là, đừng thí nghiệm trên con người, và trên cả dân tộc!

3 nhận xét:

  1. Bác chủ blog này có nhiều kiến thức khá uyên bác. Nhận xét rất sâu sắc có cơ sở.
    Mà cũng mạnh tay ghớm. Phục quá

    Trả lờiXóa
  2. Giờ đọc kỹ mới biết bác là phụ nữ mà văn khí sắc xảo khác người. Em rất thích tính cách của bác. Rất muốn được giao lưu và học hỏi bác đôi điều về nghiên cứu khoa học. Em đang học mấy môn liên quan đến nghiên cứu khoa học. Nhiều thuật ngữ đau đầu lắm. Mong chị chỉ bảo thêm. Cảm ơn bác nhiều.
    docaosang.com
    Em đang ở Úc 0452573199
    docaosang@gmail.com

    Trả lờiXóa
  3. Những anh chàng như Lưu Bị thì cần có Khổng Minh, Lưu Bang thì cần có Trương Lương, Hàn Tín. Cả hai loại người này khó nói ai quan trọng hơn. Hàn Tín mà không có Lưu Bang thì chỉ là thằng học trò ăn xin ở chợ. Lưu bang không có Hàn tín thì chỉ chuốc bại vong.
    Người trí mà luôn thắng thì sao Tỷ Can bị Đát kỷ giết hại? Người Nhân luôn được thì sao Bá Di,Thúc Tề phải chết trong núi?
    Nếu nhân nghĩa trí dũng có mà tất thắng thì sao Khổng Tử suýt chết đói ở Trần-Vệ?

    Tài trí các blogger như bác thật ghê gớm nhưng thiếu minh chủ. Mà bảo các bác lên làm minh chủ thì cầm chắc tự sát.

    Cho nên xưa mới có câu:
    "Tìm đường về Hán không xong
    Sang Tần thiv việc đã không nên rồi
    Bể Hồ chìm nổi đôi nơi
    Cho người tráng sỹ ra người cuồng ngông"
    docaosang@gmail.com

    Trả lờiXóa