Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Tư liệu: Nguồn gốc chữ quốc ngữ (Tác giả: Huỳnh Ái Tông): (4)

Phần 3 tại đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/10/tu-lieu-nguon-goc-chu-quoc-ngu-tac-gia_1152.html
-----------
 b.- Sự đóng góp của Linh mục Đắc Lộ (tiếp theo)

Các chữ phiên âm trong quyển một.
Tung : Đông
kin : kinh
Annam : An Nam
Ai nam : Hải Nam
Chúacanh : Chúa Canh
Che ce : kẻ Chợ (Thăng Long)
Chúa bàng : Chúa Bàng (đúng ra là Bình; Bình An Vương Trịnh Tùng)
Chúa õu : Chúa ông
Chúa thanh đô : Chúa Thanh Đô ( Thanh Đô Vương Trịnh Tráng)
uuan : vương
min : minh
bát min : bất minh
thuam : thuận
uan : văn
uu : vũ
gna ti : nhà ti
gna hien : nhà hiến
Cai phu : cai phủ
Cai huyen : cai huyện
Bua ; vua
den : đền
sin do : sinh đồ
huan cong : hương cống
tin si : tiến sĩ
tam iau : tam giáo
dạu nhu : đạo nhu (nho)
dạu thíc ; đạo thích
Thicca, Thic ca, Thiccả : Thích ca
Sai : Sãi
sai ca : Sãi cả
lautu : Lão tử
Giô : giỗ
Cu hồn : Cô hồn
ba hon : ba hồn
Chin via : Chín vía
dum : Đồng (tên)
Các chữ phiên âm trong quyển hai
Cửa bang : Cửa Bạng (Thanh Hóa)
Phạt : Phật
bụt : Bụt
dang : Đàng
ciiia oũ : chúa ông
ciiia ban uuan : chúa Bằng vương
ciii sai : chúa Sãi
ciii canh : chúa canh
thinh hoa : Thanh Hóa
thai : thầy
sai vai : Sãi Vãi
Che vich : kẻ vích (cửa Vích, cửa sông ở phía Bắc Thanh Hóa)
Che no : Kẻ Nộ
Gne an : Nghệ An
bochin : bố chính
Rum : Rum
kiemthuong : Kiêm Thượng
Phuchen : Phục chân
cà : Cà
cã : cả
cá : cá
tlẽ : trẻ
tle : tre

Tài liệu năm 1644, Đắc Lộ viết bằng Bồ văn tại Thanh Chiêm, nhan đề: ” Relacão do glorioso Martirio de Andre Cathequista Protomartir de Cochinchiana alanceado, e degolado em Cachão no 26 de Julho de 1644 Tendo de Idade dezanove annos ” ( Tường thuật cuộc tử đạo vinh hiển của Thầy giảng An-Rê, vị tử đạo tiên khởi ở Đàng Trong, đã bị đâm chém tại kẻ Chàm ngày 26-7-1644, tử đạo lúc 19 tuổi), tài liệu nầy có những chữ phiên âm và câu phiên âm :
 

Ounghebo, Oũnghebo : Ông Nghè Bộ
Giũ nghĩa cũ d chúa Jesu cho den het hoy, cho den blon doy : Giữ nghĩ cùng đức chúa Jesu cho đến
hết hơi, cho đến trọn đời.

Tài liệu năm 1647, Đắc Lộ viết bằng La văn tại Macassar ngày 4-6-1647 có nhan đề : ” Alexandre
Rhodes è Societate jesu terra marique decẽ annorũ Itinerarium ” (Cuộc hành trình mười năm trên bộ, dưới biển của Đắc Lộ thuộc Dòng Tên), tài liệu nầy có các phiên âm như sau:

Ciam : Chàm
Ranran : Ran ran
Ké han : Kẻ Hàn
On ghe bo : Ông nghè Bộ
ke cham : kẻ Chàm
halam : Hà Lan
Cai tlam, Caitlam : Cát Lâm
ben da : Bến đá
Qui nhin : Qui Nhơn
Nam binh : Nam Bình
Bao bom : Bầu vom
Quan Ghia : Quảng Nghĩa
Nuoc man : Nước Mặn
bau beo : Bầu Bèo (?)
liem cum ; Liêm công
Quanghia : Quảng Nghĩa
Baubom : Bầu Vom
bochinh : Bố chính
Oũ ghe bo : Ông nghè Bộ

Sau khi đối chiếu tiểu sử của Gasparo d’Amiral và Đắc Lộ cùng các tài liệu phiên âm như trên, chúng
ta có nhận định sau :

1) Linh mục Gasparo d’Amiral phiên âm có tự dạng gần với chữ Việt chúng ta viết ngày nay, hơn là các
phiên âm của Đắc Lộ, thử so sánh :
Tài liệu Gasparo d’Amiral 1632 : Tài liệu Đắc Lộ 1636
—————– Thanh đô vương ——– thanh đô
—————– Nhà ti ——————— gna ti
—————– Nhà hién —————– gna hien
—————– Nghệ ăn, nghệ an —— Gne an
—————– Bố chính —————– bochin

2) Gasparo d’Amiral phân biệt được một số dấu giọng như đã vạch ra ở phần trước, trong khi Đắc Lộ lại ít dùng dấu giọng.

3) Ngay trong cách phiên âm của Đắc Lộ, tài liệu sau phiên âm kém hơn tài liệu trước. Trái lại, Gasparo d’Amiral phiên âm tài liệu năm 1637 khá hơn tài liệu năm 1632.

Năm 1632, bảng tường trình của Gasparo d’Amiral gửi cho Linh mục André Palmeiro, giám sát các tỉnh Nhật, trung Hoa lúc đó Đắc Lộ cũng ở tại Áo Môn (1630-1640), là người tha thiết với các giáo đoàn truyền giáo tại Việt Nam, chắc chắn Đắc Lộ có xem qua bảng tường trình nầy.

Từ năm 1638-1645 Gasparo d’Amiral ở tại Áo Môn, như vậy họ đã có thời gian ở bên nhau 2 năm 1638-1640, rồi tháng 7 năm 1645 đến 20-12-1645 Đắc Lộ từ Việt Nam trở lại Viện Thần Học Áo Môn, phụ trách dạy tiếng Việt, còn Gasparo d’Amiral đã soạn quyển Tự vựng Việt La, như vậy cả hai có thêm thời gian ở bên cạnh nhau, lại cùng hoạt động chung bộ môn tiếng Việt, điều đó cho ta thấy chắc chắn Đắc Lộ có chịu ảnh hưởng của Gasparo d’Amiral về lãnh vực tiếng Việt.

Tài liệu Đắc Lộ viết năm 1647 tại Macassar, chứng tỏ rằng sau khi ông rời Việt Nam ngày 20-12-1645, ông vẫn chưa có được một hệ thống phiên âm vững chắc và gần gủi với chữ Quốc ngữ ngày nay.


(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét