Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ ...

Không, bài viết này chẳng liên quan gì đến câu hò dễ thương ấy đâu ạ. Chỉ là tôi dùng nó để đặt tựa, cho nó ... hấp dẫn, thế thôi.

Còn bài viết dưới đây thì nói về đèn giao thông của Sài Gòn qua các thời kỳ. Cũng chẳng phải của tôi viết, mà là comment dài của một bạn đọc gửi vào entry có bài thơ "ngã tư không đèn đỏ" của tôi.


Ký ức của một người Sài Gòn, sống qua những thay đổi lớn nhỏ của thành phố này. Những ký ức đáng nhớ, đáng trân trọng và chia sẻ. Vì đối với tôi, ký ức bao giờ cũng đáng quý. Thì, người già như tôi (ngoại ngũ tuần rồi chứ ít gì) - hoặc già hơn nữa-  luôn là người của ký ức mà. Đối với họ, ký ức thì đầy ắp và đẹp đẽ, tha hồ mà khai quật, còn tương lai thì ngắn ngủi và hoặc là quá xa lạ, khó chấp nhận, hoặc cũ xì, chẳng có gì mới, vì bản chất của sự việc thì họ (trong đó có tôi, tất nhiên) đã biết quá rồi còn gì.

Thôi, lăng nhăng thế đủ rồi, các bạn thưởng thức bài viết bên dưới nhé. Và cám ơn tác giả của nó đã giúp tôi nhớ lại những ký ức nho nhỏ về một Sài Gòn năm xưa.... Tôi có sửa lại đôi chút, vì giọng văn của tác giả là giọng trao đổi riêng với tôi, nhưng chắc chắn là tác giả muốn viết chung cho mọi người đấy. Đặc biệt là những người thuộc thế hệ của tôi - ngoại ngũ tuần trở lên.
-------------------
Rảnh rỗi, lan man một chút về cái vụ đèn đỏ-đèn xanh.

Tôi sống ở Sài Gòn từ khi mới nứt mắt chào đời. Còn nhớ, lúc ấy Sài Gòn còn ít ngã tư có đèn xanh đèn đỏ. Ví dụ như đường Hồng Thập Tự (đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh, rồi lại đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai như ngày nay), một con đường đặc biệt vì ở hai đầu đều là đường mang tên Hùng Vương, dài thăm thẳm nhưng, nếu tôi nhớ không lầm, chỉ có vài ngã tư có đèn xanh đèn đỏ. Bây giờ, kể cả ngã ba (NTMK-Tôn Thất Tùng, bên kia TTT chỉ là cái hẻm nhỏ rất ít xe cộ), nhà nước cũng chịu khó lắp đèn xanh đèn đỏ. Đây cũng là một minh chứng cho sự đầu tư của nhà nước, chưa bàn tới hiệu quả tới đâu hoặc hiệu quả hay không.

Dân số bùng nổ, các loại xe cộ cũng bùng nổ, không có đèn xanh-đèn đỏ có mà vỡ đầu sứt trán vì...cọ quẹt, vì đập nhau nữa. Nhưng, nhiều khi sự quá trớn trong vụ lắp trụ đèn giao lộ, kèm theo chưa có sự nghiên cứu hay thống kê thấu đáo, lắp trụ đèn quá gần nhau mà chưa phân bổ hợp lý thời gian ben dừng bên chạy, làm cho giao thông nghẽn càng thêm nghẽn,,,

Hiện giờ, ngã ba NTMK và Bà Huyện Thanh Quan, trụ đèn chỉ để làm dáng vì...khi đưa vào hoạt động, nó rất là...bất cập, vì ngã ba này khá gần với giao lộ chính, NTMK-CMT8, lúc nào cũng ứ nghẽn, bất kể giờ cao điểm hay không. Đôi khi tắt tịt, nhưng đôi khi cũng có chớp vàng, tạo chú ý tới giao lộ cho các lái xe, cũng là đièu hay.

Đèn đỏ ở các ngã tư liên tiếp, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Phạm Ngọc Thạch, Hai Bà Trưng tên đường NTMK, là một cái bẫy thực sự. Tôi nói bẫy ở đây không với ẩn ý xấu (với ngành Giao thông và CSGT) như báo chí dạo gần đây hay nhắc. Tôi dùng từ "bẫy" để chỉ ra vấn đề, chỉ cần một chút sơ sẩy, sẽ là lợi bất cập hại. Giá mà, thay vì các anh CSGT đi xe mô tô đứng hầm hừ chực bắt lỗi lấn tuyến lấn vạch ngay cả trong giờ cao điểm, các anh có thể điều chỉnh thời gian xanh-đỏ của các trụ đèn cho hợp lý thì...tốt hơn biết bao nhiêu.

Thường xuyên đi trên con đường này, tôi chứng kiến rất nhiều lần, xe cộ đã bắt đầu dồn ứ, các anh vẫn cứ điềm nhiên tọa thị làm nhiệm vụ một cách máy móc, vẫn huýt còi khi có xe hai bánh lấn tuyến, xe hai bánh thiếu kiếng chiếu hậu, thậm chí cả xe bốn bánh không biết lỗi gì (có thể tài xế không thắt dây an toàn) cũng không nằm ngoài "vùng phủ sóng".

Có nhiều trụ đèn đỏ lâu tới phi lý. Ví dụ, ngã tư NTMK-MĐC. Con đường Mạc Đĩnh Chi khá thưa thớt xe, nhưng thời gian đỏ cũng gần như thời gian xanh. Trong khi đó, tuyến NTMK thì xe đông như đi lễ hội, vẫn phải chịu dồn ứ cho nó...công bằng.

Qua khỏi cầu Thị Nghè, đã hết NTMK, đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhìn cái trụ đèn ngay chân cầu, tôi muốn hỡi ôi. Hôm nọ con gái tôi "chuyển" thắc mắc này cho tôi, tôi phải loanh quanh giải thích (cốt biện hộ cho ngành Giao thông nhà ta), vì đường ngang (hình như là Phan Văn Hân, vào cư xá Cửu Long cũ) bây giờ đông xe quá, bị con gái phản bác, thì phải cấm quẹo trái lên cầu chứ Ba. 

Đúng là ngày xưa, từ cư xá Cửu Long muốn vào trung tâm Sài Gòn thì buộc phải đi bằng cầu Thị Nghè chứ không còn đường nào khác trừ phi phải bọc qua Phan Thanh Giản (vòng xa khủng khiếp). Hiện nay, có khá nhiều con đường khác để dân cư trong đó vào Quận 1 mà không cần thiết phải qua cầu Thị Nghè. Cầu Thị Nghè 2 trên đường Nguyễn Hữu Cảnh chẳng hạn. Hoặc giả, thiết kế một vòng xoay ở giao lộ XVNT-Nguyễn Văn Lạc cách đó không xa cũng là một cách không tồi.

Gì thì gì, tình trạng thiết kế trụ đèn xanh-đỏ ở trên cầu là một điều không đáng phải chấp nhận. Biết được tuổi thọ của cây cầu Thị Nghè (1), tôi không thể không lo lắng cho chuyện quá tải đến một thời điểm nào đó thì...đứt gánh.

Chuyện về những trụ đèn xanh-đỏ ở Sài Gòn thì...viết thành sách được nếu có chút kỹ năng...Tiếc rằng, tôi dở ẹt nên đành chờ ai đó, ví dụ như ... chị P.Anh, chẳng hạn...

---------
PS: Nhân đặt tựa cho bài viết, tôi đi tìm thêm về câu ca dao "Đèn SG ngọn xanh, ngọn đỏ" thì mới biết rằng đúng là câu ca dao ấy nói về đèn tín hiệu giao thông ở SG. Hóa ra ngày xưa ở miền Nam chỉ có SG là văn minh hơn nên mới có đèn xanh-đèn đỏ làm tín hiệu giao thông như thế. Lại là ký ức rồi. Bài viết hay lắm, các bạn đọc ở đây nhé: http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3609&cap=2&id=6463

10 nhận xét:

