Tôi đã nhận bài này (và một vài bài khác) của thầy GNLT cách đây ít lâu rồi, trong loạt bài "bổ túc văn hóa" về Đường thi cho tôi. Nhưng lúc ấy tôi không có thời gian để đọc kỹ, và cũng không đăng lên ngay, vì nghĩ mọi người cần có một ít thời gian để tiêu hóa những gì mình đã đọc trước đó (well, tôi nghĩ thế là dựa vào khả năng tiếp thu của chính tôi, vốn là loại người "thông minh nhưng chậm hiểu" như người ta hay nói ấy mà, hi hi!)
Hôm nay có ít thời gian, tôi lôi lại những bài mà thầy GNLT đã gửi để đọc, và thấy bài này rất hay, thật nhiều thông tin, vừa bình những bài thơ Đường xuất sắc nhất vừa đưa ra những hướng dẫn có thể dùng làm một bài "chỉ dẫn" phổ thông cho mọi người khi đọc Đường thi. Rất có ích, mà tôi thì là một người rất biết chia sẻ nên không thể giữ riêng để đọc một mình được. Nên vội đăng lên đây để cho mọi người cùng đọc và trao đổi.
Cám ơn anh PHN đã rất nhiệt tình chia sẻ với tôi và các bạn đọc bloganhvu một phần (rất nhỏ, chỉ như cái móng tay) trong "sở học" của anh, anh PHN nhé. Còn ai muốn đọc nhiều hơn nữa thì xin vào trang của Giang Nam Lãng Tử, ở đây: giangnamlangtu.wordpress.com. Nói thêm: ở đó không chỉ có văn học mà còn nhiều thứ khác nữa, rất đáng để vào xem đấy các bạn ạ.
---------------------
CẢNH - SỰ- TÌNH TRONG ĐƯỜNG THI
Thơ cổ phương Đông thường gắn với hội họa. Có câu “thi trung hữu họa” (trong thơ có họa), còn “thi trung hữu nhạc” thì rõ quá rồi (Luật niêm, vần, đối cũng là “nhạc tính” của thơ cổ).
Thứ nhất là “CẢNH”
Thi và họa cổ điển chủ yếu vẽ CẢNH vật và nhân vật.
Cảnh vật được ưu tiên số 1, còn “nhân vật” phải nép mình, ẩn mình trong /sau cảnh vật. Đó là nguyên tắc chính.
Thứ 2 là “SỰ” (sự việc/ động từ) tức là cử chỉ hành vi của nhân vật (chủ yếu là nhà thơ hóa thân thành nhân vật trữ tình).
Thứ 3 là “TÌNH”: ẩn kín càng kỹ càng hay. Nếu nhịn không được thì hé một chút thôi nhá.
Xếp theo thứ tự ưu tiên sẽ là: CẢNH- SỰ- TÌNH.
Nhà thơ cổ điển cố tránh lộ diện và lộ tình cảm của mình. Đặc biệt nhà thơ né trành các từ ngữ bộc lộ trực tiếp như : nhớ, thương, yêu, hận, sầu, muốn, vui, hi vọng, thất vọng, tuyệt vọng.v.v…Bế tắc lắm, không nhịn được cũng chỉ bộc lộ một chữ “sầu’ là cùng. Họ cố gắng nhờ cảnh vật nói hộ (ký thác, gửi gắm) cảm xúc của mình.
Ngay trong bài mở đầu về Đường thi dẫn luận (1) trên Blog Anh Vũ, Lãng tử đã viết “Ít khi thơ chịu nói hết ý, và không nói trực tiếp, mà chỉ dựng lên hàng loạt mối quan hệ để cho độc giả tự suy luận, còn gọi "vẽ mây, nẩy trăng " (chỉ tả đám mây, nhưng ta cảm thấy có vầng trăng khuất ở phía sau), ý ở ngoài lời, ý đến mà bút không đến, bút dừng mà ý không dừng, lời hết mà ý chưa hết...”.
Thi nhân và họa sĩ thường kết bạn với nhau, thi nhân nhiều khi biết vẽ, hoạ sĩ ít ra cũng biết làm thơ. Thời nhà Đường ba thế kỷ, hội họa cũng phát triển tương đương với thơ.
Bây giờ Lãng tử đi vào phân tích 03 bài: “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy, “Tuyệt cú” của Đỗ Phủ và “Quân hành “ của Lý Bạch để nêu bật ra vấn đề cảnh- sự - tình. (tham khảo thêm Đề đô thành nam trang, Hoàng hạc lâu, Phong kiều dạ bạc)
1. “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy
Phiên âm Hán Việt
Đào hồng phục hàm túc vũ
Liễu lục cánh đới triêu yên
Hoa lạc gia đồng vị tảo
Oanh đề sơn khách do miên
Dịch:
Đào hồng còn giữ nước mưa
Liễu xanh lại dầm sương sớm
Hoa rụng, gia đồng chưa quét
Oanh kêu, khách núi vẫn ngủ say
(Lãng tử)
Lời bàn
Mùa xuân đến rồi với mưa phùn đêm qua không nặng hạt còn để lại dấu tích trên cánh hoa đào hồng hồng tươi với chút nước mưa, trên lá liễu xanh xanh thắm vì ẩm ướt hơi sương.
Cả hai vẫn còn trong giấc ngủ mơ màng.
Bài thơ như một bức tranh núi buổi sớm mùa xuân.
