Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Đọc "Này gã Bắc kỳ lai!" của Đỗ Trung Quân

Lang thang trên mạng, vớ được bài ấy, ở đây, quả là ngạc nhiên, một sự ngạc nhiên thú vị!

Bài này chắc chắn sẽ rất đáng đọc đối với các bloggers bạn tôi. Như Huy Quang, Quốc Vượng, hay Thanh Hà (well, một số bạn còn rất trẻ, thua tôi đến hẳn 1 thế hệ, nhưng có hề gì, trên mạng ta là bạn của nhau hết, phải không?), những người đang sống Hà Nội, tự hào mình là người Hà Nội.

Đấy, người ta nhớ thương Hà Nội thế, chứ chẳng phải "khi nghe ai kể thương Hà Nội" thì "nghe bằng trái tim dửng dưng" như nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã từng mơ tưởng đâu nhé!

Và tôi tin nó cũng rất đáng đọc với các bạn bè người Sài Gòn và các vùng khác của miền Nam, những người nói tiếng Nam, như các bác Hải, bác Trèo mà có người tôi đã gặp, người khác thì chưa, nhưng đọc văn thì nhận ra ngay là người miền nào, không lẫn vào đâu được.

Tôi cũng như nhà thơ họ Đỗ, luôn bị xem là Bắc Kỳ! Mặc dù tôi sinh ra, lớn lên ở miền Nam, sinh sống rất lâu ở khu người Nam (khu nhà thờ Chí Hòa, khu này chắc là nhà thơ Đỗ Trung Quân biết đây, nếu đã biết Ông Tạ với các nhà thờ Nam Thái, Nam Hòa, Tân Sa Châu, An Lạc, Mai Khôi vv).

Nhân tiện, tôi rất tò mò không hiểu ngày bé tôi có bao giờ tình cờ biết nhà thơ Đỗ Trung Quân không nhỉ? Vì tôi cũng ở đúng khu đó, loanh quanh các khu Nghĩa Hòa, Nam Hòa, Ông Tạ, rồi Thái Hòa, Chí Hòa vv từ ngày vào Sài Gòn từ miền Trung lúc 5 tuổi đến lúc đi lấy chồng 25 tuổi! Những cái nghĩa trang rộng mênh mông và ... rờn rợn lúc chiều xuống mà nhà thơ nhắc đến ấy, ngày bé tôi cũng đã từng đi qua suốt đấy thôi!

Tôi vẫn nhớ đã từng ở Nam Thái một vài năm. Từ cái lúc mà trẻ con Nam Thái vẫn còn nói lẫn lộn "n" và "l". Bố tôi tên là "Nội", nên khi bọn trẻ muốn chọc ghẹo chị em tôi thì đợi đến lúc trời mưa, chúng bèn gọi chúng tôi í ới ra để "lội lước" với chúng, rồi cười ầm ĩ cả lên! (Mà không biết rằng, lội lước thì có liên quan gì đến cái tên của bố tôi đâu cơ chứ?)

Và ngạc nhiên chưa nhà thơ Đỗ ơi, tôi cũng là cựu nữ sinh Gia Long (Minh Khai) đây! Gia Long, lừng lẫy một thời. Mà nó là trường của người Nam đấy nhé! Lúc ấy, Sài Gòn có 2 trường nữ, mà trường kia đa số là người Bắc, đó là trường Trưng Vương.

Còn trường của tôi, Gia Long, khi tôi bước vào trường năm 1971, thì hình như đúng vào năm đó, hay bước sang năm sau 1972 gì đó tôi không còn nhớ nữa, trường đã tổ chức 60 năm kỷ niệm thành lập trường rồi! (Trong khi trường ĐH Bách Khoa cũng chỉ mới vừa tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm mới năm ngoái thôi thì phải!) Lễ lớn lắm, nhưng chỉ có "cán bộ lớp" được đi dự thôi, nên thường dân như tôi thì ở nhà nghỉ khỏe...

