Hồi bé, gia đình tôi rất đông anh em. Nhớ hồi tôi khoảng 10, 11 tuổi, ở xứ Nam Hòa (bây giờ vẫn là xứ Nam Hòa, Quận Tân Bình), là đứa con thứ ba ở trong nhà, tôi không còn bé để được người lớn chăm sóc, cũng chưa đủ lớn để làm những việc quan trọng như đi chợ, nấu ăn (việc nảy có chị tôi lo phụ mẹ tôi), mà dưới tôi cũng đã có 3, 4 đứa em, nên tôi thường được giao nhiệm vụ là dắt em đi chơi để mẹ tôi rảnh tay rảnh chân làm việc nhà, nấu nướng giặt giũ, sau đó mới dắt em về để mẹ tắm rửa rồi ăn cơm.
Với nhiệm vụ ấy nên ngày nào cũng thế, tôi có khoảng một vài tiếng đồng hồ để dắt các em đi lang thang quanh xóm, ban đầu còn đi gần gần, sau đó cứ thế mà đi xa dần, xa dần, khắp hang cùng ngõ hẻm của xứ Nam Hòa ấy. Mà rất lạ, tôi nhớ hồi ấy dù đi đường nào thì cuối cùng cứ đi mãi, đi mãi thì sẽ gặp ruộng rau muống, hoặc luống cải, hoặc ... nghĩa trang, và thế là không đi qua được nữa, phải quay lại. Đôi khi đi xa quá, quên mất lối về, bị lạc, đi lanh quanh lanh quanh mãi lại trở về chỗ cũ, mà toàn là những chỗ hoang vắng), khiến tôi rất hoảng, hỏi tứ tung thì rồi cũng tìm được đường về.
Sao hồi ấy xã hội lại bình yên, an lành đến thế (lúc ấy là khoảng năm 1970, 1971), chứ bây giờ thì cho tiền cũng chẳng ai dám thả con đi lang thang như thế, nguy hiểm quá!
Những chuyến đi lang thang ấy xem ra có vô bổ, chỉ nhằm giúp mẹ tôi rảnh tay, nhưng thực ra đối với tôi lại rất thú vị. Từ bé tôi đã có óc quan sát thơ thẩn, và rất thích cỏ cây hoa lá, cả những ngọn cỏ thấp lè ở dưới đất, lại hay hái về chơi, nên biết khá nhiều loại cây cỏ làm thuốc của Việt Nam. Ví dụ như cỏ mực mà theo mẹ tôi thì có thể dùng là thuốc rơ lưỡi cho trẻ con; loại cỏ này có hoa trông giống như một bông cúc nhỏ xíu, lá màu xanh lục đậm, mọc thành đám nơi có hơi ẩm. Hoặc cây lá mơ, còn gọi là mơ lông, có một mặt xanh một mặt hơi tim tím, có nhiều lông, dùng để chữa kiết lỵ. Hoặc hoa kiến cò, trông thật giống con cò nhỏ xíu màu trắng bay lên từng đàn trên đám lá xanh, thật đẹp, hình như cũng là một vị thuốc gì đấy. Rồi lại hoa sử quân tử, loại dây leo làm giàn ở cổng nhà với những chùm hoa màu hồng từ phơn phớt tới hồng thắm thật đẹp.
Well, còn nhiều lắm, cả những loài tôi không biết tên nữa, nhưng bao giờ tôi cũng rất thích, cứ gặp hoa là dừng lại ngắm và ... hái, nếu đó là hoa dại mọc bên vệ đường mà không ai cấm. Nhưng cũng nhờ thế, mà có lần một đứa em tôi bị tưa lưỡi nặng, mẹ tôi hỏi anh chị tôi xem có ai biết chỗ để đi hái, thì cả hai đều không biết mà chỉ có tôi biết thôi, thế là tôi được phái đi hái nắm cỏ mực đó về, cảm thấy thật hãnh điện vì mình đã làm được một điều có ích.
Sau đó, đến khi đậu vào lớp 6 trường Gia Long (bây giờ là Nguyễn Thị Minh Khai) thì tôi lại càng có dịp đi lang thang, thơ thẩn hơn thế nữa. Vì lúc ấy tôi đi xe buýt từ Nam Hòa đến trường, thì phải đi bộ khoảng 10, 15 phút từ trong xứ Nam Hòa để ra đường Lê Văn Duyệt (giờ là Cách mạng tháng 8), sau đó lại phải đi bộ từ góc đường CMT8 vào Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) cũng khoảng 10 phút nữa để đến trường, và một ngày hai bận như thế. Tha hồ mà thả hồn, thậm chí đôi khi tôi còn thơ thẩn làm thơ. Những bài thơ tuổi teen của tôi (12, 13 tuổi) thường được làm trên những đoạn tản bộ đến trường như thế.
Chưa kể, có đôi khi xe buýt qua đông, đón 5, 7 chuyến vẫn không chen chân lên xe được, tôi và một đám bạn bèn đi bộ về đến nhà luôn. Cái nhóm đi bộ này của tôi gồm những người chờ tuyến xe buýt Sài Gòn - Gia Định chạy trên đường Lê Văn Duyệt, nhưng tôi là đứa ở xa nhất. Những đứa kia thì ở vào khoảng gần khu Khám Chí Hòa (đường gì tôi quên rồi), xa hơn là khoảng Tô Hiến Thành, chợ Hòa Hưng, cùng lắm là gần đến khu bây giờ là công viên Lê Thị Riêng, là hết cỡ. Còn tôi thì từ CMT8 còn phải đi vào đường Bắc Hải, rồi vào khu nhà thờ Chí Hòa, tổng cộng phải 10, 15 phút nữa, nên có thể nói, tôi là người đi bộ có thâm niên kỳ cựu!
Và cũng thế, tôi lại có dịp vẩn vơ nhìn xóm làng, nhìn đường phố, nhìn cỏ cây, đi hết qua những khu chợ nghèo, những xóm vắng đìu hiu, rồi ra đường lớn với những cỗ xe hơi bóng lộn, những cửa hiệu hàng hóa đầy chật cả những mặt hàng thiết yếu lẫn những mặt hàng xa xỉ .... Quan sát với một sự tò mò háo hức của một đứa trẻ con, rồi thỉnh thoảng lại buồn buồn vu vơ, khi thỉnh thoảng thấy cảnh một người già còng lưng đạp xích lô, hay một đứa trẻ mặt mày sáng sủa nhưng ăn mặc lem luốc, đứng nhìn những hộp bánh tây trong hộp thiếc với đôi mắt sáng vẻ háo hức rồi lại quay đi buồn buồn .... Ừ, từ bé tôi đã như thế đấy, khéo dư nước mắt khóc người đời xưa, như cô Kiều trong câu truyện của Nguyễn Du vậy.
Đấy là chưa kể mấy năm tôi đi học ở Úc. Số phận đẩy đưa, lần nào tôi cũng được run rủi ở vào một ngôi trường rộng mênh mông ở khá xa trung tâm thành phố. Thế thì tốt cho tôi với cái thú đi lang thang của tôi quá rồi. Tôi vẫn còn rất nhớ những cây với chùm bông vàng mà ở Đà Lạt gọi là mimosa, ở Úc thì hình như gọi là wattle tree mà đến mùa Xuân thì phấn bay đầy trời (tôi cứ tưởng tượng nó giống như phấn thông vàng trong bài tản văn của Xuân Diệu), có mùi hương nhè nhẹ dễ chịu nhưng lại gây khốn khổ cho những ai dị ứng với phấn hoa.
Khi bọn tôi ở Canberra, mùa Xuân còn có nạn sâu róm rớt từng chùm, từng bọc từ trên cây xuống vì hình như đấy là mùa sâu nở, trông rất gớm ghiếc đối với những ai sợ sâu, và đặc biệt hãi hùng khi nó rớt xuống đầu, xuống vai, rớt trên người bạn. Chưa kể ban đêm, khi đi từ thư viện trường về ký túc xá bọn tôi phải băng qua một khu rừng thưa, thỉnh thoảng lại có mấy chú kangaroo nhảy ra giữa đường đứng ngay trước mặt bạn, khiến bạn giật bắn mình .... Ôi, những kỷ niệm lang thang ngày ấy, sao mà nhớ thế ...
Bây giờ thì cuộc sống tất bật lắm rồi, chẳng còn thời gian đâu mà lang thang thế. Đi đâu vài bước cũng nhảy lên xe gắn máy, đến xe đạp - tải sản cá nhân lớn nhất mà mỗi người có được hồi thời bao cấp - cũng chẳng có mấy ai đi nữa (hèn chi mà chẳng béo bụng!). Mà có dành thời gian ra để đi lang thang thì cũng chẳng dễ: Sài Gòn ngày nay có chỗ nào còn vỉa hè dành cho người đi bộ nữa không nhỉ? Vỉa hè nếu không bị lấn chiếm để xây dựng thì cũng bị chiếm dụng để bán hàng, nên người đi bộ buộc lòng phải đi xuống lòng đường, thực nguy hiểm.