Có ba nhân vật là: thi nhân (có thể là ẩn sĩ), khách và gia đồng (chú bé giúp việc).
Khách và gia đồng còn mải ngủ say.
Cảnh vật (đào hồng, liễu xanh) cũng ngủ say.
Có tới bốn kẻ ngủ say là: đào hồng, liễu xanh, gia đồng, sơn khách.
Chỉ có hai nhân vật thức giấc.
Đó là: Con chim oanh vô tình cất tiếng hót và nhà thơ (Vương Duy) thức dậy sớm nhưng yên lặng ngắm nhìn cảnh vật, thưởng thức khí xuân, không muốn làm rộn đến ai, nhất là bạn nơi xa đến thăm, đêm qua cuộc rượu trùng phùng, lại thêm khí hậu lạ, bạn quý ngủ say, mặc bạn ngủ nướng thoải mái cho đã mắt. Ông chủ cũng không nỡ mắng gọi thằng bé giúp việc thức quét hoa rụng. Ông nhớ đêm qua nó cũng thức phục vụ tiệc rượu tới khuya. Vả lại nó còn trẻ đang tuổi ăn tuổi ngủ, tội nghiệp...
Ông chỉ lẳng lặng ngẫm ngợi cho tứ thơ “Lục ngôn tuyệt cú”.
Chỉ cần thêm mỗi câu một tiếng thì ta có thất ngôn tứ tuyệt (4x 7)
Nhưng nhà thơ không nỡ thêm một “tiếng” nữa khiến vị khách quý thức giấc.
Vậy thì có lục ngôn tuyệt cú (4x 6) cũng tạm được, cũng chả cần đặt tựa cho bài thơ ngẫu hứng.
Bài lục ngôn Vương Duy chỉ có CẢNH, chẳng có việc gì xảy ra (vô SỰ), và dường như cũng chẳng có tình cảm gì lộ ra (vô Tình)?
Ngẫm cho kỹ thì nhất định bài thơ phải có tình, nhưng ẩn kín phía sau 24 chữ...
Có phải thế này chăng:
Vương Duy yêu tha thiết cảnh sống trên núi buổi sáng mùa xuân
Vương Duy rất quý người khách đến thăm mình.
Vương cũng yêu mến chú bé giúp việc nhà (gia đồng) ...
Vương Duy là thi nhân và cũng là một họa sĩ nổi tiếng thời ấy.
Bạn có thể vẽ một bức tranh minh họa bài thơ trên được không, dù vẽ xấu cũng không sao ?
“Lục ngôn tuyệt cú” là bài thơ tứ tuyệt phá cách xuất sắc thuộc phái điền viên.
2. Quân hành (Lí Bạch)
Lựu mã tân khóa bạch ngọc an
Chiến bãi, sa trường nguyệt sắc hàn
Thành đầu thiết cổ thanh do chấn
Hạp lí kim đao huyết vị can
Bài hát người lính
Ngựa tuấn mã vừa mới thay dây cương, yên đeo bạch ngọc
Chiến trận ngừng, ánh trăng lạnh lẽo trên sa trường
Đầu thành, tiếng trống còn nghe dư âm
Trong hộp, lưỡi kiếm quí còn dính máu
Ghi chú: “Lưu mã” là giống tuấn mã, lông hồng, đuôi đen bờm đen, giống quý trong số hơn 30 loại ngựa khác nhau ở Trung Quốc .
Lời bàn
Bài thơ miêu tả hình ảnh kẻ chinh phu ra trận cùng con tuấn mã trẻ trung, lộng lẫy.
Mở đầu tả con ngựa quí đắt tiền được chuẩn bị yên cương chắc và đẹp. Không một chữ tả người kỵ sĩ. Nhưng tôi có thể tưởng tượng ra chủ nhân của con ngựa này, hẳn phải là một trang hiệp sĩ quí tộc, chẳng phải một lính thường. Thái độ háo hức lập công của anh ta bộc lộ khi chuẩn bị con ngựa lên đường ra trận, ra trận mà lộng lẫy như đi trảy hội . (Câu 1)
Bỗng nhiên đột ngột báo rằng chiến trận ngừng, ánh trăng trên sa trường lạnh lẽo. Vẫn chưa tả người. Có lẽ chết cả rồi, chết nhiều đến nỗi tử khí thây ma bốc lên lạnh cả ánh trăng. Lòng người lính sống sót càng trở nên lạnh lẽo (Câu 2)
Tâm trạng một người lính còn sống, đứng đó, thẫn thờ.. Chắc đó là chủ nhân của con ngựa quí đã may mắn sống sót. Anh ta vẫn bàng hoàng, trong đầu còn “dư âm tiếng trống trận” khủng khiếp mặc dù kẻ đánh trống giờ này cũng đã chết, trống vứt đâu đó trên thành lũy… (câu 3)
Thanh kiếm cũng rất quí, chuôi khảm vàng bạc (kim đao) nay dính máu dơ tanh đã nhét vội vào vỏ kiếm. Sao anh lính không lau chùi sạch máu rồi hãy đặt vào hộp đàng hoàng, như trước khi ra trận con ngựa còn được trang điểm đẹp đẽ nhường kia ?! (câu 4)
Sau cuộc chiến, tâm trí anh đã thay đổi rồi. Cái đẹp còn ý nghĩa gì nữa trên xương máu ngổn ngang ?!
Cuối bài thơ không thấy nhắc tới con ngựa quí nữa, hẳn là nó đã chết rồi, lẫn trong đám xác người và ngựa ngổn ngang ! Có thể lát nữa người ta sẽ lột da nó để bọc thây đồng đội mà vùi chôn.
Chủ nhân bàng hoàng, tiếc rẻ con ngựa. Chàng hoang mang khiếp hãi cuộc chiến tàn khốc vừa rồi. Không một dòng thơ nào tả cuộc xung đột đẫm máu ! Nhà thơ không chịu viết một câu thơ nào tả sự đâm chém điên cuồng của con người trong thời đại ấy.
Bố cục bài thơ thật kỳ lạ: Câu 1 tả cảnh trước khi ra trận, câu 2,3,4 tả cảnh hậu chiến. Thi nhân chẳng chút quan tâm tới công thức “đề- thực- luận- kết”. Lí Bạch phá cách dữ dội mà làm nên kiệt tác.
Quan điểm nhân sinh của thi nhân họ Lý thật độc đáo, sâu sắc qua một bài tứ tuyệt miêu tả chiến tranh. Tư tưởng nhân đạo, phản chiến của ông cao vời vợi, nghệ thuật thi ca hàm súc kì thú khác người …
3. Tuyệt cú (Đỗ Phủ)
Lưỡng cá hoàng li minh thuý liễu
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền
Tuyệt cú (có người dịch là Câu thơ trác tuyệt)
Hai con chim oanh kêu vang trong đám liễu biếc
Một hàng cò trắng bay hướng lên trời xanh
Song cửa chứa núi Tây Lĩnh tuyết đọng ngàn năm
Ngoài cửa, đậu sẵn những con thuyền xứ Đông Ngô xa vạn dặm
(Lãng tử)
Dịch thơ
Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc,
Một đàn cò trắng vút trời xanh.
Ngàn năm tuyết núi song in sắc
Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình.
(Tản Đà)
Thưởng thức
Lúc này nhà thơ đang phiêu bạt ở nơi xa, tạm ở trong một căn lều cỏ do bạn hữu góp sức làm giúp. Đường về quê Hà Nam phải qua xứ Đông Ngô (Giang Tô)- chú thích của sách gốc. Bài thơ như bộ tranh tứ bình, kết cấu liên hoàn diễn tả một tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ.
Ngồi buồn lặng lẽ một mình, chợt nghe tiếng đôi chim oanh ríu rít từ phía đám cây liểu xanh bên hông nhà. Tiếng hót của chim rất trung thực, vui buồn cứ lộ hết ra. À… đó là một đôi chim trống mái đang vui vầy trong tổ ấm. “Minh” là kêu vang lên, tưởng như làm rung động cành liễu xanh biêng biêc. Nghe đôi chim hạnh phúc trong tổ ấm (đúng nghĩa đen của “tổ ấm” đấy nha, chả hiểu sao cái loài người ở nhà cao cửa rộng cũng thích điệu đàng gọi ngôi biệt thự bê tông một hay nhiều tầng của họ là “tổ ấm” ?!) thi nhân bỗng nhớ nhà, nhớ vợ hiền ở nơi xa…Hay là ta quay về nhà thôi…(câu 1)
Bước ra cửa lều vươn vai ngẩng nhìn trời xanh, chợt thấy một đàn cò trắng đang bay vút lên theo con đầu đàn lãnh đạo. Nhà thơ nhớ tới những ngày cùng bạn hữu hăm hở trên đường lập công danh, sải cánh trên chốn giang hồ tự do…(câu 2)
Băn khoăn lựa chọn hướng nào đây, tiếp tục như đàn cò trắng hay quay về nhà như đôi chim oanh ?
Quay vào nhà, thẫn thờ ngồi nhìn qua song cửa, thấy xa xa là ngọn núi Tây Lĩnh. Nhà thơ cảm thấy cái lạnh của “tuyết đọng nghìn năm”. Thực vậy chăng? Ngọn núi rất xa kia mà, xa đến mức ngọn núi thu nhỏ gọn trong cửa sổ, theo luật viễn cảnh. Khí lạnh của ngọn núi từ xa khó mà làm lạnh cả thi nhân. À, vậy là thi nhân lạnh từ trong lòng mình rồi. Nhiệt huyết tung cánh bươn chải chốn giang hồ đã nguội rồi, chí công danh cũng nguội rồi, nguội đến nỗi thế. (Trong thi ca người ta gọi đó là cảm giác nhầm lẫn, nhà thơ đôi khi nhầm lẫn thế) (câu 3 là câu luận, lúc này nhà thơ có quyền giãi bày lòng mình mà). Đỗ Phủ mượn ngọn núi Tây Lĩnh nói hộ lòng mình, quyết không tự nói ra (hỡi ôi thi nhân cổ điển gan lỳ quá, Lãng tử xin chào thua).
Thi nhân nhìn ra dòng sông trước cửa, có một con thuyền mang dấu hiệu Đông Ngô (Giang Tô) đậu sẵn, như đang chờ khách đi dò dọc. Quê nhà Đỗ Phủ thuộc tỉnh Hà Nam, muốn trở về theo đường tiện lợi nhất thì phải qua Giang Tô… (câu 4)
Lãng tử xin phép đố bạn đọc của Anh Vũ blog một câu: cuối cùng thì Đỗ Phủ có bước lên con đò ấy về quê không nào ? Tôi không biết. Nãy giờ thi nhân chả hành động gì, chả nói gì, chỉ để mắt nhìn qua bốn cảnh vật diễn tả trên 4 câu tứ tuyệt.
Bài thơ có hai cặp đối rất hoàn chỉnh (loại 3). Mong bạn đọc chỉ cho biết “đối kiểu gì”?
Lại xin đố câu thứ 3: câu thơ nào kỳ diệu nhất trong bài tứ tuyệt được thi nhân đặt tên là TUYỆT CÚ? (đành rằng câu thơ nào cũng hay rồi)
Sẽ có các phần thưởng giá trị cho hai câu trả lời hay nhất do chủ nhân Anh Vũ gửi tặng..
Chúng ta cùng trở lại bến “Phong kiều dạ bạc” của Trương Kế.
Cảnh nửa đêm trên một bến thuyền
Mỗi câu là một cảnh vật.
Không có Sự gì xảy ra, ngoài một tiếng chuông chùa kết thúc bài thơ.
Duy có một chút TÌNH xen vào câu 2 (“sầu miên”: ngủ mà buồn rầu)
… chúng ta tìm đến thôn Đào Hoa, đến trước cánh cửa ngõ nhà thôn nữ.
Trên cánh cửa ghi bài thơ tứ tuyệt.
Cảnh 1: Cánh cửa khép hờ trước mắt.
(Tích niên kim nhật thử môn trung)
Cảnh 2: Nhà thơ nhìn thấy thiếu nữ đứng bên cây hoa đào (hoa mắt choáng váng không phân biệt được màu hồng hoa đào và hồng nhan), Chàng kiếm cớ bước vào xin nước uống… Uống rồi trò chuyện tào lao vài câu rồi đi sau, biết lấy cớ gì ở lại?! ..
(Nhân diện đào hoa tương ánh hồng)
Cảnh 3. Một năm sau chàng quay lại, không thấy hồng nhan, băn khoăn dò hỏi nàng ở nơi nao.
(Nhân diện bất tri hà xứ khứ)
Cảnh 4. Hoa đào năm ngoái cười giỡn với gió xuân.
(Đào hoa y cựu tiếu đông phong)
Bài thơ gồm Cảnh và Sự. Không thấy chữ nào nói chàng Thôi Hộ si tình, chàng nhớ, chàng yêu, chàng thất vọng. Nhưng bạn đọc đểu hiểu rõ sự tình ấy nha.
Và lần tìm tới thăm Hoàng hạc lâu ở tỉnh Hồ Bắc.
(xin xem bài “Thực và ảo” trong Hoàng hạc lâu trên Blog Anh Vũ)
Nhà thơ Thôi Hiệu không vẽ cảnh lầu hạc, bởi ông đâu có quan tâm cái lầu cao hay thấp, xấu hay đẹp. Đến nơi đó, ông chỉ dáo dác tìm con Hạc. Nhìn lên trời thấy bạch vân và cùng ngóng đợi. Mỏi mắt, thất vọng, ông nhìn ra xung quanh thấy cảnh bờ sông hàng cây in mặt nước sông Hán, bãi cồn Anh Vũ xa xa cỏ non xanh rì.. Hình ảnh cuộc sống hiện thực tràn sinh lực và tươi đẹp quyến rũ chừng nào.. Quay bốn hướng ngơ ngác tự hỏi làng quê ta ở phiá nào. Chẳng cần nói “nhớ nhà” nhưng ta biết chắc ông đành phải muốn về nhà. Không nén được một tiếng thở dài trước khi quay gót, ông viết “Khói sóng trên sông làm ta buồn bực” (!)
Có người bình luận rằng, cái hay của bài Hoàng hạc lâu dồn lại một chữ “sầu”. (bình luận tào lao quá, bạn hỉ ?- Lãng tử trộm nghĩ vậy. Thôi Hiệu chả cần nói “sầu” thì chúng ta
cũng cảm thấy như thế thôi.
Tái bút:
E rằng có bạn đọc điên tiết bảo “gớm cái nhà ông Giang Nam Lãng tử này chỉ giỏi biạ đặt, hư cấu, tán dóc. Thi nhân người ta viết có bốn câu thơ mà ông nói tràng giang đại hải…?”
Lãng tử sẽ thưa lại: tôi không biết, tôi chỉ đọc thơ rồi nó bật ra những cái ý nghĩ ấy, bèn ghi nó ra giấy thôi.
Giang Nam lãng tử
-------------
PS1: Gần đến ngày 30/4, đọc bài thơ Quân hành của Lý Bạch, rồi đọc lời bình của GNLT, tự nhiên tôi nghĩ, giá mà người ta đọc thơ và hiểu thơ nhiều hơn, thì có lẽ sẽ có ít chiến tranh hơn, và những cuộc chiến nếu có cũng bớt tàn khốc hơn. Hay ít ra, là sau cuộc chiến, người ta sẽ có những ứng xử nhân văn hơn hiện nay, nhỉ?
PS2: Các bạn ơi, bài viết đăng lên sáng nay còn sót một chỗ, anh GNLT mới bổ sung và tôi đã đưa lên (phần có tô highlight màu xám), rất hay, bỏ qua rất uổng. Các bạn đọc nhé!
PS3: Trong phần mới bổ sung, tô màu xám, có mấy câu đố của anh GNLT, đó là đố vui có thưởng do tác giả GNLT ra câu đố nhưng lại đá trái banh sang cho Anh Vũ thưởng! Xin đính chính: phần có thưởng ấy là do anh GNLT đặt ra chứ chủ nhân blog này ... vô can ạ! Ai muốn bắt đền thì xin vào trang GNLT (giangnamlangtu.wordpress.com) để đòi nhé!
Hôm nay có ít thời gian, tôi lôi lại những bài mà thầy GNLT đã gửi để đọc, và thấy bài này rất hay, thật nhiều thông tin, vừa bình những bài thơ Đường xuất sắc nhất vừa đưa ra những hướng dẫn có thể dùng làm một bài "chỉ dẫn" phổ thông cho mọi người khi đọc Đường thi. Rất có ích, mà tôi thì là một người rất biết chia sẻ nên không thể giữ riêng để đọc một mình được. Nên vội đăng lên đây để cho mọi người cùng đọc và trao đổi.
Cám ơn anh PHN đã rất nhiệt tình chia sẻ với tôi và các bạn đọc bloganhvu một phần (rất nhỏ, chỉ như cái móng tay) trong "sở học" của anh, anh PHN nhé. Còn ai muốn đọc nhiều hơn nữa thì xin vào trang của Giang Nam Lãng Tử, ở đây: giangnamlangtu.wordpress.com. Nói thêm: ở đó không chỉ có văn học mà còn nhiều thứ khác nữa, rất đáng để vào xem đấy các bạn ạ.
---------------------
CẢNH - SỰ- TÌNH TRONG ĐƯỜNG THI
Thơ cổ phương Đông thường gắn với hội họa. Có câu “thi trung hữu họa” (trong thơ có họa), còn “thi trung hữu nhạc” thì rõ quá rồi (Luật niêm, vần, đối cũng là “nhạc tính” của thơ cổ).
Thứ nhất là “CẢNH”
Thi và họa cổ điển chủ yếu vẽ CẢNH vật và nhân vật.
Cảnh vật được ưu tiên số 1, còn “nhân vật” phải nép mình, ẩn mình trong /sau cảnh vật. Đó là nguyên tắc chính.
Thứ 2 là “SỰ” (sự việc/ động từ) tức là cử chỉ hành vi của nhân vật (chủ yếu là nhà thơ hóa thân thành nhân vật trữ tình).
Thứ 3 là “TÌNH”: ẩn kín càng kỹ càng hay. Nếu nhịn không được thì hé một chút thôi nhá.
Xếp theo thứ tự ưu tiên sẽ là: CẢNH- SỰ- TÌNH.
Nhà thơ cổ điển cố tránh lộ diện và lộ tình cảm của mình. Đặc biệt nhà thơ né trành các từ ngữ bộc lộ trực tiếp như : nhớ, thương, yêu, hận, sầu, muốn, vui, hi vọng, thất vọng, tuyệt vọng.v.v…Bế tắc lắm, không nhịn được cũng chỉ bộc lộ một chữ “sầu’ là cùng. Họ cố gắng nhờ cảnh vật nói hộ (ký thác, gửi gắm) cảm xúc của mình.
Ngay trong bài mở đầu về Đường thi dẫn luận (1) trên Blog Anh Vũ, Lãng tử đã viết “Ít khi thơ chịu nói hết ý, và không nói trực tiếp, mà chỉ dựng lên hàng loạt mối quan hệ để cho độc giả tự suy luận, còn gọi "vẽ mây, nẩy trăng " (chỉ tả đám mây, nhưng ta cảm thấy có vầng trăng khuất ở phía sau), ý ở ngoài lời, ý đến mà bút không đến, bút dừng mà ý không dừng, lời hết mà ý chưa hết...”.
Thi nhân và họa sĩ thường kết bạn với nhau, thi nhân nhiều khi biết vẽ, hoạ sĩ ít ra cũng biết làm thơ. Thời nhà Đường ba thế kỷ, hội họa cũng phát triển tương đương với thơ.
Bây giờ Lãng tử đi vào phân tích 03 bài: “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy, “Tuyệt cú” của Đỗ Phủ và “Quân hành “ của Lý Bạch để nêu bật ra vấn đề cảnh- sự - tình. (tham khảo thêm Đề đô thành nam trang, Hoàng hạc lâu, Phong kiều dạ bạc)
1. “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy
Phiên âm Hán Việt
Đào hồng phục hàm túc vũ
Liễu lục cánh đới triêu yên
Hoa lạc gia đồng vị tảo
Oanh đề sơn khách do miên
Dịch:
Đào hồng còn giữ nước mưa
Liễu xanh lại dầm sương sớm
Hoa rụng, gia đồng chưa quét
Oanh kêu, khách núi vẫn ngủ say
(Lãng tử)
Lời bàn
Mùa xuân đến rồi với mưa phùn đêm qua không nặng hạt còn để lại dấu tích trên cánh hoa đào hồng hồng tươi với chút nước mưa, trên lá liễu xanh xanh thắm vì ẩm ướt hơi sương.
Cả hai vẫn còn trong giấc ngủ mơ màng.
Bài thơ như một bức tranh núi buổi sớm mùa xuân.
Có ba nhân vật là: thi nhân (có thể là ẩn sĩ), khách và gia đồng (chú bé giúp việc).
Khách và gia đồng còn mải ngủ say.
Cảnh vật (đào hồng, liễu xanh) cũng ngủ say.
Có tới bốn kẻ ngủ say là: đào hồng, liễu xanh, gia đồng, sơn khách.
Chỉ có hai nhân vật thức giấc.
Đó là: Con chim oanh vô tình cất tiếng hót và nhà thơ (Vương Duy) thức dậy sớm nhưng yên lặng ngắm nhìn cảnh vật, thưởng thức khí xuân, không muốn làm rộn đến ai, nhất là bạn nơi xa đến thăm, đêm qua cuộc rượu trùng phùng, lại thêm khí hậu lạ, bạn quý ngủ say, mặc bạn ngủ nướng thoải mái cho đã mắt. Ông chủ cũng không nỡ mắng gọi thằng bé giúp việc thức quét hoa rụng. Ông nhớ đêm qua nó cũng thức phục vụ tiệc rượu tới khuya. Vả lại nó còn trẻ đang tuổi ăn tuổi ngủ, tội nghiệp...
Ông chỉ lẳng lặng ngẫm ngợi cho tứ thơ “Lục ngôn tuyệt cú”.
Chỉ cần thêm mỗi câu một tiếng thì ta có thất ngôn tứ tuyệt (4x 7)
Nhưng nhà thơ không nỡ thêm một “tiếng” nữa khiến vị khách quý thức giấc.
Vậy thì có lục ngôn tuyệt cú (4x 6) cũng tạm được, cũng chả cần đặt tựa cho bài thơ ngẫu hứng.
Bài lục ngôn Vương Duy chỉ có CẢNH, chẳng có việc gì xảy ra (vô SỰ), và dường như cũng chẳng có tình cảm gì lộ ra (vô Tình)?
Ngẫm cho kỹ thì nhất định bài thơ phải có tình, nhưng ẩn kín phía sau 24 chữ...
Có phải thế này chăng:
Vương Duy yêu tha thiết cảnh sống trên núi buổi sáng mùa xuân
Vương Duy rất quý người khách đến thăm mình.
Vương cũng yêu mến chú bé giúp việc nhà (gia đồng) ...
Vương Duy là thi nhân và cũng là một họa sĩ nổi tiếng thời ấy.
Bạn có thể vẽ một bức tranh minh họa bài thơ trên được không, dù vẽ xấu cũng không sao ?
“Lục ngôn tuyệt cú” là bài thơ tứ tuyệt phá cách xuất sắc thuộc phái điền viên.
2. Quân hành (Lí Bạch)
Lựu mã tân khóa bạch ngọc an
Chiến bãi, sa trường nguyệt sắc hàn
Thành đầu thiết cổ thanh do chấn
Hạp lí kim đao huyết vị can
Bài hát người lính
Ngựa tuấn mã vừa mới thay dây cương, yên đeo bạch ngọc
Chiến trận ngừng, ánh trăng lạnh lẽo trên sa trường
Đầu thành, tiếng trống còn nghe dư âm
Trong hộp, lưỡi kiếm quí còn dính máu
Ghi chú: “Lưu mã” là giống tuấn mã, lông hồng, đuôi đen bờm đen, giống quý trong số hơn 30 loại ngựa khác nhau ở Trung Quốc .
Lời bàn
Bài thơ miêu tả hình ảnh kẻ chinh phu ra trận cùng con tuấn mã trẻ trung, lộng lẫy.
Mở đầu tả con ngựa quí đắt tiền được chuẩn bị yên cương chắc và đẹp. Không một chữ tả người kỵ sĩ. Nhưng tôi có thể tưởng tượng ra chủ nhân của con ngựa này, hẳn phải là một trang hiệp sĩ quí tộc, chẳng phải một lính thường. Thái độ háo hức lập công của anh ta bộc lộ khi chuẩn bị con ngựa lên đường ra trận, ra trận mà lộng lẫy như đi trảy hội . (Câu 1)
Bỗng nhiên đột ngột báo rằng chiến trận ngừng, ánh trăng trên sa trường lạnh lẽo. Vẫn chưa tả người. Có lẽ chết cả rồi, chết nhiều đến nỗi tử khí thây ma bốc lên lạnh cả ánh trăng. Lòng người lính sống sót càng trở nên lạnh lẽo (Câu 2)
Tâm trạng một người lính còn sống, đứng đó, thẫn thờ.. Chắc đó là chủ nhân của con ngựa quí đã may mắn sống sót. Anh ta vẫn bàng hoàng, trong đầu còn “dư âm tiếng trống trận” khủng khiếp mặc dù kẻ đánh trống giờ này cũng đã chết, trống vứt đâu đó trên thành lũy… (câu 3)
Thanh kiếm cũng rất quí, chuôi khảm vàng bạc (kim đao) nay dính máu dơ tanh đã nhét vội vào vỏ kiếm. Sao anh lính không lau chùi sạch máu rồi hãy đặt vào hộp đàng hoàng, như trước khi ra trận con ngựa còn được trang điểm đẹp đẽ nhường kia ?! (câu 4)
Sau cuộc chiến, tâm trí anh đã thay đổi rồi. Cái đẹp còn ý nghĩa gì nữa trên xương máu ngổn ngang ?!
Cuối bài thơ không thấy nhắc tới con ngựa quí nữa, hẳn là nó đã chết rồi, lẫn trong đám xác người và ngựa ngổn ngang ! Có thể lát nữa người ta sẽ lột da nó để bọc thây đồng đội mà vùi chôn.
Chủ nhân bàng hoàng, tiếc rẻ con ngựa. Chàng hoang mang khiếp hãi cuộc chiến tàn khốc vừa rồi. Không một dòng thơ nào tả cuộc xung đột đẫm máu ! Nhà thơ không chịu viết một câu thơ nào tả sự đâm chém điên cuồng của con người trong thời đại ấy.
Bố cục bài thơ thật kỳ lạ: Câu 1 tả cảnh trước khi ra trận, câu 2,3,4 tả cảnh hậu chiến. Thi nhân chẳng chút quan tâm tới công thức “đề- thực- luận- kết”. Lí Bạch phá cách dữ dội mà làm nên kiệt tác.
Quan điểm nhân sinh của thi nhân họ Lý thật độc đáo, sâu sắc qua một bài tứ tuyệt miêu tả chiến tranh. Tư tưởng nhân đạo, phản chiến của ông cao vời vợi, nghệ thuật thi ca hàm súc kì thú khác người …
3. Tuyệt cú (Đỗ Phủ)
Lưỡng cá hoàng li minh thuý liễu
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền
Tuyệt cú (có người dịch là Câu thơ trác tuyệt)
Hai con chim oanh kêu vang trong đám liễu biếc
Một hàng cò trắng bay hướng lên trời xanh
Song cửa chứa núi Tây Lĩnh tuyết đọng ngàn năm
Ngoài cửa, đậu sẵn những con thuyền xứ Đông Ngô xa vạn dặm
(Lãng tử)
Dịch thơ
Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc,
Một đàn cò trắng vút trời xanh.
Ngàn năm tuyết núi song in sắc
Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình.
(Tản Đà)
Thưởng thức
Lúc này nhà thơ đang phiêu bạt ở nơi xa, tạm ở trong một căn lều cỏ do bạn hữu góp sức làm giúp. Đường về quê Hà Nam phải qua xứ Đông Ngô (Giang Tô)- chú thích của sách gốc. Bài thơ như bộ tranh tứ bình, kết cấu liên hoàn diễn tả một tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ.
Ngồi buồn lặng lẽ một mình, chợt nghe tiếng đôi chim oanh ríu rít từ phía đám cây liểu xanh bên hông nhà. Tiếng hót của chim rất trung thực, vui buồn cứ lộ hết ra. À… đó là một đôi chim trống mái đang vui vầy trong tổ ấm. “Minh” là kêu vang lên, tưởng như làm rung động cành liễu xanh biêng biêc. Nghe đôi chim hạnh phúc trong tổ ấm (đúng nghĩa đen của “tổ ấm” đấy nha, chả hiểu sao cái loài người ở nhà cao cửa rộng cũng thích điệu đàng gọi ngôi biệt thự bê tông một hay nhiều tầng của họ là “tổ ấm” ?!) thi nhân bỗng nhớ nhà, nhớ vợ hiền ở nơi xa…Hay là ta quay về nhà thôi…(câu 1)
Bước ra cửa lều vươn vai ngẩng nhìn trời xanh, chợt thấy một đàn cò trắng đang bay vút lên theo con đầu đàn lãnh đạo. Nhà thơ nhớ tới những ngày cùng bạn hữu hăm hở trên đường lập công danh, sải cánh trên chốn giang hồ tự do…(câu 2)
Băn khoăn lựa chọn hướng nào đây, tiếp tục như đàn cò trắng hay quay về nhà như đôi chim oanh ?
Quay vào nhà, thẫn thờ ngồi nhìn qua song cửa, thấy xa xa là ngọn núi Tây Lĩnh. Nhà thơ cảm thấy cái lạnh của “tuyết đọng nghìn năm”. Thực vậy chăng? Ngọn núi rất xa kia mà, xa đến mức ngọn núi thu nhỏ gọn trong cửa sổ, theo luật viễn cảnh. Khí lạnh của ngọn núi từ xa khó mà làm lạnh cả thi nhân. À, vậy là thi nhân lạnh từ trong lòng mình rồi. Nhiệt huyết tung cánh bươn chải chốn giang hồ đã nguội rồi, chí công danh cũng nguội rồi, nguội đến nỗi thế. (Trong thi ca người ta gọi đó là cảm giác nhầm lẫn, nhà thơ đôi khi nhầm lẫn thế) (câu 3 là câu luận, lúc này nhà thơ có quyền giãi bày lòng mình mà). Đỗ Phủ mượn ngọn núi Tây Lĩnh nói hộ lòng mình, quyết không tự nói ra (hỡi ôi thi nhân cổ điển gan lỳ quá, Lãng tử xin chào thua).
Thi nhân nhìn ra dòng sông trước cửa, có một con thuyền mang dấu hiệu Đông Ngô (Giang Tô) đậu sẵn, như đang chờ khách đi dò dọc. Quê nhà Đỗ Phủ thuộc tỉnh Hà Nam, muốn trở về theo đường tiện lợi nhất thì phải qua Giang Tô… (câu 4)
Lãng tử xin phép đố bạn đọc của Anh Vũ blog một câu: cuối cùng thì Đỗ Phủ có bước lên con đò ấy về quê không nào ? Tôi không biết. Nãy giờ thi nhân chả hành động gì, chả nói gì, chỉ để mắt nhìn qua bốn cảnh vật diễn tả trên 4 câu tứ tuyệt.
Bài thơ có hai cặp đối rất hoàn chỉnh (loại 3). Mong bạn đọc chỉ cho biết “đối kiểu gì”?