Tôi học được cách nói tiếng Nam (lơ lớ thôi) chính là từ thời học Gia Long. Học được cả cách phát âm cụm từ "sâu sắc" với âm "s" uốn lưỡi nhưng rất mềm, đọc xong nghe mới "sung sướng" làm "sao"!

Đấy, nếu nhà thơ Đỗ ở Sài Gòn 50 năm hơn, thì tôi cũng ở đó gần 50 năm rồi! Chúng ta cùng thời, nhà thơ họ Đỗ ạ! Bây giờ ngồi nghĩ lại, thấy mình cũng ... may mắn, ít ra ở một điểm: tôi gần như không bao giờ viết sai chính tả.

Hỏi ngã thì viết luôn đúng vì mình người Bắc mà, còn "x", "s" cũng chẳng bao giờ sai vì ... nếu không được xem là Nam, thì cũng chơi với người Nam, thuộc luôn cách phát âm. Khi nào ngờ ngợ không rõ là x hay s, thì chỉ cần nhớ lại cách phát âm của "con Cúc" hoặc "con Triêu" (mấy đứa bạn thân của tôi ngày ấy ở Gia Long, nói tiếng Nam, nhưng có đứa là người gốc Hoa, người Minh Hương đấy!), là viết đúng ngay.

Tôi chỉ tiếc, là chưa có nhiều bài thơ, bản nhạc hay về Sài Gòn nhỉ? Có, nhưng chưa nhiều. Tại sao thế? Có phải tại Sài Gòn bận rộn quá chăng, nên ít nói về chính mình?

Vì càng ở Sài Gòn, thì tôi càng yêu quý Sài Gòn hơn! Và yêu quý miền Nam, nơi cưu mang gia đình lớn của tôi, và gia đình của ông xã tôi nữa, khi mới phiêu bạt từ xứ Bắc vào. Nơi tôi sinh sống, và là quê hương của các con tôi...

Mặc dù cả chúng nữa, cũng thỉnh thoảng bị bạn bè gọi là Bắc Kỳ!

26 nhận xét:

  1. @VTPA:người ta nói:"sống ở đâu âu đó"
    hay "nương đâu nát đó"
    Dẫu rằng PA bắc kì nhưng di cư vào nam, có nghĩa là không .......nên mới vào nam
    Anh rể tôi bắc kì chính thức 100%(Hà Tây)
    và người anh nuôi bắc kì(Hà Tỉnh)
    bạn nên biết người nước ngoài biết rất rỏ
    -Bắc kì
    -Nam kì
    và họ thích người nam kì hơn
    -PA không nên tự ái và nên hảnh diện đang sống yên ổn ở miền Nam

    Trả lờiXóa
  2. Vâng, cám ơn bác :-)

    Tôi có chút tò mò, mong bác không phiền: bác là người miền Nam, nhưng ở chỗ nào? Tôi có bạn người miền Nam nhiều lắm, từ Huế vào đến tận An Giang, Kiên Giang. Hoặc Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng ... Và thấy rõ, mỗi miền một tính cách, dù đều là Nam Bộ.

    PA

    Trả lờiXóa
  3. @PA: tôi xử dụng tên thật, trong blog tôi nói đầy đủ rồi mà

    Trả lờiXóa
  4. Bài này của mẹ hay ghê đó! Cho dù con đẻ trong này nhưng vô lớp vẫn bị 1 số bạn kì thị :(( hix...hix. Mà mẹ ơi, bác drtreo là ai dzậy? Con thấy bác đó ăn nói nghe hơi...khó chịu quá! ;)

    Trả lờiXóa
  5. Hehehe, Dr Trèo là dân Long An, dân Nam bộ chính hiệu. Có sao nói vậy, dễ thương, dễ đồng thuận.

    Trả lờiXóa
  6. Gửi các bác vài dòng, có gì sai, xin các bác chỉ bảo:

    http://huyquangpiano.blogspot.com/2010/02/binh-luan.html

    Trả lờiXóa
  7. Các bác,
    Sorry về nhận xét của con gái tôi. Cô bé này "tự do, dân chủ" quá trớn mất rồi, hic ...