Và sợ nhất là khi qua đường: rõ ràng mình đi trên những đoạn dành riêng cho người đi bộ, zebra crossing hẳn hoi nhé, vậy trên nguyên tắc xe chạy trên đường phải nhường mình, thế mà theo kinh nghiệm của tôi thì tôi chưa bao giờ được nhường đường cả, xe cộ cứ chạy phăm phăm qua, kể cả những chiếc xe buýt hoặc xe tải to đùng, thật kinh hoàng, nên có thân thì lo, tôi là tôi cứ nhường cho mọi loại xe đi qua cho chắc ăn, khi nào thật vắng thì mới qua đường thôi. Có phải đấy là tinh thần mạnh được yếu thua của người VN không nhỉ?
Vâng, đấy là những cảm nhận của tôi hôm nay, khi có chút thời gian ngày chủ nhật mà không tập trung được vì công việc căng thẳng của cả tuần, tôi đã cao hứng rủ con gái đi bộ, đi thăm một tiệm sách cũ mới mở gần khu nhà tôi. Đi bộ ở SG đúng là cả một nỗ lực, nhưng thôi, như mọi việc khác, sức chịu đựng của người VN và sự lạc quan thì gần như là vô hạn, nên cuối cùng cuộc đi vất vả ấy cũng xong rồi, với khá nhiều "thu hoạch". Trước hết là thu hoạch về kiến thức, vì tôi vào hiệu sách cũ mua được mấy cuốn hay quá (để dành giới thiệu sau nhé), lại còn chụp được một lô hình, những tấm hình về những điều bình thường xung quanh tôi thôi, nhưng tôi thấy rất đẹp, vì nó thực, và vì thế, rất tự nhiên.
Những thu hoạch đó nằm trong những tấm hình mà tôi đưa lên ở dưới đây, các bạn xem và enjoy nhé. Nhất là những bạn bè, người thân của tôi ở khắp năm châu, để nhớ lại một VN, "quê hương bỏ lại", nghèo nàn, lạc hậu, nhưng vẫn đáng được yêu thương, với những con người nhỏ nhen có, gian dối có, dốt nát có, xấu xa có, nhưng cũng có những tấm lòng nhân hậu, những nỗ lực, những dũng cảm, những thông minh, sáng tạo, và lạc quan, luôn cố gắng vươn lên ...
Tôi chợt nhớ đến một bài hát của Úc mà tôi đã nghe thời còn học ở Canberra năm 1991, một bài hát rất dễ thương, đầy tình yêu nước (nước Úc, tất nhiên), mà tôi có thể mượn để tả tâm trạng của tôi lúc này, sau buổi đi "dã ngoại" tự phát, một mẹ một con, không tụ tập đông người, cũng chẳng phát tài liệu về nhân quyền cho ai cả, chỉ nói chuyện vu vơ với con gái, kể những kỷ niệm của mẹ thời xưa, lúc mẹ bằng tuổi Khuê, hay lúc mẹ mới lấy bố, lúc mẹ mới sanh anh Khôi vv ... Nhưng những câu chuyện nho nhỏ ấy, những kỷ niệm lan man ấy, tôi tin rằng nó cũng sẽ là một phần di sản của con gái tôi, một phần ký ức, trải nghiệm về quê hương đất nước, có lẽ sẽ thấm thía và có hiệu quả hơn gấp chục lần, trăm lần những bài giảng đầu môi của thầy cô trong nhà trường về lòng yêu nước, về tự hào dân tộc ...
Tôi nhiều chuyện quá rồi phải không các bạn. Chỉ một chuyện lang thang thôi, mà tôi đã lan man dây cà ra dây muống nãy giờ đến mấy ngàn từ rồi chứ chẳng chơi. Tạm biệt các bạn, các bạn xem hình nhé.
"Dù lòng vẫn còn muốn nói thêm ..." (TCS)
Hoa mười giờ, loài hoa tôi rất thích, từ thời bé. Hình chụp sau 12 giờ trưa, hoa đã hơi héo, nhưng màu sắc vẫn còn rất tươi thắm |
Ở khu nhà tôi, dù nhà phố, ai cũng phải có chút cây xanh thế này. Cho dịu bớt cái nắng nhức mắt của SG. |
Cây lưỡi hổ, trông oai phong quá! |
Đường phố "ven đô" |
Những mảng xanh 1: hoa khế tím hồng |
Những chùm bông hồng hồng, xinh xắn này còn có thể làm thuốc chữa giun đấy các bạn ạ! |
Những mảng xanh 2: trái khế trĩu cành |
Cây bông giấy, một loài cây rất hợp với nắng |
Quán cafe nhỏ của một quận ven đô. Nhìn cũng thơ mộng lắm chứ, phải không? |
Gần đến chợ rồi! |
|
Đường phố ven đô: Trên đường NTH dẫn ra Lê Quang Định, đường đến chợ Gò Vấp |
"Anh còn yêu vô cùng những bóng cây bên đường ..." |
Nắng thế này, chỉ có chút đất cằn và gạch đá, nhưng bông dừa vẫn cứ cố nở hoa ... |
Công trường cát đá, khách bộ hành dẵm đạp, những vẫn cứ có màu xanh! |
Cuốn Lịch sử Đảng CSVN xuất bản năm 1984 . A ha, 1984, có ai nhớ gì không nhỉ? Cuốn này chắc rồi phải quay lại mà mua thôi, bên trong thấy loáng thoáng mấy chữ "sự phản bội của Bắc Kinh" |
Hòn non bộ mini, hỏi cho ông bạn già người Mỹ sắp về hưu vào tháng 7 này. |
http://www.scmp.com/comment/insight-opinion/article/1237703/vietnams-people-are-finding-their-political-voice
Trả lờiXóa___________________
BÀI VIẾT CỦA MỘT GIÁO SƯ ĐẠI HỌC HONGKONG
* Cây viết Jonathan London cho rằng đàn áp vẫn còn, nhưng đã bớt tràn lan
*Jonathan London là một giáo sư và là thành viên quản trị của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á _Đại học Hồng Kông
______________________
Vietnam's people are finding their political voice
Jonathan London says that while repression still persists, it is becoming less pervasive
Wednesday, 15 May, 2013 [UPDATED: 03:06]
Jonathan London
Photo: AFP
Important things are happening in Vietnam. Most attention has been given to the state repression that continues to sully its reputation internationally. Yet, within the past few months, Vietnam has experienced indisputable changes in its political culture, a development that is of much greater significance.
The changes consist not only of petitions or sporadic acts of defiance; in a very short period, the country has developed a lively, even pluralistic, political culture.
Recognising these changes also means recognising their limits. Driving through central Vietnam recently, I was reminded of how Stalinesque it can sometimes be. But this is no longer the only face of politics in the country.
Every day now, legions of Vietnamese are taking to the blogosphere and laying out their perspectives. Long dormant, the art of political commentary is seeing a renaissance.
For example, hundreds of citizens took to public parks in Hanoi, Ho Chi Minh City and Nha Trang to participate in human rights and freedom of association "picnics". Yes, these acts were met with repression, threats and beatings, but they persisted. And, however fleeting, it was a Tocquevillian moment for Vietnam.
So what is going on? Three developments seem most important. First, a few significant pockets of delusional thinking and entrenched conservative reflexes notwithstanding, virtually every serious observer of Vietnam's political economy knows it is time for substantive institutional reforms, and not simply in the economic realm.
Second, Vietnamese people are finding their voice. They are demanding change, from diverse quarters. The voices are increasingly independent and in the open. And it appears they will not soon be silenced.
This brings us to a final and perhaps most curious element: the dissipating force of state repression. It is still there and as nasty as ever when it bites. But its pervasiveness is waning. Photos of the rights picnic, for example, freely circulate online.
These degrees of freedom, it has been argued, owe mainly to factionalism within the party, within which opposing groups benefit from publicly attacking each other. My own take is that it reflects an evolving sentiment, resignation and even pride within party ranks that reliance on repressive means is an undesirable path for Vietnam.
While predicting politics in authoritarian regimes is generally foolhardy, it is conceivable that real political change could occur within five years. Talented and motivated people within and outside the party are finding a voice. At the very least, with its increasingly open political discourse, Vietnam's political development has entered a new stage.
