Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Mười điều ngộ nhận về chủ nghĩa Mác (2, tiếp theo): Chủ nghĩa xã hội không cần tự do dân chủ?

Bài này viết tiếp bài viết trước đó về điều ngộ nhận thứ hai về CN Mác, lấy từ Chương 2 của cuốn sách Vì sao Mác đúng? của GS Terry Eagleton. Xem bài trước ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/09/muoi-ieu-ngo-nhan-ve-chu-nghia-mac-2.html.

Trong bài trước, tôi đã tóm tắt lập luận chính của Eagleton để phản bác điều ngộ nhận phổ biến là "Mác chỉ đúng trên lý thuyết". Lập luận đó như sau: Eagleton đã chứng minh rằng thực tiễn cách mạng XHCN diễn ra không theo lý thuyết của Mác, vì vậy Mác không thể chịu trách nhiệm về thực tiễn không mấy sáng sủa của CNCS ngày nay. Ví dụ, CMXHCN trên thực tế đã diễn ra ở các nước nông nghiệp lạc hậu, trong khi Mác cho rằng CM XHCN phải được tiến hành ở các nước có một trình độ phát triển TBCN nhất định. Trong bài này, tôi sẽ tiếp tục tóm tắt các lập luận khác của Eagleton nhằm chứng minh Mác không sai trên thực tế, sau đó đưa ra những nhận xét hoặc thắc mắc của tôi.

Một điểm khác được Eagleton đưa ra để chứng minh cho sự khác biệt giữa lý thuyết của Mác với việc áp dụng vào thực tiễn trong CM XHCN: Mác không hề cho rằng cách mạng XHCN có thể tiến hành và thành công trên một nước, trong khi những người CS Nga lại tin rằng cần phải tiến hành CM thành công tại một nước trước đã. Xin đọc phần trích dẫn dưới đây:

Nor did Marxists ever imagine that it was possible to achieve socialism in one country alone. The movement was international or it was nothing. This was a hardheaded materialist claim, not a piously idealist one. If a socialist nation failed to win international support in a world where production was specialized and divided among different nations, it would be unable to draw upon the global resources needed to abolish scarcity. The productive wealth of a single country was unlikely to be enough. The outlandish notion of socialism in one country was invented by Stalin in the 1920s, partly as a cynical rationalisation of the fact that other nations had been unable to come to the aid of the Soviet Union. It has no warrant in Marx himself. Socialist revolutions must of course start somewhere. But they cannot be completed within national boundaries. To judge socialism by its results in one desperately isolated country would be like drawing conclusions about the human race from a study of psychopaths in Kalamazoo.

Mác cũng không hề cho rằng CNXH có thể thành công trên một quốc gia riêng lẻ. Cuộc vận động ấy [tức cuộc CM XHCN - chú thích của người dich] cần phải diễn ra trên toàn thế giới, nếu không thì chẳng có gì cả. Lời khẳng định này hoàn toàn duy vật [tức có tính thực tế] chứ chẳng phải là một khẳng định của những người duy tâm mộ đạo. Nếu một quốc gia XHCN không có được sự ủng hộ của toàn thế giới trong một xã hội mà việc sản xuất đã được chuyên biệt hóa cho từng quốc gia, thì rõ ràng nó sẽ không huy động được nguồn lực của toàn thế giới mà nó cần để xóa bỏ sự khan hiếm. Sự thịnh vượng của chỉ một quốc gia sẽ không thể đủ. Cái ý tưởng quái gở về CNXH trên một quốc gia là do Stalin sáng chế ra vào những năm 1920, một phần là vì phải giải quyết cái thực tế rằng các quốc gia khác không thể hỗ trợ cho Liên Xô được. Mác không hề bảo đảm cho điều này. Tất nhiên những cuộc cách mạng XHCN sẽ phải xuất phát từ một vài quốc gia nào đó, nhưng nó không thể thành công nếu chỉ gói gọn trong phạm vi từng quốc gia. Vì vậy, đưa ra lời phán đoán về CNXH bằng cách dựa trên những kết quả mà nó đã đạt được trong một quốc gia bị hoàn toàn cô lập thì chẳng khác nào đưa ra những kết luận về toàn bộ nhân loại dựa trên một nghiên cứu về các bệnh nhân tâm thần của riêng vùng Kalamazoo. 

(Ghi chú:
1. Kalamazoo là một thành phố nhỏ với vài trăm ngàn dân ở phía tây nam của bang Michigan, Mỹ. Xem thông tin ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Kalamazoo,_Michigan
2. Phần chữ màu đỏ ở trên là phần dịch lại của tôi theo góp ý của anh BHV trong comment thứ 2 bên dưới.)

Đọc đến đây, có lẽ chúng ta phải giật mình vì cách đây mấy trăm năm Mác đã hình dung ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia như chúng ta đang thấy trong nền kinh tếtoàn cầu hóa hiện nay. Và điều này có lẽ cũng cho chúng ta một lời cảnh báo về việc liệu có nên giữ khư khư lấy những gì mà chúng ta cho là đặc trưng riêng biệt của nền văn hóa hay thể chế hoặc hệ thống giáo dục hay pháp luật hay gì gì khác mang đặc điểm XHCN của chúng ta hay không.

Phải chăng, chính những quốc gia mà chúng ta đang gọi là tư bản, họ đang ở gần chủ nghĩa xã hội (một CNXH lý tưởng theo lý thuyết của Mác) hơn chúng ta, và cũng sẽ có cơ hội "toàn thắng" hơn chúng ta? Vì họ có cơ sở vật chất tốt, có cộng đồng tốt (toàn cầu), trong khi "khối" XHCN ngày càng teo lại, và những thành tựu về kinh tế, KHKT của ta thì thua xa họ. Vậy nếu chúng ta kiên định con đường đã chọn (như lâu nay) thì liệu chúng ta sẽ đi về đâu?

Lập luận cuối cùng, mà theo tôi là lập luận quan trọng nhất trong chương này, có liên quan đến vấn đề tự do, dân chủ trong xã hội. Như Eagleton đã nêu trong phần tóm tắt của chương 2, một ngộ nhận quan trọng đối với chủ nghĩa Mác đó là người ta thường cho rằng sự thiếu tự do, dân chủ và sự bạo ngược của chính quyền là do lý thuyết của Mác. Nhưng thật ra hoàn toàn không phải như thế. Xin đọc đoạn trích dưới đây:

Ideally, socialism requires a skilled, educated, politically sophisticated populace, thriving civic institutions, a well-evolved technology, enlightened liberal traditions and the habit of democracy. None of this is likely to be on hand if you cannot even afford to mend the dismally few highways you have, or have no insurance policy against sickness or starvation beyond a pig in the back shed. Nations with a history of colonial rule are especially likely to be bereft of the benefits I have just listed, since colonial powers have not been remarkable for their zeal to implant civil liberties or democratic institutions among their underlings.

Một cách lý tưởng, CNXH đòi hỏi phải có những con người có kỹ năng, được học hành tử tế, và có ý thức chính trị sâu sắc, cùng với các thiết chế của một xã hội công dân (hoặc 'xã hội dân sự'), một nền công nghệ phát triển, các truyền thống nhân văn mang tính khai sáng, và các thói quen của một nền dân chủ. Những điều này sẽ không thể có được khi chúng ta thậm chí còn chưa có đủ tiền để sửa chữa các xa lộ bị hư hỏng nặng nề, hoặc khi chúng ta không có các chính sách bảo hiểm để phòng ngừa trường hợp bị bệnh tật hoặc nạn đói và chỉ biết dựa vào việc từng người nông dân nuôi thêm một con lợn ở sau nhà làm của đề dành mà thôi. Các quốc gia có lịch sử thống trị của thực dân đa số sẽ thiếu thốn những điều kiện cần thiết của chủ nghĩa xã hội mà tôi đã nêu ở trên, bởi các nhà cầm quyền thực dân rõ ràng chẳng lấy gì làm hăng hái trong việc thiết lập các quyền tự do dân sự hoặc các thiết chế dân chủ trong những quốc gia thuộc địa của mình.

Và một đoạn rất quan trọng khác liên quan đến tình trạng độc tài theo kiểu Stalin:

It is not that the building of socialism cannot be begun in deprived conditions. It is rather that without material resources it will tend to twist into the monstrous caricature of socialism known as Stalinism. The Bolshevik revolution soon found itself besieged by imperial Western armies, as well as threatened by counterrevolution, urban famine and a bloody civil war. It was marooned in an ocean of largely hostile peasants reluctant to hand over their hard-earned surplus at gunpoint to the starving towns. With a narrow capitalist base, disastrously low levels of material production, scant traces of civil institutions, a decimated, exhausted working class, peasant revolts and a swollen bureaucracy to rival the Tsar’s, the revolution was in deep trouble almost from the outset. In the end, the Bolsheviks were to march their starving, despondent, war-weary people into modernity at the point of a gun.

Vấn đề không phải là không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện thiếu thốn. Vấn đề là ở chỗ nếu thiếu điều kiện vật chất thì CNXH sẽ bị uốn cong thành một thứ quái thai của CNXH có tên gọi là chủ nghĩa Stalin. Cuộc cách mạng Bolshevik lúc ấy chưa thành công được bao lâu thì đã bị bao vây bởi quân đội của các nước phương tây, đồng thời bị đe dọa bởi lực lượng phản cách mạng, cộng thêm nạn đói ở đô thị và một cuộc nội chiến đẫm máu. CNXH bị bỏ rơi trên hoang đảo với những người nông dân thù địch không sẵn lòng giao lại cho các đô thị đang chết đói những phần thặng dư mà họ đã bỏ bao công sức ra để kiếm được. Với số vốn liếng tư bản ít ỏi, trình độ sản xuất của cải vật chất cực thấp, hầu như không có dấu vết gì của các thiết chế dân sự, một giai cấp công nhân ít ỏi và kiệt quệ, các cuộc nổi loạn của nông dân và một bộ máy quan liêu cồng kềnh cho tương xứng với hệ thống hành chính của Nga Sa hoàng, cuộc cách mạng thực sự ở trong tình trạng nguy cấp ngay từ những ngày đầu. Cuối cùng, những người Bolshevik phải sử dụng đến họng súng để lùa những người dân đói khát, tuyệt vọng, chán ngán chiến tranh của mình tiến lên một xã hội hiện đại. 

Quả là những lời rất hay, rất hùng biện để biện hộ cho tình trạng độc tài (theo quan điểm của phương Tây) của các nước XHCN như Liên Xô, TQ, vv. Nhưng dù tác giả rõ ràng tỏ ra thông cảm với tình trạng đã xảy ra ở các nước XHCN, thì ông vẫn không có ý nói tình trạng trên là bình thường hoặc đáng để chấp nhận nhằm xây dựng CNXH. Luận điểm chính của ông là: Mác có một quan điểm khác về CNXH, nhân bản hơn nhiều, và CNXH chỉ có thể được xây dựng thành công tại các quốc gia có sẵn các thiết chế của một nền dân chủ và một xã hội dân sự mạnh.

Những lập luận trên của GS Terry Eagleton chẳng phải là đáng suy nghĩ lắm chăng? Và phải chăng chúng ta cần thay đổi nội dung giảng dạy trong các sách giáo khoa của ta về sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu theo cách lý giải của Eagleton chăng, đó là: Những cuộc cách mạng đó chỉ là những quái thai của CNXH, và vì vậy không thể nào phát triển bền vững được vì nó đã không tuân theo chủ nghĩa Mác ngay từ điểm xuất phát?

Tôi sẽ viết tiếp về điều ngộ nhận thứ ba (Chương 3 của cuốn sách) khi có chút thời gian.

5 nhận xét:

  1. Nguyên đoạn 2 là sự biện hộ cho bạo lực của Bolshevik như Rosa Luxembourg đã làm . Tất nhiên, cũng như Luxembourg, Eagleton không nhắc tới việc Lenin giải tán quốc hội .

    Bất cứ một chủ thuyết cách mạng nào cũng phải giành cho bằng được cái mác dân chủ . Nhưng con đường mà nó chỉ ra có dẫn tới dân chủ không lại là chuyện khác . Và cái nữa là phải coi cho kỹ khái niệm dân chủ của tác giả thật ra là gì . Theo Marx, "sẽ" đạt tới nền dân chủ thực sự, nhưng phải kinh qua "Độc Tài Vô Sản". Độc tài vô sản thì giàu có là có tội . Độc tài không phải là cách giải quyết, mà là vấn đề cần phải giải quyết .

    Anh Vũ nên cẩn thận, những gì Eagleton nói không phải là chân lý, ngược lại, có rất nhiều ngụy biện . Đúng, một tay ngụy biện cao cấp sẽ có những lý lẽ chặt chẽ hơn .

    Marx không phải là người đầu tiên nhìn ra quan hệ thế giới chằng chịt như hiện nay . Engels là người nhìn ra trước, hay đúng hơn giới tư bản châu Âu mà Engels là một thành viên . Có điều họ chỉ làm chứ không nói, lâu lâu mới lòi ra 1 vài nhận định của họ . Columbus là một trong những người như vậy .

    Tôi muốn biết hiện giờ ở VN, Anh Vũ có phải là điển hình cho số đông hay không . Nếu đúng, người Việt vẫn chưa học thuộc bài học về chủ nghĩa Marxism. Rất xứng đáng ở lại lớp để học cho đến khi trắng mắt ra mới thôi .

    Trả lờiXóa
  2. Ms Phương Anh mến, câu "This was a hardheaded MATERIALIST claim, not a piously IDEALIST one" được P.A. chuyển dịch thành "Lời khẳng định . . . mang tính DUY VẬT chứ chẳng phải . . . mang tính LÝ TƯỞNG theo kiểu tôn giáo" thì e chưa làm nổi bật sự đối lập (có chủ ý) của người viết chăng? Nếu đã đọc qua mớ kinh nhật tụng Mác-xít Lê-nin-nit (của năm 2 ĐHTH thân thương hồi đó) thì sao P.A. "nỡ quên" cái cặp đôi (dù không hoàn hảo!?) "DUY VẬT / DUY TÂM" ("MATERIALIST / IDEALIST") này cho đành nhỉ?
    Nhưng ấy là chuyện nhỏ, điều quan trọng là bài này của P.A. rất hay, tôi phải đọc tiếp đây. Cám ơn tác giả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào anh Bùi Hoằng Vị, rất vui gặp lại anh Vị ở đây. Và cám ơn góp ý của Vị về việc dịch, đúng là lâu lâu quên mất cái "cặp phạm trù" DUY TÂM-DUY VẬT. Khi viết một mạch thì nhớ ra từ nào dùng luôn từ đó, không cân nhắc, không cố nhớ các cặp phạm trù đã học, hi hi.... Sẽ sửa lại anh Vị nhé.

      Xóa
  3. Tôi thích câu này " Trust is good but check is better" và được cho biết tác giả là Karl Marx. Không biết có đúng không vị nào uyên bác vui lòng chỉ giáo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Trust is good, control is better” được gán cho Lenin, nhưng cũng chưa thấy tài liệu nào cho biết Lenin nói/ viết ở đâu, trong trường hợp nào. Dù có do chính Lenin nói / viết hay không thì câu nói đó cũng phù hợp với tư tưởng của Lenin: trong quyển “Quốc gia / Nhà nước và Cách mạng”(The State and Revolution) Lenin cho rằng Nhà nước là công cụ trấn áp của giai cấp, trong chế độ xhcn là công cụ của giai cấp vô sản để trấn áp giai cấp tư bản ( thuyết “ chuyên chính vô sản” / dictatorship of the proletariat).
      Nhưng cũng có ý kiến ngược lại: Trust is better than control.
      Tú Đoàn.

      Xóa