Lại xin đố câu thứ 3: câu thơ nào kỳ diệu nhất trong bài tứ tuyệt được thi nhân đặt tên là TUYỆT CÚ? (đành rằng câu thơ nào cũng hay rồi)
Sẽ có các phần thưởng giá trị cho hai câu trả lời hay nhất do chủ nhân Anh Vũ gửi tặng..
Chúng ta cùng trở lại bến “Phong kiều dạ bạc” của Trương Kế.
Cảnh nửa đêm trên một bến thuyền
Mỗi câu là một cảnh vật.
Không có Sự gì xảy ra, ngoài một tiếng chuông chùa kết thúc bài thơ.
Duy có một chút TÌNH xen vào câu 2 (“sầu miên”: ngủ mà buồn rầu)
… chúng ta tìm đến thôn Đào Hoa, đến trước cánh cửa ngõ nhà thôn nữ.
Trên cánh cửa ghi bài thơ tứ tuyệt.
Cảnh 1: Cánh cửa khép hờ trước mắt.
(Tích niên kim nhật thử môn trung)
Cảnh 2: Nhà thơ nhìn thấy thiếu nữ đứng bên cây hoa đào (hoa mắt choáng váng không phân biệt được màu hồng hoa đào và hồng nhan), Chàng kiếm cớ bước vào xin nước uống… Uống rồi trò chuyện tào lao vài câu rồi đi sau, biết lấy cớ gì ở lại?! ..
(Nhân diện đào hoa tương ánh hồng)
Cảnh 3. Một năm sau chàng quay lại, không thấy hồng nhan, băn khoăn dò hỏi nàng ở nơi nao.
(Nhân diện bất tri hà xứ khứ)
Cảnh 4. Hoa đào năm ngoái cười giỡn với gió xuân.
(Đào hoa y cựu tiếu đông phong)
Bài thơ gồm Cảnh và Sự. Không thấy chữ nào nói chàng Thôi Hộ si tình, chàng nhớ, chàng yêu, chàng thất vọng. Nhưng bạn đọc đểu hiểu rõ sự tình ấy nha.
Và lần tìm tới thăm Hoàng hạc lâu ở tỉnh Hồ Bắc.
(xin xem bài “Thực và ảo” trong Hoàng hạc lâu trên Blog Anh Vũ)
Nhà thơ Thôi Hiệu không vẽ cảnh lầu hạc, bởi ông đâu có quan tâm cái lầu cao hay thấp, xấu hay đẹp. Đến nơi đó, ông chỉ dáo dác tìm con Hạc. Nhìn lên trời thấy bạch vân và cùng ngóng đợi. Mỏi mắt, thất vọng, ông nhìn ra xung quanh thấy cảnh bờ sông hàng cây in mặt nước sông Hán, bãi cồn Anh Vũ xa xa cỏ non xanh rì.. Hình ảnh cuộc sống hiện thực tràn sinh lực và tươi đẹp quyến rũ chừng nào.. Quay bốn hướng ngơ ngác tự hỏi làng quê ta ở phiá nào. Chẳng cần nói “nhớ nhà” nhưng ta biết chắc ông đành phải muốn về nhà. Không nén được một tiếng thở dài trước khi quay gót, ông viết “Khói sóng trên sông làm ta buồn bực” (!)
Có người bình luận rằng, cái hay của bài Hoàng hạc lâu dồn lại một chữ “sầu”. (bình luận tào lao quá, bạn hỉ ?- Lãng tử trộm nghĩ vậy. Thôi Hiệu chả cần nói “sầu” thì chúng ta
cũng cảm thấy như thế thôi.
Tái bút:
E rằng có bạn đọc điên tiết bảo “gớm cái nhà ông Giang Nam Lãng tử này chỉ giỏi biạ đặt, hư cấu, tán dóc. Thi nhân người ta viết có bốn câu thơ mà ông nói tràng giang đại hải…?”
Lãng tử sẽ thưa lại: tôi không biết, tôi chỉ đọc thơ rồi nó bật ra những cái ý nghĩ ấy, bèn ghi nó ra giấy thôi.
Giang Nam lãng tử
-------------
PS1: Gần đến ngày 30/4, đọc bài thơ Quân hành của Lý Bạch, rồi đọc lời bình của GNLT, tự nhiên tôi nghĩ, giá mà người ta đọc thơ và hiểu thơ nhiều hơn, thì có lẽ sẽ có ít chiến tranh hơn, và những cuộc chiến nếu có cũng bớt tàn khốc hơn. Hay ít ra, là sau cuộc chiến, người ta sẽ có những ứng xử nhân văn hơn hiện nay, nhỉ?
PS2: Các bạn ơi, bài viết đăng lên sáng nay còn sót một chỗ, anh GNLT mới bổ sung và tôi đã đưa lên (phần có tô highlight màu xám), rất hay, bỏ qua rất uổng. Các bạn đọc nhé!
PS3: Trong phần mới bổ sung, tô màu xám, có mấy câu đố của anh GNLT, đó là đố vui có thưởng do tác giả GNLT ra câu đố nhưng lại đá trái banh sang cho Anh Vũ thưởng! Xin đính chính: phần có thưởng ấy là do anh GNLT đặt ra chứ chủ nhân blog này ... vô can ạ! Ai muốn bắt đền thì xin vào trang GNLT (giangnamlangtu.wordpress.com) để đòi nhé!
Cô viết thơ Đường thơ muối khó hiểu quá !
Trả lờiXóa