Jonathan London is a professor and core member of the Southeast Asia Research Centre at the City University of Hong Kong
NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ĐANG TÌM LẠI TIẾNG NÓI CHÍNH TRỊ CỦA MÌNH
Trả lờiXóa_____________
Jonathan London
Wednesday, 15 May, 2013 [UPDATED: 03:06]
Những sự kiện quan trọng đang diễn ra tại Việt Nam. Hầu hết sự chú ý của dư luận quốc tế đổ dồn vào việc trấn áp người dân làm hoen ố thanh danh của nhà nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vài tháng gần đây, Việt Nam đã trải qua những thay đổi không thể chối cãi trong văn hóa chính trị của đất nước này, một sự phát triển có ý nghĩa hơn nhiều.
Những thay đổi không chỉ gói gọn trong các kiến nghị hay rải rác những hành vi thách thức chính quyền, mà chỉ trong thời gian rất ngắn đã phát triển văn hóa chính trị đa nguyên sinh động trên khắp nước.
Nhận thức được những thay đổi này cũng có nghĩa là nhận ra giới hạn của sự thay đổi . Mới đây khi lái xe qua miền Trung Việt Nam, tôi đã được nhắc nhở rằng cách xử sự cứng rắn vẫn còn hiện diện trên đất nước này. Nhưng giờ đây, ít ra thì cứng rắn không còn là gương mặt chính trị duy nhất nữa.
Hiện nay, mỗi ngày có vô số người Việt Nam viết blog thể hiện quan điểm của mình. Sau thời gian im lìm khá lâu, nay thì cách viết khéo léo của những bình luận chính trị đang trải qua thời kỳ phục hưng.
Chẳng hạn như hàng trăm người dân đã đến các công viên tại các thành phố lớn Hà Nội, TP HCM, Nha Trang tham gia cuộc "dã ngoại" vì nhân quyền và quyền tự do lập hội. Vâng, hành vi "dã ngoại" này đã được đáp lại bằng đàn áp, đe dọa và đánh đập, nhưng các thành viên dã ngoại vẫn kiên nhẫn. Và, dù sao thì hành động trấn áp không đến mức quá nặng nề, đó là một khỏanh khắc của lý tưởng dân chủ cho Việt Nam.
Vậy điều gì đang xảy ra? Có ba hiện tượng đang tiến triển xem ra là quan trọng nhất. Thứ nhất, mặc dù vẫn còn những cái đầu nuôi ảo tưởng và bảo thủ thâm căn cố đế, thực tế cho thấy rằng hầu hết những nhà quan sát am tường về tình hình kinh tế chính trị Việt nam đều cho rằng giờ đã điểm cho cải cách thể chế sâu rộng, không chỉ đơn thuần trong lĩnh vực kinh tế mà thôi.
Thứ hai, người dân Việt Nam đang tìm lại tiếng nói của họ. Người dân từ bốn phương tám hướng đang đòi hỏi thay đổi. Những tiếng nói này đang ngày càng độc lập và công khai. Không dễ gì chịu im lặng một sớm một chiều.
Hai điều trên đưa chúng ta đến yếu tố cuối cùng và có lẽ là yếu tố lạ lùng nhất : lực lượng đàn áp của nhà nước đang mờ dần. Nó vẫn còn đó và xấu xa hơn bao giờ hết khi nó "đớp" , "cắn". Nhưng sự tràn ngập của nó đang tàn dần. Điển hình là các hình ảnh về chuyến dã ngoại nhân quyền lưu hành thỏai mái trên mạng internet.
Có đồn đóan rằng vì sự bè phái trong đảng nên người dân được hưởng chút ít tự do, các nhóm đối lập được hưởng lợi từ sự bất hòa trong đảng. Tôi thiên về ý nghĩ rằng nó phản ánh một tình cảm phát triển, sự rời bỏ đảng và thậm chí là lòng tự trọng của một số đảng viên, rằng sự phụ thuộc vào phương tiện trấn áp là con đường không mong muốn cho đất nước Việt Nam.
Trong khi dự đoán nền chính trị trong chế độ độc tài nói chung là liều lĩnh, có thể hiểu rằng sự thay đổi chính trị thực sự có thể xảy ra trong vòng năm năm tới đây. Những người tài năng và nhiệt huyết ở trong và ngòai đảng đang tìm kiếm một tiếng nói chung. Ít ra thì với những bài bình luận chính trị xuất hiện ngày một nhiều, sự phát triển của nền chính trị Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới.
Tôi thích những bài viết dạng nầy, viết tiếp đi bạn .
Trả lờiXóa