Entry này là viết cho một người "bạn già" của tôi. Một người đồng nghiệp lâu năm, tính từ lúc biết nhau như đồng nghiệp đến giờ đã gần 3 thập niên rồi.
30 năm, đủ biến một cô gái trẻ 20 tuổi, trẻ trung phơi phới, ngây thơ khờ khạo, thành một bà già 50 tuổi nhăn nhó xấu xí, đầu óc thì đầy chai sạn, và mệt mỏi chán chường! Đủ biết, 30 năm là một thời gian dài biết mấy. Thế mà tôi và người bạn ấy biết nhau và làm việc với nhau (well, kind of) đã gần 30 năm. Một thời gian quá dài để hiểu nhau, phải không?
Người "bạn già" ấy, không ai có thể khác tôi hơn được nữa. Cứ như ánh xạ ngược vậy. Này nhé, tôi thì thích cái mới, nhiều ý tưởng, nhưng không kiên trì, mau chán. Thì người đồng nghiệp ấy lại không thích thay đổi, rất kiên trì, và chỉ đi tìm sự ổn định. Tôi "ác khẩu" (nhưng tâm thì khá hơn, xin thề có chúa!!!), ăn nói đôi khi bốp chát, bất cẩn và bất cần, thì người bạn già của tôi cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, luôn sợ mắc khẩu nghiệp, nói nặng sợ người khác đau (trời ơi, sao lại có người tốt thế không biết). Tôi bị mang tiếng là liều lĩnh, quyết đoán, bạt mạng, "chỉ làm những gì mình tin là đúng", đôi khi bị còn bị cho là nổi loạn (thế mà vẫn làm ... quản lý được mới lạ chứ?), thì người bạn của tôi rất cẩn thận, tuân thủ, hơi nhát gan, thậm chí có lúc tôi ... chê quá vì hay do dự, chần chừ. Tóm lại, đấy là một người bổ sung rất tốt cho tôi, như ... cối và chày vậy (sao lại như cối và chày nhỉ, tôi cũng không rõ nữa, nhưng mà thấy cái sự so sánh này nó cũng ... hay hay!)
Không phải lúc nào tôi cũng yêu quý người bạn này trong suốt bằng ấy năm biết nhau. Thậm chí hồi đầu, khi còn trẻ và nông nổi, tôi còn chẳng thích người mà ngày nay tôi gọi là bạn già này một chút nào cả. Mà có lẽ điều ngược lại cũng đúng, vì ai mà ưa nổi tôi cơ chứ, nhất là một khi "nó" chỉ mới là một đứa nhỏ dưới quyền.
Tôi cũng không phải là một người nhạy bén và sâu sắc trong việc đánh giá người khác. Thông thường, tôi chỉ dựa vào trực giác, mà trực giác của tôi thì mặc dù tôi vẫn tự hào rằng nó khá đúng, nhưng rõ ràng là cũng có nhiều lúc sai rành rành. Nhưng với người bạn già này thì bằng ấy năm cũng đủ cho cả tôi lẫn chị ấy hiểu rõ người kia quá xá mà không cần phải nói nhiều. Hiểu rằng có thể xem nhau là bạn, và dựa vào nhau khi xung quanh mình dường như không còn ai cả.
Người bạn ấy của tôi, hôm nay chị ấy buồn quá. Đã có những giọt nước mắt, dù chị ấy đã cố ngăn lại. Tôi, thì tôi rất ít khóc, và cũng rất sợ nước mắt của những người thân. Vì tôi sẽ rất lúng túng, không biết làm gì hơn là chỉ ngồi nhìn. Vì biết nói gì? Nói gì có lẽ cũng không đúng. Bảo thôi, có gì đâu mà buồn ư? Nhưng việc ấy đáng buồn thật cơ mà? Bảo cứ khóc đi cho nó vơi ư? Nhưng có thật là nó có thể vơi nhanh như thế không? Cứ nghĩ thế, nên tôi chỉ còn biết ngồi đấy, nói linh tinh lăng nhăng, chẳng ra đầu ra đũa gì, lảm nhảm lấp chỗ trống vậy thôi.
Chị ấy buồn quá. Mà buồn thật chứ. Cuộc đời dường như là thế mà: vui ít buồn nhiều ...
Tôi đọc cho chị ấy mấy câu thơ mà tôi đã chép tay lâu rồi, thơ Pháp dịch sang tiếng Việt, chẳng biết nhớ có đúng không hay lại râu ông nọ cắm cằm bà kia:
Dưới cầu Mirabeau
Trôi giòng Seine, và tình ta nữa
Có còn chi cho lòng tưởng nhớ..
và
Tôi đi trên bờ sông
Tay cầm cuốn sách cũ
Con sông như nỗi sầu, như nỗi khổ
Chứ chảy hoài thôi, chẳng cạn dòng
Đến bao giờ tuần lễ hết cho xong?
Tự hỏi, buồn là cái gì thế nhỉ? Nó rất thật, xảy ra thật, cảm nhận được thật, nhưng đôi khi cũng dùng ý chí nén đi được. Cái gì tạo ra nó nhỉ, một phản ứng hóa học nào đó ư, vậy uống thuốc gì đó thì có hết không?
Còn thấy gì sáng mai đây, thôi ta còn bạn bè ...
Ừ đúng rồi, ta vẫn còn bạn bè, phải không?! Ít ra là chị còn một đứa này đây, bạt mạng, liều lĩnh, giang hồ. Kệ (mẹ) nó chị ạ, rồi cũng xong. Mọi việc rồi cũng sẽ qua thôi.
Phải không, bà bạn già của tôi ơi?
Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010
Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010
Tản mạn Sài Gòn
Mấy ngày qua tôi lu bu công việc quá nên có nhiều ý tưởng mà không viết được, page view rớt hạng thê thảm! Lại nhớ mấy vụ việc có liên quan đến các blogger nổi tiếng của VN, những việc mà tôi chẳng bao giờ mong nó xảy ra với mình, nên tự an ủi theo kiểu AQ rằng, page view thấp tức là độ an toàn cao! Chứ gì nữa, vào cái thời đi nhẹ nói khẽ như thế này.
Mà không hiểu sao lúc này mọi việc đều nhạy cảm quá nhỉ? Hay tại mình ngây thơ chính trị không hiểu được những âm mưu thâm độc của các lực lượng phản động? Mà, cũng khó hiểu thật chứ, lực lượng phản động ở đâu ra mà lắm thế? Chứ tôi thì tôi nghĩ, hay tại vì ta đang định nghĩa về lực lượng phản động, âm mưu chống phá nhà nước vv một cách khắt khe quá? Chà, mấy chuyện này, vào thời buổi này nữa chứ, tốt nhất là không nên tò mò và bàn bạc nhiều quá! Lo làm việc đi thì hơn, phải không? Tôi cứ nghĩ đơn giản, để đất nước phát triển, tốt nhất là mỗi người lo học hành, sống có trách nhiệm, có đạo đức, làm tốt việc mình làm, thì mọi việc sẽ tự ổn thỏa thôi mà?
Nhưng entry này không nhằm nói chuyện mấy blogger VN bị nổi tiếng một cách bất đắc dĩ, mà nói chuyện tản mạn Sài Gòn, như cái tựa của nó đã nêu. Chẳng là gần đây tôi có mấy chuyến đi xa Sài Gòn, trước đó là đi Indo, sau lại đi Nha Trang, nên cứ đi khỏi Sài Gòn lại nhớ về Sài Gòn, để so sánh, để chê, rồi để thương, và cuối cùng là để ... thấy Sài Gòn nhìn lâu cũng đẹp. Thật đấy.
Đẹp ở chỗ nào đâu, tôi hình dung nhiều người sẽ nói thế. Đường thì đầy lô cốt, chật chội, vỉa hè bị lấn, xe chạy thì không luật lệ, rồi lại kẹt xe liên tục nữa chứ. Chưa kể đường xá thì bụi bặm, trời thì nắng chang chang, lại có nhiều đoạn đường không một bóng cây, đẹp gì mà đẹp?
Ừ. Sài Gòn đúng là như thế thật. Nhưng mà mấy hôm nay trời mưa nhiều, nên đường xá cũng sạch sẽ, trời thì râm mát chứ không nắng, thậm chí có khi còn se se lạnh, thật dễ chịu. Thực ra, mỗi lần trời Sài Gòn lành lạnh như thế thì đó là khi đang bão ở miền Trung đấy, one man's meat is another man's poison, nói ra nghe ích kỷ lắm, nhưng khổ nỗi đối với dân Sài Gòn quanh năm nắng gắt thì không thể không cảm thấy dễ chịu khi trời dịu mát như thế này.
Cách đây vài hôm khi mới ở Nha Trang về, trong lúc chờ xe buýt ở quán cóc vỉa hè trước khi đến cơ quan làm việc, tự dưng tôi bỗng thấy Sài Gòn thật ... dễ thương. Quán cóc, ấy là mấy cái bàn ghế nhựa đã cũ để lăn lóc ở vỉa hè, người qua đường - chủ yếu là những người đang chờ đợi một cái gì đấy, ví dụ như xe buýt, hoặc chờ bạn bè, người thân ra vào những cơ quan gần đó - ghé qua ngồi, và uống một ly sữa đậu nành, một ly cà phê đá, hút một điếu thuốc.
Khách qua đường có người chỉ ghé một lần, nhưng cũng có người do công việc ngày nào cũng phải ghé qua chỗ quán ấy (chờ xe buýt như tôi chẳng hạn), thế là thành quen với chủ quán. Nên chưa ngồi xuống thì chủ quán đã biết ý, lấy ngay một chai đậu nành đổ vào bịch (vì trước đó tôi mấy lần bị vừa khui chai đậu nành xong thì xe buýt đến, vội trả tiền rồi chạy mà không kịp uống). Xe chưa đến thì tôi cũng ngồi, nhìn ngắm người qua đường, đôi khi nói dăm ba câu chuyện vu vơ với chủ quán, cũng thấy vui vui. Sống chậm một cách bắt buộc, nhưng cũng ... giảm stress mà.
Hôm ấy thì tôi phải chờ hơi lâu, chẳng hiểu sao, chắc là kẹt xe (không phải giống mấy nước tư bản, đặc biệt là Pháp, hay Úc đôi khi cũng thế, công nhân đình công, thế là không có xe công cộng nào chạy, đến là khốn khổ). Nên mới có dịp cho một anh bán đậu phộng luộc đến mời. Tôi vốn ít ăn vặt, nhưng lại hay mua quà cho bất cứ ai mời, đặc biệt là những người già bán những thứ quà rẻ tiền như thế, chẳng qua là không nỡ từ chối người mời, vả lại số tiền cũng không lớn.
Anh bán đậu phộng này còn trẻ, chỉ chừng khoảng 30, nên tôi ngần ngừ định không mua, nhưng thấy thái độ dễ thương, không xấn xổ như một vài người bán hàng trẻ khác, nên tôi hỏi bao nhiêu 1 lon. "Dạ, 5 ngàn". Tôi đồng ý mua, và khi anh ta lấy túi để đong đậu phộng tôi mới phát hiện là anh bị mất bàn tay trái, chỉ còn cùi tay. Nhưng với chỉ một bàn tay, anh vẫn làm mọi việc rất vén khéo, sử dụng luôn cùi tay trái làm chỗ móc một bên miệng túi ny lông, còn tay kia anh vừa cầm một bên miệng túi còn lại vừa cầm lon đong đậu phộng, đổ vào túi gọn gàng không ra ngoài một hột nào. Thấy chỉ có 5 ngàn đồng, tôi ái ngại mua luôn 2 lon. Anh ta tỏ ra vui vẻ biết ơn lắm.
Khi tôi trả tiền xong xuôi, có lẽ thấy tôi có vẻ thân thiện, anh mời tiếp, "cô mua vé số không?" Tôi cười, ừ thì cho xem, thế là anh lấy ra mấy xấp vé số, nhanh nhẹn lắm. Tôi lấy cho anh hai tấm (không lựa chọn), anh lại hỏi (hơi ... bẽn lẽn), cái này còn 3 tấm (cùng một số), cô có lấy luôn không? Tôi tặc lưỡi, ừ, thì lấy luôn cho rồi, anh bán hàng giỏi nhỉ? Và anh ta cười, trả lại tiền thối, rồi cám ơn và đi, dáng vẻ nhanh nhẹn, lễ phép, và khi anh ta đứng lên tôi mới để ý quần áo anh ta có vẻ cũ, sờn cả rồi, nhưng sạch sẽ và khá thẳng thóm.
Tự nhiên lại nhớ ngày xưa, trước năm 1975, tôi cũng đã từng ở trong những xóm nghèo, học một loại trường làng, các thầy cô dạy dỗ nghiêm khắc kỹ lưỡng lắm. Nào là tập vở phải giữ cho sạch sẽ, quần áo phải phẳng phiu, giấy rách phải giữ lấy lề. Tôi vẫn nhớ ông già Tám làm gác cổng cho ngôi trường Thánh Tâm (bây giờ là trường Tân Bình) ở ngã Ba Ông Tạ, ngôi trường của người miền Nam, học sinh đa số nói tiếng Nam (có lẽ chỉ mình tôi nói tiếng Bắc).
Ông Tám cũng nói tiếng Nam, mới đầu tôi rất sợ nhưng sau thì rất quý. Ông làm ở đó mấy chục năm, khi tôi vào thời tiểu học đã thấy ông già rồi, mà đến khi tôi lấy chồng ông vẫn còn ở đó thêm mấy năm nữa mới thôi. Không hiểu sao tôi bỗng cảm thấy ông Tám ấy với anh bán đậu phộng - vé số kia có cái gì đó giống nhau: kỹ lưỡng, lễ phép, nhanh nhẹn, có trách nhiệm với chính mình, tự tin theo một kiểu nào đó.
Và tự nhiên tôi nghĩ, đó là những con người tiêu biểu cho đa số dân cư của thành phố này. Bận rộn, ngổn ngang, đôi khi chật vật, lam lũ nữa, nhưng không kém tự tin, cũng biết nắm bắt cơ hội, và biết phải bỏ công sức, mồ hôi nước mắt ra để kiếm miếng ăn hàng ngày, để có được những gì mình muốn - nhỏ thôi, như một bữa cơm có chất, một mái ấm để về, một chỗ để che mưa nắng hàng ngày ...
Lại nhớ đến nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà tôi cũng cho là rất Sài Gòn, dù biết rằng, ơ lạ chưa, người ta thì gốc Cà Mau, mình thì gốc Bắc Kỳ, chẳng có ai là Sài Gòn hết cả, mắc mớ gì mà mình thương mến Sài Gòn, rồi lại còn nhận vơ người khác vào làm người SG, tất nhiên là có cả mình trong đó nữa chứ?
Ừ thì người Sài Gòn nó kỳ cục, vô duyên như vâỵ đó, tui biết mà! Thì tui là người SG nè, vậy chớ có ai ở SG mà không phải là có gốc gác từ nơi khác đến đâu, giơ tay cho tui biết cái coi?
(Xí, dzô dziên, tui nghe có người nói dzậy. Nhưng mà kệ mấy người, tui cứ nhận tui là Sài Gòn đó, tức hôn?)
Mà không hiểu sao lúc này mọi việc đều nhạy cảm quá nhỉ? Hay tại mình ngây thơ chính trị không hiểu được những âm mưu thâm độc của các lực lượng phản động? Mà, cũng khó hiểu thật chứ, lực lượng phản động ở đâu ra mà lắm thế? Chứ tôi thì tôi nghĩ, hay tại vì ta đang định nghĩa về lực lượng phản động, âm mưu chống phá nhà nước vv một cách khắt khe quá? Chà, mấy chuyện này, vào thời buổi này nữa chứ, tốt nhất là không nên tò mò và bàn bạc nhiều quá! Lo làm việc đi thì hơn, phải không? Tôi cứ nghĩ đơn giản, để đất nước phát triển, tốt nhất là mỗi người lo học hành, sống có trách nhiệm, có đạo đức, làm tốt việc mình làm, thì mọi việc sẽ tự ổn thỏa thôi mà?
Nhưng entry này không nhằm nói chuyện mấy blogger VN bị nổi tiếng một cách bất đắc dĩ, mà nói chuyện tản mạn Sài Gòn, như cái tựa của nó đã nêu. Chẳng là gần đây tôi có mấy chuyến đi xa Sài Gòn, trước đó là đi Indo, sau lại đi Nha Trang, nên cứ đi khỏi Sài Gòn lại nhớ về Sài Gòn, để so sánh, để chê, rồi để thương, và cuối cùng là để ... thấy Sài Gòn nhìn lâu cũng đẹp. Thật đấy.
Đẹp ở chỗ nào đâu, tôi hình dung nhiều người sẽ nói thế. Đường thì đầy lô cốt, chật chội, vỉa hè bị lấn, xe chạy thì không luật lệ, rồi lại kẹt xe liên tục nữa chứ. Chưa kể đường xá thì bụi bặm, trời thì nắng chang chang, lại có nhiều đoạn đường không một bóng cây, đẹp gì mà đẹp?
Ừ. Sài Gòn đúng là như thế thật. Nhưng mà mấy hôm nay trời mưa nhiều, nên đường xá cũng sạch sẽ, trời thì râm mát chứ không nắng, thậm chí có khi còn se se lạnh, thật dễ chịu. Thực ra, mỗi lần trời Sài Gòn lành lạnh như thế thì đó là khi đang bão ở miền Trung đấy, one man's meat is another man's poison, nói ra nghe ích kỷ lắm, nhưng khổ nỗi đối với dân Sài Gòn quanh năm nắng gắt thì không thể không cảm thấy dễ chịu khi trời dịu mát như thế này.
Cách đây vài hôm khi mới ở Nha Trang về, trong lúc chờ xe buýt ở quán cóc vỉa hè trước khi đến cơ quan làm việc, tự dưng tôi bỗng thấy Sài Gòn thật ... dễ thương. Quán cóc, ấy là mấy cái bàn ghế nhựa đã cũ để lăn lóc ở vỉa hè, người qua đường - chủ yếu là những người đang chờ đợi một cái gì đấy, ví dụ như xe buýt, hoặc chờ bạn bè, người thân ra vào những cơ quan gần đó - ghé qua ngồi, và uống một ly sữa đậu nành, một ly cà phê đá, hút một điếu thuốc.
Khách qua đường có người chỉ ghé một lần, nhưng cũng có người do công việc ngày nào cũng phải ghé qua chỗ quán ấy (chờ xe buýt như tôi chẳng hạn), thế là thành quen với chủ quán. Nên chưa ngồi xuống thì chủ quán đã biết ý, lấy ngay một chai đậu nành đổ vào bịch (vì trước đó tôi mấy lần bị vừa khui chai đậu nành xong thì xe buýt đến, vội trả tiền rồi chạy mà không kịp uống). Xe chưa đến thì tôi cũng ngồi, nhìn ngắm người qua đường, đôi khi nói dăm ba câu chuyện vu vơ với chủ quán, cũng thấy vui vui. Sống chậm một cách bắt buộc, nhưng cũng ... giảm stress mà.
Hôm ấy thì tôi phải chờ hơi lâu, chẳng hiểu sao, chắc là kẹt xe (không phải giống mấy nước tư bản, đặc biệt là Pháp, hay Úc đôi khi cũng thế, công nhân đình công, thế là không có xe công cộng nào chạy, đến là khốn khổ). Nên mới có dịp cho một anh bán đậu phộng luộc đến mời. Tôi vốn ít ăn vặt, nhưng lại hay mua quà cho bất cứ ai mời, đặc biệt là những người già bán những thứ quà rẻ tiền như thế, chẳng qua là không nỡ từ chối người mời, vả lại số tiền cũng không lớn.
Anh bán đậu phộng này còn trẻ, chỉ chừng khoảng 30, nên tôi ngần ngừ định không mua, nhưng thấy thái độ dễ thương, không xấn xổ như một vài người bán hàng trẻ khác, nên tôi hỏi bao nhiêu 1 lon. "Dạ, 5 ngàn". Tôi đồng ý mua, và khi anh ta lấy túi để đong đậu phộng tôi mới phát hiện là anh bị mất bàn tay trái, chỉ còn cùi tay. Nhưng với chỉ một bàn tay, anh vẫn làm mọi việc rất vén khéo, sử dụng luôn cùi tay trái làm chỗ móc một bên miệng túi ny lông, còn tay kia anh vừa cầm một bên miệng túi còn lại vừa cầm lon đong đậu phộng, đổ vào túi gọn gàng không ra ngoài một hột nào. Thấy chỉ có 5 ngàn đồng, tôi ái ngại mua luôn 2 lon. Anh ta tỏ ra vui vẻ biết ơn lắm.
Khi tôi trả tiền xong xuôi, có lẽ thấy tôi có vẻ thân thiện, anh mời tiếp, "cô mua vé số không?" Tôi cười, ừ thì cho xem, thế là anh lấy ra mấy xấp vé số, nhanh nhẹn lắm. Tôi lấy cho anh hai tấm (không lựa chọn), anh lại hỏi (hơi ... bẽn lẽn), cái này còn 3 tấm (cùng một số), cô có lấy luôn không? Tôi tặc lưỡi, ừ, thì lấy luôn cho rồi, anh bán hàng giỏi nhỉ? Và anh ta cười, trả lại tiền thối, rồi cám ơn và đi, dáng vẻ nhanh nhẹn, lễ phép, và khi anh ta đứng lên tôi mới để ý quần áo anh ta có vẻ cũ, sờn cả rồi, nhưng sạch sẽ và khá thẳng thóm.
Tự nhiên lại nhớ ngày xưa, trước năm 1975, tôi cũng đã từng ở trong những xóm nghèo, học một loại trường làng, các thầy cô dạy dỗ nghiêm khắc kỹ lưỡng lắm. Nào là tập vở phải giữ cho sạch sẽ, quần áo phải phẳng phiu, giấy rách phải giữ lấy lề. Tôi vẫn nhớ ông già Tám làm gác cổng cho ngôi trường Thánh Tâm (bây giờ là trường Tân Bình) ở ngã Ba Ông Tạ, ngôi trường của người miền Nam, học sinh đa số nói tiếng Nam (có lẽ chỉ mình tôi nói tiếng Bắc).
Ông Tám cũng nói tiếng Nam, mới đầu tôi rất sợ nhưng sau thì rất quý. Ông làm ở đó mấy chục năm, khi tôi vào thời tiểu học đã thấy ông già rồi, mà đến khi tôi lấy chồng ông vẫn còn ở đó thêm mấy năm nữa mới thôi. Không hiểu sao tôi bỗng cảm thấy ông Tám ấy với anh bán đậu phộng - vé số kia có cái gì đó giống nhau: kỹ lưỡng, lễ phép, nhanh nhẹn, có trách nhiệm với chính mình, tự tin theo một kiểu nào đó.
Và tự nhiên tôi nghĩ, đó là những con người tiêu biểu cho đa số dân cư của thành phố này. Bận rộn, ngổn ngang, đôi khi chật vật, lam lũ nữa, nhưng không kém tự tin, cũng biết nắm bắt cơ hội, và biết phải bỏ công sức, mồ hôi nước mắt ra để kiếm miếng ăn hàng ngày, để có được những gì mình muốn - nhỏ thôi, như một bữa cơm có chất, một mái ấm để về, một chỗ để che mưa nắng hàng ngày ...
Lại nhớ đến nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà tôi cũng cho là rất Sài Gòn, dù biết rằng, ơ lạ chưa, người ta thì gốc Cà Mau, mình thì gốc Bắc Kỳ, chẳng có ai là Sài Gòn hết cả, mắc mớ gì mà mình thương mến Sài Gòn, rồi lại còn nhận vơ người khác vào làm người SG, tất nhiên là có cả mình trong đó nữa chứ?
Ừ thì người Sài Gòn nó kỳ cục, vô duyên như vâỵ đó, tui biết mà! Thì tui là người SG nè, vậy chớ có ai ở SG mà không phải là có gốc gác từ nơi khác đến đâu, giơ tay cho tui biết cái coi?
(Xí, dzô dziên, tui nghe có người nói dzậy. Nhưng mà kệ mấy người, tui cứ nhận tui là Sài Gòn đó, tức hôn?)
Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010
Lập lờ nước đôi
Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
Tôi học được câu ca dao này từ thời còn rất nhỏ, có lẽ là năm lớp 6. Lúc ấy tôi 11 tuổi, mới vào học ở trường Gia Long, chương trình môn Văn lớp 6 lúc ấy là học về tục ngữ, ca dao, hình như thế.
Câu ca dao ấy là một trong rất ít những câu cao dao mà tôi có một tình cảm lẫn lộn, khó tả. Một mặt, tôi thấy nó rất ... hay, dí dỏm, thông minh, dù có hơi ... láu cá. Mặt khác, tôi cảm thấy khó chịu trong lòng, cảm thấy như mình bị ... lỡm, do tôi tự đặt mình vào tâm trạng của người dại trong câu ca dao ấy.
Vì từ nhỏ đến giờ, tôi không khéo ăn khéo nói (viết thì được - mà hình như người nào nói không giỏi thì người ta thường viết thì phải?) Và chơi với bạn bè thì thường thật thà, ngu ngơ, ai nói gì cũng tin, ai trêu chọc gì cũng tưởng thật, nên thường xuyên rơi vào tình trạng bị mọi người cười ầm lên trước những phản ứng ngu ngốc của mình, còn mình thì vẫn chẳng hiểu tại sao mọi người lại cười như thế. Tóm lại, bị mắc lỡm!
Đó là chuyện cũ, chuyện ngày xa xưa, mà tôi cũng quên đi từ lâu lắm rồi. Nhưng sau này, khi đi học, chẳng hiểu trời run rủi sao tôi lại chọn học Ngữ văn Anh. Trong các môn học, tôi thích nhất là mấy môn Semantics và Lexicology (ngữ nghĩa học và từ vựng học). Và trong các chủ đề được học, tôi thích nhất là chủ đề về ambiguity, tức sự mơ hồ, tối nghĩa, hoặc đa nghĩa.
Ambiguity có thể là một cái lỗi trong sử dụng ngôn ngữ. Do kém, nên nói không rõ ràng, định nói cái này mà bị người ta hiểu thành cái khác. Ví dụ như những bảng hiệu hoặc thông báo quái gở, dở khóc dở cười mà ta có thể thấy nhan nhản hồi sau năm 1975: Nhận xay bột em bé (!). Cửa hàng may mặc sẵn (?). Quầy thịt thanh niên (???!!!) Hay một câu khẩu hiệu đọc từ bài diễn văn chuẩn bị sẵn của một vị lãnh đạo cấp quận mà tôi được nghe, hình như là vào năm 1976 (?) khi đang có phong trào cải tạo tư sản công thương nghiệp, vận động họ đi các khu kinh tế mới, mà tôi không bao giờ quên vì nó quá ... ấn tượng, đó là: [...] "Nhà nước gây khó khăn cho đời sống của nhân dân", trời ạ! Thề có chúa, tôi không thêm không bớt gì cả, có ai tin được không cơ chứ?
Nhưng các bạn bình tĩnh đi nào, chờ tôi kể lại đầu đuôi đã. Số là hôm ấy mọi người được mời đi họp để nghe chủ trương về cuộc vận động đưa dân đi kinh tế mới. Cuộc họp rất lâu, có rất đông người, vào buổi tối, bắt đầu lúc 7 giờ. Tôi được ở nhà "cử" đi họp thay cho mẹ tôi, và vì tôi là con nít, lại ngồi tuốt đàng sau, nên chẳng nghe được gì, bèn ngủ gà ngủ gật.
Tôi chỉ nhớ mang máng rằng lúc ấy là gần cuối cuộc họp, và một vị lãnh đạo nào đó đang đọc một văn bản gì đó dài lắm, chắc là nghị quyết của thành ủy gì đó, về việc cần thiết phải cải tạo công thương nghiệp, mà tôi cũng chẳng hiểu gi mấy. Bỗng nhiên tôi giật thót mình khi nghe một vị lãnh đạo ấy đọc, giọng rất hùng hồn, như đã tả ở trên: .../ NHÀ NƯỚC (cao giọng, ngưng lại để lấy hơi) GÂY KHÓ KHĂN CHO ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN (ngưng, xuống giọng, hết câu).
Đọc xong đến đây thì vị lãnh đạo đó ngưng lại hẳn mấy giây, hình như hơi bối rối. Và thế là tôi lập tức tỉnh ngủ, vì quá ngạc nhiên. Và bỗng như sực tỉnh, tôi nhớ mang máng hình như câu trước đó là như thế này: ... BỌN TƯ SẢN PHẢN ĐỘNG PHÁ HOẠI CHÍNH SÁCH/ (NHÀ NƯỚC GÂY KHÓ KHĂN CHO ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN).
Bạn đã hiểu chưa nào, đây là lỗi ngắt câu, giống hệt như khi trẻ em học bài về rắn ấy: RẮN LÀ MỘT LOÀI BÒ/ (SÁT KHÔNG CHÂN)... Và câu đúng mà vị lãnh đạo kia phải đọc là: "bọn tư sản phản động phá hoại chính sách nhà nước/ gây khó khăn cho đời sống của nhân dân". Thế có chết (và cả "chết cười" nữa) không cơ chứ!
May thay, do dân chúng đang ngủ gà ngủ gật hết cả (toàn là phụ nữ với trẻ em mà lại) nên cũng chẳng ai phản ứng gì, thế là ... vị lãnh đạo ta sau mấy giây bối rối ngỡ ngàng, lại hùng dũng đọc tiếp!
Nhưng đấy là lỗi, còn khi sử dụng ngôn ngữ, người ta cũng hay dùng trò lập lờ hai nghĩa, hay còn gọi là nói nước đôi, tiếng Anh là doublespeak ấy. Cố tình tối nghĩa, trong ngoại giao người ta dùng cái này thường xuyên lắm, gọi là calculated ambiguity.
Ai muốn đọc thêm về vấn đề này, đặc biệt là dân ngôn ngữ, thì xin đọc thêm bài này của tác giả Pinker, một tên tuổi trong làng ngôn ngữ học. Bằng tiếng Anh (sorry, nhưng có thể cho google dịch cũng hiểu tàm tạm được rồi), ở đây. Rất thú vị.
Còn bây giờ là lời giải thích cho entry này, được viết vào lúc tình hình trong nước và trong khu vực đang dầu sôi lửa bỏng: lũ lụt ở miền trung, bauxite ở Tây Nguyên, và 9 ngư dân Lý Sơn đang còn đang ở Hoàng Sa không biết làm sao mà đón về. Rồi lại còn đang góp ý cho đại hội đảng, rồi quan hệ Trung-Nhật đang căng thẳng nữa chứ...
Cớ sao tôi lại rảnh rỗi mà viết về ngôn ngữ học, là chuyện trà dư tửu hậu thế này nhỉ?
À là bởi vì hôm qua tôi có đọc được một bài trên báo QĐND, có liên quan đến góp ý cho đại hội đảng, ở đây. Trong cái tựa bài báo ấy, có hai từ "lập lờ" mà tôi đã đưa trong tựa bài viết này của tôi. Và nếu bạn đọc vào trong bài, cũng sẽ thấy hai từ "nước đôi" nữa.
Phải nói trước là tôi ít đọc chính trị lắm, mà chỉ đọc những vấn đề xã hội, văn hóa nghệ thuật, và khoa học, giáo dục thôi. Thậm chí kinh tế cũng chẳng đọc. Vì thế, cũng chẳng đọc báo QĐND bao giờ. Nhưng hôm qua ngồi search về 9 ngư dân Lý Sơn xem tung tích thế nào, lan man sao mà tôi lại lạc vào trang báo QĐND, thấy cái tựa ... gợi tò mò, nên mới đọc thôi.
Cũng như tác giả bài báo của QĐ ND, tôi cũng ghét người lập lờ nước đôi lắm (các bạn đọc ở trên thì sẽ rõ). Nói gì, thì nói đại (mẹ nó) ra cho rồi đi (xin lỗi vì mấy từ trong ngoặc, nhưng phải nói như thế thì nó mới "hiệu quả", đủ nhấn mạnh ạ!).
Nhưng khi đọc vào bài thì tôi thấy ... mất dần thiện cảm với tác giả. Vì hình như chính tác giả này cũng ... nước đôi lập lờ lắm.
Đấy, các bạn cứ đọc đi xem nào. Này nhé:
Tôi đọc đi, đọc lại đoạn này mãi, và cứ băn khoăn, không biết tác giả đang nói ai, và ai là trong sáng (nên sẽ được đảng lắng nghe), còn ai là sai trái, có luận điệu thù địch, cơ hội, xét lại, chống đối, nên sẽ bị ...
Chà chà, gì chứ nghe đến từ chống đối là tôi thấy sợ rồi đó, không dám nghĩ thêm nữa, vì tôi không bao giờ có ý định chống đối nhà nước - dù gì cũng là nhà nước của ta mà, đại diện duy nhất của dân tộc Việt vào lúc này (chứ gì nữa, nếu không thì là ai nào?).
Tôi cũng rất thích ... góp ý, nhất là góp các ý kiến trái chiều, vì tôi đơn giản nghĩ rằng, nếu góp ý thì phải góp ý khác cho người nghe rộng đường lựa chọn, chứ cứ nói vào hùa theo thì đâu còn gọi là góp ý, vì đưa ra góp ý xong thì ... cũng y xì như cũ thôi, thì còn góp ý làm gì cho mất công?
Nhưng đọc xong bài báo "nước đôi" này thì sợ thật: thế là hết dám có ý kiến gì rồi. Vì ai biết được ý mình nói ra nó được xem là cái gì: góp ý xây dựng, động cơ trong sáng, hay là ... luận điệu sai trái, thù địch, diễn biến hòa bình ... gì gì đấy. Tôi sợ lắm, chao ơi...
Và đó là lý do tại sao tôi nhớ ra 2 câu ca dao mà tôi chép ở trên đầu cái entry lan man, vớ vẩn này. Các bạn không nhớ thì trở lên đầu entry mà xem vậy nhé!
Còn tôi, thì không dám hó hé gì chuyện chính trị, góp ý đại hội đảng gì đâu. Tốt nhất là làm một con cừu trong bầy cừu đang im lặng vậy thôi. Cho nó ... lành (là tôi bắt chước Dr Nikonian đấy, bác ấy hay nói như thế!)
Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
Tôi học được câu ca dao này từ thời còn rất nhỏ, có lẽ là năm lớp 6. Lúc ấy tôi 11 tuổi, mới vào học ở trường Gia Long, chương trình môn Văn lớp 6 lúc ấy là học về tục ngữ, ca dao, hình như thế.
Câu ca dao ấy là một trong rất ít những câu cao dao mà tôi có một tình cảm lẫn lộn, khó tả. Một mặt, tôi thấy nó rất ... hay, dí dỏm, thông minh, dù có hơi ... láu cá. Mặt khác, tôi cảm thấy khó chịu trong lòng, cảm thấy như mình bị ... lỡm, do tôi tự đặt mình vào tâm trạng của người dại trong câu ca dao ấy.
Vì từ nhỏ đến giờ, tôi không khéo ăn khéo nói (viết thì được - mà hình như người nào nói không giỏi thì người ta thường viết thì phải?) Và chơi với bạn bè thì thường thật thà, ngu ngơ, ai nói gì cũng tin, ai trêu chọc gì cũng tưởng thật, nên thường xuyên rơi vào tình trạng bị mọi người cười ầm lên trước những phản ứng ngu ngốc của mình, còn mình thì vẫn chẳng hiểu tại sao mọi người lại cười như thế. Tóm lại, bị mắc lỡm!
Đó là chuyện cũ, chuyện ngày xa xưa, mà tôi cũng quên đi từ lâu lắm rồi. Nhưng sau này, khi đi học, chẳng hiểu trời run rủi sao tôi lại chọn học Ngữ văn Anh. Trong các môn học, tôi thích nhất là mấy môn Semantics và Lexicology (ngữ nghĩa học và từ vựng học). Và trong các chủ đề được học, tôi thích nhất là chủ đề về ambiguity, tức sự mơ hồ, tối nghĩa, hoặc đa nghĩa.
Ambiguity có thể là một cái lỗi trong sử dụng ngôn ngữ. Do kém, nên nói không rõ ràng, định nói cái này mà bị người ta hiểu thành cái khác. Ví dụ như những bảng hiệu hoặc thông báo quái gở, dở khóc dở cười mà ta có thể thấy nhan nhản hồi sau năm 1975: Nhận xay bột em bé (!). Cửa hàng may mặc sẵn (?). Quầy thịt thanh niên (???!!!) Hay một câu khẩu hiệu đọc từ bài diễn văn chuẩn bị sẵn của một vị lãnh đạo cấp quận mà tôi được nghe, hình như là vào năm 1976 (?) khi đang có phong trào cải tạo tư sản công thương nghiệp, vận động họ đi các khu kinh tế mới, mà tôi không bao giờ quên vì nó quá ... ấn tượng, đó là: [...] "Nhà nước gây khó khăn cho đời sống của nhân dân", trời ạ! Thề có chúa, tôi không thêm không bớt gì cả, có ai tin được không cơ chứ?
Nhưng các bạn bình tĩnh đi nào, chờ tôi kể lại đầu đuôi đã. Số là hôm ấy mọi người được mời đi họp để nghe chủ trương về cuộc vận động đưa dân đi kinh tế mới. Cuộc họp rất lâu, có rất đông người, vào buổi tối, bắt đầu lúc 7 giờ. Tôi được ở nhà "cử" đi họp thay cho mẹ tôi, và vì tôi là con nít, lại ngồi tuốt đàng sau, nên chẳng nghe được gì, bèn ngủ gà ngủ gật.
Tôi chỉ nhớ mang máng rằng lúc ấy là gần cuối cuộc họp, và một vị lãnh đạo nào đó đang đọc một văn bản gì đó dài lắm, chắc là nghị quyết của thành ủy gì đó, về việc cần thiết phải cải tạo công thương nghiệp, mà tôi cũng chẳng hiểu gi mấy. Bỗng nhiên tôi giật thót mình khi nghe một vị lãnh đạo ấy đọc, giọng rất hùng hồn, như đã tả ở trên: .../ NHÀ NƯỚC (cao giọng, ngưng lại để lấy hơi) GÂY KHÓ KHĂN CHO ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN (ngưng, xuống giọng, hết câu).
Đọc xong đến đây thì vị lãnh đạo đó ngưng lại hẳn mấy giây, hình như hơi bối rối. Và thế là tôi lập tức tỉnh ngủ, vì quá ngạc nhiên. Và bỗng như sực tỉnh, tôi nhớ mang máng hình như câu trước đó là như thế này: ... BỌN TƯ SẢN PHẢN ĐỘNG PHÁ HOẠI CHÍNH SÁCH/ (NHÀ NƯỚC GÂY KHÓ KHĂN CHO ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN).
Bạn đã hiểu chưa nào, đây là lỗi ngắt câu, giống hệt như khi trẻ em học bài về rắn ấy: RẮN LÀ MỘT LOÀI BÒ/ (SÁT KHÔNG CHÂN)... Và câu đúng mà vị lãnh đạo kia phải đọc là: "bọn tư sản phản động phá hoại chính sách nhà nước/ gây khó khăn cho đời sống của nhân dân". Thế có chết (và cả "chết cười" nữa) không cơ chứ!
May thay, do dân chúng đang ngủ gà ngủ gật hết cả (toàn là phụ nữ với trẻ em mà lại) nên cũng chẳng ai phản ứng gì, thế là ... vị lãnh đạo ta sau mấy giây bối rối ngỡ ngàng, lại hùng dũng đọc tiếp!
Nhưng đấy là lỗi, còn khi sử dụng ngôn ngữ, người ta cũng hay dùng trò lập lờ hai nghĩa, hay còn gọi là nói nước đôi, tiếng Anh là doublespeak ấy. Cố tình tối nghĩa, trong ngoại giao người ta dùng cái này thường xuyên lắm, gọi là calculated ambiguity.
Ai muốn đọc thêm về vấn đề này, đặc biệt là dân ngôn ngữ, thì xin đọc thêm bài này của tác giả Pinker, một tên tuổi trong làng ngôn ngữ học. Bằng tiếng Anh (sorry, nhưng có thể cho google dịch cũng hiểu tàm tạm được rồi), ở đây. Rất thú vị.
Còn bây giờ là lời giải thích cho entry này, được viết vào lúc tình hình trong nước và trong khu vực đang dầu sôi lửa bỏng: lũ lụt ở miền trung, bauxite ở Tây Nguyên, và 9 ngư dân Lý Sơn đang còn đang ở Hoàng Sa không biết làm sao mà đón về. Rồi lại còn đang góp ý cho đại hội đảng, rồi quan hệ Trung-Nhật đang căng thẳng nữa chứ...
Cớ sao tôi lại rảnh rỗi mà viết về ngôn ngữ học, là chuyện trà dư tửu hậu thế này nhỉ?
À là bởi vì hôm qua tôi có đọc được một bài trên báo QĐND, có liên quan đến góp ý cho đại hội đảng, ở đây. Trong cái tựa bài báo ấy, có hai từ "lập lờ" mà tôi đã đưa trong tựa bài viết này của tôi. Và nếu bạn đọc vào trong bài, cũng sẽ thấy hai từ "nước đôi" nữa.
Phải nói trước là tôi ít đọc chính trị lắm, mà chỉ đọc những vấn đề xã hội, văn hóa nghệ thuật, và khoa học, giáo dục thôi. Thậm chí kinh tế cũng chẳng đọc. Vì thế, cũng chẳng đọc báo QĐND bao giờ. Nhưng hôm qua ngồi search về 9 ngư dân Lý Sơn xem tung tích thế nào, lan man sao mà tôi lại lạc vào trang báo QĐND, thấy cái tựa ... gợi tò mò, nên mới đọc thôi.
Cũng như tác giả bài báo của QĐ ND, tôi cũng ghét người lập lờ nước đôi lắm (các bạn đọc ở trên thì sẽ rõ). Nói gì, thì nói đại (mẹ nó) ra cho rồi đi (xin lỗi vì mấy từ trong ngoặc, nhưng phải nói như thế thì nó mới "hiệu quả", đủ nhấn mạnh ạ!).
Nhưng khi đọc vào bài thì tôi thấy ... mất dần thiện cảm với tác giả. Vì hình như chính tác giả này cũng ... nước đôi lập lờ lắm.
Đấy, các bạn cứ đọc đi xem nào. Này nhé:
Đảng ta trước sau như một luôn khẳng định nhất quán: Lấy mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” làm điểm tương đồng, chấp thuận ý kiến khác nhau nhưng không trái, không ngược lại với mục tiêu cao cả đó. Tất nhiên, trong hàng vạn ý kiến đóng góp, có những ý kiến đúng, có những ý kiến đúng một phần, có ý kiến chưa đúng. Nhưng các ý kiến phải xuất phát từ mục đích trong sáng, động cơ lành mạnh, tinh thần trung thực, thái độ thiện chí vì đất nước, vì dân tộc. Đảng ta sẵn sàng lắng nghe và trân trọng những ý kiến chưa (hoặc không) đúng. Với phương châm “gạn đục, khơi trong”, Đảng ta tiếp thu có chọn lọc mọi ý kiến đóng góp, miễn là các ý kiến đó có lợi cho quốc kế dân sinh, làm cho dân cường nước thịnh, dân tộc ta ngày càng có vị trí quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Đối với những ý kiến truyền bá những quan điểm sai trái, chúng ta cần có thái độ lên tiếng đấu tranh ngăn chặn, phê phán và phản bác kịp thời. Đó cũng là một lẽ thường tình đối với bất cứ một chính đảng cầm quyền nào trên thế giới. Bởi không ngăn chặn, bác bỏ các quan điểm sai trái, các luận điệu thù địch cũng đồng nghĩa với việc tạo “mảnh đất màu mỡ” cho các thành phần (lực lượng) cơ hội, xét lại và chống đối phát sinh và phát triển - một nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của chính đảng cầm quyền đó.
Tôi đọc đi, đọc lại đoạn này mãi, và cứ băn khoăn, không biết tác giả đang nói ai, và ai là trong sáng (nên sẽ được đảng lắng nghe), còn ai là sai trái, có luận điệu thù địch, cơ hội, xét lại, chống đối, nên sẽ bị ...
Chà chà, gì chứ nghe đến từ chống đối là tôi thấy sợ rồi đó, không dám nghĩ thêm nữa, vì tôi không bao giờ có ý định chống đối nhà nước - dù gì cũng là nhà nước của ta mà, đại diện duy nhất của dân tộc Việt vào lúc này (chứ gì nữa, nếu không thì là ai nào?).
Tôi cũng rất thích ... góp ý, nhất là góp các ý kiến trái chiều, vì tôi đơn giản nghĩ rằng, nếu góp ý thì phải góp ý khác cho người nghe rộng đường lựa chọn, chứ cứ nói vào hùa theo thì đâu còn gọi là góp ý, vì đưa ra góp ý xong thì ... cũng y xì như cũ thôi, thì còn góp ý làm gì cho mất công?
Nhưng đọc xong bài báo "nước đôi" này thì sợ thật: thế là hết dám có ý kiến gì rồi. Vì ai biết được ý mình nói ra nó được xem là cái gì: góp ý xây dựng, động cơ trong sáng, hay là ... luận điệu sai trái, thù địch, diễn biến hòa bình ... gì gì đấy. Tôi sợ lắm, chao ơi...
Và đó là lý do tại sao tôi nhớ ra 2 câu ca dao mà tôi chép ở trên đầu cái entry lan man, vớ vẩn này. Các bạn không nhớ thì trở lên đầu entry mà xem vậy nhé!
Còn tôi, thì không dám hó hé gì chuyện chính trị, góp ý đại hội đảng gì đâu. Tốt nhất là làm một con cừu trong bầy cừu đang im lặng vậy thôi. Cho nó ... lành (là tôi bắt chước Dr Nikonian đấy, bác ấy hay nói như thế!)
Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010
Đọc thơ Nguyễn Việt Chiến nhân ngàn năm Thăng Long
Chim vành khuyên, hình chôm trên mạng
-------------------------
Cái tên NVC đối với tôi, cũng như đối với rất nhiều độc giả khác trong nước, là một cái tên không xa lạ. Anh đã ... “cực chẳng đã” trở nên rất nổi tiếng quanh vụ scandal liên quan đến Nguyễn Việt Tiến (thật oái oăm, nghe tên 2 người cứ ngỡ họ là … hai anh em!). Mà kể ra số phận của họ cũng có ít nhiều giống nhau: cùng phải sa vào vòng lao lý, cùng phải chịu cảnh “nhất nhật tại tù”, để rồi thoát khỏi nơi đó mà vẫn còn … nguyên vẹn (hy vọng thế!).
Chuyện scandal kia đúng là một điều chẳng ai ngờ mà cũng không ai mong đợi, nhất là anh NVC (chắc là thế?). Nhưng nó đã xảy ra rồi, và bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi chợt lẩn thẩn nảy ra ý nghĩ rằng, thực ra thì cũng chỉ là … Tái Ông mất ngựa thôi, vì nếu anh không bị dính vào scandal NVT thì chắc thơ của anh không được nhiều người biết đến như vậy. Ít ra, điều đó đúng với trường hợp của tôi.
Vì quả thật, trước khi NVC trở nên nổi tiếng một cách bất đắc dĩ như vậy thì tôi không hề biết đến anh, dù với tư cách nhà báo hay nhà thơ. Nhưng cũng vì vụ “bất đắc dĩ” đó, rồi anh rơi vào tình trạng “vô phúc đáo tụng đình”, được mọi người nhắc đến, tôi mới bắt đầu biết rằng ngoài tư cách nhà báo, anh còn là nhà thơ!
Nhà thơ! Gì chứ đối với tôi, ai mà làm thơ được – mà lại thơ hay nữa chứ! – là đủ để cho tôi ngưỡng mộ, và ngay lập tức xem là bạn, được rồi. Vì tôi cũng thích làm thơ, từ bé (teen) đến giờ (già) cũng đã làm thơ nhiều kha khá rồi. Mặc dù thơ của tôi đều là thơ con cóc và các con họ hàng xa gần của nó (nhái bén, ễnh ương, ếch ộp, và cả nòng nọc nữa!), nhưng dù sao thì cũng có một vài bài được đăng trên báo trước năm 1975 (thi sĩ nhí), và nhiều bài được đăng trên báo … tường (hic hic), vài bài được bạn bè chuyền tay nhau đọc và … khen (chắc là khen “hữu nghị”). Nên nếu tôi có lúc nào … cao hứng, nổ banh xác, và tự nhận mình là … nhà thơ, thì chắc cũng có thể tạm chấp nhận được, phải không các bạn nhỉ?
Vì vậy, nếu tôi xem các nhà thơ đương nhiên là … bạn của tôi (dù họ có đồng ý hay không cũng mặc :D) thì cũng dễ hiểu thôi mà. À mà tự nhiên tôi nhớ ra tên một cái hội mà trước đây tôi đã có lần tham gia, đó là Hội bạn người mù (bây giờ chắc đổi tên rồi, vì không ai dùng chữ ‘mù’ nữa, nghe nó có vẻ xúc phạm, nên chỉ dùng ‘khiếm thị’ thôi, dù bản chất hai từ này cũng không mấy khác nhau). Hay là bây giờ tôi vận động thành lập Hội bạn nhà thơ, nhỉ? Vì tôi nghĩ, nhà thơ của thời đại này cũng khá là thiệt thòi, một loại động vật quý hiếm và đang dần tuyệt chủng (?), cần phải quan tâm, chăm sóc, bảo vệ?
Thôi, tôi nói linh tinh, tửng tửng như thế cũng nhiều rồi, bây giờ trở lại chủ đề chính của entry này, thơ Nguyễn Việt Chiến. Số là tôi lang thang trên mạng thế nào lại lạc vào blog của anh, ở đây. Và đọc được mấy bài thơ anh mới sáng tác nhân dịp 1000 năm Thăng Long mới đây.
Đọc và thấy hay, nên đưa lên đây để chia sẻ. Các bạn đọc nhé. Tôi chỉ chép lên đây 2 bài thơ lục bát mà tôi thích. Còn nếu ai muốn đọc thêm, và hiểu thêm về nhà thơ NVC, thì các bạn lên blog của anh mà đọc. Link tôi đã đưa ở trên.
Nhưng tôi vẫn nghĩ, thơ, cũng như đối với riêng tôi là tôn giáo, sẽ vẫn mãi mãi có một vị trí không thay thế được trong cuộc sống, và trong việc hình thành tính cách con người. Để cái gọi là “tính người” được đầy đủ, trọn vẹn hơn. Chẳng biết các bạn đọc blog này có ai nghĩ giống tôi không nhỉ, nhất là các bạn trẻ?
À mà tôi trộm nghĩ, những bài thơ như thế này còn có ý nghĩa gấp vạn lần những trò lễ hội đông đúc kẹt xe với bắn pháo hoa gây sự cố chết người, tồn kém mà lại mang tiếng (lưu xú nghìn thu?) như đã diễn ra, phải không? Nào có phải mọi người không yêu quý Hà Nội – Thăng Long mà chống lại đại lễ đâu, chỉ là muốn cách biểu hiện phải làm sao cho nó thực sự văn hóa, thâm trầm, sang trọng mà không phô trương, cho đúng sự thanh cao, sang cả mà chốn đế đô ngàn năm đáng phải có thôi mà?
Và cuối cùng, dành cho các bạn ở SG, không biết sâm cầm là gì (tôi cũng không biết, chỉ nghe thôi): các bạn đọc bài này nhé!
-------------------------
Cái tên NVC đối với tôi, cũng như đối với rất nhiều độc giả khác trong nước, là một cái tên không xa lạ. Anh đã ... “cực chẳng đã” trở nên rất nổi tiếng quanh vụ scandal liên quan đến Nguyễn Việt Tiến (thật oái oăm, nghe tên 2 người cứ ngỡ họ là … hai anh em!). Mà kể ra số phận của họ cũng có ít nhiều giống nhau: cùng phải sa vào vòng lao lý, cùng phải chịu cảnh “nhất nhật tại tù”, để rồi thoát khỏi nơi đó mà vẫn còn … nguyên vẹn (hy vọng thế!).
Chuyện scandal kia đúng là một điều chẳng ai ngờ mà cũng không ai mong đợi, nhất là anh NVC (chắc là thế?). Nhưng nó đã xảy ra rồi, và bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi chợt lẩn thẩn nảy ra ý nghĩ rằng, thực ra thì cũng chỉ là … Tái Ông mất ngựa thôi, vì nếu anh không bị dính vào scandal NVT thì chắc thơ của anh không được nhiều người biết đến như vậy. Ít ra, điều đó đúng với trường hợp của tôi.
Vì quả thật, trước khi NVC trở nên nổi tiếng một cách bất đắc dĩ như vậy thì tôi không hề biết đến anh, dù với tư cách nhà báo hay nhà thơ. Nhưng cũng vì vụ “bất đắc dĩ” đó, rồi anh rơi vào tình trạng “vô phúc đáo tụng đình”, được mọi người nhắc đến, tôi mới bắt đầu biết rằng ngoài tư cách nhà báo, anh còn là nhà thơ!
Nhà thơ! Gì chứ đối với tôi, ai mà làm thơ được – mà lại thơ hay nữa chứ! – là đủ để cho tôi ngưỡng mộ, và ngay lập tức xem là bạn, được rồi. Vì tôi cũng thích làm thơ, từ bé (teen) đến giờ (già) cũng đã làm thơ nhiều kha khá rồi. Mặc dù thơ của tôi đều là thơ con cóc và các con họ hàng xa gần của nó (nhái bén, ễnh ương, ếch ộp, và cả nòng nọc nữa!), nhưng dù sao thì cũng có một vài bài được đăng trên báo trước năm 1975 (thi sĩ nhí), và nhiều bài được đăng trên báo … tường (hic hic), vài bài được bạn bè chuyền tay nhau đọc và … khen (chắc là khen “hữu nghị”). Nên nếu tôi có lúc nào … cao hứng, nổ banh xác, và tự nhận mình là … nhà thơ, thì chắc cũng có thể tạm chấp nhận được, phải không các bạn nhỉ?
Vì vậy, nếu tôi xem các nhà thơ đương nhiên là … bạn của tôi (dù họ có đồng ý hay không cũng mặc :D) thì cũng dễ hiểu thôi mà. À mà tự nhiên tôi nhớ ra tên một cái hội mà trước đây tôi đã có lần tham gia, đó là Hội bạn người mù (bây giờ chắc đổi tên rồi, vì không ai dùng chữ ‘mù’ nữa, nghe nó có vẻ xúc phạm, nên chỉ dùng ‘khiếm thị’ thôi, dù bản chất hai từ này cũng không mấy khác nhau). Hay là bây giờ tôi vận động thành lập Hội bạn nhà thơ, nhỉ? Vì tôi nghĩ, nhà thơ của thời đại này cũng khá là thiệt thòi, một loại động vật quý hiếm và đang dần tuyệt chủng (?), cần phải quan tâm, chăm sóc, bảo vệ?
Thôi, tôi nói linh tinh, tửng tửng như thế cũng nhiều rồi, bây giờ trở lại chủ đề chính của entry này, thơ Nguyễn Việt Chiến. Số là tôi lang thang trên mạng thế nào lại lạc vào blog của anh, ở đây. Và đọc được mấy bài thơ anh mới sáng tác nhân dịp 1000 năm Thăng Long mới đây.
Đọc và thấy hay, nên đưa lên đây để chia sẻ. Các bạn đọc nhé. Tôi chỉ chép lên đây 2 bài thơ lục bát mà tôi thích. Còn nếu ai muốn đọc thêm, và hiểu thêm về nhà thơ NVC, thì các bạn lên blog của anh mà đọc. Link tôi đã đưa ở trên.
Chiều nay rùa nổiCác bạn có thấy tôi nói về nhà thơ ở trên là đúng không nào? Chính NVC, một nhà thơ, cũng nghĩ rằng nhà thơ là một loại động vật đang dần tuyệt chủng, giống như “sâm cầm” vậy. Đấy, các bạn cứ đọc 2 câu thơ cuối cùng của bài thơ Sâm Cầm mà xem?
Kiếm vua đã trả lâu rồi
Cớ sao rùa vẫn thức đòi trăm năm
Chiều nay
rùa nổi âm thầm
Nhớ gì, mắt cụ xa xăm thế này
Tượng vua Lê vẫn còn đây
Bên kia vua Lý nhớ ngày dời đô
Tượng hai vua dựng ven hồ
Thăng Long dấu tích ngàn xưa vẫn còn
Cớ sao rùa vẫn bồn chồn
Hẳn cụ lại nhớ bạn còn đâu đây
Cụ rùa Văn Miếu chiều nay
Muốn ra sưởi nắng sân đầy trẻ thơ
Lại thương cụ rùa ven hồ
Quanh năm ăn sóng, nằm mưa dãi dầu
Đêm nay các cụ ngủ đâu
Trải mây làm chiếu, gối đầu bằng trăng
Các vua xưa ở vĩnh hằng
Gươm thần gửi lại nằm trong đáy hồ
Vua giao cho các cụ rùa
Thức canh báu vật đến giờ chưa thôi
Ngàn năm
huyền thoại qua rồi
Vầng trăng như lưỡi kiếm nơi đáy hồ
Sâm cầm
Ta chưa gặp lại sâm cầm
Hồ Tây đã vắng thưa dần bóng chim
Tiếng ngàn xưa
đã lặng im
Nhịp chày Yên Thái ngủ quên tháng ngày
May còn Trấn Quốc chùa đây
Tiếng chuông trên sóng vọng đầy khói sương
Còn đâu người đẹp Thọ Xương
Giữa mùa sen nở để thương Tây Hồ
Ta không bán được hư vô
Để mua lấy cái mơ hồ tình em
Muốn xem
mở sóng mà xem
Phủ Tây Hồ nở ở trên sóng lành
Tây Hồ nay sóng ngóng xanh
Tầng tầng cao ốc dập dềnh tháng năm
Còn đâu thấy tiếng sâm cầm
Nhớ về hồ cũ hót thầm trong sương
Còn đâu nước mắt văn chương
Để thơ người cũ
xót thương sâm cầm
Hồ Tây mây nước âm thầm
Người thơ đã hoá sâm cầm rồi chăng?
Nguyễn Việt Chiến
Nhưng tôi vẫn nghĩ, thơ, cũng như đối với riêng tôi là tôn giáo, sẽ vẫn mãi mãi có một vị trí không thay thế được trong cuộc sống, và trong việc hình thành tính cách con người. Để cái gọi là “tính người” được đầy đủ, trọn vẹn hơn. Chẳng biết các bạn đọc blog này có ai nghĩ giống tôi không nhỉ, nhất là các bạn trẻ?
À mà tôi trộm nghĩ, những bài thơ như thế này còn có ý nghĩa gấp vạn lần những trò lễ hội đông đúc kẹt xe với bắn pháo hoa gây sự cố chết người, tồn kém mà lại mang tiếng (lưu xú nghìn thu?) như đã diễn ra, phải không? Nào có phải mọi người không yêu quý Hà Nội – Thăng Long mà chống lại đại lễ đâu, chỉ là muốn cách biểu hiện phải làm sao cho nó thực sự văn hóa, thâm trầm, sang trọng mà không phô trương, cho đúng sự thanh cao, sang cả mà chốn đế đô ngàn năm đáng phải có thôi mà?
Và cuối cùng, dành cho các bạn ở SG, không biết sâm cầm là gì (tôi cũng không biết, chỉ nghe thôi): các bạn đọc bài này nhé!
Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010
Sông kia rày đã nên đồng …
Tôi mới về từ trường ĐH Indo (Universitas Indonesia), còn rất mệt, và cũng có rất nhiều muốn nói. Nhưng sẽ cần một entry khác.
Còn entry này chỉ để ghi nhanh một cảm giác đã hình thành trong tôi một cách mơ hồ từ chuyến đi Indo, và khi về đến nhà lại được củng cố khi ông xã tôi nhắc đến một bài báo viết về những chuyến phà miền Tây mà giờ đây có lẽ đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn.
Tôi chưa đọc bài báo đó, vì mấy ngày qua không ở nhà và không đọc báo Việt (thì ở Indo mà lại). Nhưng chỉ mới cách đây hơn một tuần thôi, tôi cùng mấy em ở TT của tôi vừa đi qua phà Hàm Luông trong chuyến đi đến Trà Vinh. Và cũng có một cảm giác ngậm ngùi như vậy khi nhìn cảnh những chiếc phà nặng nề, chậm chạm nhưng kiên trì đảm đương nhiệm vụ làm chiếc cầu di động nối liền hai bờ. Vì nghĩ đến một ngày không xa, chúng sẽ không còn nữa, sau cả thế kỷ làm nhiệm vụ.
Nhưng phà của VN thì có liên quan gì đến Indo nhỉ? À, là bởi vì ở Jakarta, thủ đô của đất nước Indo với vài ngàn hòn đảo lớn nhỏ và hơn 200 triệu dân, một nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như VN, với GDP khoảng 5000 USD (gấp hơn 4 lần của VN thì phải), mặc dù cũng đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa và toàn cầu hóa, nhưng đi đâu tôi cũng thấy được dấu ấn của truyền thống, của lịch sử Indo.
Cả trong kiến trúc, trong trang phục, lẫn trong tâm thức của mỗi người.
Những mái ngói rất đặc trưng chất Indo ngay tại sân bay Jakarta, những building độc đáo trong trường đại học Indo, những bộ trang phục truyền thống của vị hiệu trưởng và các vị lãnh đạo, quản lý cấp khoa, bộ môn của trường này.
Tóm lại, họ đang hiện đại hóa, nhưng truyền thống vẫn không hề mất.
Nhưng ấn tượng nhất là khi tôi tiếp xúc và trao đổi với các em sinh viên, các giảng viên, và những nhà tuyển dụng có sử dụng sinh viên tốt nghiệp của Bộ môn Kiến trúc (Department of Architecture) thuộc Khoa Công trình (Faculty of Engineering) của UI, thì tôi mới thực sự cảm nhận được cái tâm thức bảo vệ môi trường và bảo vệ truyền thống của người Indo.
Những mô hình thiết kế của các em sinh viên thật độc đáo với tre, nứa, giấy bồi, và kiểu dáng phát huy những nét đẹp của những kiến trúc truyền thống, kết hợp với những đường nét hiện đại. Và cả ý tưởng về một cây cầu lãng mạn với nét thẳng mạnh mẽ chui qua một vòm cổng cong cong duyên dáng, mà vị hiệu trưởng giải thích là nó biểu trưng cho linga và yoni. Hiện đại kết hợp với truyền thống.
Còn VN, hình như chúng ta không có thói quen trân trọng và lưu giữ những gì vốn là truyền thống thì phải? Thay đổi thì đúng là tất yếu, nhưng giữ lại những hình ảnh truyền thống để tạo nên một sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, chẳng phải điều đó cũng rất cần để tạo nên chiều sâu tâm hồn của từng con người và của cả dân tộc hay sao?
Có phải vì chúng ta phá hủy hết cả, nên từ thế kỷ trước Tú Xương mới có bài thơ Sông Lấp nổi tiếng hay chăng?
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò …
Buồn quá, phải không? Dường như tốc độ “biển xanh biến thành ruộng dâu” tại VN hiện nay ngày càng gia tăng thì phải.
Chợt nhớ cách đây khoảng 20 năm (đầu thập niên 1990), ở nhà tôi vẫn thường nghe được tiếng còi xe lửa “xình xịch xình xịch xình xịch uuuuuuuuuuuuu” từ xa xa vọng lại vào mỗi tối, buồn buồn, gợi nhớ một cái gì xa xăm. Tiếng còi tàu ấy giờ đây không còn nữa.
Còn bây giờ, ở miền Tây đang mất dần đi những tiếng phà.
Phà ơi! Phà ơi!
Còn đây nữa, bài thơ Sông Lấp của thời nay. Lại thêm một người hoài cổ.
Còn entry này chỉ để ghi nhanh một cảm giác đã hình thành trong tôi một cách mơ hồ từ chuyến đi Indo, và khi về đến nhà lại được củng cố khi ông xã tôi nhắc đến một bài báo viết về những chuyến phà miền Tây mà giờ đây có lẽ đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn.
Tôi chưa đọc bài báo đó, vì mấy ngày qua không ở nhà và không đọc báo Việt (thì ở Indo mà lại). Nhưng chỉ mới cách đây hơn một tuần thôi, tôi cùng mấy em ở TT của tôi vừa đi qua phà Hàm Luông trong chuyến đi đến Trà Vinh. Và cũng có một cảm giác ngậm ngùi như vậy khi nhìn cảnh những chiếc phà nặng nề, chậm chạm nhưng kiên trì đảm đương nhiệm vụ làm chiếc cầu di động nối liền hai bờ. Vì nghĩ đến một ngày không xa, chúng sẽ không còn nữa, sau cả thế kỷ làm nhiệm vụ.
Nhưng phà của VN thì có liên quan gì đến Indo nhỉ? À, là bởi vì ở Jakarta, thủ đô của đất nước Indo với vài ngàn hòn đảo lớn nhỏ và hơn 200 triệu dân, một nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như VN, với GDP khoảng 5000 USD (gấp hơn 4 lần của VN thì phải), mặc dù cũng đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa và toàn cầu hóa, nhưng đi đâu tôi cũng thấy được dấu ấn của truyền thống, của lịch sử Indo.
Cả trong kiến trúc, trong trang phục, lẫn trong tâm thức của mỗi người.
Những mái ngói rất đặc trưng chất Indo ngay tại sân bay Jakarta, những building độc đáo trong trường đại học Indo, những bộ trang phục truyền thống của vị hiệu trưởng và các vị lãnh đạo, quản lý cấp khoa, bộ môn của trường này.
Tóm lại, họ đang hiện đại hóa, nhưng truyền thống vẫn không hề mất.
Nhưng ấn tượng nhất là khi tôi tiếp xúc và trao đổi với các em sinh viên, các giảng viên, và những nhà tuyển dụng có sử dụng sinh viên tốt nghiệp của Bộ môn Kiến trúc (Department of Architecture) thuộc Khoa Công trình (Faculty of Engineering) của UI, thì tôi mới thực sự cảm nhận được cái tâm thức bảo vệ môi trường và bảo vệ truyền thống của người Indo.
Những mô hình thiết kế của các em sinh viên thật độc đáo với tre, nứa, giấy bồi, và kiểu dáng phát huy những nét đẹp của những kiến trúc truyền thống, kết hợp với những đường nét hiện đại. Và cả ý tưởng về một cây cầu lãng mạn với nét thẳng mạnh mẽ chui qua một vòm cổng cong cong duyên dáng, mà vị hiệu trưởng giải thích là nó biểu trưng cho linga và yoni. Hiện đại kết hợp với truyền thống.
Còn VN, hình như chúng ta không có thói quen trân trọng và lưu giữ những gì vốn là truyền thống thì phải? Thay đổi thì đúng là tất yếu, nhưng giữ lại những hình ảnh truyền thống để tạo nên một sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, chẳng phải điều đó cũng rất cần để tạo nên chiều sâu tâm hồn của từng con người và của cả dân tộc hay sao?
Có phải vì chúng ta phá hủy hết cả, nên từ thế kỷ trước Tú Xương mới có bài thơ Sông Lấp nổi tiếng hay chăng?
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò …
Buồn quá, phải không? Dường như tốc độ “biển xanh biến thành ruộng dâu” tại VN hiện nay ngày càng gia tăng thì phải.
Chợt nhớ cách đây khoảng 20 năm (đầu thập niên 1990), ở nhà tôi vẫn thường nghe được tiếng còi xe lửa “xình xịch xình xịch xình xịch uuuuuuuuuuuuu” từ xa xa vọng lại vào mỗi tối, buồn buồn, gợi nhớ một cái gì xa xăm. Tiếng còi tàu ấy giờ đây không còn nữa.
Còn bây giờ, ở miền Tây đang mất dần đi những tiếng phà.
Phà ơi! Phà ơi!
Còn đây nữa, bài thơ Sông Lấp của thời nay. Lại thêm một người hoài cổ.
Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010
"Bát mì của lòng tự trọng"
Đọc được bài này hay quá trên blog của Trần Ngọc Tuấn (tôi không quen), vừa cảm động, vừa có tính giáo dục sâu sắc, nên tôi đã xin phép chủ nhân cho đem về nhà mình để lưu và ngắm cho thỏa thích. Chắc là chủ nhà bên ấy không phản đối.
Bài gốc ở đây.
--------------
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội". Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt". Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ".
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò." Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng". Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng./.
Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình.
Lòng tự trọng với ánh hào quang chói lọi của nó sẽ trở thành lương tri con người. Irving Layton
Bài gốc ở đây.
--------------
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội". Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt". Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ".
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò." Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng". Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng./.
Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình.
Lòng tự trọng với ánh hào quang chói lọi của nó sẽ trở thành lương tri con người. Irving Layton
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)