Phần 1 ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/10/tu-lieu-nguon-goc-chu-quoc-ngu-tac-gia.html
----------
2. Giai Đoạn Cấu Tạo Câu
a.- Sự đóng góp của Gasparo d’Amiral
Giai đoạn kế tiếp được coi như khởi sự từ năm 1632 với những phiên âm của Gasparo d’Amiral, trong giai đoạn nầy, chúng ta thấy vai trò đóng góp cho sự hình thành chữ Quốc ngữ của Gasparo d’Amiral rất quan trọng, ông phiên âm có phương pháp. Tài liệu dẫn sau đây cho chúng ta thấy rõ Đắc Lộ đã theo phương pháp của ông để phiên âm trước khi dựa vào quyển tự điển Bồ Đào Nha – Annam cũng của ông, để Đắc Lộ soạn quyển tự vị “An Nam – Bồ Đào Nha – La Tinh “.
Để hiểu rõ điều chúng tôi vừa đề cập tới, không gì hơn là chúng ta nhìn lại cuộc đời và vết đi của họ,
chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của Gasparo d’Amiral đối với Đắc Lộ.
Gasparo d’Amiral sinh năm 1592 tại Bồ Đào Nha, gia nhập Dòng Tên ngày 1-7-1608, ông đã làm giáo sư dạy La văn, Triết học, Thần Học tại các học viện và đại học Evora, Braga, Coinbra ở Bồ Đào Nha. Năm 1623, Gasparo d’Amiral đến Áo Môn, vào tháng 10 năm 1926, ông cùng với Thầy Paulus Saito (1577-1633 người Nhật) đến Đàng Ngoài cho đến tháng 5 năm 1630 cả hai cùng với Linh mục Đắc Lộ và Pedro Marques về Áo Môn. Ngày 18-2-1631 Gasparo cùng 3 Linh mục khác là André Palmeiro, Antonio de Fontes và Antonio F. Cardim từ Áo Môn đáp tàu Bồ Đào Nha đến cửa Bạng (Thanh Hóa) và đến ngày 15-3-1631, các Linh mục nầy mới đến Kẻ Chợ (Thăng Long).
Sau đó Linh mục Palmeiro và Fontes trở về Áo Môn còn Amiral và Cardim ở lại tiếp tục công cuộc truyền giáo tại Đàng Ngoài. Năm 1638, Linh mục Amiral được gọi về giữ chức Viện Trưởng Viện thần học tại Áo Môn, như vậy ông đã ở Đàng Ngoài được 7 năm.
Đến năm 1641, ông được cử làm Phó Giám Tỉnh Dòng Tên hai tỉnh Nhật và Trung Hoa (gồm các nước Nhật, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Trung Hoa – Áo Môn, Quảng Đông, Quảng Tây). Năm 1645, ông đáp tàu từ Áo Môn đi Đàng Ngoài, khi tàu đến gần đảo Hải Nam bị đắm, do đó ông bị chết đuối vào ngày 23-12-1645.
Trong 7 năm ở Đàng Ngoài, Gasparo d’Amiral còn để lại 2 tài liệu liên quan đến chữ Quốc Ngữ. Tài liệu 1, ông viết bằng Bồ văn tại Kẻ Chợ vào ngày 31-12-1632 nhan đề: ” Annua do reino de Annam do anno de 1632, pera o Pe André Palmeiro de Compa de Jesu, Visitator das Provincias de Japan, e China ” ( Bảng tường trình hàng năm về nước An nam năm 1632, gửi cha André Palmeiro, Dòng Tên, giám sát các tỉnh Nhật và Trung Hoa). Tài liệu nầy hiện lưu trử tại văn khố Dòng Tên La Mã, trong đó có một số phiên âm như sau:
Tun kim : Đông Kinh, chỉ cho xứ An Nam
Đàng tlão : Đàng Trong
Đàng ngoày : Đàng Ngoài
Đàng tlên : Đàng trên
Oũ nghe : Ông nghè
nhà thượng dày: nhà thượng đài
nhà ti, nhà hién : nhà ti, nhà hiến
nhà phũ : nhà phủ
nhà huyẹn : nhà huyện
oũ khơũ : Ông Khổng ( Khổng Phu Tử)
Đức laõ : Đức Long; niên hiệu Đức Long (1629-1634)
Vĩnh Tộ : Vĩnh Tộ; niên hiệu Vĩnh Tộ (1620-1628)
Bua : Vua
Tế Kì đạo : Tế kỳ đạo
Đức vương : Đức Vương
Chúa oũ : Chúa Ông ( tức Trịnh Tráng)
Chúa tũ, chúa dũ, chúa quành : Chúa Tung (Trịnh Vân; Tung Quận Công)
Chúa Dũng (Trịnh Khải; Dũng Quận Công)
Chúa Quỳnh ( Trịnh Lệ; Quỳnh quận công)
Chúa cả : Chúa cả (Trịnh Tạc, vào thời nầy Đàng Ngoài có 5 chúa là : Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh
Vân, Trịnh
Khải, Trịnh Lệ mà chỉ 2 chúa có quyền hành mà thôi)
Thanh đô vương : Thanh Đô Vương
Chúa triết : Chúa Triết (Trịnh Tùng)
Kẻ chợ : Kẻ Chợ (Thăng Long)
yêu nhău : yêu nhau
oũ phô mả liêu : Ông Phò Mã Liêu (con rễ Trịnh Tráng)
Đàng Ngoằy : Đàng Ngoài
Quãng : Quảng
Tàm đàng : Tàm Đàng
Bên đoũ đa : Bên Đống Đa
tày : Tầy
lằng bôũ bàu : làng Bông Bầu
Cô bệt : Cô Bệt
Tri yếu : Tri yếu
kẻ hằii : kẻ hầu
ăn dương huyẹn : An Dương huyện
coũ thằn : công thành
Thíc ca : Thích Ca ( Phật)
Phổ lô xã : Phổ lô xã
Sãy uãy : Sải vải
Hộy ăn xả : Hội An xã
huyẹn uịnh lạy : huyện Vĩnh Lại
Thầi uăn Chật : Thầy Văn Chật
làng Kẻ tranh xuyên : Làng Kẻ Tranh Xuyên
Kẻ trãng : Kẻ Trang
Sấm phúc xả : Sấm Phúc xã
Nghỹa ăn xả : Nghĩa An xã
huyẹn bạyc hặc : Huyện Bạch Hạc
thầi phù thủi : Thầy phù thủy
Oũ jà nhạc : Ông già Nhạc
Oũ phu mã kiêm : Ông Phò mã Kiêm
bà : bà (?)
chúa bàng : chúa Bằng
thăn khê : Thanh Khê
hàng bè : hàng Bè
hàng bút : hàng Bút
cữa nam : cửa Nam
kẻ ăn lẵng : kẻ An lãng
hàng nấm : hàng nắm
đinh hàng : Đinh hàng
càii iền : Cầu Yên
hàng thuõc : hàng thuốc
oũ đô đốc hạ : Ông Đô Đốc Hạ
Oũ phũ mã nhăm : Ông Phò mã Nhâm
Oũ chưỡng hương : Ông chưởng Hương
Thầi : Thầy
đức oũ hồe : Đức ông Huề
thuyèn thũỉ : thuyền thủy
Quãng liẹt xã : Quãng liệt xã
giỗ : giỗ
chặp : chạp
mă : ma
kẽ uạc : kẻ Vạc
cỗ : cỗ
oũ chưỡng quế : ông chưởng Quế
tình : tình
nhũộn : nhuận
tháng : tháng
cốt bõý : cốt bói
Kẽ lăm huyẹn toũ sơn : kẻ Lâm, huyện Tống Sơn
Nghệ an : Nghệ An
Bố chính : Bố chính
thuặn hốe : Thuận Hóa
huyẹn nghi xuon : huyện Nghi Xuân
huyẹn Thinh Chương : huyện Thanh Chương
làng cầii : làng Cầu
nhà nga : nhà nga
đậii xá : đậu xá
vàng may : Vàng May
đức bà sang phú : đức bà sang phú
oũ bà phủ : ông bà phủ
kẽ mộc : kẻ Mộc
kẽ bàng : kẻ Bàng
an nam : An Nam
Tài liệu thứ hai cũng soạn bằng Bồ văn tại kẻ Chợ ngày 25-3-1637, có nhan đề: ” Relacam dos Catequista da Christamdade de Tumk e seu modo de proceder pera o Pe Manoel Dias, Vissitador de Jappão e China ” (Tường thuật về các Thầy giảng của giáo đoàn Đàng Ngoài và về cách thức tiến hành của họ, gửi cha Manoel Dias, giám sát Nhật Bản và Trung Hoa), tài liệu nầy hiện lưu trử tại Văn Khố Hàn Lâm Viện Sử Học Hoàng Gia Madrid Bồ Đào Nha. Gồm có một số phiên âm sau đây :
Sãy : Sãi
đức : đức
Chúa thanh đô : Chúa Thanh Đô
thầy : thầy
định : định
nhin : Nhơn (tên)
Nghệ an : Nghệ an
lạy : lạy
tri : Tri (tên)
bùi : Bùi (tên)
Quang : Quảng (tên)
tháng : Thắng (tên)
Coũ thàn : Công Thành
Sướng : Sướng (tên)
đàng ngoài : Đàng Ngoài
già : Già (tên)
Vó : Vó (tên)
nân : Nân (tên)
lồ : Lồ (tên)
đôủ thành : Đông thành (tên)
Kẻ chợ : Kẻ Chợ (tên)
Trong hai tài liệu nầy, tài liệu thứ nhất có gần 400 chữ phiên âm, chưa được thống nhất cách dùng mẫu tự ghi âm. Ví dụ :
Âm a ghi ă (Hội ăn xã) hay ghi a (Nghệ an)
Âm ò ghi ô (oũ phô mả liêu) hay ũ (oũ phũ mả kiêm)
Có một số âm, phụ âm, dấu giọng không như ngày nay :
Các âm â ghi ă (hàng nấm)
———– ê – e (huyẹn, hién)
———– y – i (thầi)
———– o – õ (bõy)
——— âu – ăii (hầu)
Các phụ âm : ng ghi ũ (oũ)
—————– ch – yc (bạyc)
Các dấu giọng : ? ghi ~ (cữa nam, phũ)
——————- ~ – ? (Sấm phú xả, Nghỹa ăn xả)
Tuy nhiên Gasparo d’Amiral cũng ghi được các âm như ngày nay :
a (nghệ an ) ă (hàng nắm) â (thầi)
ê ( nghệ) ô (giỗ) ơ (chợ)
i (nghi xuôn) u (yêu nhău) ư (thương, vương)
Có đủ dấu giọng:
không dấu (nam, đô)
(Thíc ca)
(thầi phù thũi)
? (chúa cả)
~ (giỗ)
. (vĩnh tộ)
Tài liệu thứ hai viết sau 5 năm, một số chữ viết ngày nay giống y như vậy: đức, chúa thanh đô, thầy, Nghệ an, lạy, định … Do đó chúng ta thấy Gasparo d’Amiral ghi âm tiến bộ hơn các giáo sĩ khác, đó cũng là điều dĩ nhiên bởi vì từ tài liệu của Jão Roiz hay Gaspar Luis viết từ năm 1621, đến tài liệu thứ nhất của Gasparo d’Amiral có khoảng cách biệt trên 10 năm.
(còn tiếp)
----------
2. Giai Đoạn Cấu Tạo Câu
a.- Sự đóng góp của Gasparo d’Amiral
Giai đoạn kế tiếp được coi như khởi sự từ năm 1632 với những phiên âm của Gasparo d’Amiral, trong giai đoạn nầy, chúng ta thấy vai trò đóng góp cho sự hình thành chữ Quốc ngữ của Gasparo d’Amiral rất quan trọng, ông phiên âm có phương pháp. Tài liệu dẫn sau đây cho chúng ta thấy rõ Đắc Lộ đã theo phương pháp của ông để phiên âm trước khi dựa vào quyển tự điển Bồ Đào Nha – Annam cũng của ông, để Đắc Lộ soạn quyển tự vị “An Nam – Bồ Đào Nha – La Tinh “.
Để hiểu rõ điều chúng tôi vừa đề cập tới, không gì hơn là chúng ta nhìn lại cuộc đời và vết đi của họ,
chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của Gasparo d’Amiral đối với Đắc Lộ.
Gasparo d’Amiral sinh năm 1592 tại Bồ Đào Nha, gia nhập Dòng Tên ngày 1-7-1608, ông đã làm giáo sư dạy La văn, Triết học, Thần Học tại các học viện và đại học Evora, Braga, Coinbra ở Bồ Đào Nha. Năm 1623, Gasparo d’Amiral đến Áo Môn, vào tháng 10 năm 1926, ông cùng với Thầy Paulus Saito (1577-1633 người Nhật) đến Đàng Ngoài cho đến tháng 5 năm 1630 cả hai cùng với Linh mục Đắc Lộ và Pedro Marques về Áo Môn. Ngày 18-2-1631 Gasparo cùng 3 Linh mục khác là André Palmeiro, Antonio de Fontes và Antonio F. Cardim từ Áo Môn đáp tàu Bồ Đào Nha đến cửa Bạng (Thanh Hóa) và đến ngày 15-3-1631, các Linh mục nầy mới đến Kẻ Chợ (Thăng Long).
Sau đó Linh mục Palmeiro và Fontes trở về Áo Môn còn Amiral và Cardim ở lại tiếp tục công cuộc truyền giáo tại Đàng Ngoài. Năm 1638, Linh mục Amiral được gọi về giữ chức Viện Trưởng Viện thần học tại Áo Môn, như vậy ông đã ở Đàng Ngoài được 7 năm.
Đến năm 1641, ông được cử làm Phó Giám Tỉnh Dòng Tên hai tỉnh Nhật và Trung Hoa (gồm các nước Nhật, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Trung Hoa – Áo Môn, Quảng Đông, Quảng Tây). Năm 1645, ông đáp tàu từ Áo Môn đi Đàng Ngoài, khi tàu đến gần đảo Hải Nam bị đắm, do đó ông bị chết đuối vào ngày 23-12-1645.
Trong 7 năm ở Đàng Ngoài, Gasparo d’Amiral còn để lại 2 tài liệu liên quan đến chữ Quốc Ngữ. Tài liệu 1, ông viết bằng Bồ văn tại Kẻ Chợ vào ngày 31-12-1632 nhan đề: ” Annua do reino de Annam do anno de 1632, pera o Pe André Palmeiro de Compa de Jesu, Visitator das Provincias de Japan, e China ” ( Bảng tường trình hàng năm về nước An nam năm 1632, gửi cha André Palmeiro, Dòng Tên, giám sát các tỉnh Nhật và Trung Hoa). Tài liệu nầy hiện lưu trử tại văn khố Dòng Tên La Mã, trong đó có một số phiên âm như sau:
Tun kim : Đông Kinh, chỉ cho xứ An Nam
Đàng tlão : Đàng Trong
Đàng ngoày : Đàng Ngoài
Đàng tlên : Đàng trên
Oũ nghe : Ông nghè
nhà thượng dày: nhà thượng đài
nhà ti, nhà hién : nhà ti, nhà hiến
nhà phũ : nhà phủ
nhà huyẹn : nhà huyện
oũ khơũ : Ông Khổng ( Khổng Phu Tử)
Đức laõ : Đức Long; niên hiệu Đức Long (1629-1634)
Vĩnh Tộ : Vĩnh Tộ; niên hiệu Vĩnh Tộ (1620-1628)
Bua : Vua
Tế Kì đạo : Tế kỳ đạo
Đức vương : Đức Vương
Chúa oũ : Chúa Ông ( tức Trịnh Tráng)
Chúa tũ, chúa dũ, chúa quành : Chúa Tung (Trịnh Vân; Tung Quận Công)
Chúa Dũng (Trịnh Khải; Dũng Quận Công)
Chúa Quỳnh ( Trịnh Lệ; Quỳnh quận công)
Chúa cả : Chúa cả (Trịnh Tạc, vào thời nầy Đàng Ngoài có 5 chúa là : Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh
Vân, Trịnh
Khải, Trịnh Lệ mà chỉ 2 chúa có quyền hành mà thôi)
Thanh đô vương : Thanh Đô Vương
Chúa triết : Chúa Triết (Trịnh Tùng)
Kẻ chợ : Kẻ Chợ (Thăng Long)
yêu nhău : yêu nhau
oũ phô mả liêu : Ông Phò Mã Liêu (con rễ Trịnh Tráng)
Đàng Ngoằy : Đàng Ngoài
Quãng : Quảng
Tàm đàng : Tàm Đàng
Bên đoũ đa : Bên Đống Đa
tày : Tầy
lằng bôũ bàu : làng Bông Bầu
Cô bệt : Cô Bệt
Tri yếu : Tri yếu
kẻ hằii : kẻ hầu
ăn dương huyẹn : An Dương huyện
coũ thằn : công thành
Thíc ca : Thích Ca ( Phật)
Phổ lô xã : Phổ lô xã
Sãy uãy : Sải vải
Hộy ăn xả : Hội An xã
huyẹn uịnh lạy : huyện Vĩnh Lại
Thầi uăn Chật : Thầy Văn Chật
làng Kẻ tranh xuyên : Làng Kẻ Tranh Xuyên
Kẻ trãng : Kẻ Trang
Sấm phúc xả : Sấm Phúc xã
Nghỹa ăn xả : Nghĩa An xã
huyẹn bạyc hặc : Huyện Bạch Hạc
thầi phù thủi : Thầy phù thủy
Oũ jà nhạc : Ông già Nhạc
Oũ phu mã kiêm : Ông Phò mã Kiêm
bà : bà (?)
chúa bàng : chúa Bằng
thăn khê : Thanh Khê
hàng bè : hàng Bè
hàng bút : hàng Bút
cữa nam : cửa Nam
kẻ ăn lẵng : kẻ An lãng
hàng nấm : hàng nắm
đinh hàng : Đinh hàng
càii iền : Cầu Yên
hàng thuõc : hàng thuốc
oũ đô đốc hạ : Ông Đô Đốc Hạ
Oũ phũ mã nhăm : Ông Phò mã Nhâm
Oũ chưỡng hương : Ông chưởng Hương
Thầi : Thầy
đức oũ hồe : Đức ông Huề
thuyèn thũỉ : thuyền thủy
Quãng liẹt xã : Quãng liệt xã
giỗ : giỗ
chặp : chạp
mă : ma
kẽ uạc : kẻ Vạc
cỗ : cỗ
oũ chưỡng quế : ông chưởng Quế
tình : tình
nhũộn : nhuận
tháng : tháng
cốt bõý : cốt bói
Kẽ lăm huyẹn toũ sơn : kẻ Lâm, huyện Tống Sơn
Nghệ an : Nghệ An
Bố chính : Bố chính
thuặn hốe : Thuận Hóa
huyẹn nghi xuon : huyện Nghi Xuân
huyẹn Thinh Chương : huyện Thanh Chương
làng cầii : làng Cầu
nhà nga : nhà nga
đậii xá : đậu xá
vàng may : Vàng May
đức bà sang phú : đức bà sang phú
oũ bà phủ : ông bà phủ
kẽ mộc : kẻ Mộc
kẽ bàng : kẻ Bàng
an nam : An Nam
Tài liệu thứ hai cũng soạn bằng Bồ văn tại kẻ Chợ ngày 25-3-1637, có nhan đề: ” Relacam dos Catequista da Christamdade de Tumk e seu modo de proceder pera o Pe Manoel Dias, Vissitador de Jappão e China ” (Tường thuật về các Thầy giảng của giáo đoàn Đàng Ngoài và về cách thức tiến hành của họ, gửi cha Manoel Dias, giám sát Nhật Bản và Trung Hoa), tài liệu nầy hiện lưu trử tại Văn Khố Hàn Lâm Viện Sử Học Hoàng Gia Madrid Bồ Đào Nha. Gồm có một số phiên âm sau đây :
Sãy : Sãi
đức : đức
Chúa thanh đô : Chúa Thanh Đô
thầy : thầy
định : định
nhin : Nhơn (tên)
Nghệ an : Nghệ an
lạy : lạy
tri : Tri (tên)
bùi : Bùi (tên)
Quang : Quảng (tên)
tháng : Thắng (tên)
Coũ thàn : Công Thành
Sướng : Sướng (tên)
đàng ngoài : Đàng Ngoài
già : Già (tên)
Vó : Vó (tên)
nân : Nân (tên)
lồ : Lồ (tên)
đôủ thành : Đông thành (tên)
Kẻ chợ : Kẻ Chợ (tên)
Trong hai tài liệu nầy, tài liệu thứ nhất có gần 400 chữ phiên âm, chưa được thống nhất cách dùng mẫu tự ghi âm. Ví dụ :
Âm a ghi ă (Hội ăn xã) hay ghi a (Nghệ an)
Âm ò ghi ô (oũ phô mả liêu) hay ũ (oũ phũ mả kiêm)
Có một số âm, phụ âm, dấu giọng không như ngày nay :
Các âm â ghi ă (hàng nấm)
———– ê – e (huyẹn, hién)
———– y – i (thầi)
———– o – õ (bõy)
——— âu – ăii (hầu)
Các phụ âm : ng ghi ũ (oũ)
—————– ch – yc (bạyc)
Các dấu giọng : ? ghi ~ (cữa nam, phũ)
——————- ~ – ? (Sấm phú xả, Nghỹa ăn xả)
Tuy nhiên Gasparo d’Amiral cũng ghi được các âm như ngày nay :
a (nghệ an ) ă (hàng nắm) â (thầi)
ê ( nghệ) ô (giỗ) ơ (chợ)
i (nghi xuôn) u (yêu nhău) ư (thương, vương)
Có đủ dấu giọng:
không dấu (nam, đô)
(Thíc ca)
(thầi phù thũi)
? (chúa cả)
~ (giỗ)
. (vĩnh tộ)
Tài liệu thứ hai viết sau 5 năm, một số chữ viết ngày nay giống y như vậy: đức, chúa thanh đô, thầy, Nghệ an, lạy, định … Do đó chúng ta thấy Gasparo d’Amiral ghi âm tiến bộ hơn các giáo sĩ khác, đó cũng là điều dĩ nhiên bởi vì từ tài liệu của Jão Roiz hay Gaspar Luis viết từ năm 1621, đến tài liệu thứ nhất của Gasparo d’Amiral có khoảng cách biệt trên 10 năm.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét