Vậy là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời....
Tin tức về cái chết của ông được lan truyền từ khoảng 7 giờ tối trên fb của tôi. Mọi người bán tín bán nghi, vì tin đồn này đã mấy lần rồi. Sau đó thì thấy thông tin này được đưa trên blog của một vài blogger thạo tin. Cũng vẫn còn nghi nghi hoặc hoặc. Rồi lại đến đài nước ngoài như RFA, VOA .... Đến lúc này thì mọi người bực khi thấy truyền thông nhà nước vẫn im ắng. Sao lại thế này được, truyền thông nước ngoài họ nhạy như thế, còn mình thì chậm như rùa....
Rồi đến lời xác nhận của một số facebooker "có máu mặt", đáng tin cậy. Còn nêu cả nguồn tin: tin từ Hội Sử học, nơi Đại tướng VNG làm chủ tịch danh dự. Thôi, thế là đúng rồi đấy.
Cũng không có gì là quá đột ngột. Năm nay ông đã 103 tuổi rồi (à, ông hơn tôi đúng 50 tuổi đấy ạ. Tôi với ông có cùng ngày sinh, hân hạnh thế!). Thậm chí, từ năm ông 100 tuổi, cứ lâu lâu người ta lại nghe tin đồn rằng ông ... vừa mất.
Cuối cùng thì ông cũng đã ra đi. Cùng với tất cả những ký ức về một thời bom đạn triền miên.
Xin tiễn ông với bài hát của cố nhạc sĩ TCS, dù nó đã được làm để tặng một người bên kia chiến tuyến của ông. Nhưng có hề gì ông nhỉ, khi người ta đã nằm xuống ...
Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi!
Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa vào cội nguồn
Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh
Như cánh chim, bỏ rừng, như trái tim bỏ tình
Nơi đây một lần, nhìn anh đến những xót xa đành nói cùng hư không!
Bạn bè còn đó anh biết không anh?
Người tình còn đó anh nhớ không anh?
Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên
Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống.
Vùng trời nào đó anh đã bay qua?
Chỉ còn lại đây những sáng bao la
Người tình rồi quên, bạn bè rồi xa
Ôi tháng năm, những dấu chân người cũng bụi mờ.
Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Người thành phố, trong một ngày, đã nhắc tên
Những sớm mai, lửa đạn những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang!
Lời bài hát thật xót xa quá.... Xót xa cho tất cả những người đã nằm xuống trong cuộc binh lửa đau thương ấy. Nhưng thôi, rồi thì mọi sự cũng đã qua rồi. Qua rồi những hận thù, những lửa đạn, những máu xương....
Cầu mong cho ông được bình yên trong cõi vĩnh hằng, được thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang, thưa Đại tướng!
---------
Mọi người nghe bài hát này qua giọng ca tuyệt vời của Khánh Ly ở đây nhé, đây là bản thu trước năm 1975:
http://www.youtube.com/watch?
bài viết của tonneson: https://indomemoires.hypotheses.org/12087
Tin tức về cái chết của ông được lan truyền từ khoảng 7 giờ tối trên fb của tôi. Mọi người bán tín bán nghi, vì tin đồn này đã mấy lần rồi. Sau đó thì thấy thông tin này được đưa trên blog của một vài blogger thạo tin. Cũng vẫn còn nghi nghi hoặc hoặc. Rồi lại đến đài nước ngoài như RFA, VOA .... Đến lúc này thì mọi người bực khi thấy truyền thông nhà nước vẫn im ắng. Sao lại thế này được, truyền thông nước ngoài họ nhạy như thế, còn mình thì chậm như rùa....
Rồi đến lời xác nhận của một số facebooker "có máu mặt", đáng tin cậy. Còn nêu cả nguồn tin: tin từ Hội Sử học, nơi Đại tướng VNG làm chủ tịch danh dự. Thôi, thế là đúng rồi đấy.
Cũng không có gì là quá đột ngột. Năm nay ông đã 103 tuổi rồi (à, ông hơn tôi đúng 50 tuổi đấy ạ. Tôi với ông có cùng ngày sinh, hân hạnh thế!). Thậm chí, từ năm ông 100 tuổi, cứ lâu lâu người ta lại nghe tin đồn rằng ông ... vừa mất.
Cuối cùng thì ông cũng đã ra đi. Cùng với tất cả những ký ức về một thời bom đạn triền miên.
Xin tiễn ông với bài hát của cố nhạc sĩ TCS, dù nó đã được làm để tặng một người bên kia chiến tuyến của ông. Nhưng có hề gì ông nhỉ, khi người ta đã nằm xuống ...
Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi!
Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa vào cội nguồn
Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh
Như cánh chim, bỏ rừng, như trái tim bỏ tình
Nơi đây một lần, nhìn anh đến những xót xa đành nói cùng hư không!
Bạn bè còn đó anh biết không anh?
Người tình còn đó anh nhớ không anh?
Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên
Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống.
Vùng trời nào đó anh đã bay qua?
Chỉ còn lại đây những sáng bao la
Người tình rồi quên, bạn bè rồi xa
Ôi tháng năm, những dấu chân người cũng bụi mờ.
Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Người thành phố, trong một ngày, đã nhắc tên
Những sớm mai, lửa đạn những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang!
Lời bài hát thật xót xa quá.... Xót xa cho tất cả những người đã nằm xuống trong cuộc binh lửa đau thương ấy. Nhưng thôi, rồi thì mọi sự cũng đã qua rồi. Qua rồi những hận thù, những lửa đạn, những máu xương....
Cầu mong cho ông được bình yên trong cõi vĩnh hằng, được thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang, thưa Đại tướng!
---------
Mọi người nghe bài hát này qua giọng ca tuyệt vời của Khánh Ly ở đây nhé, đây là bản thu trước năm 1975:
Cảm ơn chủ blog. Thật tình cờ khi vào đây và đọc những dòng này. Vâng, Cầu mong cho ông được bình yên trong cõi vĩnh hằng, được thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang, thưa Đại tướng: Một con người đáng kính!
Trả lờiXóaThưa chị Phương Anh ,
Trả lờiXóaNhân sự ra đi cũa Đại tướng Võ nguyên Giáp , tôi xin đăng lại bài viết đã đăng trên blog cũa tôi .
- - -
NHỮNG Ý NGUYỆN CUỐI CÙNG CŨA ALEXANDRE ĐẠI ĐẾ .
Tôi vừa nhận được một lá thư của một anh bạn với nội dung rất là thâm thúy . Tôi tự hỏi vua Alexandre đại đế , mà người TQ gọi là Á-lịch-sơn Đại đế , (sinh ngày 20/7 năm 355 trước Công nguyên , chết ngày 10/6 năm 323 trước Công nguyên , thọ 32 TUỔI , QUÁ TRẺ) không biết kiếp trước có phải là một cao tăng Phật giáo hay không , mà ông rất thấm nhuần triết lý ' Đời là vô thường ' của đạo Phật qua câu chuyện ngắn duới đây .
Tài ,
=====
Lá thư viết :
". . . Cho dù có sợ chết chúng ta cũng không qua khỏi cái quy luật tự nhiên của Tạo Hóa (Sinh Lão Bệnh Tử) ...
Ngài Alexandre Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...
3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexandre lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexandre đã giải thích như sau:
1 - Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, SẼ MÃI MÃI Ở LẠI trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giả cỏi đời).
3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có HAI BÀN TAY TRẮNG .
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là TÌNH YÊU THƯƠNG . " ./.
===
Chú thích : Trong suốt triều đại của ông, vị vua Hy Lạp này chủ yếu giành thời gian cho các cuộc chinh phạt,[2] và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới MÀ ÔNG BIẾT trước khi qua đời;[3] và vì thế ông thường được xem là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.[4] . . .
Sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos II[5], vua Alexandre chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận vùng Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay. . . .
Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandros_%C4%90%E1%BA%A1i_%C4%91%E1%BA%BF
Xin cảm ơn vì đã vô tình đọc được entry này ...
Trả lờiXóaXin kính cẩn nghiêng mình trước Đại tướng - người bây giờ đã thật sự đi vào huyền thoại.
Xin lần nữa cảm ơn comment của anh Tài - về một bài học muôn thưở mà con người cần học nhưng học mãi vẫn chưa xong ...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khác với Đại đế A-Lịch-Sơn, Hoàng đế Nã Phá Luân, Thành Cát Tư Hãn...ở chỗ ông không phải là lãnh tụ tối cao, dù tự phong hay được suy tôn. Có lẽ coi ông như một đại tướng (từ "đại" không cần viết hoa) là đúng nhất. Gọi ông là một danh tướng cũng không sai, tên tuổi của ông đã nằm trong biết bao nhiêu công trình nghiên cứu lẫn tin tức thời sự trong hơn nửa thế kỷ qua không chỉ thuộc phạm vi nước Việt Nam. Tôi còn nghe nói (chưa một lần kiểm chứng vì nghĩ không cần thiết) tên ông được liệt kê trong danh sách 10 danh tướng tài ba nhất thế giới của một tổ chức Lịch sử Hoàng gia nào đó. Tôi cho rằng điều này nếu không thực sự xứng đáng thì cũng không xa sự thật là mấy. Nói gì đi nữa, chiến công Điện Biên phủ, đã gắn liền với tên tuổi của ông, bất kể sự tham gia của các cố vấn quân sự Trung cộng ở chiến dịch này sâu tới đâu. Nhận định cho rằng tướng Võ Nguyên Giáp không thực sự "điều binh khiển tướng", ra những quyết định tối quan trọng trong chiến dịch này, cho tới nay, chưa đủ thuyết phục tối thiểu.
Trả lờiXóaSau trận Điện Biên phủ "chấn động địa cầu", vỗ mặt cả một thế giới thực dân hùng mạnh đang còn say men chiến thắng sau đệ nhị thế chiến trước phe Trục, có vẻ như Võ đại tướng không còn đạt được một thắng lợi nào có thể so sánh được với chính ông nữa, kể cả bên ngoài lằn ranh quân sự. Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, dù được tô vẽ khá kỳ công, vẫn được coi là một chiến công nhiều tỳ vết trong quân sử của Quân đội Nhân dân VN. Cái giá để đạt được một chiến công (cán cân nghiêng hẳn về chính trị) tối thiểu như vậy, xét theo nhiều góc nhìn, đều là quá đắt.
Để rồi, suốt thời gian sau đó, hào quang của Võ đại tướng bị che phủ đi bởi quá nhiều thứ, trọng yếu lẫn "râu ria". Ở "chiến dịch Hồ Chí Minh 55 ngày thần tốc" để chấm dứt cuộc tranh chấp khốc liệt và dai dẳng nhất thế giới của thời kỳ hậu bán thế kỷ XX, vai trò của ông quả tình là quá mờ nhạt. Tôi không có đủ điều kiện để cho rằng ông bị thất sủng thực sự hay không, nhưng, rõ ràng là, đã không còn những sự suy tôn lấp lánh hào quang như sau thời chiến thắng Điện Biên. Dù không còn bị dìm sâu như thời kỳ "cầm quần" được ghi nhận bằng câu vè nổi tiếng, sức ảnh hưởng của tướng Võ lên những nhân vật chủ chốt trên chính trường VN rõ ràng đã phai nhạt rất nhiều.
Có lẽ, chính vì vậy mà những lần lên tiếng của ông thời sau này thường bị chìm vào sự ghẻ lạnh. Thậm chí, những lần lên tiếng đó, dù được các trang mạng "lực lượng thù địch" khai thác tối đa, vẫn không nhìn thấy một phản ứng đáng kể nào từ phía đảng và Nhà nước. Có thể coi cách ứng xử đó nằm trong hai điều nguyên do. Một là, vì sự tôn trọng, đảng không muốn nặng lời với ông như với tướng Trần Độ hay ông Hoàng Minh Chính. Hai là, đảng coi nhẹ sự tác động mà ông có thể gây ra cho uy thế của đảng. Có lẽ chính xác nhất là những yếu tố trộn lẫn từ cả hai nguyên nhân.
Nói gì thì nói, tôi vẫn coi sự kiện ông viết thư phản đối chương trình khai thác bauxite tại Tây nguyên là một điểm son cuối đời của vị Đại tướng này. Hẳn là, nhãn quan quân sự của ông nhìn thấy rất rõ sự quan trọng của vị trí vùng đất then chốt này. Yếu huyệt Tây nguyên bị bất cứ lân bang nào nắm rõ tường tận hoặc chiếm hữu, đó là nguy cơ tối hệ trọng cho an ninh quốc phòng của VN.
Tiếc rằng, mọi nỗ lực cuối đời của Võ đại tướng, đều không đạt được một thành quả cụ thể nào.
Đó, chắc chắn là nỗi đau không nguôi cho tới lúc ông tắt thở. Tự dưng, tôi có một thắc mắc nhỏ, có khi nào vào những giây cuối cùng của một tinh thần minh mẫn, ông sực liên tưởng tới Ngũ Tử Tư, một chính khách lừng danh của Trung Hoa xưa, yêu cầu khoét mắt mình treo ở cửa thành nước Ngô, để nhìn thấy đoàn quân của Việt Vương Câu Tiễn rầm rập tiến vào chiếm lĩnh.
Võ Đại tướng ơi, tôi viết bài này như thắp lên một nén nhang cho cuộc đời lắm nỗi thăng trầm của ông kéo dài hơn một thế kỷ.
RIP, Đại tướng nhé!
Xin kính cẩn nghiêng mình chúc mừng Đại tướng đã buông bỏ cõi trần ai để về quê xưa chốn cũ.
Trả lờiXóaXin được nhờ bloganhvu gửi đến Đại tướng mấy câu lạc điếu ( chứ không phải ai điếu!) của tôi:
Vạn sự khởi đầu bởi nhứt Không
Tịnh tâm, an trí chớ xao lòng
Cuộc đời vốn dĩ thiên trường mộng
Sống gởi, thác về hiệp nhứt Không
Cầu mong anh linh của Đại tướng sớm siêu thăng tịnh độ.
Trả lờiXóaKính nhờ chủ bloganhvu gửi đến hương linh Đại tướng các câu danh ngôn về Sự Sống và Cái Chết của nhiều tác giả mà tôi xin dùng làm điếu văn:
- It is foolish and wrong to mourn the men who died. Rather we should thank God that such men lived. (--Gen. George S. Patton, Jr.)
Than khóc, tiếc thương người đã chết là một việc làm ngu ngốc và sai lầm. Chúng ta nên cảm ơn Thượng đế những người như thế đã từng sống.
- Life is eternal; Love is immortal; and Death is only a horizon. And a horizon is only the limit of our sight.
Cuộc Sống là vĩnh cửu. Tình Yêu thì bất tử. Và cái Chết chỉ là đường chân trời. Và đường chân trời chỉ là giới hạn của tầm mắt chúng ta.
-Death is not extinguishing the light. It is putting out the lamp because dawn has come.
Chết không phải là làm mất đi ánh sáng. Đó là thổi tắt đèn vì bình minh đã đến
- Life and Death are parts of the same great adventure. Do not fear to die and do not shrink from the joy of life.
Sống và Chết là hai chặng của một cuộc hành trình vĩ đại. Đừng sợ chết cũng đừng né tránh niềm vui sống.
- Instead of fearing Death, we should look it in the face and recognize it for what it is: a friend that has come to release us from the bondage of the flesh.
Thay vì sợ chết, chúng ta nên nhìn tận mặt và nhận biết chân tướng nó: đấy là một người bạn đến với ta để giải thoát ta khỏi xích xiềng của thân xác.
- Death asks Life: Why does everyone love you and hate me? Life replies: Because I am a beautiful Lie and you are a painful Truth.
Chết hỏi Sống: Tại sao ai cũng yêu mến anh và ghét bỏ tôi? Sống trả lời: Bởi vì tôi là một Sự Dối trá đẹp đẽ còn anh là một Sự Thật đau đớn.
Chân thành cảm ơn.
Thưa chị PA và các bạn ,
Trả lờiXóaNếu thấm nhuần về Dịch thì ta sẽ thấy rằng ;
-1/ Trong chiến thắng có chứa sẵn chiến bại . Ví dụ : như trước 1975 , VN (cã 2 miền) đều có vai vế ở Á châu và được thế giới kính nễ : đến độ có câu ' mong ước , sáng dậy sẽ trở thành người VN' hay ' VN là lương tri cũa nhân loại' .
VNCH thì ngang ngữa hay vượt trội về mức sống , kinh tế , giáo dục , thể thao (ở giải Merdeka) . . . nếu so với các nước trong khu vực như Hàn , Đài loan , Thái lan , v.v... Nhật thì làm giàu như chiến tranh VN vì là nơi tiếp liệu , sửa chữa các quân dụng cho lính Mỹ . Xe bus chở lính Mỹ do Nhật làm , v.v... Lính Mỹ nghỉ ngơi R&R ở Nhật .
Thế mà sau chiến thắng 1975 , hiện nay VN đang ở vị trí nào so với các nước trên ?
Thế ko phải đúng như tinh thần Dịch là ' thắng lớn chừng nào , bại lớn từng nấy ! '
2/ Trong cái Phúc có chứa cái Họa , cũng nằm trong tinh thần trên . Tôi nghĩ rằng , các CCB dự trận Quảng trị 1972 , không bao giờ nghĩ rằng , mình và đồng đội đã đỗ máu để đất nước NHƯ THẾ NÀY NGÀY HÔM NAY !
Nước Đức và Nhật , nhờ THUA TRẬN mà biến thành CƯỜNG QUỐC !
Nếu chị PA và các bạn thấm nhuần tinh thần DỊCH thì sẽ giải thích được những NGHịCH LÝ mà VN đã trải qua trong mấy chục năm qua .
Từ một dân tộc được cã thế giới và khu vực ngưỡng mộ , hiện nay ở một số nước trong khu vực như Thái , Mã , Sing , Đài loan , Hàn , Nhựt . . . và các nước Âu châu , kể cã Đông Âu + Nga , họ coi dân VN không ra cái gì vì trộm cắp , gái điếm , trồng cần sa , buôn lậu sừng tê , v.v...
Ở Canada , Úc , Anh và Mỹ , dân VN cũng trồng 'cỏ' gây rất nhiều tai tiếng .
Do sức khỏe yếu kém sau khi bị mini-stroke , nên có gì sai sót xin thứ lỗi .
Xin các bạn vào blog cũa tôi để biết về đời sống ở Tokyo sau khi Nhật thua trận . Báo Life , số ngày 24.9.1945 , đã viết , girls are plentiful but money scarce for soldiers .
Trả lờiXóaTôi đã chụp lại từ báo này và dịch một vài đoạn .
http://www.tranthanhhien.com/2013/06/oi-song-o-tokyo-sau-khi-quan-oi-my.html
Thành ra , khi nói , ĐẠI THẮNG LÀ ĐẠI BẠI , thì nói ngược lại vẫn đúng , với tinh thần cũa DỊCH .
