Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

"Người anh hùng nói" - Thơ dịch

Tôi nhận được mail của một người quen không biết mặt trong thế giới ảo, nhưng đối với tôi là khá thân thiết vì có thể xem là bạn thơ của nhau.

Mail ấy được gửi sau khi tôi post bài thơ Ngữ pháp của tình yêu lên. Người bạn thơ của tôi gửi cho tôi một bài thơ khác cũng rất hay, thơ tiếng Anh của nhà thơ Mỹ thời chiến tranh VN. Tựa là "Speaking: The Hero".

Bài ấy, trong mail nói là chép từ trang blog của VTN, và có kèm bản dịch sang tiếng Việt mà VTN nói là do Xuân Diệu dịch. Chẳng biết đúng sai, nhưng ông bạn thơ của tôi có nói một câu, chẳng biết thật, đùa, hay là ... khích, rằng, tôi thử dịch lại, chắc sẽ "hay hơn ông kia" (tức là ông ... Xuân Diệu, cha mẹ ơi!).

Thôi thì đàng nào cũng đã bị ... khích rồi, tôi đã đọc bài thơ tiếng Anh, cả bản dịch của Xuân Diệu, và sau đó bèn ... hì hục dịch bản của tôi. Nay đưa lên cho mọi người đọc và ... tha hồ bình phẩm nhé.
---
Speaking: The Hero

I did not want to go.
They inducted me.

I did not want to die.
They called me yellow.

I tried to run away.
They courtmartialed me.

I did not shoot.
They said I had no guts.

I cried in pain.
They carried me to safety.

In safety I died.
They blew taps over me.

They crossed out my name
And buried me under a cross.

They made a speech in my home town.
I was unable to call them liars.

They said I gave my life.
I had struggled to keep it.

They said I set an example
I had tried to run.

They said they were proud of me.
I had been ashamed of them.

They said my mother should be proud.
My mother cried.

I wanted to live.
They called me a coward.

I died a coward.
They called me a hero.

FELIK POLLAK (1909-1987)

Bản dịch của (giả định là) Xuân Diệu:
Người anh hùng nói

Tôi đã không chịu đi
Chúng bắt tôi vào quân dịch

Tôi đã không muốn chết
Chúng gọi tôi là nhát hèn

Tôi đã tìm cách trốn
Chúng mang tôi ra tòa án binh

Tôi đã không nổ súng
Chúng bảo tôi là không có thớ

Chúng mở cuộc xuất kích
Một viên đạn ngấu nát ruột tôi

Tôi đau quá khóc lên
Chúng đưa tôi vào hầm trú ẩn

Trong hầm tôi đã chết
Chúng lặng lẽ chào tôi

Chúng đã gạch tên tôi
Và chôn tôi dưới một cây thánh giá

Chúng đọc điếu văn trong thành phố tôi sinh
Tôi không thể kêu lên là chúng nói dối

Chúng nói tôi đã cống hiến đời mình
Tôi thì cố mà giữ lại

Chúng nói chúng tự hào về tôi
Tôi thì đã xấu xa đi vì chúng

Tôi đã muốn sống còn
Chúng gọi tôi hèn nhát

Tôi đã chết hèn nhát
Chúng gọi tôi anh hùng

Và cuối cùng, bản dịch của tôi (vẫn giữ tựa mà Xuân Diệu đã dịch):
Tôi đã chẳng muốn đi
Bọn chúng xô đẩy mãi.

Tôi chẳng hề muốn chết
Bọn chúng bảo tôi xoàng.

Đào ngũ cũng thử rồi
Chúng lôi ra tòa án.

Tôi đã không dám bắn
Bọn chúng chửi tôi hèn.

Đau đớn quá tôi rên
Chúng đưa vào bệnh viện.

Trong bình yên tôi chết
Chúng ngả mũ kính chào.

Chúng gạch tréo tên tôi
Trên mộ tôi thập giá.

Chúng đọc bài diễn thuyết
Thật dối trá làm sao!

Chúng nói tôi hy sinh
Thật ra tôi muốn sống.

Chúng nêu tôi gương sáng
Thực sự tôi rất hèn.

Chúng bảo tôi vinh quang
Về chúng, tôi hổ thẹn.

Đáng tự hào, chúng nói.
Mẹ tôi chỉ nghẹn ngào.

Tôi muốn sống bình thường
Chúng bảo tôi hèn nhát.

Tôi chết, tên hèn nhát
Chúng ca ngợi vinh danh.

5 nhận xét:

  1. Thơ XD (viết/dịch) hay dở cũng tùy lúc cô ạ. Thơ tình từ 1945 trở về trước thì tuyệt quá rồi, cô đọc Ba đỉnh cao thơ mới của Chu Văn Sơn sẽ thấy nhiều phân tích rất thú vị. Nhưng sau 1945 thơ XD lại xuống thấy rõ cô ạ. Còn nhớ lớp 6 em học bài Quả sấu non trên cao, cô giáo đã bảo đưa bài đó vào chương trình là thất sách, cô cũng chỉ giảng đủ để tụi em đi thi có gặp cũng biết làm chứ hoàn toàn không thấy rung động trước bài thơ. Không biết bài này có phải được dịch sau 1945, lúc ông viết những câu thơ như:

    "Một tên Mỹ bị sập hầm chông.
    Hầm chúng tôi sâu, trên phủ lá
    Khoét trong đất một chí trả thù,
    Chông dài, có ngạnh như câu cá.

    Trung đội lính phải khiêng mày đi -
    Đến chết vẫn bắt người ta khổ!
    Lòi ruột rồi tên Mỹ chỉ huy,
    Ta còn gửi đầu mi trên cổ!

    Ở xã Nhuận Đức, quận Củ Chi
    Máu Mỹ tưới kìa, toang thịt Mỹ!
    Bay dựng lầu trên thịt người ta,
    Chông vào, thịt Mỹ đau không nhỉ?"

    Chỉ là personal view của em cô ạ.

    SGK

    Trả lờiXóa
  2. Hi SGK,
    Trời ơi, cô đọc bài thơ Xuân Diệu mà em chép thấy ... rùng mình. May mà cô không phải học, và chưa bao giờ nghe!

    Nhưng đã từng đọc qua những bài toán đố trong sách lớp 1 theo kiểu, có 6 tên lính Mỹ, sập hầm chông chết 4 tên, hỏi còn mấy tên.

    Có đất nước nào dạy trẻ em như vậy không, cô tự hỏi, SGK nhỉ? Cô nhớ có một lần thầy B. sếp của cô nói với cô: tôi nghĩ, trẻ em ở tiểu học đi học chủ yếu cần dạy cho các cháu về tình thương - thương cha mẹ, ông bà, cả thương súc vật, rồi yêu người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống ...

    Giáo dục mình bắt đầu sai lầm từ những chỗ nho nhỏ như vậy phải không em?

    Trả lờiXóa
  3. Em nghĩ chỗ đó không nhỏ chút nào cô ạ, vì nó liên quan đến triết lý giáo dục của VN hiện nay: thích chống hơn xây. :D

    Bài em trích có tựa là "Một tên Mỹ bị sập hầm chông", em chỉ đọc khi tìm hiểu về thơ XD thôi chứ không phải học. Bài Quả sấu non trên cao đỡ phô hơn, dù thật ra vẫn dở (nói như ngôn ngữ ngày nay là dở không đỡ nổi).

    Chợt nhớ lại một đoạn trong hồi ký ông thầy dạy Văn (dạo này trích dẫn văn thầy hơi nhiều cô ạ):

    "Văn xuôi Việt Nam, những đoạn hay tả cây cối, hoa lá có thể trích giảng cho học sinh tiểu học và cấp 2 xem ra hiếm hoi. Đoạn tả hoa súng của Đinh Gia Trinh thâm trầm sắc màu đạo đức, lời văn bóng bẩy nhưng diễn đạt cầu kỳ, đoạn tả hoa phượng của Xuân Diệu trong tập Trường Ca lời văn lộng lẫy, âm điệu nhịp nhàng nhưng ý tưởng kém phần cụ thể; riêng đoạn này [trích từ Những hàng me Sài Gòn của Bình Nguyên Lộc] xuất sắc vì văn phong giản dị, từ láy gợi hình, phép nhân hóa sử dụng tài tình, tự nhiên. (Đọc mà nhớ Sài gòn ngày cây cối chưa bị tàn sát hàng loạt, nhớ xe mỳ tàu Chợ cũ thơm lừng dưới bóng me mát rượi).
    Yêu thích giá trị nghệ thuật của nó, may mắn sao tôi gặp được người quen đang tham dự vào việc soạn sách giáo khoa cải cách, tôi nói với anh nên đề nghị cho trích giảng bài đó. Gặp lại, anh nói: “Xong rồi, sẽ có bài "Những hàng me Sài gòn" của BNL”. Tôi mừng. Chẳng dây dưa gì bài này bài nọ trong sách giáo khoa (mà hạng như tôi ai cho mình dây dưa vào? vớ vẩn!) nhưng nghe thế tự nhiên tôi cũng mừng.
    Sách phát hành, mở ra xem, thấy chỉ có một đoạn ngắn ba bốn câu, đề bài là ”Những hàng me” cụt ngũn. Trời đất, “Những hàng me” thì khác xa “Những hàng me Sài gòn” chứ? À ra vậy. Người ta... né chữ Sài gòn, ghét chữ Sài gòn vì chữ này gợi tới... ngụy quyền Sài gòn, văn học đồi trụy Sài gòn chăng? Hèn gì mấy năm trước, nghe ông tường thuật đá banh cứ nói đội Cảng thành phố Hồ Chí Minh một cách dài dòng thay vì chỉ nói Cảng Sài gòn cho lẹ. Ông ta không biết Cảng Sài gòn là tên riêng, Cảng Sài gòn của thành phố Hồ Chí Minh, (nếu muốn nói đủ). Tò mò, tôi lật ra xem mấy cuốn Tiếng Việt của bậc Tiểu học thử “cải cách” tới đâu so với sách cũ. Trước hết và dễ thấy hơn hết là những cái bìa sách rất khác, khổ in khác, sắp xếp các chủ đề, chủ điểm cũng khác; giấy tốt hơn và giá... mắc hơn. Sách bỏ đi khái niệm từ ngữ, ngữ pháp, thay vào đó là luyện từ và câu, chắc là tránh tên gọi môn học gây cảm giác nặng nề. Văn thơ được sao lục giảng dạy hầu hết lấy lại từ sách cũ. Tât nhiên cũng có bài mới nhưng đặc điểm chung là chia đều mỗi người một hoặc hai bài.
    Hình như được trích in vào sách giáo khoa là một vinh dự lớn, một quyền lợi hay chứng thực cho giá trị tác phẩm của tác giả đó chăng? Có lần tôi nói chuyện này với Đào Hiếu, Đào quân cười bảo thì cũng như phân phối cho công nhân viên theo tiêu chuẩn nửa ký thịt, mười ba ký gạo.

    (...)

    Lỗi thuộc người trích tuyển không cẩn trọng, không biết chỗ dở chỗ hay. Nghe nói việc đổi sách giáo khoa được tổ chức khoa học, ban bệ đàng hoàng lắm và tiền cũng nhiều lắm. Còn nhiều điều trong sách có thể nói tới, nhưng thôi, không phải chỗ.
    Buồn một nỗi nghe đồn sắp đổi đợt mới, tất nhiên là tiền của dân. Chữ nghĩa, giáo dục xứ này coi bộ ngày càng mắc tợn."

    http://daihocsuphamsaigon.org/thovan/kyucsosai_3.html

    Trả lờiXóa
  4. Bài thơ hay ở chỗ đưa ra tình thế đối nghịch, thấy vậy mà không phải vậy, nhân bản ở chỗ có thể áp dụng cho tâm trạng bất cứ người lính nào, cho bất cứ người mẹ người cha nào có con ra chiến trường.
    Con, anh hùng chi mộ, mênh mông những nghĩa trang.
    Mẹ, anh hùng vị quốc, bằng khen treo đầy tường.
    Cảm ơn Chị PA nhiều.

    Trả lờiXóa
  5. "Bà mẹ quê" thân mến,
    Tôi phải cám ơn anh chứ: vừa được đọc thơ (là một cái thú riêng của tôi, và tất nhiên là của anh nữa), vừa được dịch thơ (là ... tài mọn của tôi mà ;-)), lại vừa được ... khen nữa, đúng là "được ăn được nói, được gói đem về", anh nhỉ?

    Mong thỉnh thoảng gặp anh trên sân chơi này, "bà mẹ quê" nhé!

    À mà 2 câu của anh hay quá! Của anh làm ư, hay của ai vây? Con, ... Mẹ ...

    Trả lờiXóa