Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Asia Times nhắc đến công hàm 1958, Việt Nam nói gì?

Tờ Asia Times ngày 24/6 vừa qua có cho đăng bài viết về tình hình biển Đông với cái tựa tiếng Anh là "China runs gauntlet in South China Sea" (tạm dịch là Trung Quốc bị chỉ trích ở biển Đông). Có thể tìm thấy bài viết ấy ở đây..

Một bài viết không có gì đáng cho ta chú ý (vì luận điểm cũ kỹ, thông tin không mới), ngoại trừ đoạn có liên quan đến công hàm 1958 của cố TT PVĐ dưới đây:

Vietnam (and some other Southeast Asian countries) began to gradually colonize some islands and explore oil and gas in waters that Hanoi had previously recognized as China's sovereign territories. For instance, the People's Republic of China (PRC) issued a declaration on September 4, 1958, defining its territorial waters which encompassed the Nansha (Spratly) and Xisha (Paracel) Islands.

North Vietnam's then prime minister Pham Van Dong sent a diplomatic note to Chinese premier Zhou Enlai stating, "The Government of the Democratic Republic of Vietnam respects this decision and will give instructions to its State bodies to respect the 12-mile [19-kilometer] width of the territorial waters of China in all their relations in the maritime field with the PRC [People's Republic of China]." The diplomatic note was written on September 14 and was publicized on Vietnam's Nhan Dan newspaper on September 22, 1958.

Đáng chú ý hơn, để củng cố cho luận điệu của mình, các tác giả của bài viết còn nêu dẫn chứng về bức công hàm này trên trang "wikimedia" (thực ra là viết sai chính tả, phải là wikipedia mới đúng). Có thể tìm thấy một bản chụp của bức công hàm đó tại đây.

Nói thêm về các tác giả của bài viết. Chỉ cần nhìn tên tác giả thì ta cũng đủ thấy đây là những người Trung Quốc hoặc gốc Trung Quốc. Đặc biệt, trong hai người thì tác giả chính hiện đang là giảng viên tại ĐH Phúc Đán. Cho nên quan điểm của tác giả thể hiện quan điểm chính thống của TQ cũng là dễ hiểu thôi.

Như vậy, công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng là một trong những lập luận chính của phía TQ. Nhưng Việt Nam dường như lại cố tình lờ đi chi tiết này trong các lập luận của mình. Tôi nghĩ, nếu cứ giữ thái độ như thế thì thế giới sẽ nghi ngờ mình có gì mờ ám ở đây, và sẽ nghiêng về phía ủng hộ Trung Quốc - trừ những quốc gia vốn đã có thiện cảm với VN và luôn ủng hộ VN, cho dù mọi việc có là gì đi nữa.

Công hàm của cố TT PVĐ cho đến nay không còn là điều gì bí mật đối với người dân trong nước nữa. Có muốn bí mật cũng không được, khi chính phía TQ đã sử dụng nó để làm lập luận chính chống lại VN. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất - và theo tôi là sẽ đem lại hiệu quả cao nhất - là lên tiếng chính thức về công hàm này. Người dân VN, với lòng yêu nước và sự trưởng thành của mình sẽ hiểu về lý do tại sao lúc ấy chúng ta lại có công hàm như vậy. Nó là một sản phẩm của lịch sử, của thời chiến tranh lạnh với thế giới 2 cực, và cũng là của sự ấu trĩ về tình hình thế giới của giới lãnh đạo VN ở miền Bắc vào lúc ấy.

Nếu có ai bất bình và phẫn nộ thì chắc cũng chỉ một lúc rồi cũng sẽ chấp nhận vì việc gì đã xảy ra thì đã xảy ra rồi. Vấn đề là thái độ hiện nay của chúng ta để giải quyết những hậu quả của công hàm ấy. Một phát biểu chính thức của đại diện cao nhất của nhà nước ta là rất cần thiết vào lúc này.

Để củng cố niềm tin của người dân, một điều rất cần trong những lúc như thế này. Vì nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng mà blogger Thanh Chung đã viết trên entry mới nhất của mình: "Mất dân trước khi mất nước!"
----
Nhân tiện, tôi tìm thấy trang này của TQ, một diễn đàn trao đổi về Trường Sa và Hoàng Sa của VN nhưng họ xem là của họ, và trao đổi bằng tiếng Anh. Nó ở đây. Chúng ta cần hiểu xem họ nói gì để còn biết đường và có thể chủ động trong cuộc chiến thông tin sắp đến.

Ngoài ra, có một độc giả blog này có gửi cho tôi một comment rất hay, xin các bạn xem trong phần comment. Đó chính là đóng góp của dân Việt cho nhà nước trong tình hình hiện nay. Rất mong được nhà nước lắng nghe!

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Thơ, thấy chưa! (2)

Entry này được đặt tên là "Thơ, thấy chưa! (2)", vì nó là phần tiếp theo rất thú vị của entry "Thơ, thấy chưa! (1)" mà tôi đã viết cách đây hơn một năm rồi. Các bạn có thể đọc nó ở đây.

Giống như những entry khác của tôi, entry ấy tôi viết một mạch theo cảm hứng của lúc ấy, rồi quên đi. Vì nó là nhật ký cá nhân mà, dù là ở dạng public, đưa lên mạng để share với mọi người. Cái tính chất public ấy cũng đôi khi mang lại cho tôi ít nhiều phiền phức, chẳng hạn có lúc ghi lại những cảm nghĩ về điều này điều khác, việc này việc khác không hay mà lại vô tình liên quan đến những người mình biết.

Nhưng ngoài một vài phiền phức như trên thì việc viết nhật ký mở trên mạng (blogging ấy) cũng đem lại cho tôi những niềm vui, và đặc biệt là những người bạn, dù chẳng bao giờ gặp, nhưng cũng thân thiết không kém những người bạn ngoài đời. Có khi lại còn thân hơn ấy chứ, vì chỉ biết nhau một phần thôi, và có lẽ phần đẹp đẽ nhất, vì không gắn với ganh đua, danh lợi.

Đấy là cảm giác của tôi khi nhận được comment của nhà thơ Đinh Tấn Phước, là nhân vật (mà tôi không biết mặt) của bài báo đã gây cho tôi cảm hứng để viết entry "Thơ, thấy chưa" mà tôi đã đưa link ở trên. Tôi hình dung là nhà thơ DTP cũng rất lấy làm thú vị khi đọc thấy entry ấy của một người xa lạ ở tận đẩu tận đâu mà lại đồng cảm với mình, và ... ái mộ mình. Chứ gì nữa, đối với tôi cứ hễ là người yêu thơ giống như tôi là tôi đã thấy quý rồi, huống chi lại còn là nhà thơ, và làm thơ hay nữa, thì chắc chắn là phải lọt vào danh sách những người tôi ái mộ. Và vì thế (tôi hình dung như vậy, vì nếu tôi thì tôi cũng làm thế), như người ta vẫn thường làm với kẻ ái mộ mình, nhà thơ DTP có nhã ý tặng cho tôi một tập thơ mới của anh, nếu tôi cho anh địa chỉ của tôi.

Vâng, thế thì còn gì bằng, anh DTP ơi! Nhưng mà, vì là nhà thơ mà, nên anh DTP muốn tặng thơ, đề nghị tôi cho địa chỉ nhưng không cho tôi thông tin gì để liên lạc với anh được hết. Vì vậy, cách liên lạc duy nhất của tôi là đăng trên blog này. Và thay vì đăng địa chỉ của tôi lên đây (?) - ai lại làm như vậy, anh Phước nhỉ - thì tôi viết entry này, với cái tựa lấy lại tựa entry cũ, để may ra anh DTP có thể tình cờ đọc thì sẽ đọc được lời nhắn.

Nếu anh Phước đọc được entry này, thì phiền anh gửi lại một comment với một vài thông tin về địa chỉ liên lạc hoặc số điện thoại vv của anh nhé. Vì comment sẽ được kiểm duyệt, nên tôi luôn luôn là người đọc nó trước khi cho nó lên công khai. Vì vậy, nó sẽ giống như một email mà anh gửi cho tôi, và nếu anh không muốn cho những số liên lạc của anh lên công khai thì chỉ cần anh ghi rõ như vậy, anh Phước nhé.

Thực ra, tôi đã định viết ngay entry này rồi, nhưng còn bận viết nốt về những điều Trung hoa nhật báo viết về biển Đông nên hôm nay mới viết được. Chẳng biết anh Phước có chờ hồi âm của tôi không, và có thất vọng không thèm đọc blog của tôi nữa không. Chà, bỗng dưng tôi hồi hộp quá, chẳng hiểu là lời nhắn này có được nhà thơ DTP đọc hay không, và nếu có thì bao giờ mới đọc đây?

Bỗng thấy entry này như một bức thư bỏ vào cái chai thủy tinh và thả xuống biển, để nó trôi lênh đênh đến lúc tình cờ có người vớt lên. Cũng thú vị, anh Phước nhỉ, và cả các bạn đọc blog của tôi nữa. Cuộc đời này mệt mỏi quá, quay cuồng quá, nhiều điều bất như ý quá, nên rất cần thơ, phải không?

Chợt nhớ ra một bài thơ tôi ngẫu hứng viết ra hồi năm ngoái, với mấy câu mà tôi còn nhớ lõm bõm, như sau:

Nơi trú ẩn của tôi
Là thơ đấy
Nhắm mắt lại nghe giòng nước chảy
Nghe gió xanh, nghe tiếng chim thanh
Mở mắt ra là cuộc đời huyên náo
Là gạo tiền, cơm áo
Vòng đời xoay nhanh, xoay nhanh
Ôi những con chuột chạy ...


(quên rồi!)

Ai thích đọc bài thơ này của tôi thì search trên blog này với cụm từ "Nơi trú ẩn của tôi" thì sẽ tìm thấy đấy.

Còn bây giờ thì tôi bắt đầu hồi hộp chờ tin nhà thơ DTP!

Trung Hoa nhật báo viết: Sách giáo khoa và bản đồ VN khẳng định TS và HS là của TQ?

Entry này viết tiếp những gì đang viết dở trong entry hôm qua của tôi. Và điều tôi muốn nói đã nằm hết trong cái tựa rồi.

Trích dẫn dưới đây:

In 1958, shortly after China issued a statement on its territorial waters, including the Nansha and Xisha islands, Pham Van Dong, then premier of DRV, said Vietnam respected China's sovereignty statement on its territorial waters. Thus Vietnam has long recognized China's sovereignty over the islands in the South China Sea.

Some Vietnamese maps published in the 1960s and the 1970s even mark the Nansha Islands as part of Chinese territory. Moreover, a Vietnamese geography textbook published in 1974 depicted the islands in the South China Sea, including Nansha and Xisha islands, as an arch and compared it to a "great wall" at sea safeguarding the Chinese mainland.

(Trích bài viết trong mục ý kiến đăng ngày 15/6/2011 trên trang mạng China Daily, ở đây).

Dịch phần in đậm nghiêng ở trên:

Một số bản đồ VN xuất bản vào những thập niên 1960 và 1970 thậm chí còn đánh dấu quần đảo Trường Sa như một phần lãnh thổ của TQ. Hơn thế nữa, một cuốn sách giáo khoa xuất bản năm 1974 đã vẽ những quần đảo trong vùng biển Hoa Nam, trong đó bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, như một vòng cung [lưỡi bò? chú thích của tôi] và so sánh nó với "Vạn lý trường thành" trên biển để bảo vệ lục địa Trung Quốc.

Không có gì làm cho tôi bức xúc và hoang mang hơn đoạn trên. Tôi nghĩ, Đảng và Nhà nước VN nên có những ý kiến chính thức về những thông tin mà phía TQ đưa ra như thế này, để củng cố lòng tin của dân, và để đánh tan những luận điệu tuyên truyền của phía TQ.

Vì nếu không thì sẽ rất bất lợi cho VN trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước mình.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Trung Hoa nhật báo viết gì về Trường Sa?

Có ai đó đã nói trên mạng rằng "cuộc đấu" giữa VN và TQ về vấn đề biển đông sẽ rất bất lợi cho VN nếu chúng ta cứ im lặng hoặc phát biểu rất rụt rè như thế này, trong khi TQ thì rất tích cực tuyên truyền bằng mọi cách, kể cả việc sử dụng những lời lẽ kích động, hoặc những lý luận hàm hồ theo kiểu biến không thành có, biến trắng thành đen.

Nhận xét ấy trong tình hình biển đông dậy sóng ngày nay khiến cho tôi, một người không mấy quan tâm đến chính trị, phải tò mò tìm hiểu xem phía TQ nói gì về cuộc "tranh chấp" này, và đã vào tờ China Daily (Trung Hoa nhật báo) bằng tiếng Anh để xem.

Vào, và thấy ngay bài viết này trong phần Diễn đàn (forum) ngày 15/6 mới đây, với cái tựa rất khiêu khích là "Lãnh thổ Trường Sa không tranh cãi" (Nansha indisputable territory) của Li Jimming, ở đây. Với những lập luận, lý lẽ mà VN cần lưu ý và đáp trả để làm cho dư luận thế giới hiểu biết và ủng hộ VN hơn.

Những đoạn đáng lưu ý trong bài viết được trích dẫn dưới đây.

1. Về "chủ quyền không tranh cãi" của TQ ở Trường Sa: Chứng cứ lịch sử đầu tiên họ đưa ra để khẳng định chủ quyền là vào năm 1909.
In 1909, Zhang Renjun, then governor of Guangdong and Guangxi evicted a Japanese merchant who was illegally occupying part of the Dongsha Islands. After that, he realized the necessity of defending the other islands in the South China Sea and asked navy commander Li Zhun to patrol the waters off the Xisha Islands with three warships.

Li raised the dragon flag of the Qing Dynasty (1644-1911) on the islands, emphasizing they were part of China's territory. Later, the Chinese navy drew charts and made a plan to exploit the islands.


2. Về sự "xâm phạm" Trường Sa của VNCH: Theo họ, VNCH xâm phạm lãnh thổ Trường Sa (mà theo họ là của TQ) lần đầu là vào năm 1956
Vietnam intruded upon the Nansha Islands in 1956, when the then South Vietnam government sent marine troops to one of the largest reefs of the Nansha Islands. The South Vietnam government declared Nansha Islands as part of its Phuoc Tuy province in 1973, and granted some foreign-funded companies "permission" to explore the waters for oil.

After reunification in 1975, Vietnam took over the reefs previously controlled by South Vietnam and continued to intrude upon other reefs - at least 29 by now. Besides stationing troops and erecting military bases, Vietnam has also built airports and meteorological stations, and set up other facilities on some large reefs.