    Tôi cũng có nói, Bác Trèo vậy thôi nhưng chân thành, dễ thương lắm :-) (mặc dù tôi đã gặp bao giờ đâu). Nhưng con bé nó thích ngọt các bác ạ, lại ... khá thần tượng mẹ nó (mèo khen mèo mà) còn Dr Trèo thì nói rất thẳng ...

    Nên xin lỗi bác Trèo nhé. Chắc bác không giận. Con dại cái mang các bác ạ!

    PA

    Trả lờiXóa
  8. @Khue vu: con còn nhỏ chưa biết hết mọi điều
    Thời gian sẽ trả lòi cho con
    @BS HỒ HẢI: rất đúng tôi dân LA, nhưng tôi muốn PA tự tìm hiểu
    quê tôi nếu ai biết, còn nhiều,,,,, cái lắm(tự tìm hiểu, tôi không nói thẳng ra hết)
    @PIANO: bạn nói cũng không sai, nhưng cái gì cũng phải lấy số đông, cho dù đó là số đông vô thức
    không nói chi người Nam, bắc di cư 1954, cũng thích người miền nam hơn

    Trả lờiXóa
  9. Băn khoăn nhiều làm ta sống sâu sắc hơn .. về chuyện kỳ thị thì đâu cũng có nhưng đó là lúc mới gặp mới quen (có thể gọi là để ý thì nhẹ hơn), gặp rồi, hiểu rồi thì người Việt Nam đâu cũng quí người, cũng tình cảm. Phải ko cô?

    Trả lờiXóa
  10. Đã là "đám đông vô thức" thì còn nói làm gì "drtreo".
    Nhà Steiways của Đức đã làm nên thương hiệu Steiway & Sons, dòng họ Benz đã làm nên thương hiệu Mercedes - Benz, cũng của Đức.
    Và cũng chính "đám đông" người Đức đã đi theo Hitler làm ra "thành quả vĩ đại" của đại chiến II.
    Thật đáng hổ thẹn!
    Hơn nửa thế kỷ qua đi, người Đức chân chính vẫn cảm thấy nhục vì sự ngu dốt và tội ác chống lại loài người của họ trong đại chiến.
    Nhưng, một số vẫn...."tự hào" vì một mình nước Đức đã chống lại thế giới (Deutschland gegen die Welt!!!).
    Thật đắng cay cho họ!
    Tuy đã từng là "đám đông vô thức", ngu dốt, vô nhân tính đó, nhưng đến hôm nay, dân tộc Đức vẫn là dân tộc đáng tự hào bởi những cá nhân ưu tú.
    Vậy, "đám đông" ở đây nói lên gì nhiều thưa Dr?

    Trả lờiXóa
  11. @PIANO: như vậy bạn có thừa nhận việc bỏ phiếu tín nhiệm là gì không? bạn hiểu phiếu bầu đông ấy là đám đông gì?
    Như cô PA đây, khi bỏ phiếu tín nhiệm chăc gì nhiều phiếu
    mà ít phiếu không hẳn là xấu
    HITLER có tài nhưng quá ỷ lại tài năng của mình nên mới thất bại ,Túm lại tại Hitle thua chiến lược, chiến thuật chứ kg phải do kém tài
    nói cách khác: tôi và bạn cả 2 thất cơ lở vận
    nếu cả hai sống ở miền Nam thì ai sẽ có cơ may được giúp đở?
    chắc chắn họ sẽ tin tôi hơn bạn

    Trả lờiXóa
  12. @PA: thành thật xin lổi PA vì đã lở mượn sân nhà của PA

    Trả lờiXóa
  13. Gửi drtreo và các bác bài viết:

    http://huyquangpiano.blogspot.com/2010/02/binh-luan_20.html

    Trả lờiXóa
  14. Đầu năm nhà chị Phương Anh đông vui quá :).
    Cam trồng ở đất Tề thì ngọt, nhưng trồng ở đất Sở thì chua. Vấn đề là cốt lõi của lối sống làm nên tính cách con người. Vì vậy, mong các bác không nên phân biệt Bắc, Nam mà nên góp ý để thay đổi một số tập tính xấu, nêu gương những thói quen tốt, ngõ hầu dân Việt đi đâu cũng được xem là có ý thức cao. Mình gốc Bắc (thời trước Tiền Lê), ông bà sống ở Bình Định (thời Quang Trung cho đến nay), học hành Sài Gòn, lấy vợ Miền Tây ... đâu đâu cũng có người tốt, kẻ xấu. Nhưng quả thật sống ở Sài Gòn thoải mái nhất. :)

