Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

Bác sĩ-nhà văn: một hiện tượng phổ biến ở VN?

Đây là một ý tưởng (một giả thuyết khoa học? ;-)) mà tôi đã có trong đầu từ khi còn rất nhỏ, và dường như ngày càng có nhiều chứng cứ để ủng hộ nó (a testable hypothesis? - well, big words are impressive, so if you know them why not use them to impress people :-))

Vẫn nhớ ngày tôi còn bé, chừng 5 tuổi thì phải (tức nửa đầu thập niên 60, nếu trí nhớ của một người đang ở gần cuối quá trình từ trung niên chuyển sang lão niên (?) không phản bội tôi), bố tôi có mua về nhà một cuốn sách của cặp vợ chồng bác sĩ Lương Phán - Nguyễn Thị Lợi (hình như thế) về đọc (hình như ngầm khuyến khích cả mẹ tôi đọc nữa), có tên là (well, lại hình như thế) "Gái trai trước ngưỡng cửa hôn nhân" (!). Một suy nghĩ rất cách mạng của bố tôi vào thời đó (giáo dục giới tính, trước hết là với người phối ngẫu - một phụ nữ được dạy dỗ cẩn thận trong vòng lễ giáo phong kiến kèm thêm sự kiểm soát của cái văn hóa tiết hạnh của nhà thờ công giáo!)

Do mẹ tôi đọc và để đâu đó ở trên giường, trên bàn, nên với sự tò mò của một đứa bé, tôi cũng cầm lên đánh vần và đọc toáng lên cái này cái khác dù chẳng hiểu gì. Phải mở ngoặc ở đây là tôi biết đọc rất sớm do được dạy ở nhà, lúc ấy chưa đi học ở trường nhưng đã biết đọc báo, đã đọc được những mẩu quảng cáo mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ như "Ai đau khổ vì bệnh trĩ", rồi lại "Chẳng phải xoa bóp ngoài da qua loa mà khỏi, hãy uống tiêu độc hoàn ông Tiên" vv. Nhưng dù không hiểu gì, tôi vẫn thấy hình như cuốn sách ấy viết khá thú vị, dí dỏm (???). Và chỉ là ấn tượng mà thôi vì sau đó bố mẹ tôi hình như giấu biến cuốn sách đó đi đâu mất, thế là hết đọc. Nhưng vẫn lại nghe chị tôi nhắc đến nó khi chị ấy 18, 19 tuổi, nói chuyện với bạn bè cùng lứa ở tuổi hết lớp 12, sắp vào đại học. Lúc ấy là năm 1973, 1974 gì đó.

Vào thời gian này có một nhân vật bác sĩ-nhà văn khác mới xuất hiện, đó là Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Hình như cuốn sách đầu tiên của ông là Viết cho tuổi mới lớn hay là Viết cho tuổi dậy thì gì đó. Sách này là chị tôi mua để chị ấy đọc (hơn tôi 5 tuổi, tức chị ấy 18 thì tôi 13), chứ không phải cho tôi. Nhưng cũng vậy, tôi vẫn đọc được vì chị ấy không cần phải giấu đi đâu, tôi thì cũng khá lớn rồi. Và rất thích sách của bác Ngọc, vì có đọc thật, và thực sự bác ấy viết nhẹ nhàng, dí dỏm lắm. Bác ấy có tài văn chương thật đấy!(tôi cho mình có quyền nói thế vì tôi đọc rất nhiều, theo truyền thống gia đình, và cũng giỏi văn khi đi học, và thậm chí có cả văn, thơ đăng báo, xuất bản nữa cơ mà!)

Rồi sau đó lại thấy nổi lên một vị bác sĩ - nhà văn khác, là Bác sĩ Trần Bổng Sơn, vị mà nếu thắc mắc không biết hỏi ai thì cứ nhè bác ấy mà hỏi! Bác Sơn có viết sách không thì tôi không biết, nhưng mà các mẩu tư vấn ngắn ngắn (khoảng 1000-1200 từ) của bác ấy thì viết thú vị lắm. Có thể gọi là nhà văn, hoặc chính xác hơn, theo truyền thống Anh (UK), thì là essayist! Hoàn toàn có thể xem là một writer (chà, mà hôm nào phải xem kỹ lại xem định nghĩa writer là thế nào nhỉ?)

Không chỉ có thế, mà còn một số vị khác, tương tự bác Sơn, ví dụ tôi quên tên rồi, nhưng khi viết về những vấn đề y học thường thức đều rất dí dỏm, thú vị. Chợt nghĩ, có lẽ đây là truyền thống đào tạo bác sĩ của VN hay sao ấy, vì họ là những người phải nói về rất nhiều điều thuộc loại cấm kỵ (taboo) như tình dục và bệnh tật, chết chóc, nên phải luyện nói năng sao cho đỡ shcock, cho người nghe dễ hiểu và dễ chấp nhận, và chấp nhận một cách nhẹ nhàng, thậm chí còn thấy được sự hài hước trong những cảnh ngộ éo le nữa (nói chuyện vui buồn, hài hước lại nhớ mấy câu thơ chẳng rõ của ai - Cười như chàng trẻ hỏng thi, Khóc như thiếu nữ sắp đi lấy chồng; hoặc Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười - văn chương Việt Nam thâm thúy, ý nhị lắm!)

Rồi bây giờ thì có hiện tượng Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Việt kiều Úc, với những bài viết rất dí dỏm mà đầy thông tin, mà nổi tiếng nhất là những bài liên quan đến thịt chó mắm tôm và nhẹ cân lùn ngực lép. Nhưng tôi thực sự đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác từ khi lang thang trên thế giới mạng, tìm ra khá nhiều blog của nhiều vị bác sĩ, mới thấy rằng dù họ chưa nổi tiếng (hay nổi tiếng mà tôi chưa biết vì cuộc sống khá hạn hẹp của mình), người nào viết cũng rất hay, rất thâm thúy ý nhị, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười (well, nếu không 10 thì cũng 9!)

Ví dụ như Bác sĩ Hồ (?) Hải ở bshohai.blogspot.com hoặc Bác sĩ Lê Đình Phương, Dr Nikonian, người vừa ra cuốn sách gì đại khái là người bệnh cuối ngày (the last patient of the day) mà báo chí nước ngoài đang nói đến gì đó (theo thông tin của chính bác ấy, tự nhận là sính ngoại ...)

Khiến cho tôi nổi hứng lên mà viết entry này, để tiếp tục củng cố cái niềm tin cái giả thuyết khoa học do chính mình tạo ra, và sẽ tiếp tục tìm hiểu về việc này. Ví dụ như là tìm thêm các trường hợp khác, rồi bắt đầu thực hiện phỏng vấn, quan sát, đo đạc (chà chà!), để tạm thời đưa ra kết luận (nghe impressive, và scientific quá đi chứ, phải không?)

Vài hàng để ghi lại cảm nghĩ. Và chợt thấy biết ơn blog, biết ơn thế giới ảo, biết ơn các mạng xã hội biết bao ... Nếu mà không có nó thì không biết VN ta còn lạc hậu đến đâu???

--
Cập nhật ngày 27/2/2010
"BS" Nguyễn Văn Tuấn mà tôi nêu ở trên thật ra là một GS và là một nhà nghiên cứu, giảng dạy trong ngành Y (dịch tễ học), chứ không phải là một bác sĩ điều trị. Tôi đã gặp và hỏi chuyện trực tiếp nên biết.

9 nhận xét:

  1. Thế chị tính là cái survey như thế nào? Đề tài của nó tên là gì? Dùng phương pháp thống kê gì? Định lượng hay định tính? Để cuố`i cùng rút ra kết luận gì về giới làm y? Nói cho vui thôi.

    Chuyện BS viết văn là chuyện bình thường thôi. Vì nghề của chúng tôi là nghề tiếp cận với con người trong cảnh khốn cùng. Nên dễ đi đến chỗ cái mà Maxim Gorki noí: "Văn học là nhân học". Thế thôi, thực ra với nghề y, dù ai không có khả năng văn chương cũng có thể trỡ thành nhà văn. Chỉ có điều là có muốn viết hay không thôi.

    Chúc chị hạnh phúc, cảm ơn entry này vì nó nói đến những người làm nghề y. Tôi tên cúng cơm là: Hồ Văn Hải, nhưng hầu hết bạn bè từ thời phổ thông đến bây giờ đều bỏ chữ lót và chỉ gọi họ và tên. Vì họ bảo tính tôi giống thế hơn là khi có chữ lót.

    Về anh Trần Bồng Sơn thì tuyệt cú mèo. Anh ấy mất rồi. Còn 1 đàn anh nữa mà tôi thích cái gịong rặt miền Tây Nam bộ nhưng rất bình dân như GS Trần Văn Khê khi nói chuyện mà tôi rất thích là GS BS Nguyễn Chấn Hùng. Anh Hùng mà nói và viết là rất tuyệt. Thú thực những người mà chị liệt kê tôi chỉ mới tiếp xúc 2 người kể trên. Còn lại tôi chưa đọc. :P

    Trả lờiXóa
  2. "Thế chị tính là cái survey như thế nào? Đề tài của nó tên là gì? Dùng phương pháp thống kê gì? Định lượng hay định tính? Để cuố`i cùng rút ra kết luận gì về giới làm y?"

    Bác Hồ Hải ơi,

    Có hai kết luận (đúng ra là 2 giả thuyết) mà tôi muốn chứng minh (hoặc phủ nhận nếu số liệu không cho phép khẳng định), đó là:
    1. các bác sĩ-nhà văn thường đã từng có một cuộc sống khó khăn, "đó đây đã đạp đủ đường đời" nên có sự đồng cảm với những khốn khó của đời người;
    2. các bác ấy phải có một truyền thống gia đình nào đó, thường là gia đình hiếu học, hiếu tri?

    Bác thấy có lý không, trong trường hợp của bác?

    Còn về đề tài, tôi đùa mà không đùa, vì nó hoàn toàn có thể là một đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành văn học, hoặc sư phạm văn, thật đấy! Nếu chọn phương pháp case study, tôi sẽ study bác nhé? ;-)

    Chúc bác khoẻ vui trong những giờ còn lại của cuối tuần. Ngày mai lại đi làm rồi, black Monday!

    Trả lờiXóa
  3. Nghe hay đấy. Nên làm theo định lượng và dùng phương pháp thống kê đa biến dạng toán hồi qui tuyến tính. Với biến độc lập là BS-nhà văn và BS-không viết văn, với biến phụ thuộc là: có lăn lộn với đời. Đi tìm tỷ số độ chênh: Odds ratio để nói lên tiên lượng của một vấn đề xã hội học.

    Nếu làm thế thì sẽ có 1 đề tài có tính định lượng cho 1 ngành thuộc art như chị. Và nó có thể là luận văn PhD chứ không nên làm ở luận văn Master, khi ý tưởng này chưa thấy thế giới nghiên cứu.

    Chúc vui với gợi ý thống kê của tôi nhé,

    Trả lờiXóa
  4. ên, khi làm định lượng với thống kê cho xứng tầm với PhD thì nên tìm những biến phụ thuộc khác nữa ví dụ như: gia đình hiếu học, hiếu tri, hay tuổi thơ đầy gian khổ, xã hội nhiều biến động ... để làm 1 phương trình đa biến cho nó hoành tráng chứ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  5. http://www.sgtt.com.vn/Search.aspx?q=%22Nguy%E1%BB%85n%20Ch%E1%BA%A5n%20H%C3%B9ng%22

    Chị xem cái link này xem GSBS Nguyễn Chấn Hùng viết có rất hay như tôi đã nói khg?

    Tôi có biết 1 BS miền Bắc vượt biển sang Anh, lấy lại bằng tương đương khg được, phải bỏ nghề. Nhưng viết văn thì tuyệt cú mèo: Lâm Hòang Mạnh với tác phẩm: "Buồn vui đời tỵ nạn". Ông đăng nó trên trang: www.talawas.org. Trang này cần vượt tường lửa mới vào được. Vì nó bị nhà nước firewall. Nếu chị khg vào được thì báo tôi hướng dẫn vào.

    Hơn nữa đầu vào của dân y cũng đòi hỏi khá cao khg chỉ VN mà còn cả trên thế giới. Trong quá trình làm việc, nghề y cũng lắm việc cần viết. Nên chuyện dân y viết văn thì cũng không khó khăn lắm.

    Để làm cái nghiên cứu định lượng chị chỉ cần 30 cases là đủ. Còn dùng thống kê thì điều quan trọng là xác định đề tài. Tên của đề tài sẽ nói lên mục tiêu nghiên cứu. Sau đó xác định cỡ mẫu và đưa ra phương pháp thống kê. Dân y học cái này hơi bị nhiều để ngâm cứu. Nhưng khg phải ai cũng hiểu.