3. Về sự "chính thức thừa nhận chủ quyền của TQ tại Trường Sa" của VNDCCH, nay là CHXHCNVN: Họ vin vào công hàm của cố TT PVĐ để khẳng định điều này, và nói rằng VN dựa trên một số chứng cứ lịch sử như khai thác, chiếm đóng trên Trường Sa để khẳng định chủ quyền của mình là mâu thuẫn, khi đã thừa nhận TQ có chủ quyền ở đây trong giai đoạn 1950-1970!!!!! Lập luận này nguy hiểm quá; nhà nước VN cần có lời giải thích quan điểm của mình về công hàm kia và sự mâu thuẫn nọ, bằng không thì sẽ cứ lúng ta lúng túng khiến cho người ngoài không rõ ai đúng ai sai (nếu mình không nói ra thì chắc là TQ đúng?)
Vietnam intruded upon the Nansha Islands in 1956, when the then South Vietnam government sent marine troops to one of the largest reefs of the Nansha Islands. The South Vietnam government declared Nansha Islands as part of its Phuoc Tuy province in 1973, and granted some foreign-funded companies "permission" to explore the waters for oil.

After reunification in 1975, Vietnam took over the reefs previously controlled by South Vietnam and continued to intrude upon other reefs - at least 29 by now. Besides stationing troops and erecting military bases, Vietnam has also built airports and meteorological stations, and set up other facilities on some large reefs.

Vietnam bases its claim over the Nansha Islands mainly on its so-called historical occupation, control and exploration of the islands. But if that is the case, Vietnam would be contradicting itself because it acknowledged China's sovereignty over the islands from the 1950s to the 1970s.

4. Về các tài liệu từ phía VN gián tiếp chứng minh chủ quyền của TQ: Đọc chỗ này thì tôi vừa bực, vừa hoang mang lắm. Bực, nếu TQ nói không thành có; còn hoang mang, nếu chẳng may những gì TQ nói cũng có phần đúng. Nhưng dù gì thì phía VN cũng phải có ý kiến chính thức về những vấn đề này đi chứ. Bằng không thì chẳng những quốc tế, mà cả dân VN khéo cũng có những người tin vào lập luận (dối trá?) của phía TQ đấy. Thì tôi đã đang chẳng hoang mang đấy hay sao?
In 1956, Ung Van Khiem, the vice-foreign minister of the Democratic Republic of Vietnam (DRV or North Vietnam), acknowledged that historically the Nansha Islands were a part of Chinese territory when he met with Li Zhimin, China's charge d'affaires in Vietnam. On the same occasion, another high-level Vietnamese official even said that according to Vietnamese sources, China's claim over the islands went back to the Song Dynasty (960-1279).

Còn một số điểm đáng nói nữa, nhưng tôi phải đi dạy đã, chiều về viết tiếp! Mọi người ơi, chúng ta cùng góp tay vào vạch trần luận điệu xuyên tạc của phía TQ đi thôi! Ai có bút dùng bút ...

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

CNN viết thiếu khách quan về tranh chấp biển Đông

Tôi vừa đọc được bài này trên CNN nên đem về đây giới thiệu với mọi người để đọc và cảnh giác. Có thể đọc bài gốc (tiếng Anh) ở đây.

Bài viết nghe có vẻ trung lập, nhưng tôi thấy rõ ràng là vẻ trung lập ấy chỉ là bên ngoài, còn ẩn chứa sau đó là sự ủng hộ TQ một cách ngấm ngầm. Bài viết có tên tác giả là Steven Jiang, một cái tên nghe có vẻ gốc TQ? Tựa bài viết có thể dịch là "TQ lên án VN về sự căng thẳng gia tăng tại vùng biển tranh chấp".

Nghe cái tựa đã khó chịu rồi, vùng biển nào là tranh chấp ở đây nhỉ, khi các tàu Bình Minh và tàu Viking 2 đều đang hoạt động trong vùng biển thuộc quyền của VN? Nhưng bài viết chỉ mô tả rất "khách quan" rằng TQ và VN đang cãi qua cãi lại, lên án lẫn nhau - VN thì nói TQ xâm phạm, TQ thì nói đang làm nhiệm vụ trên vùng biển của chính mình mà VN đã xâm phạm (!). Rồi bài viết khẳng định rằng nước Mỹ sẽ giữ vai trò trung lập, mặc dù cũng sẽ tham gia để bảo đảm quyền tự do đi lại của các nước trên vùng biển quốc tế.

Khó chịu nhất là phần kết luận của bài viết, trích lời các nhà bình luận của phía TQ cho rằng Mỹ tham gia vào vấn đề biển Đông chỉ vì muốn hạn chế sự lớn mạnh của TQ trong khu vực. Bài viết kết thúc với trích dẫn lời phát biểu của Hong Lei, phát ngôn viên Bộ ngoại giao TQ, rằng "China is trying to safeguard its own legitimate rights and interests, not infringing on other countries' rights," he added. "Justice lies in the heart of the people."

Câu cuối cùng (mà tôi đã in đậm) thật hết sức vô nghĩa! "Công lý nằm trong trái tim của người dân" ư? Chứ không phải công lý dựa trên luật pháp quốc tế à? Mà nằm trong tim người dân thì đó là dân nước nào nhỉ, hẳn là người dân TQ?

Nếu đã là dân TQ thì hẳn họ phải yêu nước TQ, và không bao giờ muốn mất những đất đai, biển đảo mà họ đã được nhà nước của họ dạy rằng nó thuộc sở hữu của đất nước họ. Hèn gì mà TQ đưa lên mạng những bài viết, những lời chỉ trích hết sức khiêu khích - cái gì mà "tát vỡ mặt VN" gì đấy, rất hung hăng, hiếu chiến, và vô căn cứ.

Một bài viết như vậy mà cho đến giờ đã có đến 214 người share lại trên facebook. Cũng có nghĩa rằng họ cho bài viết là đúng, là khách quan? Riêng tôi, tôi đọc xong mà bức xúc ghê gớm. Và có cảm giác là VN thực sự đơn độc quá trong cuộc chiến này. May là cuối bài viết còn có những comments nghe có vẻ khách quan, và có những lời bênh vực VN - có lẽ đa số là của chính người VN viết.

Nhưng cũng có những comment rất nguy hiểm mà hình như chẳng có ai (kể cả người VN) có thông tin gì để đáp trả. Rõ ràng là nhà nước VN cần quan tâm và có đối sách để chống lại, nếu không muốn tiếp tục bị đơn độc như hiện nay.

Còn riêng tôi thì chỉ biết chép về đây để lưu và tự suy nghĩ vậy.

Hannah298
@skyking169: as i know its is US who say they are rising concern about south east asia sea trouble and Vietnam has not asked any nations to stand on it side. However, i believe that anyone who spend a little time to do some basic researches about this problem can understand who is right in the case and who is using their big hand to cover their people eyes as well as slapping anyone who dare to tell the truth out loud.

DungPeter We don't need it. All the world will help and support Vietnam against the bad giants and most harmful country, China, because of righteousness. All people now knew that who is right, who is wrong. No people in the world likes China Government.

Eurosun1 They bully Taiwan, They bully Japan, They bully Vietnam....China is starting to become the Bully of the Planet. As many had predicted. Once they have their military to back them up expect the world to suffer their communist leaders darkest dreams.

DungPeter
what did Chinese do for Asian countries and the world? fake and low quality products?.Actually, your country is very intelligent (to make the fake products from others country) and use cheap salary of Chinese labors to make advantage than others countries. That why almost Chinese product's is very cheap and harmful for people all the world.

Và đặc biệt cần chú ý comment này của một tay người TQ, chắc chắn thế, nhắc đến công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp nhận đường lưỡi bò mà TQ đã tự vẽ và tự tuyên bố chủ quyền:

pkfops
Chinese people were the first to discover and develop islands in the South China Sea and had indisputable sovereignty over the islands and their surrounding sea water, the article noted.

In an official statement issued in 1958, the Chinese government had clearly claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong also expressed agreement, according to the article.

The countries concerned had acknowledged that the South China Sea belonged to China and the situation had remained calm until 1968, when the United Nations reported the sea had oil resources, the article said.

Following that report, many coastal countries on the South China Sea began to claim sovereignty over the islands in the sea and even took forceful actions to occupy some of them, which resulted in a territorial dispute with China, it added.

China on Thursday urged Vietnam to halt all acts which violate Chinese sovereignty over the Nansha Islands and surrounding waters, said Chinese Foreign Ministry spokesman Hong Lei.

Chinese fishing boats, while operating on the Vanguard Bank of the Nansha Islands, were chased away by armed Vietnamese ships last Thursday morning.

In the turmoil, the fishing net of one of the Chinese fishing boats became tangled with the cables of an Vietnamese oil exploring vessel, which was operating illegally in the area.

Hong said oil exploration on the Vanguard Bank and chasing away of the Chinese boats by the Vietnamese side grossly infringed Chinese sovereignty and maritime rights.

Nhà nước VN nên nói gì về việc này đi chứ, quan điểm chính thức của nhà nước hiện nay đối với công hàm này là gì, để người dân còn biết và tranh luận với những kẻ có lập luận như trên chứ? Nếu cứ im như thế thì có nghĩa là phía TQ nói đúng rồi sao?

VN không thể giải quyết "tranh chấp" này với TQ bằng sự im lặng khó hiểu như vậy được, thật đấy!

Chà, không lẽ bây giờ mỗi người lại phải tự tìm hiểu về biển Đông nhỉ? Vai trò và trách nhiệm của truyền thông, của giáo dục đối với phổ biến về lịch sử của đất nước và xây dựng ý thức công dân đâu rồi? Chẳng lẽ lại là một câu hỏi lớn?
-----
Cập nhật lúc 2:30 sáng ngày 17/6/2011
Bài này trả lời cho câu hỏi của tôi trên, cần đọc, ở đây.

Và một bài khác, do bạn đọc blog gửi link, đăng trên Dân Trí, có thể xem là thông tin chính thức của nhà nước vì được đăng trên báo lề phải. Các bạn xem trong comment số 1 bên dưới nhé.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Đọc lại mấy bài thơ của Lê Minh Quốc

Có mấy bài thơ Lê Minh Quốc tôi đọc được trên tờ Heritage, tờ báo của Hàng không Việt Nam, số tháng 8-9/2009 hay quá, nên phải chép lại đây để share với bạn bè và lưu cho mình.