    Trả lờiXóa
  15. @PIANO: TÔI XEM LÂU RỒI:
    TÔI KỂ CHO BẠN BIẾT
    tôi quen 1 GĐ BV HUYỆN ,( đương nhiên không cùng quê tôi, ngay bi giờ là GĐ sở y tế rất lớn,lẽ đương nhiên kg phải GĐ SYT của tôi, tôi không thể nói tên)khi nhận hồ sơ Bác sĩ và trình lảnh đạo liền bị hỏi BÁC SĨ đó nam kì hay bắc kì? thân ái
    Hãy ngộ ra cho dể sống

    Trả lờiXóa
  16. Người Đức trước đây rất ghét người Do thái và bây giờ không dám ghét vì người Đức đã bị tai tiếng quá trong đại chiến rồi.
    Bây giờ họ có ghét chăng nữa thì cũng không dám tuyên bố vì sẽ bị cả thế giới tẩy chay.
    Ở Đức ngày nay cũng có tương đối nhiều người không thích người Mỹ.
    Tuy nhiên, ai phủ nhận quyền lực kinh tế, chính trị của người Do Thái và người Mỹ ngày hôm nay?
    Tôi không phủ nhận sự kỳ thị trên trái đất này. Nó có từ thời xa xưa với tâm lý "bầy đàn".
    Tôi đã 10 năm lưu vong tại Đức, tôi hiểu điều này và tôi căm ghét nó. Tôi đã ngộ ra điều đó 2 tuần sau khi tôi có mặt ở Đức chứ không phải sau hơn 20 năm sau đó.
    Thật đáng tiếc cho người Đức, nếu bạn từ Đức sang Hà Lan, sang Bỉ, sang Lucxambua, sang Thụy sĩ, sang Pháp, sang Anh(trừ Áo) thì các anh "hàng xóm" đều dè chừng người Đức vì quá khứ nhiễu nhương của họ.
    Thế hệ người Đức ngày nay không liên quan gì nhiều đến việc của cha ông họ 65 năm trước, tuy nhiên, vẫn bị tai tiếng.
    Liệu người miền Nam ngày nay có nên đi vào "vết xe đổ" của người Đức 65 năm trước hay không?
    Hi vọng những gì tôi viết không trở nên vô ích!
    Nếu các bạn phân biệt, các bạn sẽ bị phân biệt lại và các bạn sẽ trở thành kẻ đi sau.
    Tôi tin như vậy và quyết tâm làm như vậy.
    Nếu đất nước có làm sao thì đó là vì chính tôi và các bạn, chẳng phải vì ai:
    "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách"
    Tôi không chống lại Cộng sản chừng nào chúng ta chưa ngộ ra chúng ta có cùng tiếng nói, cùng màu da, cùng giống nòi.

    Nếu người Nam có tư tưởng kỳ thị lên nắm Chính Quyền thì liệu họ có cho Bắc kỳ vào "lò thiêu" kiểu mới giống như người Đức thiêu người Do Thái ngày xưa hay không?

    Chưa biết được!
    Vậy, chừng nào tôi còn là Bắc kỳ, tôi sẽ tiếp tục bảo vệ mẹ tôi.

    Tôi có nặng lời không nhỉ?
    "Chủ nhà" nghĩ sao?

