Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Nhân ngày 8/3, nghĩ về phụ nữ Ấn

Tôi vừa đi Ấn Độ về, với rất nhiều ấn tượng mạnh mẽ về sự kỳ bí của đất nước này. Rất muốn có một vài entry để ghi lại những ấn tượng ấy, nhưng tôi đang bận quá, mọi việc đã đến hạn phải hoàn thành mà thời gian thì không còn, nên đầu óc không rảnh rang để viết lại, thấy rất tiếc vì không viết bây giờ thì sau này sẽ quên mất.

Trong rất nhiều ấn tượng về đất nước và nền văn hóa Ấn Độ lạ lùng này thì ấn tượng rõ nhất là sự tồn tại của những phong tục kỳ lạ và lạc hậu, và vai trò thấp hèn của phụ nữ so với nam giới. Dù chỉ mới đến Ấn lần đầu tiên, và cũng không nghiên cứu gì về đất nước này ngoài những tin tức thông thường mà tôi thỉnh thoảng đọc trên báo chí, tôi vẫn có một cảm nhận rất rõ rằng là sự chậm phát triển của Ấn Độ (không phủ nhận những thành tựu lớn mà họ đạt được) chính là do sự kỳ thị nam nữ ở đất nước này - vì nói gì thì nói, ít nhất là về mặt số lượng thì phụ nữ cũng chiếm (gần) một nửa số dân Ấn, và việc cản trở vai trò của phụ nữ trong xã hội tất nhiên sẽ làm cho Ấn Độ chậm phát triển đi một nửa (nếu không nói là nhiều hơn, vì phụ nữ kém thì sẽ giáo dục con cái kém, tức ảnh hưởng xấu đến tương lai của đất nước).

Và sáng nay thì tôi tình cờ đọc được trên trang Asia Society một bài viết về phụ nữ Ấn nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ở đây. Những gì được viết trong bài hoàn toàn củng cố cảm nhận của tôi về vai trò thấp hèn của phụ nữ Ấn, và cung cấp thêm nhiều thông tin về nạn kỳ thị giới tính sâu sắc ở nước này. Ví dụ, các bạn thử xem 2 tấm hình dưới đây:

1. Chồng ngồi trên giường, vợ ngồi dưới đất, ăn cơm. Có đúng là "chồng chúa vợ tôi" chưa hở các bạn?

2. Phụ nữ hốt phân bò (vốn là con vật thiêng), chồng và con trai đứng nhìn. "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" mà lại!

Xin các bạn đọc hãy bài viết dưới đây, với những chỗ tôi đã nhấn mạnh:

The United Nations reports that at least 40 million women in India have died from neglect or were simply never born in the first place. Dr. Amartya Sen, a Nobel laureate, first applied the term "missing" to this phenomenon in 1986 when he examined India's census data. Among Christians and Muslims, the female to male sex ratios were close to normal. Among Hindus, who make up 80 percent of India's population, the gender imbalance would spark a demographic crisis.

Until the 1980s, when ultrasound machines became more widespread, girls were commonly killed at birth or were neglected of health and nutrition to ensure their death. Baby girls were left in dumpsters, buried in clay pots or poisoned. Shocking, yes, but the practice still continues. Across the country there is a 47 percent excess female child mortality, girls aged 1-to-4 who are dying before their life expectancy because of discrimination. In the north, specifically the wealthy state of Punjab and neighboring Haryana, the excess female child mortality is 81 and 135 percent respectively, according to India's National Family Health Survey.

The arrival of ultrasound machines, and its subsequent exploitation, ushered in a silent era of organized crime. Now able to identify the sex of a fetus early in pregnancy, parents who learn their child is a girl often abort her. The government has banned abortions based on gender for the last 16 years. Every ultrasound clinic is required to have a poster explaining the law, yet this $250 million business a year flourishes because of deeply entrenched traditions, official apathy and the lucrative business of illegal ultrasounds.

Every day 7,000 female fetuses are aborted in India, according to the UN.

Đọc xong bài viết, và nhất là xem đoạn phim video kèm theo, tôi cảm thấy rất "biết ơn" vì mình không phải là phụ nữ Ấn Độ. Vậy nên, các phụ nữ VN của tôi ơi, chúng ta nên vui mừng và hãnh diện vì mình là phụ nữ Việt (chứ không phải phụ nữ Ấn), và vì thế đã có được điều kiện sự đóng góp của mình cho sự phát triển của đất nước, ngay từ thời xa xưa.

Và cả bây giờ nữa, dù sự đóng góp ấy có thể chỉ là ... đi lấy chồng Hàn, chồng Đài, chồng Trung, chồng Nhật, để có thể có chút tiền để gửi về giúp đỡ gia đình.

Kết luận của tôi cho entry này: Bất kỳ phụ nữ VN nào mà cảm thấy ở VN vẫn còn kỳ thị nam nữ và không hài lòng về điều này, thì hãy nghĩ về số phận phụ nữ Ấn như trong bài viết mà tôi đã nêu, để cảm thấy mình vẫn còn vô cùng may mắn.

Và cùng nhau tiếp tục cố gắng để xóa bỏ hoàn toàn sự bất bình đẳng giới tính kia trên toàn thế giới, phải không các bạn?

Xin gửi các bạn lời chúc ngày 8/3 muộn màng.

1 nhận xét:

  1. Nhìn hình ảnh những phụ nữ Ấn so với phụ nữ Vn@ � ��� �i chí phản ánh một phần.Nhìn những phụ nữ miền trung xa quê gồng gánh lượm ve chai nuôi con ăn học,nhìn em gái quê quằn mình cỏng gạch trên lưng...Rồi biết bao chị em quê nghèo lây' chồng Đài loan,Hàn quốc...Tôi nghĩ Phụ nữ VN cũng ko may mắn lắm đâu?Họ cần được nâng đỡ va quan tâm nhiều hơn nữa...
    Cái cần lên án là các bác mày râu,nam mhi chi chí phải biết chia sẻ,bỏ thói gia trưởng ,bạo hành phụ nữ,nhạu nhẹt say sưa,quên đi nhiệm vụ của ngươi chồng người cha.
    Xin tặng muôn vạn đóa hồng cho phụ nữ Vn...

    Trả lờiXóa