4 ngày, 3 đêm là tất cả thời gian tôi và gia đình trải qua trên quê hương chùa Tháp, lần đầu tiên. Chi phí thật phải chăng, mỗi người khoảng trên dưới 3 triệu (tôi không nhớ rõ), gồm toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở, tham quan vv trong suốt cuộc hành trình.
Xứ chùa Tháp, ba từ này có lẽ không người VN nào là không biết. Người Khmer đối với chúng ta cũng chẳng lạ lùng gì, vì ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những nơi như Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá vv vẫn có những làng người Khmer sinh sống chung với người Việt của chúng ta. Tết Miên là vào tháng 4, còn gọi là Tết té nước, là một sinh hoạt mà ở ĐBSCL ai cũng biết. Những ngôi chùa Miên cổ kính cũng không hề xa lạ với người VN. Hôm đi Trà Vinh cách đây hơn một năm (?) khi còn ở cơ quan cũ, tôi còn được đưa đi thăm một ngôi chùa Miên đã gần ngàn năm tuổi. Ngôi chùa thật đẹp, cổ kính rêu phong, giữa những cây cổ thụ uy nghiêm và bầu không khí yên lành cô tịch. Những dấu vết của một nền văn minh rực rỡ từ ngàn năm trước.
Nhưng đó là những dấu vết của văn hóa Khmer ở VN. Còn về đất nước láng giềng gần gũi Campuchia thì tôi lại chẳng biết gì, ngoài chế độ Khmer đỏ với người cầm đầu là Pol Pot và nạn diệt chủng, rồi chiến tranh biên giới phía Nam với Khmer đỏ năm 1978 (năm tôi vào đại học) với sự ủng hộ và giúp sức của anh bạn láng giềng 16 vàng 4 tốt khiến VN phải gửi quân tình nguyện sang giúp đỡ Campuchia giải phóng ra khỏi chế độ diệt chủng tàn ác đó. Rồi sau đó là Hun Sen lên làm thủ tướng cho tới giờ, và rồi anh ấy lại chơi VN một cú dưới sự ủng hộ của người đồng chí tốt là Trung Quốc.
Không những thế, gần đây, Campuchia còn nổi tiếng là một địa chỉ ... đánh bài của người Việt, với các sòng bài được mở ra khắp nơi để đón chào những người Việt hoặc quá thừa tiền (những đồng tiền bất chính, của thiên trả địa?) hoặc quá ham hố, muốn không làm nhưng vẫn có ăn, kéo đến sát phạt đỏ đen suốt đêm ngày. Để đến khi thua bạc, thì tan cửa nát nhà, thật đúng câu ca dao răn đe mà chúng ta đã được nghe từ ngày đi học tiểu học: "Cờ bạc là bác thằng bần/Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm". Thì đó, chúng ta có hẳn một cái gương tày liếp, bà Thúy Liễu vợ nhà báo Hoàng Hùng. Đúng chính xác gần như đến từng lời, "cửa nhà (muốn) bán hết, tra chân vào cùm", với mức án chung thân. Bố chết, mẹ đi tù, con cái của bà Liễu quả là bất hạnh. Tất cả, ,chỉ vì mấy sòng bài trên đất nước láng giềng mà ta quen gọi là quê hương chùa Tháp.
Tóm lại, một cái nhìn không có gì là quá thiện cảm về đất nước Campuchia láng giềng gần gũi của chúng ta.
Đó là lý do tại sao mãi đến bây giờ tôi mới đi Campuchia để du lịch, dù chi phí cho việc đi Campuchia là rất mềm. Chỉ mãi đến dịp Tết vừa qua, một người bạn đi du lịch Campuchia về đã khen rối rít không tiếc lời và khuyên tôi phải đi Campuchia một lần cho biết, tôi mới có ý định đi thử cho biết. Và thế là tôi đã tranh thủ mấy ngày nghỉ lễ 2/9 vừa qua để đến xứ chùa Tháp một lần.
Một chuyến đi 4 ngày, 3 đêm đầy ắp, một điều không ngờ về một đất nước mà trước đó tôi không hề có ý định ghé thăm. Vậy mà trước khi rời Phnong Penh để về VN tôi lại cảm thấy mình còn quá nhiều điều muốn biết về đất nước láng giềng hiền hòa, nơi đã từng là một đế chế hùng mạnh với một nền văn minh rực rỡ mà giờ đây cả thế giới vẫn phải ngưỡng mộ. Đến nỗi trong số hành lý tôi mang về từ Campuchia, ngoài cá lóc khô, chuối sấy và đường thốt nốt, những sản vật quen thuộc của đất nước Campuchia, còn có cả 1 tấm bản đồ du lịch và 2 cuốn sách bằng tiếng Anh viết về lịch sử Campuchia và các đền chùa, cung điện nguy nga một thời của đế chế Angkor hùng mạnh. Để tiếp tục đọc và tự trả lời những câu hỏi đã hình thành trong đầu tôi qua chuyến đi thú vị này.
Một chuyến đi thực sự thú vị, bổ ích mà tôi sẽ phải mất nhiều ngày mới có thể viết hết ra để lưu lại cho mình và chia sẻ với các bạn. Các bạn cứ thư thả, nhẩn nha mà đọc dần nhé.
(còn tiếp)
Xứ chùa Tháp, ba từ này có lẽ không người VN nào là không biết. Người Khmer đối với chúng ta cũng chẳng lạ lùng gì, vì ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những nơi như Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá vv vẫn có những làng người Khmer sinh sống chung với người Việt của chúng ta. Tết Miên là vào tháng 4, còn gọi là Tết té nước, là một sinh hoạt mà ở ĐBSCL ai cũng biết. Những ngôi chùa Miên cổ kính cũng không hề xa lạ với người VN. Hôm đi Trà Vinh cách đây hơn một năm (?) khi còn ở cơ quan cũ, tôi còn được đưa đi thăm một ngôi chùa Miên đã gần ngàn năm tuổi. Ngôi chùa thật đẹp, cổ kính rêu phong, giữa những cây cổ thụ uy nghiêm và bầu không khí yên lành cô tịch. Những dấu vết của một nền văn minh rực rỡ từ ngàn năm trước.
Nhưng đó là những dấu vết của văn hóa Khmer ở VN. Còn về đất nước láng giềng gần gũi Campuchia thì tôi lại chẳng biết gì, ngoài chế độ Khmer đỏ với người cầm đầu là Pol Pot và nạn diệt chủng, rồi chiến tranh biên giới phía Nam với Khmer đỏ năm 1978 (năm tôi vào đại học) với sự ủng hộ và giúp sức của anh bạn láng giềng 16 vàng 4 tốt khiến VN phải gửi quân tình nguyện sang giúp đỡ Campuchia giải phóng ra khỏi chế độ diệt chủng tàn ác đó. Rồi sau đó là Hun Sen lên làm thủ tướng cho tới giờ, và rồi anh ấy lại chơi VN một cú dưới sự ủng hộ của người đồng chí tốt là Trung Quốc.
Không những thế, gần đây, Campuchia còn nổi tiếng là một địa chỉ ... đánh bài của người Việt, với các sòng bài được mở ra khắp nơi để đón chào những người Việt hoặc quá thừa tiền (những đồng tiền bất chính, của thiên trả địa?) hoặc quá ham hố, muốn không làm nhưng vẫn có ăn, kéo đến sát phạt đỏ đen suốt đêm ngày. Để đến khi thua bạc, thì tan cửa nát nhà, thật đúng câu ca dao răn đe mà chúng ta đã được nghe từ ngày đi học tiểu học: "Cờ bạc là bác thằng bần/Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm". Thì đó, chúng ta có hẳn một cái gương tày liếp, bà Thúy Liễu vợ nhà báo Hoàng Hùng. Đúng chính xác gần như đến từng lời, "cửa nhà (muốn) bán hết, tra chân vào cùm", với mức án chung thân. Bố chết, mẹ đi tù, con cái của bà Liễu quả là bất hạnh. Tất cả, ,chỉ vì mấy sòng bài trên đất nước láng giềng mà ta quen gọi là quê hương chùa Tháp.
Tóm lại, một cái nhìn không có gì là quá thiện cảm về đất nước Campuchia láng giềng gần gũi của chúng ta.
Đó là lý do tại sao mãi đến bây giờ tôi mới đi Campuchia để du lịch, dù chi phí cho việc đi Campuchia là rất mềm. Chỉ mãi đến dịp Tết vừa qua, một người bạn đi du lịch Campuchia về đã khen rối rít không tiếc lời và khuyên tôi phải đi Campuchia một lần cho biết, tôi mới có ý định đi thử cho biết. Và thế là tôi đã tranh thủ mấy ngày nghỉ lễ 2/9 vừa qua để đến xứ chùa Tháp một lần.
Một chuyến đi 4 ngày, 3 đêm đầy ắp, một điều không ngờ về một đất nước mà trước đó tôi không hề có ý định ghé thăm. Vậy mà trước khi rời Phnong Penh để về VN tôi lại cảm thấy mình còn quá nhiều điều muốn biết về đất nước láng giềng hiền hòa, nơi đã từng là một đế chế hùng mạnh với một nền văn minh rực rỡ mà giờ đây cả thế giới vẫn phải ngưỡng mộ. Đến nỗi trong số hành lý tôi mang về từ Campuchia, ngoài cá lóc khô, chuối sấy và đường thốt nốt, những sản vật quen thuộc của đất nước Campuchia, còn có cả 1 tấm bản đồ du lịch và 2 cuốn sách bằng tiếng Anh viết về lịch sử Campuchia và các đền chùa, cung điện nguy nga một thời của đế chế Angkor hùng mạnh. Để tiếp tục đọc và tự trả lời những câu hỏi đã hình thành trong đầu tôi qua chuyến đi thú vị này.
Một chuyến đi thực sự thú vị, bổ ích mà tôi sẽ phải mất nhiều ngày mới có thể viết hết ra để lưu lại cho mình và chia sẻ với các bạn. Các bạn cứ thư thả, nhẩn nha mà đọc dần nhé.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét