Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

Ái tử thi và đạo đức truyền thông?

Hôm nay đọc được trên blog của BS Hồ Hải comment của một vị (quên tên rồi) đang ở Nga, đòi công lý bảo vệ cho ông Lê Vân (và cả cậu con trai nhỏ của ông ấy) về những thiệt hại ông ấy đã bị do báo chí lôi việc của ông ấy ra bình loạn om xòm. Tò mò, lên blog của vị ấy đọc cả bài, thấy thú vị lắm, nhưng không làm được trong tình hình VN hiện nay (hèn gì mà Bác Hải bác ấy cắt mất!)

Quả thật, một việc như thế này nếu xảy ra ở các nước tư bản thối nát (!) thì có lẽ đã trở thành một case thú vị, thậm chí có thể xem là "béo bở" cho các luật sư, hẳn sẽ đề nghị ông Vân đem ra kiện (giúp thưa kiện trước, thắng mới lấy tiền), với phần thắng gần như chắc chắn (?) nằm về phía ông Vân, với một số tiền bồi thường kha khá.

Còn ở VN, khi luật lệ chưa rõ ràng, nền hành chính cũng chưa tốt, thì dường như cãi sao cũng được, ai cũng có phần đúng? Và trong trường hợp này một nhà báo như Kim Dung thì có lẽ cũng không hẳn là có lỗi, khi chỉ chân thành (!) biết gì nói đó, cũng chẳng qua là vì trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời (!) đến công chúng mà thôi! Sao lại trách được?

Trong khi đó, BS Phan Thị Vàng Anh lại "nhắm thẳng quân thù mà bắn" (xin lỗi BS Vàng Anh nhé, nói theo công thức, tầm chương trích cú là tật của bọn viết lách kiểu art như tôi, chứ ở đây tôi không muốn nói BS có thù oán gì với nhà báo Kim Dung đâu), thì khéo chính BS sẽ bị trách là tấn công cá nhân đấy. Trong khi, theo cách hiểu của tôi, dù BS có sơ hở gì trong câu chữ đi nữa, thì mục đích của BS là tỏ sự bất bình về sự thiếu hiểu biết về những tác hại (ngoài ý muốn) khi cung cấp thông tin cá nhân của người khác (đặc biệt là một thường dân, ít học và nghèo như ông Vân) trên mặt báo thôi.

Việc này phân xử như thế nào? Tôi nghĩ, muốn phán xử gì thì phải có chuẩn mực. Mà xã hội VN thì rất thiếu chuẩn mực, nên cái gì cũng ... xuề xòa cho xong, hoặc "chúng khẩu đồng từ ông sư cũng chết". Nên phải đi tìm, và đọc về đạo đức truyền thông.

Và tìm thấy cái này nên đưa vào đây để lưu cái đã. Đọc dần dần.

Tuy nhiên, cũng phải trích ở đây một đoạn để nhấn mạnh:

Slander and libel considerations
Reporting the truth is never libel, which makes accuracy very important.
Private persons have privacy rights that must be balanced against the public interest in reporting information about them. Public figures have fewer privacy rights in U.S. law, where reporters are immune from a civil case if they have reported without malice. In Canada, there is no such immunity; reports on public figures must be backed by facts.
Publishers vigorously defend libel lawsuits filed against their reporters, usually covered by libel insurance.



Tạm dịch một câu (in đậm trong đoạn trích):
Khi cung cấp thông tin cá nhân, [cần lưu ý rằng] cá nhân (tư nhân) có các quyền riêng tư nhưng phải cân bằng với lợi ích công.
Và, thú vị hơn:
Theo luật Mỹ, người của công chúng có ít quyền riêng tư hơn, trong trường hợp này các phóng viên được miễn trách nhiệm dân sự nếu họ đưa tin không vì tư thù.

(Tôi không có nghề luật, nên chỉ dịch tàm tạm để hiểu - nhưng bảo đảm là hiểu đúng - nếu dùng sai từ ngữ các bác nào biết xin chỉ bảo cho).

Vậy, nếu áp dụng luật Mỹ (vẫn biết VN không phải Mỹ) thì nhà báo Kim Dung có vẻ bị lỗi nặng hơn BS Phan Thị Vàng Anh nhiều, mặc dù BS Vàng Anh thì có vẻ bị xem là tấn công cá nhân (tấn công nhà báo Kim Dung), còn nhà báo Kim Dung thì có vẻ làm vì lợi ích công (khoác lên chiếc áo của cả 3 nhà gì đấy, như BS Vàng Anh nói?)

Ghi lại vài hàng suy nghĩ, chẳng qua là để luyện tư duy, không có mục đích gì khác. Vì tôi không biết cả 3 người được nêu tên ở đây: Ông Vân, BS Vàng Anh, và nhà báo Kim Dung.

Và theo tôi, nếu ai có chỗ nào sai (kể cả tôi), thì tốt nhất là ... nhận khuyết điểm và cải thiện đi, cho mau tiến bộ, các bác nhỉ?

13 nhận xét:

  1. Ơ, tôi có cắt gì đâu? PVD còm sao tôi để vậy mà?

    Trả lờiXóa
  2. Ồ, như thế thì bác chưa đọc bài toàn văn trên trang web của anh Điệp rồi. Bác vào link anh ấy gửi mà đọc!

    Kính bác

    PA

    Trả lờiXóa
  3. Cái đó thì PVD đã còm bên blog multicủa tôi rồi. Tôi nhờ anh ấy sang blogspot để còm và đưa link đấy.

    Tôi có cái còm phía dưới cái còm của chị bên blog của tôi để trả lời rồi đấy.

    Trả lờiXóa
  4. BS Hồ Hải không cắt gì cả . Do tôi không thể chép hết ý nên chỉ chép phần đầu , phần cuối và link . Hình như phần góp ý họ giới hạn khoảng 4000 từ gì đó nên chép cả bài không được .

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đã đọc ý kiến phản hồi của tác giả nhà báo Kim Dung và có cảm nghĩ tác giả Kim Dung đã có rất nhiều những điều không hợp lý trong các bài viết của mình , đó là
    1. Kim Dung viết : “Tôi viết bài về hiện tượng ông Lê Vân, xuất phát từ hai bài viết của phóng viên Vũ Trung “ thì những chi tiết quan trọng trong bài viết của phóng viên Vũ Trung rất rõ mà Kim Dung lại bỏ qua , đó là việc Vũ Trung ghi lại lời của ông Lê Vân : “Khi làm xong tượng, một mình tui giữa khuya âm thầm đào mộ vợ lên, bốc toàn bộ hài cốt đem về bỏ vô bức tượng.” và “ ôm tượng vợ ngủ ngon lành “trong bài “Gặp người ôm xác vợ gần 7 năm liền: và câu nói của ông Lê Vân: “Tui sống khác người. Tui không làm gì vi phạm pháp luật. Đó là chuyện riêng của tui…”. Trong bài “Ôm xác vợ 7 năm là chuyện riêng của tôi” Thì tôi thấy rằng báo chí của cả 2 nhà báo Vũ Trung và Kim Dung đều bất bình thường và đầy ác ý và mâu thuẫn vô lý . Ông Lê Vân bốc tòan bộ hài cốt về bỏ vào tượng thì mọi người lại phán ra là ôm xác (khác hòan tòan với hài cốt mà ông Lê Vân nói ) .Khi ông Lê Vân đã biết mình “sống khác người “ thì đây là 1 sự thật và chỉ có người không bị bệnh thần kinh mới thấy được điều đó , vì thực tế ông Lê Vân không thấy người nào ( có thể chưa biết , chưa nghe , chưa đọc ) có kiểu cách như ông. Cũng như ông Lê Vân “ không làm gì vi phạm pháp luật “ thì lại càng đúng luôn ,đến bây giờ mà cả chính quyền , công an , nhà báo , luật sư , chuyên gia còn lung túng không biết “xử lý” theo luật gì . càng chứng tỏ là ông Lê Vân tuy lớp 2 trường làng nhưng hơn hẳn 1 cái đầu để chừng chạc nói đúng , hoàn tòan tỉnh táo , ý thức được mọi việc và nói không mơ hồ chút nào . Những từ quy kết của KimDung cho ông Lê Vân như :” Ông Lê Vân cần được các cơ quan chức năng chuyên môn giải thích, vận động, tư vấn, chữa trị, và nhất là với cháu bé, con trai ông,” “có thể khẳng định ông Lê Vân có những sự lệch lạc về tâm lý, nhân cách, đến mức bệnh lý, chỉ ông ta không biết mình mắc bệnh mà thôi.. Đây là điều đáng trách KimDung khi cố tình lấy các dẫn chứng xa xôi để phục vụ cho mục đích của mình là tạo nên 1 hình ảnh xấu cho ông Lê Vân .
    2. Khi Kim Dung dung ý của ông TS Nguyễn văn Tuấn thì cũng giống như bám víu vào bong bóng để phản luận vì chính ông Nguyễn Văn Tuấn cũng chối bỏ sự thật về ông Lê Vân đem hài cốt vợ về và đã viết “Nhưng ở đây, ông Vân này lại bao bọc xác vợ bằng thạch cao và để trên giường ngủ cả 7 năm trời. Hành động của ông Vân này có thể nói là không bình thường….để giới thiệu phần “ái tử thi” của mình.

    Trả lờiXóa
  6. Theo cảm nhận của tôi thì có thể thông tin sát với thực tế trên Báo Pháp luật ngày 28-11-2009 . Đó là : “Gần nửa đêm một ngày đầu năm 2005, ông Vân tập kết dụng cụ đào xới rồi ra mộ vợ. Dù mộ được ốp đá rất chắc chắn nhưng ông vẫn kiên trì đào từng tí một. Khi đào được hơn 1 m thì bắt đầu thấy quan tài nhưng quan tài bị kẹp chặt giữa các tấm đá, rất khó để kéo lên. “Ban đầu bưng quan tài lên rất nặng nhưng khi luồn được dây thừng và nhấc được phần đầu lên thì rất nhẹ. Bình thường bốn, năm người mới kéo được nhưng lúc đó tui kéo lên khỏe re. Có lẽ bà ấy về phù hộ!” - ông Vân nhớ lại.
    Sau khi bẩy được quan tài, ông Vân dùng hai thân tre to đặt ngang miệng huyệt, dây thừng thắt vào thân tre và từ từ kéo lên từng tí một, đến 3 giờ sáng thì công việc hoàn thành. Ông tự tay làm sạch quan tài, hài cốt của vợ và treo hài cốt lơ lửng bên trong quan tài, rồi tự tay xây lại mộ mới. Mục đích theo ông Vân là để cho hài cốt được sạch và không còn hôi khi đưa về nhà. Sau đó, tự tay ông Vân làm lại mộ mới cho vợ để tránh người khác tò mò.

    Trả lờiXóa
  7. Những góp ý trên , tôi đã viết ở phần tham luận bài Ai ôm xác ? Đôi điều cẫn nói lại , nhưng chưa thấy hiện ra phần góp ý của mình .

    Trả lờiXóa
  8. Chào anh Điệp,

    Cám ơn anh đã chia sẻ. Tôi nghĩ, nếu anh đã gửi góp ý mà họ không đăng lên thì tức là họ đọc rồi, thấy rằng họ sai, nên lẳng lặng sửa. Thế là tốt rồi anh ạ.

    Mà cũng có thể là họ thấy họ đúng, nên không quan tâm đến ý kiến của anh. Trong trường hợp đó, BS Hải có lẽ đúng. Anh thử xem trên blog của bác ấy, phần trả lời còm của tôi (sau còm của anh).

    Bác Hải,
    Tôi đã đọc trả lời của bác rồi. Cám ơn bác.

    Hôm nào khác tôi sẽ viết (nếu có thời gian) về làm sao nhận ra báo lá cải (yellow journalism, hoặc tabloid journalism), bác ạ. Báo chí của mình bây giờ lá cải nhiều lắm. Có khi một cách hồn nhiên, vô ý thức. Một kiểu Gustave le Bon!!! (mới học được của bác, cũng phải nổ một chút, cho người ta sợ!!!);-)

    PA

    Trả lờiXóa
  9. Chào chị Phương Anh
    Cái kiếp của tôi sao nó cứ chạy lại chỗ đang tung hô để chọc giận họ . Vừa qua 1 lá thư đầy nhan văn của ông Đỗ Mạnh Trí cũng vậy . Thấy mọi người tán dương , còn mình thì lại chưa có cảm giác ấy , Chị PA thử xem tôi góp ý ( mà vần không thấy hiện ra góp ý của mình ) . Đó là góp ý với bài Lá thư gửi cho ông Lê Vân:Thư ngỏ của ông Đỗ manh Hải rất có ý nghĩa trong lúc này , tuy nhiên tôi thấy cần phải góp ý để giảm lược đi những chi tiết cá nhân , không thể áp dụng chung hay làm cơ sở để mong cầu người khác cũng dễ chấp nhận . Đây cũng là ý kiến cá nhân của tôi
    Chi tiết thứ 1 . Cháu Tuấn con ông Lê Vân không còn , không có tâm lý sợ hãi hình hài của mẹ mình như cháu Tuấn đã chia sẻ . Khi bà Sang mất , cháu Tuấn rất quý và nhớ mẹ cháu , rồi khi được người bố dỗ dành , cháu Tuấn hòan tòan gắn bó với hình hài của mẹ cháu . Cháu Tuấn nghĩ đó là người thân thương của cháu Tuấn , cho dù cháu biết dưới tấm mặt nạ là hộp sọ , xương cốt. Cháu bé nhà ông Đỗ Mạnh Hải có thể do mẹ cháu ốm yếu , không có thời gian chăm sóc và thực hiện các nguyện vọng sở thích của cháu , và cũng do quá nhỏ nên chưa có ý thức về người thân nên khi nhìn “hai hốc mắt tối buồn và buồn vô cảm” là đúng . Tình cảm xuất phát của cháu bé 3 tuổi không cảm nhận được tình thương của người me đau yếu khác với cháu tuấn 5-6 tuổi với người mẹ đột ngột ra đi đầy kỷ niệm . Thành ra những ý nát ma , dọa quỷ đưa cháu Tuấn về thời nhỏ là không có giá trị .

    Trả lờiXóa
  10. Chi tiết thứ 2 . Ông Lê Vân là người ý thức được mọi hành vi của mình hơn nhiều người khác qua các bằng chứng : Với trình độ thấp lớp 2 trường làng chưa đọc đủ các sách như người khác mà chỉ cảm nhận bằng lục phủ , ngũ tạng của mình để khẳng định : “Tui sống khác người. Tui không làm gì vi phạm pháp luật. Đó là chuyện riêng của tui…”. “ Linh hồn bà đó đã siêu thoát , còn đó chỉ là xác thôi” Cả 4 ý này đều đúng cả , chỉ có người minh mẫn hòan tòan mới thấy được điều đó . Xung quanh ông Lê Vân chưa ai sống như cách của ông . Sự việc đến nay cả chính quyền , công an , chuyên gia … còn lúng túng và không rõ ông Lê Vân phạm luật nào thì với trình độ lớp 2 đầy tự tin như ông quả là đáng khâm phục. Đó cũng là chuyện riêng vì theo như thông tin đăng lần đầu trên báo VNnet và Pháp luật khi biết tin thì ông Lê Vân nói rõ là ông chỉ tiến hành bốc mộ và xử lý xương cốt theo hiểu biết dân dã của ông . Khi đọc các lời của ông trên báo ngày đầu về việc đem hài cốt về nhà thì mọi người không thấy ông làm sai quy trình nào cả . Người có tiền thì thuê người đào mồ để bốc xương , ông Lê Vân làm được việc đó thì sao lại sai ? Con người có ý thức luôn trọng tình , trọng nghĩa và cẫn phải tôn vinh mọi hành vì có liên quan đến việc trọng tình , trọng nghĩa . Tôi không nghĩ là con người lại kém thân thiện như con chó Hachiko bên Nhật 10 năm hàng ngày ra nhà ga ngóng chờ người thân của mình và chết ở đó với hy vọng được nhìn thấy người thân . Cũng như những câu chuyện của các chú chó khi người nuôi nó nằm dứoi nấm mồ và hàng ngày chỉ biết quanh quẩn ở quanh mộ , bỏ ăn và chết .Tôi thấy ai muốn hướng dẫn gì đó cho ông Lê Vân thì hãy xem lại mình .
    Chi tiết 3 . Ông Đỗ Mạnh Trí viết ” Nhưng hình ảnh ông nằm ôm bức tượng thạch cao đựng hài cốt của người đã mất làm tôi thực sự hoảng sợ. Bởi có thể do người nằm trong bức tượng thạch cao kia (có thể coi đó là một cỗ áo quan hay là một chiếc tiểu sành ở một hình thức khác) không phải là người thân của tôi chăng?” Câu này đã được trả lời trước khi hỏi . Đôi khi , tôi nhìn rộng ra ngòai xã hội , Có những lúc tôi một mình trong chùa mà thấy cũng “lạnh” cả người , nhưng nghĩ rằng nhà sư , ông từ cũng “lạnh” như tôi thì chắc không nghĩ đúng chút nào .
    Đó là vài góp ý của tôi về lá thư của ông Đỗ mạnh Trí .

    Trả lờiXóa
  11. Tôi xin hiệu chính Đỗ Mạnh Trí là Đỗ Mạnh Hải

    Trả lờiXóa
  12. Anh Điệp thân,

    1. Phản đối ý kiến của những "quyền lực truyền thống" như nhà nước, nhà báo vv (trong trường hợp VN thì 2 cái này gần như trùng), dù đó là phản đối đúng, thường khó được chấp nhận lắm anh ạ! Cho nên anh đừng ngạc nhiên hoặc thất vọng gì. Vì "ở VN nó thế!"

    2. Biết đâu, báo vietnamnet đăng thư của ông Đỗ Mạnh Hải sau khi đã đọc ý kiến của nhiều người, trong đó có anh, để làm nhẹ đi những thiệt hại mà có thể có khi đăng bài viết của nhà báo Kim Dung chăng? Như thế, góp ý của anh cũng có tác dụng rồi đấy anh Điệp ạ! Kể cả lần này nữa!

    3. Tôi nghĩ, ở VN do ít có tư duy phê phán nên những tiếng nói trái chiều như anh sẽ khó được chấp nhận. Tôi cũng bị thế. Nhưng không có nghĩa là mình không nói phải không anh? Rồi dần dà mọi người cũng sẽ hiểu ra, và quan trọng hơn, là quen với việc có người nói khác với mình.

    Cám ơn anh đã chia sẻ, và chúc anh vui.

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã đăng trên trang của BS Hồ Hải, nhưng nay đem đăng thêm ở đây cho ... trọn tình trọn nghĩa ;-)
    --
    Thưa các bác,

    Vì tò mò, tôi đã tìm trên mạng để xem thử ở các nước họ sẽ làm gì trong trường hợp này, và tìm được câu trả lời dựa trên luật của Mỹ về quyền đối với thi hài của người thân. Nó ở đây.

    Link: http://www.answers.com/topic/dead-body-1

    Tôi xin tóm tắt vài ý:
    - Thi hài của người quá cố thuộc quyền định đoạt của người thân theo hàng gần nhất
    - Sau khi chôn cất, thi hài người quá cố được đặt dưới sư giám hộ của pháp luật (custody of the law).
    - Nhìn chung, việc khai quật không có lý do là không được phép. Lý do thường gặp là đưa về chôn gần với mộ của người thân (ví dụ đưa thi hài chồng về chôn gần mộ của vợ).
    - Quyền của người thân đối với thi hài của người quá cố không phải là tuyệt đối mà phải cân bằng với lợi ích công cộng.

    Từ những điều trên, tôi nghĩ trong trường hợp này các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Bộ Y tế, nên xét nghiệm xem hài cốt của vợ ông Vân trong bức tượng có thể gây ô nhiễm hay không, và nếu có thì nên thuyết phục ông Vân đem mai táng hoặc hỏa táng cốt của vợ ông để đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường.

    Nếu VN chưa có luật quy định rõ trách nhiệm hiện nay là của ai thì nhà nước vẫn phải có trách nhiệm (vì dân, do dân mà), và có thể quyết định vì lợi ích công (vì sức khỏe cộng đồng), và từ đây sẽ trở thành một án lệ.

    Về gia đình ông Vân thì nên được giúp đỡ, tư vấn, và tạo điều kiện để tiếp tục sinh sống trong cộng đồng hiện nay với sự thông cảm của mọi người, không để ông và con trai cảm thấy bị xa lánh và kỳ thị.

    Như vậy có được không các bác?

    05:28 Ngày 07 tháng 12 năm 2009

    Trả lờiXóa