Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Lần đầu thăm quê hương Chùa Tháp (3)

Ngày thứ nhất - 31/8/2012


Xe khởi hành từ đường Phan Đăng Lưu (Phú Nhuận) lúc 6 giờ, đi một mạch và dừng lại ăn sáng ở Tây Ninh. Chẳng biết tôi có tưởng tượng ra không, mà sao tôi thấy những người phục vụ và cả ông chủ tiệm ăn nơi chúng tôi dừng lại ăn sáng, nghỉ chân có gì đó giống giống người Campuchia? Cũng nước da ngăm ngăm, khuôn mặt hơi khắc khổ, hằn dấu ấn của một nơi có khí hậu khá khắc nghiệt, nắng nóng chói chang.

Qua cửa khẩu Mộc Bài vào khoảng 8 giờ, tòa nhà đầu tiên tôi nhìn thấy là ... một Casino "to đùng vật vã". Anh hướng dẫn viên địa phương đón chúng tôi ngay cửa khẩu có tên Việt là Văn Đen, người cao to dễ mến, da đen ... thui! Anh cho biết, khu vực này trước đây rất nghèo, nhưng từ ngày có casino thì kinh tế khấm khá lên, do đóng góp tích cực của người Việt Nam. Thì các casino ở Campuchia chủ yếu chỉ dành cho người VN thôi mà lại, anh hướng dẫn cho biết như thế. Một cô bé đi cùng đoàn với tôi cũng khẳng định điều này, và cho biết công ty của cô (một công ty tư nhân) tuy có sếp nữ nhưng rất chịu chơi, thường xuyên tổ chức cho cả công ty sang Campuchia đánh bài ngay tại cửa khẩu Mộc Bài này.
Casino gần cửa khẩu Nội Bài, cách VN chỉ vài trăm thước

Tự nhiên lại nhớ đến thảm kịch của nhà báo Hoàng Hùng. Từ lúc nào, người Việt Nam chúng ta lại mê cờ bạc như thế này nhỉ, cả phụ nữ cũng chơi casino mê mệt đến thế? Hay máu mê cờ bạc vốn đã có sẵn trong máu người Việt Nam? Hồi tôi ở Melbourne, năm tôi sắp về nước (1996 thì phải) người ta cũng khánh thành Crown Casino rất lớn, và số lượng người vào chơi ở trong đó chủ yếu là người gốc Hoa. Hay người Việt cũng thế, vì có một ngàn năm Bắc thuộc chăng?
Cửa khẩu Mộc Bài phía Việt Nam


Cửa khẩu phía Campuchia, hình như có tên là Bavet?

Ai muốn đi chơi, đánh bài ở cửa khẩu (!) thì đọc thêm bài này nhé. Nhưng nhớ đừng quên câu "cờ bạc là bác thằng bần" (mà chắc phải đổi thành "cờ bạc là thím con bần" quá, suy ra từ vụ nhà báo Hoàng Hùng ấy mà).

Link: http://www.dulichbui.org/2010/11/huong-dan-du-lich-bui-moc-bai-bavet.html#

More: http://www.baomoi.com/Nhuc-nhoi-canh-nguoi-Viet-sang-Campuchia-danh-bac/104/5757710.epihttp://kienthuc.net.vn/channel/5421/201206/Mot-ngay-sang-Campuchia-xem-danh-bac-1840797/

Đây nữa chứ, thực ... kinh hoàng: http://www.sgu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1892:dan-min-tay-t-sang-campuchia-anh-bc-va-nhng-bi-kch&catid=407:thi-s-chinh-tr-xa-hi&Itemid=532

Khổ cho dân miền Tây, phụ nữ lớp nào lên phía bắc lấy chồng Tàu, Đài Loan, Hàn Quốc, lớp lại qua phía tây để đánh bạc, thua tiền, vỡ nợ, rồi tan nhà nát cửa. Vai trò của nhà nước, và các đoàn thể như hội thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân vv để đâu ấy nhỉ?

Lại lên xe, tiếp tục chạy, hình như chúng tôi đang ở địa phận tỉnh Svay Rieng (?). Cảnh vật 2 bên đường giống hệt VN, nếu không có những cây thốt nốt. Những cây cao, thẳng, dáng đẹp, mà người Campuchia tự hào xem là national plant của mình (không biết dịch là gì nhỉ, mình có từ quốc hoa là nhưng đây là cây, chẳng lẽ gọi là quốc mộc?)




Phong cảnh 2 bên đường


Đưa bản đồ này lên đây để dễ hình dung đoạn đường đã đi qua
Có khác gì phong cảnh VN nhỉ?
Nhà sàn, đặc trưng Campuchia, nhưng cũng có thể thấy ở An Giang (Châu Đốc)
Như một ốc đảo bình yên - Hình như ở tỉnh Prey Veng?
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét