Bạn có bao giờ phải băng qua những ngã tư không đèn đỏ vào những lúc đông xe chưa? Tôi thì thường xuyên lắm, hầu như hàng ngày. Đến nỗi điều ấy đối với tôi đã trở nên quen thuộc, hoàn toàn chấp nhận được. Vì không chấp nhận thì bạn sẽ làm gì nhỉ? Biến thành chim, mọc cánh bay lên, như trong Truyện Tích Chu ư? Chẳng thà chấp nhận, để không thêm phần căng thẳng trong cuộc sống vốn đã quá căng thẳng hiện nay.
Mà không chỉ chấp nhận đâu nhé, tôi còn quan sát, ghi nhận, và ... làm thơ nữa cơ đấy! Đây, bài thơ lăng nhăng, ngẫu hứng của tôi, hình thành trong vòng 30 phút nhích dần qua một ngã tư gần nhà mà có lẽ nếu đi bộ thì tôi có thể hoàn tất trong vòng 20 phút - ấy là, giả sử như vẫn còn có chỗ dành cho người đi bộ. Bây giờ, muốn đi bộ qua chỗ ấy, có lẽ cũng khó như mọc cánh bay lên trong Truyện Tích Chu ...
Đây, tặng các bạn bè của tôi, những người đã trải qua cùng kinh nghiệm .... Bắt chước những nhà thơ trước năm 1975, tôi không viết hoa, không dùng dấu chấm câu, thử xem nó có hậu hiện đại chút nào không. Thì, hậu hiện đại đang là "mốt" mà lại, một cái mốt thực ra đã bắt đầu ở miền Nam Việt Nam từ cách đây gần nửa thế kỷ, thời "Mỹ - ngụy" như người ta thường nói. Có điều, thời Mỹ - ngụy ấy thì đường xá vẫn còn tử tế hơn chứ chưa đến nỗi như thế này ....
ngã tư không đèn đỏ
tôi chạy xe qua một ngã tư
ngã tư không đèn đỏ
dòng xe phía bên kia
những khuôn mặt tưởng như vô hồn
đang chăm chăm chờ từng khe hở
Ờ mà bây giờ tôi mới thực sự hiểu, tại sao cứ lâu lâu lại thấy có người kêu lên: Bao giờ cho đến ngày xưa????
Cám ơn những ngã tư không đèn đỏ!
---------
Và đây là những câu "thơ nối dòng" (bắt chước cấu trúc: "in nối bản" dùng trong ngành xuất bản) cho bài thơ của bạn đọc Pham Trongtoi, ý tứ và vần điệu thật xuất sắc:
ta vượt được ta rồi lại tiếp tục ta trôi
ngã tư tới, có hay không? đèn đỏ
hãy nhớ lấy dù có hay không có
trận sinh tồn, toàn thắng ắt về ta
ơ, hình như đèn sắp đỏ phía xa xa
miết hết ga, quyết tận cùng tranh thủ...
----------
Thêm một đoạn "nối dòng" của một bạn đọc khác ...
"... đích đến đã gần rồi
chỉ còn chờ ta vượt được ta thôi ..."
nhưng thử hỏi ta sao vượt được
vì ngã tư từ lâu không đèn đỏ
như cách sống không còn luật pháp
ai chen ngang lấn chiếm thì đi
ai từ tốn chỉ có đường tụt hậu
tất cả lộn phèo láo nháo quá vô tư...
ngồi trên xe 2 chân chống xuống đường
lòng thầm nghĩ giá được như xưa nhỉ !!!
----------
Và một đoạn khác nữa ...
''Ta vượt được rồi lại tiếp tục ta trôi''
Ngã tư tới rồi ngã tư tới nữa
Đèn?có ,đèn?không ,không -có ,có -không
Tít tắp ngã tư ,tít tắp vô cùng
Trôi ..trôi mãi ...con đường không đích.
Mà không chỉ chấp nhận đâu nhé, tôi còn quan sát, ghi nhận, và ... làm thơ nữa cơ đấy! Đây, bài thơ lăng nhăng, ngẫu hứng của tôi, hình thành trong vòng 30 phút nhích dần qua một ngã tư gần nhà mà có lẽ nếu đi bộ thì tôi có thể hoàn tất trong vòng 20 phút - ấy là, giả sử như vẫn còn có chỗ dành cho người đi bộ. Bây giờ, muốn đi bộ qua chỗ ấy, có lẽ cũng khó như mọc cánh bay lên trong Truyện Tích Chu ...
Đây, tặng các bạn bè của tôi, những người đã trải qua cùng kinh nghiệm .... Bắt chước những nhà thơ trước năm 1975, tôi không viết hoa, không dùng dấu chấm câu, thử xem nó có hậu hiện đại chút nào không. Thì, hậu hiện đại đang là "mốt" mà lại, một cái mốt thực ra đã bắt đầu ở miền Nam Việt Nam từ cách đây gần nửa thế kỷ, thời "Mỹ - ngụy" như người ta thường nói. Có điều, thời Mỹ - ngụy ấy thì đường xá vẫn còn tử tế hơn chứ chưa đến nỗi như thế này ....
ngã tư không đèn đỏ
tôi chạy xe qua một ngã tư
chạy không ngừng như thác đổ
phía bên tôi đứng sựng bồn chồn
len vào ngay xin đừng chậm trễ
cùng nhích dần hãy thừa thắng xông lên
phía bên kia có dấu hiệu rối ren
vài kẻ nhanh chân vội bọc sang bên
nhưng trễ rồi ta đã kịp đan xen
phía bên kia đành quyết tâm xấn tới
phía bên kia đành quyết tâm xấn tới
anh em ơi hãy dàn trận mới
cùng lao vào trận chiến ngổn ngang
cố lên đi nhất quyết không hàng
cố lên đi nhất quyết không hàng
khi hai phía cùng ngang tài ngang sức
không ai nhường ai nên cùng nhau ta nhích
đích đến đã gần rồi
chỉ còn chờ ta vượt được ta thôi ...
Ờ mà bây giờ tôi mới thực sự hiểu, tại sao cứ lâu lâu lại thấy có người kêu lên: Bao giờ cho đến ngày xưa????
Cám ơn những ngã tư không đèn đỏ!
---------
Và đây là những câu "thơ nối dòng" (bắt chước cấu trúc: "in nối bản" dùng trong ngành xuất bản) cho bài thơ của bạn đọc Pham Trongtoi, ý tứ và vần điệu thật xuất sắc:
ta vượt được ta rồi lại tiếp tục ta trôi
ngã tư tới, có hay không? đèn đỏ
hãy nhớ lấy dù có hay không có
trận sinh tồn, toàn thắng ắt về ta
ơ, hình như đèn sắp đỏ phía xa xa
miết hết ga, quyết tận cùng tranh thủ...
----------
Thêm một đoạn "nối dòng" của một bạn đọc khác ...
"... đích đến đã gần rồi
chỉ còn chờ ta vượt được ta thôi ..."
nhưng thử hỏi ta sao vượt được
vì ngã tư từ lâu không đèn đỏ
như cách sống không còn luật pháp
ai chen ngang lấn chiếm thì đi
ai từ tốn chỉ có đường tụt hậu
tất cả lộn phèo láo nháo quá vô tư...
ngồi trên xe 2 chân chống xuống đường
lòng thầm nghĩ giá được như xưa nhỉ !!!
----------
Và một đoạn khác nữa ...
''Ta vượt được rồi lại tiếp tục ta trôi''
Ngã tư tới rồi ngã tư tới nữa
Đèn?có ,đèn?không ,không -có ,có -không
Tít tắp ngã tư ,tít tắp vô cùng
Trôi ..trôi mãi ...con đường không đích.
Xin được phép nối mấy dòng cùng chị.
Trả lờiXóata vượt được ta rồi lại tiếp tục ta trôi
ngã tư tới, có hay không? đèn đỏ
hãy nhớ lấy dù có hay không có
trận sinh tồn, toàn thắng ắt về ta
ơ, hình như đèn sắp đỏ phía xa xa
miết hết ga, quyết tận cùng tranh thủ
"... đích đến đã gần rồi
Trả lờiXóachỉ còn chờ ta vượt được ta thôi ..."
nhưng thử hỏi ta sao vượt được
vì ngã tư từ lâu không đèn đỏ
như cách sống không còn luật pháp
ai chen ngang lấn chiếm thì đi
ai từ tốn chỉ có đường tụt hậu
tất cả lộn phèo láo nháo quá vô tư...
ngồi trên xe 2 chân chống xuống đường
lòng thầm nghĩ giá được như xưa nhỉ !!!
''Ta vượt được rồi lại tiếp tục ta trôi''
Trả lờiXóaNgã tư tới rồi ngã tư tới nữa
Đèn?có ,đèn?không ,không -có ,có -không
Tít tắp ngã tư ,tít tắp vô cùng
Trôi ..trôi mãi ...con đường không đích.
Một người bạn có nhận xét sau đây về bài thơ, xin được đăng lên đây để lưu, và để ... khoe:
Trả lờiXóa----------
"một bài thơ trào phúng có ý vị, có tính biểu tượng...hàm súc quá!"
Rảnh rỗi, vào lan man thêm một chút về cái vụ đèn đỏ-đèn xanh cùng chị P.Anh.
Trả lờiXóaTôi sống ở Sài Gòn từ khi mới nứt mắt chào đời. Còn nhớ, lúc ấy Sài Gòn còn ít ngã tư có đèn xanh đèn đỏ. Ví dụ như đường Hồng Thập Tự (đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh, rồi lại đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai như ngày nay), một con đường đặc biệt vì ở hai đầu đều là đường mang tên Hùng Vương, dài thăm thẳm nhưng, nếu tôi nhớ không lầm, chỉ có vài ngã tư có đèn xanh đèn đỏ. Bây giờ, kể cả ngã ba (NTMK-Tôn Thất Tùng, bên kia TTT chỉ là cái hẻm nhỏ rất ít xe cộ), nhà nước cũng chịu khó lắp đèn xanh đèn đỏ. Đây cũng là một minh chứng cho sự đầu tư của nhà nước, chưa bàn tới hiệu quả tới đâu hoặc hiệu quả hay không.
Dân số bùng nổ, các loại xe cộ cũng bùng nổ, không có đèn xanh-đèn đỏ có mà vỡ đầu sứt trán vì...cọ quẹt, vì đập nhau nữa. Nhưng, nhiều khi sự quá trớn trong vụ lắp trụ đèn giao lộ, kèm theo chưa có sự nghiên cứu hay thống kê thấu đáo, lắp trụ đèn quá gần nhau mà chưa phân bổ hợp lý thời gian ben dừng bên chạy, làm cho giao thông nghẽn càng thêm nghẽn,,,
Hiện giờ, ngã ba NTMK và Bà Huyện Thanh Quan, trụ đèn chỉ để làm dáng vì...khi đưa vào hoạt động, nó rất là...bất cập, vì ngã ba này khá gần với giao lộ chính, NTMK-CMT8, lúc nào cũng ứ nghẽn, bất kể giờ cao điểm hay không. Đôi khi tắt tịt, nhưng đôi khi cũng có chớp vàng, tạo chú ý tới giao lộ cho các lái xe, cũng là đièu hay.
Đèn đỏ ở các ngã tư liên tiếp, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Phạm Ngọc Thạch, Hai Bà Trưng tên đường NTMK, là một cái bẫy thực sự. Tôi nói bẫy ở đây không với ẩn ý xấu (với ngành Giao thông và CSGT) như báo chí dạo gần đây hay nhắc. Tôi dùng từ "bẫy" để chỉ ra vấn đề, chỉ cần một chút sơ sẩy, sẽ là lợi bất cập hại. Giá mà, thay vì các anh CSGT đi xe mô tô đứng hầm hừ chực bắt lỗi lấn tuyến lấn vạch ngay cả trong giờ cao điểm, các anh có thể điều chỉnh thời gian xanh-đỏ của các trụ đèn cho hợp lý thì...tốt hơn biết bao nhiêu.
Thường xuyên đi trên con đường này, tôi chứng kiến rất nhiều lần, xe cộ đã bắt đầu dồn ứ, các anh vẫn cứ điềm nhiên tọa thị làm nhiệm vụ một cách máy móc, vẫn huýt còi khi có xe hai bánh lấn tuyến, xe hai bánh thiếu kiếng chiếu hậu, thậm chí cả xe bốn bánh không biết lỗi gì (có thể tài xế không thắt dây an toàn) cũng không nằm ngoài "vùng phủ sóng".
Có nhiều trụ đèn đỏ lâu tới phi lý. Ví dụ, ngã tư NTMK-MĐC. Con đường Mạc Đĩnh Chi khá thưa thớt xe, nhưng thời gian đỏ cũng gần như thời gian xanh. Trong khi đó, tuyến NTMK thì xe đông như đi lễ hội, vẫn phải chịu dồn ứ cho nó...công bằng.
Qua khỏi cầu Thị Nghè, đã hết NTMK, đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhìn cái trụ đèn ngay chân cầu, tôi muốn hỡi ôi. Hôm nọ con gái tôi "chuyển" thắc mắc này cho tôi, tôi phải loanh quanh giải thích (cốt biện hộ cho ngành Giao thông nhà ta), vì đường ngang (hình như là Phan Văn Hân, vào cư xá Cửu Long cũ) bây giờ đông xe quá, bị con gái phản bác, thì phải cấm quẹo trái lên cầu chứ Ba.
Đúng là ngày xưa, từ cư xá Cửu Long muốn vào trung tâm Sài Gòn thì buộc phải đi bằng cầu Thị Nghè chứ không còn đường nào khác trừ phi phải bọc qua Phan Thanh Giản (vòng xa khủng khiếp). Hiện nay, có khá nhiều con đường khác để dân cư trong đó vào Quận 1 mà không cần thiết phải qua cầu Thị Nghè. Cầu Thị Nghè 2 trên đường Nguyễn Hữu Cảnh chẳng hạn. Hoặc giả, thiết kế một vòng xoay ở giao lộ XVNT-Nguyễn Văn Lạc cách đó không xa cũng là một cách không tồi.
Gì thì gì, tình trạng thiết kế trụ đèn xanh-đỏ ở trên cầu là một điều không đáng phải chấp nhận. Biết được tuổi thọ của cây cầu Thị Nghè (1), tôi không thể không lo lắng cho chuyện quá tải đến một thời điểm nào đó thì...đứt gánh.
Chuyện về những trụ đèn xanh-đỏ ở Sài Gòn thì...viết thành sách được nếu có chút kỹ năng...Tiếc rằng, tôi dở ẹt nên đành chờ...chị P.Anh, chẳng hạn...
Comment của anh hay quá. Xin phép anh cho tôi đăng lên thành một bài mới trên blog nhé!
XóaTrời ạ. Đó giống như một vinh dự cho tôi mà phải xin phép gì nữa, chị P.Anh.
XóaVâng, cám ơn anh!
Xóa