    Trả lờiXóa
  17. Các bác, các chú, các bạn ơi,

    1. Cám ơn mọi người quan tâm đến entry này. Quả là đông vui thật, SG ạ. Té ra là mọi người rất ... yêu quý mình (bất ngờ quá!), cảm động quá đi mất, hic! :-)

    2. HQ ơi, việc "kỳ thị" nghe qua thì thấy nặng nề, nhưng thật ra nó chỉ là cách bộc lộ rất "thật thà" của người miền Nam về những gì khác với những thói quen hoặc những giá trị chung mà mọi người đang giữ thôi. Chị hoàn toàn đồng ý với SG về nhận xét: sống ở Sài Gòn là thoải mái nhất - và thấy đó là sự may mắn của mình, bởi vì có nhiều việc mình chẳng thể chọn được: không ai chọn cửa mà sinh ra!

    3. Các bác các chú các bạn ơi, trong bài viết của tôi, cũng như bài viết của Đỗ Trung Quân, những chuyện "kỳ thị" đó được nhắc lại chỉ như những kỷ niệm thời trẻ thơ, để cười xòa và vui thôi, chứ có oán giận gì đâu? Mọi người đọc lại mà xem? Vì ở lâu ở miền Nam, hiểu người miền Nam (làm như mình không phải người Nam?) thì thấy "họ" chân chất, dễ thương lắm. Nhưng đúng như HQ đã viết, (tôi sắp nói thẳng giống người miền Nam đây, bác Trèo không được giận tôi nghen!) người miền Nam đôi khi cũng hơi trẻ con. Có lẽ cần phải sửa lại một chút cho chững chạc lên thêm, phải không các bác?

    4. Ngược lại với người miền Nam (thẳng thắn, thật thà), thì người miền Bắc dường như có vẻ khách sáo, không "thật" (?), nên đối với người Nam hơi đáng sợ? Nhưng thật ra, bác Trèo ơi, đó chẳng qua là sự khác biệt trên bề mặt thôi. Khi hiểu cả hai miền, giống như tôi, thì tôi thấy chỉ nó giống như một người nói hai thứ tiếng, nghe tiếng nào cũng hiểu, và thấy cũng hay cả! Chứ không có tiếng nào về bản chất là hay hơn tiếng nào. Thật vậy!

    5. Cuối cùng, tôi thấy những tranh cãi ở đây cho thấy thực sự đang có sự hiểu nhau hơn, và xích lại gần nhau hơn giữa 2 miền nhiều lắm rồi. Trước đây, mình đâu có dịp để hiểu nhau như vậy? Nên dù có cãi nhau, nhưng cuối cùng hiểu nhau thêm, thì sự cãi vã đó cũng rất đáng giá, tôi chân thành tin như thế (còn hơn ghim trong bụng, bác Trèo nhỉ?) :-)

    Xin kết thúc bằng mấy câu trong nhạc của Trịnh (vì tôi mê nhạc Trịnh):

    Lại gần, gần lại với nhau
    Ngồi gần nhau hơn, ngồi kề bên nhau
    ...
    Thù hận xin quên, đây quê hương mình
    ...
    Sao còn buồn, sao thù hằn
    Tủi lòng núi sông.


    Mong một đêm an lành đến với mọi người!

    PA

    Trả lờiXóa
  18. Vậy là "chủ nhà" vẫn chưa đi ngủ. Ai chẳng biết sống ở SG thì thích!
    Dân miền Nam dễ chơi hơn dân Bắc.
    Chơi với người Bắc khó thì mệt, nhưng được rèn luyện nên đôi khi cũng vui.
    "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?"
    Em đang định mở tiếp chi nhánh vào Nam nhưng cảm thấy chưa tròn trách nhiệm ở phía Bắc nên chưa vào được.
    Nói thật là ở ngoài này lâu cũng cảm thấy mệt và muốn nghỉ ngơi đôi chút.
    Người Bắc sống bằng lý trí nhiều thì phải(?)

    Trả lờiXóa
  19. @PIANO:MẤY VỊ BÍ THƯ HAY CHỦ TỊCH TỈNH KÌ THỊ luôn bị thay thế sau đó nhưng không hết đâu nha, người khác sẽ không nói mà làm.
    Bạn ơi tôi nghĩ từ bây giờ trở đi khác rồi, các chức vị sẽ do người nam nắm giữ
    bạn hãy chờ xem đại hội kì này sẽ đổi thay nhiều
    "4. Ngược lại với người miền Nam (thẳng thắn, thật thà), thì người miền Bắc dường như có vẻ khách sáo, không "thật" (?)"
    PA nói cái này đúng

    Trả lờiXóa
  20. PA: tôi học y khoa tôi hiểu và biết feedback
    tôi đáp trả ai cũng tri thức, không vô thức như một số người từng làm
    va đáp trả tốt nhất là feedback nhẹ nhàng mà sâu nặng

    Trả lờiXóa
  21. @PA: biết bệnh của Hitle không?
    Đó là megalomenia,và ông ta thất bại vì nó.


    chỉ có thế mà: HQ nói:"Nếu đất nước có làm sao thì đó là vì chính tôi và các bạn, chẳng phải vì ai:
    "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách"
    Tôi không chống lại Cộng sản chừng nào chúng ta chưa ngộ ra chúng ta có cùng tiếng nói, cùng màu da, cùng giống nòi.

    Nếu người Nam có tư tưởng kỳ thị lên nắm Chính Quyền thì liệu họ có cho Bắc kỳ vào "lò thiêu" kiểu mới giống như người Đức thiêu người Do Thái ngày xưa hay không?

    Chưa biết được!
    Vậy, chừng nào tôi còn là Bắc kỳ, tôi sẽ tiếp tục bảo vệ mẹ tôi."
    mình phải sông luôn cần tấm gương soi rọi bản thân mình.
    KL:khác nào HQ cũng mắc cùng chung chứng bệnh của Hitle

    Trả lờiXóa
  22. Bác Trèo ơi,

    1. Con gái tôi hôm qua định gửi còm cho bác nhưng tôi dùng máy tính nên con bé không gửi được. Đại khái ý nói: sorry, bác Trèo, and thank you vì tiền lì xì lớn quá (chỉ tiêc, không xài được!)

    2. Tôi hiểu bác mà. Tôi cũng hiểu người miền Nam nói chung, bác ạ. Tôi là người miền Nam mà bác. Nhưng tôi cũng hiểu HQ vì bố mẹ tôi người gốc Bắc. Và công bằng ra thì tôi thấy mỗi bên đều có một chút sai và một chút đúng. Chỉ cần gần nhau hơn, mở lòng ra hơn, thì sẽ hiểu nhau, và yêu nhau cho mà xem, bác có tin vậy không?

    Mình ngưng ở đây nhé bác? Để tập trung vào những topic mới cho thú vị, bác Trèo ạ!

    PA

    Trả lờiXóa
  23. Để nối tiếp câu chuyện, xin phép "chủ nhà" cho gửi đường "link", không phải riêng cho drtreo, mà cho những ai quan tâm:

    http://huyquangpiano.blogspot.com/2010/02/tra-loi-binh-luan-suy-nghi-au-nam.html

    Xin mời những ai quan tâm tiếp tục câu chuyện nếu còn thấy nó có ích trong Blog của tôi.
    Tks!

    Trả lờiXóa
  24. tốp hia thôi
    nếu ai mà tiếp tục sẽ bệnh rất nặng
    không chữa được
    ok?

    Trả lờiXóa
  25. Cảm ơn bác!
    Khi nào có dịp ra Hà nội, mời bác đến Công ty thưởng thức chút trà của người Bắc.
    Nếu bác quá bận, không dám phiền bác!
    Địa chỉ Công ty, bác chỉ cần vào "google" gõ "PIANO" là có HUYQUANGPIANO ngay ở đó.
    Mong bác chữa bệnh ngày càng tốt hơn!
    Nếu bác có ghé qua, bác nhắn tin trước để biết đâu, anh em chuẩn bị cân trà Bắc biếu bác chẳng hạn.
    Cuộc sống như thế là vui rồi phải không bác?
    Cám ơn "chủ nhà"!
    HQ

    Trả lờiXóa