Hôm nay nhận được mấy cuốn sách mới mua qua amazon. Đọc cuốn Significant Learning Experiences, phần nói về thinking (tư duy) hay quá nên ghi lại đây cho khỏi quên.
Nhân tiện, đọc xong thì thấy rằng mình có 2 loại tư duy đầu khá tốt, nhưng có vẻ hơi kém loại tư duy thứ ba, nên sao thấy cho đến nay vẫn còn vất vả, vật vã quá trong cuộc sống này!
Lại nghĩ thêm, có lẽ đào tạo nhà kinh doanh, nhà quản lý, và lãnh đạo thì phải chú trọng vào loại tư duy thứ ba, nhưng hình như ở VN người ta không ý thức được việc này, mà chỉ chú ý đào tạo loại người có tư duy loại 1 và loại 2 thôi? Nên chỉ có nhà khoa học, và nghệ sĩ, nhưng không có nhà kinh doanh giỏi (chụp giật thì có), nhà quản lý giỏi, và nhất là, nhà lãnh đạo giỏi. Nên bây giờ dân mình, nước mình cũng ... vật vã, giống mình!
---
Ba loại tư duy theo phân loại của Robert Sternberg (1989)
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc học tập ở bậc đại học là rèn luyện tư duy. Khi yêu cầu bất kỳ một giảng viên nào liệt kê các mục tiêu giáo dục của một môn học, thế nào ta cũng bắt gặp một mục tiêu chung, đó là “giúp sinh viên phát triển/ rèn luyện tư duy”. Tuy nhiên, dường như mỗi giảng viên lại có một cách hiểu riêng về thế nào là tư duy.
Tác giả L. Dee Fink trong cuốn sách Creating Significant Learning Experiences (Jossey-Bass, CA, 2003: 39-42) đã chọn cách phân loại “3 ngôi” về tư duy của Robert Sternberg (1989) để giải thích sự khác biệt trong các định nghĩa về tư duy của các tác giả khác nhau. Theo Sternberg, tư duy bao gồm 3 loại chính: tư duy phản biện (critical thinking), tư duy sáng tạo (creative thinking), và tư duy thực tiễn (practical thinking). Sự khác biệt của 3 loại tư duy này được mô tả dưới đây.
Theo quan điểm của Sternberg, tư duy phản biện, vốn là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong giáo dục đại học, bao gồm việc phân tích và phán đoán một vấn đề gì đó. Như vậy, để có thể tư duy phản biện thì điều cần thiết là phải có các chuẩn mực để phân tích và phán đoán.
Tư duy sáng tạo là loại tư duy được sử dụng khi ta tưởng tượng hoặc tạo ra một ý tưởng mới, một thiết kế mới, hay một sản phẩm mới; trong trường hợp này, tính “mới lạ” và “phù hợp với bối cảnh” là các yếu tố cực kỳ quan trọng.
Loại tư duy thứ ba, tư duy thực tiễn, cần thiết khi ta học cách sử dụng hay áp dụng một điều gì, như khi đang cố gắng giải quyết một vấn đề hay đưa ra một quyết định. Sản phẩm của loại tư duy này là một giải pháp hoặc một quyết định, và như thế yếu tố quan trọng nhất của loại tư duy này là tính hiệu quả của quyết định hoặc giải pháp. Trong đào tạo quản trị kinh doanh, việc sử dụng phương pháp điển cứu (case studies) chính là nhằm để phát triển loại tư duy này, bởi vì thông qua các trường hợp điển hình sinh viên có thể tập tành đưa ra các quyết định và giải quyết những vấn đề thực tế.
Theo tôi, nếu không có tư duy phản biện (tư duy tới hạn) thì 2 loại tư duy kia không thể có. Vì anh không có tư duy tới hạn thì trong tư duy của anh sẽ không tạo ra những mặt đối lập và mâu thuẩn của 1 sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống sinh động. Và như thế thì anh sẽ không có tư duy sáng tạo và tư duy thực tiễn. Nói 1 cách khác, tư duy sáng tạo và tư duy thực tiễn chỉ là tập hợp con trong tư duy phản biện. Nó nằm trong một tiến trình 5 sự kiện của tư duy tới hạn. Nên cách phân chia này chưa biện chứng.
Trả lờiXóaHôm nay, phó TBT báo Pháp Luật có phone cho tôi là trưa mai đến phòng khám của tôi để làm việc và ký kết hợp đồng cho viết bài cho báo Pháp luật TPHCM.
Chào Bác Hải,
Trả lờiXóaCám ơn phản hồi của bác. Trao đổi như thế này giúp thúc đẩy quá trình tư duy phải không bác.
Tôi nghĩ, tư duy phản biện theo định nghĩa của Sternberg hẹp hơn định nghĩa của bác, cho nên cần gọi loại tư duy mà bác nói đến bằng từ "tư duy tới hạn" thì có lẽ hợp hơn.
Chỉ là một suy nghĩ, một trao đổi trên con đường vô tận đến chân lý ...
PA
À quên, chúc mừng bác ký hợp đồng với báo Pháp Luật. Khi nhận nhuận bút tháng đầu tiên, bác mời anh em đi uống bia nhé ;-)
Trả lờiXóa(Có ngược lại với y đức không nhỉ. Tôi là bệnh nhân đấy nhé!!! Ở các nước tiên tiến, thầy giáo sợ sinh viên, bác sĩ sợ bệnh nhân, và chính quyền sợ dân. Vì họ yếu hơn, nên được pháp luật bảo vệ kỹ hơn!
Bác viết sao cho một ngày kia VN cũng được như thế nhé!)
PA
À, ông ấy còn có nhã ý xin bài này đăng lên báo hôm nay nữa chứ.
Trả lờiXóaThấy lo thiệt rồi đó. Tôi chỉ có yêu cầu, muốn lấy thì lấy, nhưng phải chèn đủ các link bài viết của tôi vào và kiểm duyệt làm sao cho tôi lhông bị trùm mền là tốt.
À, chị có thể dịch cuốn này rồi tự xuất bản kiếm tiền cũng được đấy. Theo qui luật đám đông thì ở Việt Nam mình mấy cuốn này lắm kẻ săn tìm để làm.
Trả lờiXóaCám ơn bác.
Trả lờiXóaTôi bị một cái sai lầm không sao sửa chữa được, đó là không làm theo đám đông bác ạ! :-(
Kính bác
Hay quá! Nhưng tư duy phản biện nên đổi thành tư duy phê phán sẽ chuẩn hơn về ngôn ngữ học và nội hàm của nó.
Trả lờiXóa