Bài thơ "Cũng kệ" tôi đọc lúc ấy lại là vào dịp gần đến sinh nhật thứ 49 của tôi nên lại càng thích. Mới đó mà mấy năm rồi, bây giờ là gần đến sinh nhật 51 của tôi rồi, có ghê không cơ chứ!

Nhưng mà ... bắt chước nhà thơ Lê Minh Quốc, tôi "năm mấy thì cũng kệ/vẫn là tôi ngơ ngẩn một mình chơi", có sao đâu các bạn nhỉ?

Đọc thơ đi cho yêu đời, các bạn ơi. Để rồi sau đó tỉnh lại và lại đối diện sự thật, ngoài kia biển đông đang dậy sóng kia kìa!
-------------------
Cũng kệ
Sinh nhật của tôi bốn mươi mấy tuổi đời
Ngửa mặt lên trời dằn vặt mây trôi
Mây trôi thì cũng kệ
Tôi sắp già rồi
Già rồi thì cũng kệ
Vẫn còn em bé bỏng của riêng tôi.

Em đem đến cuộc tình như dao nhọn
Đi chênh vênh vấp ngã sông dài
Sông cuốn tôi về bão tố
Bão tố thì cũng kệ
Tôi vẫn còn đời sống của tôi.

Ngày đáng sống đến từng giây từng phút
Tình yêu không chấm dứt
Ngày điên cuồng sám hối chạy trên môi
Sám hối ấy bỏng môi tôi cũng kệ
Tôi sắp già rồi.

Đâu bông hoa trong một ngày nắng nhạt
Thắp đỏ trong tôi một ánh sáng lẻ loi?

Giữa phố xá người đi như trẩy hội
Chỉ riêng tôi hái ngọn sao trời
Ngôi sao ấy ruồng rẫy tôi cũng kệ
Tôi vẫn còn đời sống của tôi.
1/8/2006

------------
Tiếng thầm

Ngồi một mình buổi sáng
Nghe gió reo ngoài trời
Gió đem hồn tôi đi đâu rồi?
Tôi chẳng biết cứ ngồi như chờ đợi.

Tôi đợi em một tà áo mới
Một nụ cười tươi tắn vệt son thơm
Một linh hồn được ủ bằng hương
Tặng cho tôi tấm lòng trong trẻo.

Ngồi một mình buồn như lá héo
Một mình đi và đứng ngó vào gương
Con mắt chào nhau con mắt cá ươn
Buổi sáng đẹp sao mày không dạo phố?
Buổi sáng đẹp sao mày không nhớ
Dẫn người yêu đi chơi?

Nhưng tôi ơi ngọn gió ngoài trời
Đã cuốn hồn đi đâu rồi
Tôi ngồi một mình chẳng rõ
Buổi sáng đẹp như một ngày nào đó
Tôi lại thầm hỏi tôi.
1/8/1997

-----------
Những bài thơ này, hôm nay tôi mới để ý, đều làm vào ngày 1/8, chắc là ngày sinh của tác giả nhỉ? Ngày 1/8 năm nay đối với tôi cũng sẽ là một ngày có ý nghĩa, vì tôi sẽ chấm dứt thời gian trọn 28 năm làm việc trong khu vực công - tức là, làm viên chức cho nhà nước ấy - để bước ra ngoài trời rộng thênh thang. Như một con chim bị nhốt trong lồng lâu quá, tôi cũng có chút e dè, sờ sợ khi mới sổ lồng, chắc là thế. Nhưng rồi thì cánh chim sẽ cất lên, tự do ...

Lúc ấy, sáng ngày 1/8/2011, có lẽ tôi sẽ có tâm trạng này:
Buổi sáng đẹp như một ngày nào đó/Tôi lại thầm hỏi tôi ...

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Đọc "Khi một tỷ người TQ nhảy" của Jonathan Watts

Tôi biết về cuốn sách này khi đọc mục điểm sách của nước ngoài cách đây ít lâu, và cũng đã giới thiệu trên blog này với một entry có tựa là "Khi một tỷ người TQ nhảy".

Phải nói là người giới thiệu cuốn sách đã viết rất hay, vả lại, vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, cùng sự trỗi dậy của TQ như một cường quốc kinh tế trong khu vực và trên thế giới, cũng như quan hệ TQ-VN gần đây, tất cả đều là những điều tôi đã quan tâm từ trước, nên sau khi viết entry giới thiệu ấy thì tôi đã tự nhủ rằng hôm nào đó phải mua cuốn sách này về đọc mới được.

Nghĩ, là làm; trong chuyến công tác ở Ấn Độ (Bangalore) khoảng tháng 3 vừa qua, khi trông thấy cuốn sách ấy trong tiệm sách là tôi mua ngay lập tức mà không cần nhìn giá bìa. Cũng không đắt, bản bìa mềm (không hiểu có bản bìa cứng không nhỉ?) chưa đến 20 USD, cũng chỉ bằng giá sách ở VN (những cuốn sách mắc tiền ở VN cũng có thể lên đến 300, 400 ngàn chứ còn gì). Hơn 300 trang chính văn (nếu kể cả ghi chú vv thì hơn 400 trang), tha hồ mà đọc. Mà cũng dễ đọc thôi, vì tác giả viết theo kiểu phóng sự, với những câu chuyện tai nghe mắt thấy về thảm họa môi trường trên khắp đất nước TQ bao la kia.

Mua về, nhưng tôi chưa đọc hết, vì cũng chỉ đọc nhẩn nha mà thôi (thì cuốn sách ấy được viết theo kiểu như thế mà). Nhưng hôm nay, nhân dịp báo Tia Sáng có nhờ tôi và con trai dịch mấy bài viết về môi trường, tôi lại nhớ đến cuốn sách này. Đọc lại, thấy có rất nhiều điều khủng khiếp về thảm họa môi trường của TQ mà VN cần biết để mà tránh. Nên mới viết entry này, để chia sẻ với mọi người những gì mình biết.

Một vài ví dụ nhé. Đây này, ở Chương 1: "Những cái cây vô dụng" (Useless trees), nói về nạn phá rừng ở Vân Nam (sát biên giới VN).

Cho đến rất gần đây, cây cối là những nạn nhân lớn nhất của sự phát triển. Từ năm 1950 đến nay, diện tích rừng ở Vân Nam đã giảm đi hơn một nửa. Năm 1998 chính phủ TQ đã đưa ra luật kiểm soát khai thác gỗ, nhưng chỉ vài năm sau đó các công ty khai thác gỗ đã đốn 40 triệu mét vuông rừng, cao hơn đến 50 lần mức cho phép. Từ đó đến nay, các nỗ lực chống phá rừng vẫn bị cản trở bởi chính quyền địa phương vì họ chỉ muốn trồng những cây thu hoa lợi nhanh chóng. [...]

Đó không phải là một sự đầu tư dài hạn khôn ngoan. Những rừng cây cổ thụ đã tồn tại hàng ngàn năm. Sự đa dạng sinh học và sức sống của chúng giúp cho chúng đối phó được với những kẻ thù, hệt như một cơ thể có dinh dưỡng cân bằng sẽ chịu đựng tốt hơn với những bệnh tật. Ngày nay những khu rừng nhân tạo trồng rặt một loại cây và bị đốn đi sau 10 năm. Những hàng cây như vậy sẽ chẳng còn che chở được mấy sự sống dưới những tàn cây xanh của mình, và cây cối sẽ phải chịu trận trước những kẻ thù tấn công. Những khu rừng nhân tạo như vậy được gọi là "những sa mạc xanh", và cái tên ấy mới có ý nghĩa làm sao! [Ghi chú: ở đây, tác giả mỉa mai cách gọi những khu rừng trồng là "sa mạc xanh", trong đó ý gốc là tái tạo lại các đồi trọc, đất cằn (sa mạc) thành những khu rừng (xanh), nhưng tác giả lại đọc được nghĩa khác của từ này, đó là tuy là rừng, có cây xanh, nhưng thực chất vẫn là sa mạc, vì chẳng có mấy sự sống theo nghĩa cân bằng và đa dạng sinh học như những khu rừng tự nhiên.] (trang 16)

Hay ở Chương 3, "Still Waters, Moving Earth" (Nước lặng, đất rung), nói về sự tàn phá nguồn nước ngầm do những đập thủy điện gây ra, trong đó có đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam). Và đây là lời kể lại của tác giả Jonathan Watts về chuyến tham quan khu đập Tam Hiệp:

Đập thủy điện này, họ nói ["họ" ở đây là những hướng dẫn viên du lịch], không chỉ là đập thủy điện lớn nhất thế giới, mà còn là một công trình với số lượng bê tông cốt sắt khổng lồ nhất, và để thực hiện nó người ta đã phải di dời một số lượng dân cư rất lớn. Người hướng dẫn du lịch cứ khăng khăng nói rằng đây là một công trình thành công và những thách thức về môi trường đã được vượt qua. Nhưng sự phê duyệt công trình này của các cấp lãnh đạo dường như còn thiếu một cái gì đó. Trên tường, những bức hình của các vị lãnh đạo khi đến viếng thăm công trình và khen thưởng các kỹ sư thực hiện công trình, không thấy có tấm hình nào của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Cũng không thấy hình của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, một nhà địa chất được đào tạo cẩn thận, đến dự khánh thành đập thủy điện này vào năm 2006. Điều này khiến cho người ta nghi ngờ, phải chăng Chủ tịch Nước [Chú thích: Hồ Cẩm Đào vốn là kỹ sư thủy lợi nên có nickname là Chủ tịch Nước - tức là Water ấy ạ] và Thủ tướng Đất [cũng vậy, Ôn Gia Bảo là nhà địa chất] đã cố tình tránh xa một công trình mà chẳng bao lâu đã chứng tỏ mình là một tai họa cho dòng sông cũng như cho vùng đất ở đây.

Khi nước lên, sức nặng của nước chứa trong hồ bắt đầu tạo ra sạt lở và những con sóng tử thần. Điều này đã làm cho chính quyền địa phương lo lắng và hoãn lại kế hoạch nâng mức nước chứa trong đập lên mức tối đa. Chất lượng nước giảm đi nhanh chóng khi dòng sông không còn đủ sức để hấp thu những chất thải cũng như quét đi những rong tảo bám đầy lòng sông. Báo chí trong nước đã lên tiếng về sự ô nhiễm lan tràn như những tế bào "ung thư" và đe dọa đến các loài thủy sinh cũng như nguồn nước uống của 186 thành phố. [...] (trang 52].

Còn nữa, nhiều nhiều nữa. Tôi sẽ đọc từ từ và đưa lên, khi có thời gian. Hoặc là ai muốn đọc thì viết thư cho tôi. Còn bây giờ thì tôi đang lặng đi mà tự hỏi, những gì đang xảy ra ở khu vực Tây Nguyên, nơi có rất nhiều công ty TQ (với công nhân cũng là người TQ) đang khai thác bô-xít? Có phải họ đã rút ra bài học về cái giá của sự phát triển đối với môi trường thiên nhiên của họ, nên bèn outsource những thảm họa đó ra nước ngoài để giữ gìn những gì còn lại của thiên nhiên tươi đẹp của TQ?

Thế còn thiên nhiên tươi đẹp của VN? À, thì nước ta "rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu" mà, lo gì!!!!!! Phải không? (Chưa kể, ta lại còn có "các nước anh em giúp đỡ nhiều" nữa; thì người anh em 16 chữ vàng đang giúp đỡ đó thôi, họ đang khai thác giúp ta tài nguyên vô tận ở biển đông kia kìa!)

Đấy là chưa nói đến các đập thủy điện của VN đấy nhé, năm nào xả lũ cũng gây chết người. Rồi lại sắp có điện hạt nhân nữa chứ, nghĩ đến là đã đủ sợ rồi.

Biết làm sao đây?

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Ngày 5/6, đọc bài thơ mới của Đỗ Trung Quân

Tôi thích thơ, điều này có lẽ ai quen tôi đều biết rõ.

Thích, đến nỗi tôi đã thuộc rất nhiều bài thơ, từ những bài thơ của những người nổi tiếng, đến những bài thơ của những tác giả không tên tuổi, và cả những bài học thuộc lòng từ thời tiểu học của tôi, tức cách đây đến hơn 40 năm rồi.

Mỗi bài thơ tôi thích đều có một lý do riêng. Có những bài ngộ nghĩnh, như bài thơ của Trần Đăng Khoa thời trẻ con, "Con gà cục tác/Cho quả trứng tròn/Bầu nậm lúc lắc/Muốn có bạn tôm..". Có những bài êm đềm, với những hình ảnh đẹp mơ màng, như bài Trường giang của Huy Cận: "Sóng gợn trường giang buồn điệp điệp/Con thuyền xuôi nước mái song song/Thuyền về nước lại sầu trăm ngả/Củi một cành khô lạc mấy giòng". Và những bài hào hùng, như bài Tây tiến của Quang Dũng "Quân xanh màu lá dữ oai hùm"...

Thơ hay thì nhiều, nhưng không phải bài thơ nào cũng làm tôi xúc động. Vì những bài làm tôi xúc động phải là những bài chạm được vào những tình cảm thực sự sâu sắc trong lòng tôi lúc ấy. Như khi đọc bài thơ "Do not go gentle into that good night" của một nhà thơ viết bằng tiếng Anh mà tác giả tôi quên rồi, mà tôi đọc năm 1991 ở Úc khi nghe tin ba tôi mất. Thực sự xúc động và đau đớn. Vì có những tình cảm rất riêng mà tôi đọc được trong bài thơ ấy.

Bài thơ tôi chép ở dưới đây là một bài như vậy. Có thể sẽ có những người thấy nó là bình thường, thậm chí không hay. Nhưng với tôi, nó rất hay, và quan trọng hơn, nó làm tôi xúc động. Xin chia sẻ với mọi người, trong ngày 5/6 này.

Ngày 5/6, ngày Hồ chủ tịch của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước cách đây đúng 100 năm!

-----------
tôi

người lính gác bên ngoài sứ quán Trung Quốc

tôi hai mươi tuổi

có đủ kỷ luật quân đội

làm nhiệm vụ người lính cấp trên giao

tôi im lặng

nhưng tôi nói thầm

" tiên sư bố chúng mày!

bọn ăn cướp

ông chỉ là thằng lính gác

nhưng quốc tịch Việt Nam"



tôi

người lính gác bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc

tôi hai mươi mốt tuổi

có đủ kỷ luật quân đội

tôi làm nhiệm vụ cấp trên giao

“này anh kia! ra khỏi khu vực này! khu cấm tụ tập!”

[ sứ quán nào chả thế ]

rồi tôi lại im lặng

chỉ nói thầm

“ cứ phun bãi nước miếng vào chúng nó,hỡi những người đồng tuổi!

cam đoan coi như tôi không thấy

thật đấy!”



tôi

Người lính gác bên ngoài dinh thái thú

tôi phải lặng im

tôi nghiến chặt răng

nhưng lòng tôi cuộn sóng

tôi thề !