Phần 4 ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/10/tu-lieu-nguon-goc-chu-quoc-ngu-tac-gia_20.html
-------------
c.- Sự đóng góp của Linh mục Antonio Barbosa
Antonio sanh năm 1594 tại ville de Arrifana de Sonza, Bồ Đào Nha, gia nhập Dòng Tên vào ngày 13-3-1624. Năm 1629, ông được cử đến truyền giáo ở Đàng Trong và đến tháng 4 năm 1636, ông có đến Đàng Ngoài truyền giáo. Cho đến tháng 5 năm 1642, vì lý do sức khỏe, ông phải trở về Áo Môn tịnh dưỡng. Cũng do tình trạng sức khỏe không tốt nên sau một thời gian tịnh dưỡng, ông rời Áo Môn đi Goa và ông đã từ trần trên đường đến Goa năm 1647.
Mặc dù ngày nay Antonio không có để lại tài liệu Quốc ngữ nào, nhưng Đắc Lộ đã cho biết : ” Tôi lợi dụng công việc của các giáo sĩ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhất là của Gasparo d’Amiral và Antonio Barbosa. Cả hai ông nầy, mỗi ông đều làm một cuốn tự điển. Ông Gasparo d’Amiral làm cuốn Annamiticum – Lusitanium; ông Antonia Barbosa làm cuốn Lusitanum – Annamiticum. Nhưng tiếc rằng cả hai ông đều chết sớm. Tôi lợi dụng công việc của cả hai ông viết ra cuốn tự điển mới, có chua thêm tiếng La tinh, mục đích để giúp người bản xứ học tiếng La tinh theo lệnh của các đức hồng y.” ( 4 )
d.- Sự đóng góp của người Việt
Dù sao, khởi thủy chữ Quốc ngữ hình thành cũng nằm trong mục đích chánh là phương tiện truyền giáo cho các giáo sĩ thuộc Dòng Tên ở Việt Nam. Bên cạnh các giáo sĩ, giáo dân Việt Nam thời đó không nhiều thì ít cũng có đóng góp trong lúc hai linh mục Gasparo và Antonio soạn hai quyển tự điển của họ, điều đó tuy không có chứng cứ, nhưng theo suy luận hợp lý, cho phép chúng ta tin như vậy.
Ngoài ra trong thời kỳ nầy còn có tài liệu của 14 giáo dân Việt Nam ghi bằng chữ Quốc ngữ, về việc họ xác nhận tán đồng ý nghĩa mô thức rửa tội, do 31 linh mục Dòng Tên thảo luận ở Viện Thần Học tại Áo Môn năm 1645. Tài liệu nầy là một bản La văn do các linh mục Dòng Tên soạn, để trả lời cho Linh mục Sebastião de Jonaya, nhan đề: ” Cirra formam Baptismi Annamico Idiomate prolatam’ ( Chung quanh mô thức rửa tội bằng thổ ngữ An Nam). Phần chữ Quốc ngữ của 14 giáo dân Việt Nam ghi như sau:
” Nhin danh Cha uà con uà Su-phi-ri-to-sang-to í nài An-nam các bỏn đạo thì tin ràng ra ba danh ví bàng muốn í làm một thì phải nói nhin nhít danh cha etc.- tôy là Giu ão câi trâm cũ nghi bậi – tôy là An re Sen cũ nghi bậi – tôy là Ben tò vẫn triền cũ nghi bậi – tôy là Phe ro uẫn nhit cũ nghi bậi – tôy là An jo uẫn tãu cũ nghi bậi – tôy là Gi-ro-ni-mo cũ nghi bậi – tôy là I-na sô cũ nghi bậi – tôy là tho-me cũ nghi bậi – tôy là Gi-le cũ nghi bậi – tôy là lu-i-si cũ nghi bậi – tôy là Phi-lip cũ nghi bậi – tôy là Do-minh cũ nghi bậi – tôy là An-ton cũ nghi bậi – tôy là Giu ão cũ nghi bậi ” ( nhân danh Cha và con và Su-phi-ri-to Sang-to Spirito Santo ý nầy An nam các bổn đạo thì tin rằng ra ba danh. Ví rằng muốn ý làm mộy thì phải nói : nhân danh Cha vân vân. Tôi là Giu an Cai (?) Trâm cũng nghĩ vậy – Tôi là An rê Sen cũng nghĩ vậy – Tôi là Ben tô Văn Triều cũng nghĩ vậy – Tôi là Phê rô Văn Nhất cũng nghĩ vậy – Tôi là An gio Văn Tang cũng nghĩ vậy – Tôi là Gi-rô-i-mô cũng nghĩ vậy – Tôi là Gi le cũng nghĩ vậy – Tôi là lu-i-si cũng nghĩ vậy – Tôi là Phi líp cũng nghĩ vậy – Tôi là Đô Minh cũng nghĩ vậy – Tôi là An ton cũng nghĩ vậy – Tôi là Giu an cũng nghĩ vậy).
Như thế, chúng ta thấy rõ đây là một bản văn Quốc ngữ của 14 người Việt Nam xác nhận mô thức rửa tội năm 1645 của các linh mục Dòng Tên và đây là tài liệu cho chúng ta thấy sự đóng góp của người Việt Nam trong tiến trình hình thành chữ Quốc ngữ.
Qua so sánh, chúng ta có thể thấy rằng chữ Quốc ngữ năm 1645 chỉ giống chữ viết ngày nay khoảng 45%, và thời kỳ sáng tạo chữ Quốc ngữ khởi đầu từ năm 1621 đến đây đã chấm dứt, để chuyển sang thời kỳ kế tiếp.
Tưởng cũng nên nhắc lại, từ khi khởi đầu phiên âm cho đến khi hình thành chữ Quốc ngữ, không phải là sự ngẫu nhiên, bởi vì giáo đoàn truyền giáo Dòng Tên trước đó đã hoàn tất việc việc La tinh hóa chữ Nhật, để truyền giáo tại Nhật Bản. Nhật Bản cũng như Việt Nam ta, thuở đó mỗi nước đều có chữ Quốc ngữ biến chế từ chữ Hán, nước ta gọi là chữ NÔM, muốn biết chữ Nôm, đòi hỏi người ta phải am tường chữ Hán, chữ Hán vốn đã khó học rồi thì chữ Nôm lại càng khó hơn, chính vì thế mà các linh mục đã La tinh hóa chữ viết của Nhật cũng như Việt Nam, để cho công việc truyền giáo của họ được dễ dàng hơn.
(còn tiếp)
-------------
c.- Sự đóng góp của Linh mục Antonio Barbosa
Antonio sanh năm 1594 tại ville de Arrifana de Sonza, Bồ Đào Nha, gia nhập Dòng Tên vào ngày 13-3-1624. Năm 1629, ông được cử đến truyền giáo ở Đàng Trong và đến tháng 4 năm 1636, ông có đến Đàng Ngoài truyền giáo. Cho đến tháng 5 năm 1642, vì lý do sức khỏe, ông phải trở về Áo Môn tịnh dưỡng. Cũng do tình trạng sức khỏe không tốt nên sau một thời gian tịnh dưỡng, ông rời Áo Môn đi Goa và ông đã từ trần trên đường đến Goa năm 1647.
Mặc dù ngày nay Antonio không có để lại tài liệu Quốc ngữ nào, nhưng Đắc Lộ đã cho biết : ” Tôi lợi dụng công việc của các giáo sĩ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhất là của Gasparo d’Amiral và Antonio Barbosa. Cả hai ông nầy, mỗi ông đều làm một cuốn tự điển. Ông Gasparo d’Amiral làm cuốn Annamiticum – Lusitanium; ông Antonia Barbosa làm cuốn Lusitanum – Annamiticum. Nhưng tiếc rằng cả hai ông đều chết sớm. Tôi lợi dụng công việc của cả hai ông viết ra cuốn tự điển mới, có chua thêm tiếng La tinh, mục đích để giúp người bản xứ học tiếng La tinh theo lệnh của các đức hồng y.” ( 4 )
d.- Sự đóng góp của người Việt
Dù sao, khởi thủy chữ Quốc ngữ hình thành cũng nằm trong mục đích chánh là phương tiện truyền giáo cho các giáo sĩ thuộc Dòng Tên ở Việt Nam. Bên cạnh các giáo sĩ, giáo dân Việt Nam thời đó không nhiều thì ít cũng có đóng góp trong lúc hai linh mục Gasparo và Antonio soạn hai quyển tự điển của họ, điều đó tuy không có chứng cứ, nhưng theo suy luận hợp lý, cho phép chúng ta tin như vậy.
Ngoài ra trong thời kỳ nầy còn có tài liệu của 14 giáo dân Việt Nam ghi bằng chữ Quốc ngữ, về việc họ xác nhận tán đồng ý nghĩa mô thức rửa tội, do 31 linh mục Dòng Tên thảo luận ở Viện Thần Học tại Áo Môn năm 1645. Tài liệu nầy là một bản La văn do các linh mục Dòng Tên soạn, để trả lời cho Linh mục Sebastião de Jonaya, nhan đề: ” Cirra formam Baptismi Annamico Idiomate prolatam’ ( Chung quanh mô thức rửa tội bằng thổ ngữ An Nam). Phần chữ Quốc ngữ của 14 giáo dân Việt Nam ghi như sau:
” Nhin danh Cha uà con uà Su-phi-ri-to-sang-to í nài An-nam các bỏn đạo thì tin ràng ra ba danh ví bàng muốn í làm một thì phải nói nhin nhít danh cha etc.- tôy là Giu ão câi trâm cũ nghi bậi – tôy là An re Sen cũ nghi bậi – tôy là Ben tò vẫn triền cũ nghi bậi – tôy là Phe ro uẫn nhit cũ nghi bậi – tôy là An jo uẫn tãu cũ nghi bậi – tôy là Gi-ro-ni-mo cũ nghi bậi – tôy là I-na sô cũ nghi bậi – tôy là tho-me cũ nghi bậi – tôy là Gi-le cũ nghi bậi – tôy là lu-i-si cũ nghi bậi – tôy là Phi-lip cũ nghi bậi – tôy là Do-minh cũ nghi bậi – tôy là An-ton cũ nghi bậi – tôy là Giu ão cũ nghi bậi ” ( nhân danh Cha và con và Su-phi-ri-to Sang-to Spirito Santo ý nầy An nam các bổn đạo thì tin rằng ra ba danh. Ví rằng muốn ý làm mộy thì phải nói : nhân danh Cha vân vân. Tôi là Giu an Cai (?) Trâm cũng nghĩ vậy – Tôi là An rê Sen cũng nghĩ vậy – Tôi là Ben tô Văn Triều cũng nghĩ vậy – Tôi là Phê rô Văn Nhất cũng nghĩ vậy – Tôi là An gio Văn Tang cũng nghĩ vậy – Tôi là Gi-rô-i-mô cũng nghĩ vậy – Tôi là Gi le cũng nghĩ vậy – Tôi là lu-i-si cũng nghĩ vậy – Tôi là Phi líp cũng nghĩ vậy – Tôi là Đô Minh cũng nghĩ vậy – Tôi là An ton cũng nghĩ vậy – Tôi là Giu an cũng nghĩ vậy).
Như thế, chúng ta thấy rõ đây là một bản văn Quốc ngữ của 14 người Việt Nam xác nhận mô thức rửa tội năm 1645 của các linh mục Dòng Tên và đây là tài liệu cho chúng ta thấy sự đóng góp của người Việt Nam trong tiến trình hình thành chữ Quốc ngữ.
Qua so sánh, chúng ta có thể thấy rằng chữ Quốc ngữ năm 1645 chỉ giống chữ viết ngày nay khoảng 45%, và thời kỳ sáng tạo chữ Quốc ngữ khởi đầu từ năm 1621 đến đây đã chấm dứt, để chuyển sang thời kỳ kế tiếp.
Tưởng cũng nên nhắc lại, từ khi khởi đầu phiên âm cho đến khi hình thành chữ Quốc ngữ, không phải là sự ngẫu nhiên, bởi vì giáo đoàn truyền giáo Dòng Tên trước đó đã hoàn tất việc việc La tinh hóa chữ Nhật, để truyền giáo tại Nhật Bản. Nhật Bản cũng như Việt Nam ta, thuở đó mỗi nước đều có chữ Quốc ngữ biến chế từ chữ Hán, nước ta gọi là chữ NÔM, muốn biết chữ Nôm, đòi hỏi người ta phải am tường chữ Hán, chữ Hán vốn đã khó học rồi thì chữ Nôm lại càng khó hơn, chính vì thế mà các linh mục đã La tinh hóa chữ viết của Nhật cũng như Việt Nam, để cho công việc truyền giáo của họ được dễ dàng hơn.
(còn tiếp)