Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2010

Thơ và ... bác sĩ


Hình chùm hoa sữa này, và entry dưới đây là để dành tặng các bạn bè của tôi là bác sĩ. Nhân ngày thầy thuốc VN.
--
Hôm nay là ngày 27/2, ngày thầy thuốc Việt Nam.

Chẳng hiểu thế nào, gần đây tôi lại có nhiều bạn bè từ thế giới ảo là bác sĩ hoặc công tác trong ngành Y thế? Có lẽ một phần là do tôi vô tình mon men đến nhà một blogger là bác sĩ, BS Hồ Hải, và làm quen với bác ấy. Rồi từ đó quen thêm những bạn bè của BS Hải. Bạn của bạn thì cũng là bạn của mình mà.

Ngày xưa, cứ mỗi lần có ngày dành cho bạn bè như thế này, là thế nào tôi cũng hì hục làm thơ, hoặc tệ lắm cũng phải dịch thơ để tặng. Nhưng bây giờ thì chắc tại già - ngũ tuần rồi lại chẳng già! - thi hứng cũng cạn, nên từ sáng đến giờ loay hoay mãi, vẫn chưa "rặn" ra được dòng thơ nào - dù sáng tác hay dịch. Mà ngày thầy thuốc thì sắp hết rồi, chết thật!

Để "chữa cháy", tôi đã đi tìm các quotations - danh ngôn - nói về bác sĩ, hoặc những người làm ngành Y. Nhưng khổ nỗi, những quotations bằng tiếng Anh mà tôi tìm thấy (thú thật tôi cũng hơi sính ngoại, tìm thông tin trên mạng là phải tìm bằng Anh) thì lại toàn là chọc ghẹo bác sĩ không hà, chứ không có kính trọng thầy thuốc như ở VN mình.

Ví dụ như những câu thế này, coi có được không chớ?

It is a mathematical fact that fifty percent of all doctors graduate in the bottom half of their class. (Vô danh)
(Ai nói bác sĩ học giỏi đâu nà?) Về mặt toán học, rõ ràng là có 50% số bác sĩ đã tốt nghiệp ở mức dưới trung bình trong lớp của họ. (Đúng quá chứ còn gì nữa!)

I got the bill for my surgery. Now I know what those doctors were wearing masks for.
Tôi nhận phiếu tính tiền về ca phẫu thuật. Giờ thì tôi biết tại sao mấy ông bác sĩ đó (như ông BL hoặc ông HH, hì hì) phải đeo mặt nạ rồi! (~James H. Boren)

Doctors think a lot of patients are cured who have simply quit in disgust.
Các bác sĩ cứ tưởng bệnh nhân đã khỏi bệnh nên không trở lại, thật ra họ không đến nữa vì quá ngán. (~Don Herold)


Vậy đó. Thôi, không tìm quotations về bác sĩ nữa.

Nhưng làm gì đây? Tôi lại tiếp tục đi tìm, và thấy:

Cái này, ở đây. Các bác sĩ ở Anh đề nghị đưa thơ vào phòng chờ thăm bệnh để giúp cho quá trình chữa lành cho bệnh nhân. Các bác đọc đi, sẽ hiểu rõ hơn tôi. Chứ tôi dù tiếng Anh có giỏi đến mấy thì khi đọc về vấn đề y học và sức khỏe thì cũng sẽ phải hỏi các bác í thôi, bác Trèo bác ấy đã phán như thế lâu rồi!

Và đây nữa, bài viết giới thiệu tập thơ do các bác sĩ sáng tác, tập Máu và xương (Blood and bone, không phải Máu và hoa đâu nhé!), ở đây. Nó giải thích tại sao các bác sĩ lại cầm viết, bằng những lời cảm động như thế này:
[the collection] is successful in showing us the inadequacy of medical language and technology in describing the intensity of experience shared by healers and those they care for. This is one compelling reason that leads physicians to take up the pen.
[tập thơ] đã thành công trong việc chỉ ra cho ta thấy sự bất toàn của ngôn ngữ y học và công nghệ trong việc mô tả những trải nghiệm sâu sắc đến tột cùng của các thầy thuốc và những bệnh nhân của họ. Đó là lý do đã thôi thúc họ cầm bút.

Nó giúp tôi hiểu câu danh ngôn này hơn:

In the sick room, ten cents' worth of human understanding equals ten dollars' worth of medical science. (~Martin H. Fischer)
Trong phòng bệnh, 10 xu hiểu biết về con người đáng giá bằng 10 đô la thuốc chữa.


Và cũng bắt đầu hiểu tại sao các bác sĩ lại hay viết văn, làm thơ. Các bác ấy ... chẳng có tử tế gì đâu nhé (!), chẳng qua là muốn dùng thơ văn để tăng hiệu quả chữa bệnh lên thôi. Bớt uống thuốc đi, kẻo uống nhiều thuốc mắc tiền quá, bệnh nhân nó trả tiền hết nổi thì nó lẳng lặng biến luôn. Tương tự như một câu "ranh ngôn" mà tôi đã nêu ở trên.

Tôi cũng hiểu luôn tại sao tôi có thể chơi với các bác sĩ. Vì các bác (các chú nữa) ấy thích thơ, văn mà. Tôi cũng vậy, vì tôi là dân đã định chọn văn thơ làm cái nghiệp. Ngày xưa thời trung học tôi định lên lớp 10 chọn ban C giống chị tôi. Không dè đến năm 1975 không còn ban C nữa. Nhưng tôi vẫn chọn ban B, tức là ban Văn-Ngoại ngữ lúc ấy. Chỉ khác là học văn thơ "cách mạng".

Vậy, nhân ngày thầy thuốc Việt Nam (sắp hết!), xin viết mẩu này để tôn vinh thơ, và tôn vinh các bác sĩ. Để tặng cho các bác sĩ bạn tôi, và cả các bác sĩ không phải là bạn tôi nữa.

Và ... chuyện bây giờ mới kể: Ngày trước tôi cũng định lăm le thi vào Y. Nhưng thời ấy, còn xét lý lịch nặng lắm, tôi nhắm mình không vào nổi, nên thi vào Tổng hợp. Học được đến năm thứ ba, tôi nổi cơn bỏ học dở dang 1 học kỳ, đi ôn thi để thi lại vào Y. Rồi ... rớt chỏng gọng.

Nên bây giờ, làm bác sĩ đã là một trong những ước vọng không thành của tôi! Mới thấy, đâu phải ai cũng có thể làm bác sĩ, đúng không? Đáng tự hào lắm chứ!

Nhân tiện đã đọc entry này, các bác thử đọc thêm một entry cũ, ở đây, tôi viết lúc mới quen BS Hồ Hải xem sao. Đọc cả các comments nữa. Cũng hay hay đấy. Bạn "Hoang" bạn ấy bảo thế.

Cuối cùng:

CHÚC CÁC BÁC SĨ VIỆT NAM LUÔN LÀ NHỮNG THẦY THUỐC TUYỆT VỜI, VÀ LUÔN ĐƯỢC MỌI NGƯỜI YÊU QUÝ VÌ CÓ MỘT TÂM HỒN ĐẦY THƠ!

Viết bởi một người đã từng muốn làm bác sĩ!

4 nhận xét:

  1. Cảm ơn chị, dù khen hay chê thì đối với nghề y đều quí cả. Khen là để làm người ta nhìn mình qua cộng đồng. Chê là để nhìn lại mình cũng qua cộng đồng. Nghề y đúng là mang tiếng vì tiền bạc. Ngay cả Mỹ, tụi Cộng Hòa nó cũng dựa vào nghề y để bòn rút tiền dân. Ở Mỹ tham nhũng về y khoa là số 1 thế giới đấy chị. Hết Clinton rồi bây giờ là Obama muốn cải cách y tế Mỹ như vẫn chưa được. Chí thấy không?

    Làm y mà không nỗi hứng viết văn thì cũng khó thật. Vì quanh mình toàn những nỗi đau tột cùng.

    Mến,

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn chị về entry này,dù không phải là dành cho ...BL.Cái chuyện định hướng nghề nghiệp,hoàn cảnh,lý lịch...của những người "sinh nhầm thế kỷ", BL hiểu rõ lắm,vì anh chị BL cũng bị như vậy. Ở Mỹ tiêu chuẩn nhận vào HealthCare doctor còn đòi hỏi nhiều ,không chỉ thi Test như ở ta.-BL bận quá,chứ cũng thích viết blog ,có nhiều chuyện để nói và bàn luận với các anh chị.
    Chúc năm mới gia đình ông Tư có "nhiều Kangoroo' tới chơi.Ở Úc có nhà "vỏ sò"đẹp lắm,hôm nào chị chụp nhiều nhiều tấm cho BL với.
    Best.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn chị Phương Anh. Chúc chị một chuyến đi xa nhiều niềm vui & gặt hái nhiều thành công.

    Những quotation chị viết ở trên đúng 100% đấy ạ. Vì thế, để có một thế hệ "Thầy Lang" cho Việt Nam, tương lai xa vời lắm.

    Trả lờiXóa
  4. Thanks, all, for reading the entry!

    (Cám ơn, vì giống như đầu bếp nấu ăn dở, nấu ra mà không ai ăn thì rất buồn. Nên có được thực khách nào là quý thực khách đó!)

    And sorry for the delay in answering your comments!

    PA

    Trả lờiXóa