    Trả lờiXóa
  6. Bác Hải ơi,

    1. Cái đề tài này, nếu có làm thì chỉ là vì ... tò mò muốn biết thôi phải không bác? Cả tôi và bác cũng thế?

    2. Riêng với tôi thì ngoài việc làm cho biết, thì nếu làm được bằng phương pháp định lượng sẽ rất có ích vì sẽ đột phá về phương pháp; tất nhiên ở VN thôi chứ nước ngoài thì cũng chẳng có gì lạ.

    3. Vì thế tôi vẫn sẽ làm; túc tắc làm chơi thôi, vì cả 2 lý do trên. Nhưng nếu làm chắc chắn phải cần đến sự trợ giúp của bác về mặt phương pháp.

    4. Nhờ bác nhiều quá thì ... thực sự ngại lắm, nên nếu hôm nào bác nhớ ra và ghé qua đây, thì để lại vài dòng tin, tôi sẽ thưa chuyện tiếp bác ạ ;-)

    5. Tôi hình dung đề tài cho đến nay như sau:

    Lý do làm đề tài:
    - Tò mò vì một hiện tượng dường như chỉ có ở VN (hiện tượng bác sĩ-nhà văn)
    - Muốn thử nghiệm giả thuyết rằng có một số lý do cho hiện tượng này (cái này có tiếp thu một số ý của bác ở nơi này, nơi khác): xã hội VN có nhiều biến động, bất ổn; các bác sĩ có vai trò rất quan trọng trong một xã hội như vậy, vì họ là những trí thức có cơ hội tiếp xúc với mọi tầng lớp, đặc biệt trong những hoàn cảnh khốn cùng; các bác sĩ nào có một số tố chất như truyền thống gia đình và trải nghiệm bản thân có khả năng (possibility) trở thành nhà văn cao hơn các bác khác.

    Ý nghĩa/ ứng dụng của đề tài:
    (tôi chỉ mới nghĩ ra được 1)
    - hiểu được những điều kiện cần có để có thể có được những nhà văn thực thụ (trong điều kiện như hiện nay Hội nhà văn VN và các văn nghệ sĩ trong Hội dường như đã hoàn toàn bị hành chính hóa và "mất lửa", có kỹ thuật viết lách nhưng đọc lên chỉ thấy lốp bốp mà rỗng tuếch??

    Vài hàng viết ra cho khỏi quên, hôm khác quay lại sẽ hầu chuyện tiếp với bác nhé!

    Trả lờiXóa
  7. Một nghiên cứu chuẩn thì cần có một proposal study chuẩn. Nó là đề cương nghiên cứu. Trong đề cương nghiên cứu gồm 5 phần chính:
    1. Đặt vấn đề.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    4. Kết quả và bàn luận.
    5. Kết luận.

    Từ đặt vấn đề sẽ nảy sinh ra mục tiêu nghiên cứu, từ mục tiêu nghiên cứu sẽ cho ra phương pháp nghiên cứu. Trong phương pháp nghiên cứu sẽ có 3 vấn đề nhỏ: chọn mẫu n/c, đưa ra phương pháp thống kê và thiết kế n/c cho đề tài. Sau đó lấy số liệu cho ra kết quả và bàn luận. Cuối cùng kết luận là đưa ra những ý kiến có giá trị trong thống kê.

    Vấn đề khó của nghiên cứu định lượng là tên đề tài để chọn ra mục tiêu n/c mà thành lập được pp nghiên cứu. Các vấn đề còn lại không đòi hỏi trí tuệ nhiều.

    Có thể chị thuộc art nên thường làm nghiên cứu định tính. Khi nào cần tôi sẽ góp ý. Còn xử lý số liệu cho chính xác thì cần có phần mềm thống kê đa biến và 1 người chuyên xử lý nó.

    Tôi cho rằng nếu làm định lượng thì có thể làm PhD được, mặc dù chuyện BS là nhà văn thì không khó và là chuyện thường ngày ở mỗi xã hội. Vì ngay cả Colleen McCulough, 1 cử nhân điều dưỡng của Úc cũng có những tác phẩm, trong đó: The thorn Birds, nỗi tiếng thế giới.

    Thân mến,

    Trả lờiXóa
  8. Chào Hoàng,

    Cám ơn bạn đã ghé thăm nhà, và sorry hôm nay mới để ý đến cái còm này.

    Dù muộn nhưng cũng xin chúc bạn (thực ra phải gọi bằng bác, BS Hoàng, phải không?) một ngày thầy thuốc hạnh phúc. "Bác" Hoàng đã đọc entry này của tôi chưa? Dành cho ngày thầy thuốc đấy!

    PA

    Trả lờiXóa