  1. Theo web Tiền giang (http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3609&cap=2&id=6463 ) giải thích, tôi muốn bàn thêm cho vui.
    Bà cụ nào đó cho đèn xanh đèn đỏ là đèn giao thông, vì SG văn minh hơn Mỹ tho, tôi lại nghĩ khác chút, rồi đi kiếm mấy chứng cớ cho suy nghĩ khác này của tôi. Nó như vầy:
    - Cụ Vương hồng Sển viết trong SG năm xưa:..." Khởi đầu, dùng đèn dầu lửa (dầu hỏa) đã là sang, vì trước kia ta thắp đèn dầu phộng, đèn mỡ cá. Dân chúng muốn đi đêm phải xách đèn lồng, đèn tắt thì lính kêu phạt tội vi cảnh. Các nhà số, nhà điếm, thì có đèn đỏ, đèn xanh..." . Nhà số là nhà gì có ai biết không ( cờ bạc ?), nhưng nhà điếm thì chắc ai cũng biết.
    - Ban đầu trên thế giới, đèn xanh đỏ chỉ dùng cho xe lửa và thắp sáng bằng khí ga ( dầu hỏa hay khí đèn ? ). Năm 1950, Canada mới có hệ thống đèn xanh đỏ bằng điện cho xe cộ, vậy Sài gòn chắc phải có sau đó, 5, 10 năm gì đó ( chưa thấy tài liệu ), hay có sau lúc Mỹ vô?
    - Năm 1881 SG mới bắt đầu xây ga xe lửa, xe chạy bằng dầu hoặc than, không biết sau đó có xài đèn xanh đỏ ( xài bằng gì không phải bằng điện ) khi tới giao lộ không. Nhưng giả sử nếu có thì chắc không nhiều. Đến năm 1923 mới có xe lửa điện Sài gòn Chợ lớn dài 14 km.
    - Nhà máy điện đầu tiên ở Sài gòn xây xong năm 1897 nhưng tới thập niên 1910, 93km đường xá Sài gòn mới được thắp sáng ban đêm hoàn toàn bằng đèn điện. Điện chỉ dùng cho công cộng ( thắp đèn ) thôi, nhà máy đèn có tên là vậy, sau này mới mở rộng ra cho nhà bưu điện TSF, tàu điện ( tramway ), vài cơ sở công nghiệp.
    - Năm 1917 là năm cuối cùng Pháp chấm dứt thi cử bằng chữ Hán. Vậy nhu cầu học chữ Nho để thi cử làm quan không còn nhiều, nếu có chỉ còn cho nhu cầu tôn giáo, học thuật. Cách nói Học lấy chữ nhu là cách nói bóng gió.
    Trộn lộn những dữ kiện trên, tôi có cảm nhận câu thơ đó có vẻ ra đời trong đầu thế kỷ 20, tả cảnh ban đêm hơn là ban ngày, nếp sinh hoạt giải trí ở Sài gòn thuở đó, đèn xanh đỏ thường trực chốn ăn chơi ban đêm chắc chắn là nhiều hơn đèn xanh đỏ ( dành cho giao lộ có xe lửa ); người con gái trong câu thơ muốn nhắn nhủ anh bồ hãy rời chốn phố xá kinh kỳ ăn chơi đàng điếm, cô sợ anh mần ăn ở trển hư, hãy về quê để giữ lấy nếp sống trong sạch, học chữ nhu là học nhơn nghĩa thánh hiền. Ý chánh là cô đợi anh dìa còn nguyên đó.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn Bameque về ý nghĩa của "đèn Sài gòn ngọn xanh ngọn đỏ" trong câu ca dao trên. Khó mà tưởng tượng thời điểm xuất hiện câu ca dao trên trễ hơn 1920 vì, Ba tôi năm nay ngót 90 đã biết câu ca dao trên từ thời thơ ấu. Mà Sài Gòn thời đó đường sá được bao nhiêu xe cộ mà phải lắp các trụ đèn giao thông ?

    Nhìn những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Ludovic Crespin chụp vào những năm đầu của thập niên 20 (thế kỷ 20) ta không nhìn thấy bất cứ một trụ đèn giao thông nào. Dựa vào suy luận, tôi cũng nghĩ Sài Gòn thời ấy dứt khoát không cần tới đèn xanh đèn đỏ.

    Một trang web có hình của nhiếp ảnh gia kể trên.

    http://namrom64.blogspot.com/2012/11/nhung-hinh-anh-sai-gon-1920.html

    Trả lờiXóa
  3. Bữa nay có 1 bạn của bameque trả lời " nhà số " là gì đây, va trả lời 2 gạch đầu dòng:
    - Nhà số là động đ. đó.
    Trích trong mắc mưu lọt nhà số của Vương Hồng Sển:
    "Quí vị đọc lần tới sẽ biết đây là ma dắt lối hay quỉ đem đường, chớ thuở nay tôi không ngu dại gì đến nghe lời một người lạ mặt như vầy, hai là làm ác gặp ác, ông trời cảnh cáo tôi đây. Người đàn bà nầy dắt tôi đi vòng vo Tam quốc gần hai mươi phút đồng hồ mới dừng lại lối đầu đường Bồ-rệt (Boresse) là đường xóm điếm, có mấy nhà số công khai mà nào tôi có biết."
    link: http://tusach.mobi/21.hoi-ky-tuy-but/10462.sai-gon-tap-pin-lu-vuong-hong-sen/68597.12-mac-muu-lot-nha-so.htm
    - Cái này là tui đoán nhen chứ hổng có chứng cớ gì hết. Thời Pháp thuộc, chị em ta hành nghề chính thức có "đăng ký" được cấp số hành nghề và có sổ hành nghề. Sổ hành nghề được dùng để kiểm tra khi nhà chức trách hỏi thăm và cũng là sổ ghi nhận chị em có luc xì đàng hoàng (lục xì cũng là tên của 1 thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng về 1 nơi chuyên chữa bệnh hoa liễu cho chị em ta). Có luc xì có nghĩa là chị em đã được khám bệnh và được phê là hổng mang bịnh hoa liễu và thoải mái hành nghề (may hồi đó chưa ai biết về AIDS). Vì làm nghề có số có sổ nên nhà chứa các chị em hành nghề được gọi là nhà số.



    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn bạn ( anh ) Pham Trongtoi, đây cũng chỉ là suy nghĩ cho vui vậy thôi, vì các cụ sống thời đó đa số qui tiên hết rồi, mình không còn cơ hội để hỏi thêm. Nhờ có internet nên tra cứu cũng dễ hơn, nhưng cũng chưa chắc chắn là những gì mình kiếm được đó là hoàn toàn đúng. Tôi cũng đi kiếm hình ảnh SG xưa như anh mà có thấy trụ đèn xanh đỏ nào đâu. Thân. BMQ

    Trả lờiXóa
  5. Đọc câu chị PA viết: "Ký ức của một người Sài Gòn, sống qua những thay đổi lớn nhỏ của thành phố này. Những ký ức đáng nhớ, đáng trân trọng và chia sẻ. Vì đối với tôi, ký ức bao giờ cũng đáng quý. Thì, người già như tôi (ngoại ngũ tuần rồi chứ ít gì) - hoặc già hơn nữa- luôn là người của ký ức mà. Đối với họ, ký ức thì đầy ắp và đẹp đẽ, tha hồ mà khai quật, còn tương lai thì ngắn ngủi và hoặc là quá xa lạ, khó chấp nhận, hoặc cũ xì, chẳng có gì mới, vì bản chất của sự việc thì họ (trong đó có tôi, tất nhiên) đã biết quá rồi còn gì." trong đó có đoạn cuối: "còn tương lai thì ngắn ngủi và hoặc là quá xa lạ, khó chấp nhận, hoặc cũ xì, chẳng có gì mới, vì bản chất của sự việc thì họ (trong đó có tôi, tất nhiên) đã biết quá rồi còn gì." làm tôi nẩy ra ý tặng chị bài viết tôi sưu tầm được như sau nhé:
    -----------------------
    Chuyện hai người quét rác

    Vào sáng Chủ Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắp cẩn thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè. Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ. Lúc nào ông cũng thấy những ông, bà Nhật lúi húi quét dọn vỉa hè và lòng đường. Chính vì thế mà cả khu Japan Town lúc nào cũng sạch trơn. Chỉ cần bước qua ranh giới của Japan Town là một hình ảnh thật tương phản. Sự sạch sẽ, khang trang chỉ cách nhau một sợi chỉ. Có lần ông dừng xe lại hỏi thăm thì được các ông bà Nhật nói:

    “Chúng tôi quan niệm rằng đường phố thuộc về người dân, không hoàn toàn thuộc về chính phủ. Do đó giữ gìn đường phố sạch sẽ cũng là trách nhiệm của người dân. Ðồng ý là chúng tôi có đóng thuế để thành phố lo chuyện vệ sinh nhưng giờ đây thành phố có quá nhiều việc phải lo hoặc lo không xuể. Chúng tôi không ngồi đó than trời trách đất. Nếu muốn sở rác phục vụ tốt hơn thì chúng tôi lại phải đóng thêm thuế. Thôi thì chúng tôi chia sẻ trách nhiệm với nhà nước mà cũng là để giữ gìn đường phố của chính mình. Chẳng mất mát gì cả. Tới một thành phố khang trang sạch sẽ người ta cảm phục cả đất nước lẫn con người ở đó. Chúng tôi yêu khu phố của chúng tôi và cũng muốn khách vãng lai yêu mến nó.” (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  6. Chuyện hai người quét rác (tt)
    ......................
    Chính vì cảm phục người Nhật mà tuần nào ông cũng làm công việc này mà chẳng than phiền chi cả. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:

    - Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!

    Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi:

    - Ông nói gì?

    - Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!

    Mặt chàng thanh niên đỏ gay:

    - Bộ đường phố này của ông hả?

    Người đàn ông trả lời ngay:

    - Không phải của tôi nhưng tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi. Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!

    Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:

    - Không nhặt thì sao?

    Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.

    * * *

    Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Ðối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Ðây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên … đang ngạc nhiên đứng đó. (còn tiếp)


    Trả lờiXóa
  7. Chuyện hai người quét rác (ttt)

    Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:

    - Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?

    Sư hiền từ đáp:

    - Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Ðầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.

    * * *

    Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, “Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”

    Lời người kể chuyện: Ngoài đức tính kham nhẫn, có thể sư đã đạt tới mức “vô phân biệt”. Sư cứ thấy rác thì quét mà không hề phân biệt rác từ cây đổ xuống, Phật tử xả ra, nam hay nữ, lạ hay quen cho nên rác của chàng thanh niên cũng thế thôi. Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành.
    --------------------
    Chúc chị và gia đình cùng tất cả thân hữu của chị, nhất là những người thường xuyên vào blog này đọc bài viết của chị và gửi còm, luôn an lành.



    Trả lờiXóa
  8. Thưa chị Anh Vũ và các bạn ,
    Tuy bài viết sau đây trên Wikipedia không liên quan đến đề tài nhưng lại có giá trị cao vì nói lên sự TIÊN TRI (prophecy) cũa một tiểu thuyết thuộc loại giả tưởng về chính trị (political fiction) .
    Đó quyển Nineteen Eighty-Four , được viết năm 1949 , mô tả cuộc sống cũa người dân trong một xã hội toàn trị ; (được quay thành phim và tôi có coi) . Do đó , tôi đã tạm dịch đoạn đầu cũa bài viết khá dài này và xin gửi tới chị và các bạn . Nguồn :
    http://en.wikipedia.org/wiki/Nineteen_Eighty-Four
    "Nineteen Eighty-Four là một tiểu thuyết nói về cuộc sống trong sợ hãi (dystopian) được viết bởi George Orwell vào năm 1949 . Tỉnh Oceania cũa Airstrip One (trước đây là nước Anh) là một thế giới cũa chiến tranh triền miên , sự theo dõi khắp nơi (omnipresent) cũa chính quyền , và sự kiểm soát tư tưởng cũa đám đông (public) , được chỉ đạo (dictated) bởi một hệ thống chính trị mang cái tên đẹp đẽ (euphemistically named) là Chũ nghĩa Xã hội Anh quốc (English Socialism) dưới sự kiểm soát cũa một thành phần cao cấp và nhiều đặc quyền trong Trung Ương Đảng (a privileged Inner Party elite) , họ quy chụp/kết tội 'tư tưởng phản động' (thoughtcrime) đối với mọi tư tưỡng có tính cá nhân chũ nghĩa và độc lập . Nền độc tài này được lãnh đạo bởi Anh Cã (Big Brother) , một lãnh tụ cũa đảng gần như là thần thánh (quasi-divine) , ông này có được sự tôn thời cá nhân (cult of personality) mãnh liệt , nhưng có thể là một người không có thật . Anh Cã và Đảng biện minh cho sự cai trị cũa họ rằng (sự cai trị) này sẽ đưa tới một thế giới tốt đẹp hơn . Nhân vật chánh (protagonist) cũa tiểu thuyết này , Winston Smith , là một thành viên bên ngoài Trung ương Đảng , làm việc cho Bộ cũa Sự Thật (Ministry of Truth) , có trách nhiệm tuyên truyền và xét lại lịch sử . Công việc cũa ông là viết lại những bài báo trong quá khứ để sao lịch sử luôn luôn phù hợp với đường lối cũa đảng . Smith tuy là người chăm chỉ và giỏi việc , nhưng ông bí mật ghét Đảng và mơ tới sự nỗi loạn chống Anh Cả .
    . . .
    Nhiều thuật ngữ và quan niệm của George Orwell , như là Big Brother , doublethink , thoughtcrime , Newspeak , Room 101 , Telescreen , 2 + 2 = 5 , và memory hole , đã được xử dụng hằng ngày từ lúc xuất bản năm 1949 . Hơn nữa , tiểu thuyết này đã phổ thông hóa thuật ngữ Orwellian , dùng để mô tã sự lừa dối cũa chính quyền , sự theo dõi bí mật , và sửa đổi quá khứ bởi một quốc gia toàn trị hay độc tài . Vào năm 2005 , nó được chọn bởi báo TIME là 1 trong 100 tiểu thuyết bằng tiếng Anh của giai đoạn từ 1923-2005 . Trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhứt cũa Modern Library , nó xếp hạng 13 bởi ban biên tập , xếp hạng 6 bởi độc giả . Trong năm 2003 , tiểu thuyết này được xếp hạng 8 trong cuộc thăm dò The Big Read cũa đài BBC . "
    . . .

    Trả lờiXóa
  9. Nhân những chuyện nhếch nhách trong nghành y tế VN , xin có bài như sau :
    Vài nét về sự đối xử cũa BV ở Mỹ với BN và người nhà cũa BN .
    Thứ ba ngày 24.9.13 , tôi nhập viện do bị đớ lưởi và nuốt khó khăn do thiếu máu cục bộ tạm thời . Họ đã chữa trị ngay lập tức . Khu cấp cứu có nhiều phòng nhõ , mổi phòng có 2 giường (có màn che để bảo vệ sự riêng tư cũa BN) .
    Khi tôi vào phòng thì thấy có một thanh niên người Mễ , đang nằm ở giường kế bên , với cổ phải đeo kiềng/collar (có lẽ do chấn thương ở cổ) . Sau đó anh này về và có một phụ nử người Mễ vào . Qua nghe lời khai với BS , thì bà bị nhiễm trùng đường tiểu , có lẽ gây sốt nên vào cấp cứu . Sau đó vài giờ , có lẽ do ổn định nên được về nhà để được theo giỏi bởi bs gia đình ; và sau lại có một cụ già 90 tuổi người Mễ vào vì chãy máu mủi .
    Cụ này có con gái và người chồng đi theo và ngồi kế bên giường bịnh . Thế mà BS và YT cũa BV không nói gì hết , cứ để họ ngồi kế bên giường .
    Tôi không rỏ ở phòng cấp cứu cũa BV ở VN có cho người nhà được ngồi kế bên giường bịnh (không xua đuổi người nhà ra ngoài) kể cã lúc BS vào khám .
    Các BS và YT rất lể độ với BN (ko phân biệt đối xử) dù người bịnh ko phải bỏ tiền trước khi nhập viện . Sau khi xuất viện , khoãng 1 tháng họ sẽ nhận hóa đơn . Nếu lợi tức thấp (như tôi) thì ko trả đồng nào , còn có tiền thì phải trả qua sự thương lượng với BV .
    Tôi nằm ở phòng CC tới chiều thì xuất viện .
    Một anh bạn (cũng lợi tức thấp như tôi) nằm ở BV này 3 ngày cho biết : sau khi nằm ở phòng CC một ngày , ông ta đã được chuyễn lên lầu . Nằm một mình một phòng rộng rải như KS , có toa-lét , phòng tắm , tủ lạnh , bàn viết , ghế ngồi . Chĩ khác ở nhà là ko có bếp để nấu nướng . Vợ ông đã dùng điện thoại để quay phim phòng này cho tôi xem , nó còn đẹp hơn phòng ở cũa tôi hiện nay !!! .
    Một anh bạn khác , đang đi lể nhà thờ thì bị xĩu , cũng vào BV này nằm ba ngày . Mới đây nhận được hóa đơn trên BA CHỤC NGÀN ĐÔ !
    Ông nói họ chĩ theo dỏi áp huyết , làm điện tâm đồ , chụp MRI , vô nước biển , chích một số thuốc đặc trị (cho chứng cao áp huyết cũa ông) , thử máu , thử nước tiểu , v.v...
    Riêng tôi , lần trước vào BV khoảng 4 g , nhận được hóa đơn gần 10 ngàn đô , CP trả hết .
    Mổi tháng , ông cũng như tôi , nhận được trợ cấp 864 đô . Trả tiền nhà 300 , tiền điện khoảng 30 , điện thoại + internet khoảng 50 . Còn lại mua thức ăn hay tiêu xài lặc vặc . Đi xe bus nguyên ngày 2,5 đô . Có người còn được vé miễn phí cã năm .
    Nếu có BS chứng nhận , thì có xe Taxi đến nhà chở đi chợ hay khám bịnh hay bất cứ nơi đâu trong TP . Cứ BA tháng chĩ tốn 4 đô (tự nguyện/optional) .
    Tuy chính quyền liên bang đã chính thức đóng cửa nhưng tôi vừa mới nhận trợ cấp cũa tháng 10 .
    Theo tôi biết , trường học và BV là hai nơi mà người Mỹ đầu tư công sức và tiền bạc vào đó nhiều nhứt . Vì trường học là nơi đào tạo những công dân tốt cho xã hội còn BV thì chăm sóc sức khỏe con người . Chứ ko phải ở VN , họ lại tập trung công sức và tiền cũa để xây công trình 'khủng' như chùa Bái Đính , v.v... mà vẫn để các BV quá tải , 2-3 ng một giường !
    Đó là chưa kể bs và y tá quát tháo bịnh nhân . Vẫn theo cái quan niệm cũa CƠ CHẾ XIN CHO THỜI BAO CẤP . vào BV đâu có câu LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẨU mà họ vẫn đối xử tốt với BN . TẤT CÃ LÀ DO CƠ CHẾ MÀ RA .
    Tôi có quen một BS ở VN . Anh này do bị đảng ủy BV chèn ép nên xin nghĩ , và ra ngoài mở phòng mạch tư . Họ cứ muốn anh vào đảng nhưng anh ko chịu .

    Trả lờiXóa
  10. Nhân những chuyện nhếch nhách trong nghành y tế VN , xin có bài như sau :
    Vài nét về sự đối xử cũa BV ở Mỹ với BN và người nhà cũa BN .
    Thứ ba ngày 24.9.13 , tôi nhập viện do bị đớ lưởi và nuốt khó khăn do thiếu máu cục bộ tạm thời . Họ đã chữa trị ngay lập tức . Khu cấp cứu có nhiều phòng nhõ , mổi phòng có 2 giường (có màn che để bảo vệ sự riêng tư cũa BN) .
    Khi tôi vào phòng thì thấy có một thanh niên người Mễ , đang nằm ở giường kế bên , với cổ phải đeo kiềng/collar (có lẽ do chấn thương ở cổ) . Sau đó anh này về và có một phụ nử người Mễ vào . Qua nghe lời khai với BS , thì bà bị nhiễm trùng đường tiểu , có lẽ gây sốt nên vào cấp cứu . Sau đó vài giờ , có lẽ do ổn định nên được về nhà để được theo giỏi bởi bs gia đình ; và sau lại có một cụ già 90 tuổi người Mễ vào vì chãy máu mủi .
    Cụ này có con gái và người chồng đi theo và ngồi kế bên giường bịnh . Thế mà BS và YT cũa BV không nói gì hết , cứ để họ ngồi kế bên giường .
    Tôi không rỏ ở phòng cấp cứu cũa BV ở VN có cho người nhà được ngồi kế bên giường bịnh (không xua đuổi người nhà ra ngoài) kể cã lúc BS vào khám .
    Các BS và YT rất lể độ với BN (ko phân biệt đối xử) dù người bịnh ko phải bỏ tiền trước khi nhập viện . Sau khi xuất viện , khoãng 1 tháng họ sẽ nhận hóa đơn . Nếu lợi tức thấp (như tôi) thì ko trả đồng nào , còn có tiền thì phải trả qua sự thương lượng với BV .
    Tôi nằm ở phòng CC tới chiều thì xuất viện .
    Một anh bạn (cũng lợi tức thấp như tôi) nằm ở BV này 3 ngày cho biết : sau khi nằm ở phòng CC một ngày , ông ta đã được chuyễn lên lầu . Nằm một mình một phòng rộng rải như KS , có toa-lét , phòng tắm , tủ lạnh , bàn viết , ghế ngồi . Chĩ khác ở nhà là ko có bếp để nấu nướng . Vợ ông đã dùng điện thoại để quay phim phòng này cho tôi xem , nó còn đẹp hơn phòng ở cũa tôi hiện nay !!! .
    Một anh bạn khác , đang đi lể nhà thờ thì bị xĩu , cũng vào BV này nằm ba ngày . Mới đây nhận được hóa đơn trên BA CHỤC NGÀN ĐÔ !
    Ông nói họ chĩ theo dỏi áp huyết , làm điện tâm đồ , chụp MRI , vô nước biển , chích một số thuốc đặc trị (cho chứng cao áp huyết cũa ông) , thử máu , thử nước tiểu , v.v...
    Riêng tôi , lần trước vào BV khoảng 4 g , nhận được hóa đơn gần 10 ngàn đô , CP trả hết .
    Mổi tháng , ông cũng như tôi , nhận được trợ cấp 864 đô . Trả tiền nhà 300 , tiền điện khoảng 30 , điện thoại + internet khoảng 50 . Còn lại mua thức ăn hay tiêu xài lặc vặc . Đi xe bus nguyên ngày 2,5 đô . Có người còn được vé miễn phí cã năm .
    Nếu có BS chứng nhận , thì có xe Taxi đến nhà chở đi chợ hay khám bịnh hay bất cứ nơi đâu trong TP . Cứ BA tháng chĩ tốn 4 đô (tự nguyện/optional) .
    Tuy chính quyền liên bang đã chính thức đóng cửa nhưng tôi vừa mới nhận trợ cấp cũa tháng 10 .
    Theo tôi biết , trường học và BV là hai nơi mà người Mỹ đầu tư công sức và tiền bạc vào đó nhiều nhứt . Vì trường học là nơi đào tạo những công dân tốt cho xã hội còn BV thì chăm sóc sức khỏe con người . Chứ ko phải ở VN , họ lại tập trung công sức và tiền cũa để xây công trình 'khủng' như chùa Bái Đính , v.v... mà vẫn để các BV quá tải , 2-3 ng một giường !
    Đó là chưa kể bs và y tá quát tháo bịnh nhân .
    Vài hàng thư viết vội tới anh Thụy để tã về phúc lợi xã hội cũa cái chũ nghĩa TB dãy chết , theo lời bà Phó Doan , 'XHCN tốt bằng vạn lần TBCN' .

    Trả lờiXóa