Xin khoe với chị PA và các bạn , tôi nghĩ rằng , tôi là người VN duy nhứt đã chịu khó tìm và chụp lại những số báo LIFE cách đây trên 60 năm để viết về đề tài Nhật bại trận .
Tôi năm nay đã 66 , vừa trải qua mini-stroke , ko biết lúc nào full stroke sẽ đến với mình ; nên tìm kẽ hậu sinh như chị PA để nhờ chị chuyển đạt các lượm lặt , góp nhặt cũa tôi .
Blog cũa tôi , có khi cã tháng mới có 1 visitor ; nên tôi cứ vào blog ng khác để comment . Đúng là bụt nhà ko thiêng !
Anh Tài kiến văn quảng bác, tâm hồn cao thượng khoáng đạt nhưng mới 66 tuổi mà bị mini-stroke chứng tỏ thể trạng anh cần được cải thiện. Có thể anh đã biết rồi về "Phương pháp thở bằng cơ hoành" nhưng tôi cũng xin mạn phép nhắc lại ở đây để chia sẻ với anh, chị PA và các bạn đọc. Chính nhờ kiên trì luyện tập sau khi bác sĩ chê mà tôi chẳng những đã sống sót năm 18 tuổi mà còn khỏe mạnh từ bấy đến nay, không hề bị một bệnh tật nào dù tuổi cũng ngấp nghé 60 và làm việc rất hăng say:
Trả lờiXóahttp://dienchan.vn/phuong-phap-hit-tho-cua-bac-si-nguyen-khac-vien/
http://www.erct.com/4-ChiaSe/Suckhoe/Tho_Bung.htm
https://www.facebook.com/YogaSongxanh/posts/556873071043729
Mến chúc anh mau chóng phục hồi sức khỏe để tiếp tục công trình sưu tầm các tài liệu quý giá và chia sẻ với mọi người.
Xin giới thiệu với chị PA và các bạn bài viết về phương Tây đã áp dụng kinh Dịch như thế nào trong văn hóa , nghệ thuật , KHKT , v.v...
Trả lờiXóahttp://www.tranthanhhien.com/2013/10/anh-huong-cua-kinh-dich-oi-voi-van-hoa.html
Bài rất hay về cái chết Của Đai Tướng. nhưng :(( Rằng hay thì thật là hay mà nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào)). Thơ ca Trịnh Công Sơn hay thiệt!!!
Trả lờiXóaHay quá chị Phương Anh!
Trả lờiXóaChẳng có những "đại đa số dân VN cảm phục hay nuối tiếc"; chẳng "tài năng xuất chúng", chẳng ....
Chỉ vừa đủ để tỏ lòng kính trọnng một người lớn tuổi vừa khuất núi.
Chị mượn lời bài hát cũng đúng vào thân phận của ông.
Bảo rằng đa số người lớn tuổi ngoài Bắc có cảm tình với ông thì được. Bảo rằng đa số người lớn tuổi trong Nam dành nhiều cảm tình cho ông thì chưa chắc. Bảo rằng đa số thanh thiếu niên xúc đồng sâu sắc về cái chết của ông thì càng sai "bạo". Với đa số người Việt hải ngoại thì khỏi nói. Bảo đảm không thiếu những thông tin tiêu cực về ông, không chỉ về sự thất sũng mà về chính điều đáng tự hào nhất của ông - là "thiên tài về quân sự" - dĩ nhiên cũng từ miệng mấy ông Tây mà ra, cho nó khách quan.
Lúc sống chắc ông cũng khổ nhiều vì nổi tiếng. Khổ với và vì người ghét ông mà có quyền hơn ông, khổ cả vì người thương ông, muốn đặt ông lên bệ thờ.
Ông ra đi mà người ta đã tha cho ông đâu.
"Xin cho người nằm xuống thấy bóng thiên đường ..."