Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Dưới mắt học giả nước ngoài: LỜI BIỆN HỘ “KHÔNG CÓ GÌ MỚI” (Liam Kelley)

Mọi người đọc blog này của tôi đều biết rằng tôi thích viết lời dẫn cho những bài của người khác đăng lại trên blog của mình. Nhưng với bài viết này – của GS Liam Kelley thuộc ĐH Hawaii mà tôi đã từng giới thiệu trên blog này – thì tôi sẽ không viết lời dẫn.

Vì nó không cần thiết.

Và cũng vì … – và tôi nghĩ các bạn cũng sẽ như vậy – sau khi đọc xong bài viết của GS Liam Kelley thì tôi thấy … lặng đi, không thể nói gì được nữa, thực thế!

Tại sao ư? Các bạn đọc đi sẽ rõ.

Và cám ơn anh Hồ Trung Tú đã không chỉ “giao việc” mà còn thúc giục tôi dịch bài viết này để giới thiệu đến mọi người. Mặc dù tôi đang rất bận, nhưng đọc (và dịch) xong thì thấy quả thật nó rất đáng để dịch và phổ biến.

Enjoy các bạn nhé!
--------------
http://leminhkhai.wordpress.com/2013/04/10/the-excuse-of-khong-co-gi-moi/

The Excuse of "Không có gì mới”

I’ve noticed something.


Whenever Vietnamese scholars are confronted with ideas that contradict what has been said in Vietnam, they say about that scholarship “Không có gì mới” (“there is nothing new [about this]”).

Most recently I think I wrote about this somewhere on this blog in talking about Dương Trung Quốc’s comments about Huy Đức’s Bên Thắng Cuộc. But I hear the same comment about anything I say, or anything anyone else says that contradicts the official discourse in Vietnam.

Tôi có một phát hiện.

Bất cứ khi nào các học giả VN phải đối diện với những ý tưởng khác biệt với những điều được xem là chính thống ở VN, là họ lại đưa ra nhận xét rằng điều đó “không có gì mới”.

Gần đây hình như tôi đã viết về điều đó ở trên blog này khi tôi nói về những nhận xét của DTQ về cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức. Nhưng những nhận xét tương tự như vậy tôi cũng được nghe mỗi khi tôi nêu ra một điều gì, hoặc bất kỳ ai khác có nêu ra một điều gì không giống với những điều mà hệ thống chấp nhận.

Ok, so if “Không có gì mới” is a way to critique scholarship, then it must mean that there is scholarship in Vietnam that is truly “mới” (new). So where is that scholarship? Who are the Vietnamese scholars who are producing scholarship that is considered “mới”? What are the titles of these works? I honestly have no idea what is being produced that is considered “mới.”

OK, nếu nhận xét “không có gì mới” là một cách đưa ra lời phê bình về mặt học thuật, thì những người đưa ra lời phê bình ấy chắc phải có hàm ý rằng ở VN có những điều thực sự mới mẻ về mặt học thuật. Vậy, điều mới mẻ về mặt học thuật ấy ở đâu? Những học giả VN đã đưa ra những điều mới mẻ về mặt học thuật ấy là ai thế? Tên các tác phẩm của họ là gì? Vì quả thật tôi không hề biết đến những tác phẩm đã được viết ra và đáng được xem là “mới” này.

And what is it that makes this scholarship “mới”? Is it cutting-edge scholarship that is creating a new way of viewing the past, like Indian scholars did with the field of subaltern studies? If so, what are the arguments of this cutting-edge “mới” scholarship that Vietnamese scholars are producing?

Mà điều gì đã làm cho những tác phẩm này được xem là “mới” nhỉ? Phải chăng đó là các tác phẩm đã sử dụng những phương pháp hiện đại để tạo ra một cách nhìn mới về quá khứ, như những học giả Ấn Độ đã làm khi nghiên cứu “giai cấp cùng đinh”*? Nếu vậy, những lập luận mà các học giả VN đã tạo ra từ những phương pháp hiện đại mới mẻ này là gì thế?

*Ghi chú của người dịch: “subaltern studies” là một thuật ngữ của ngành lịch sử/nhân học/văn hóa học, không rõ được dịch ra tiếng Việt là gì, người dịch không phải chuyên ngành nên dịch tạm vậy, ai có nghề xin sửa giúp nhé. Có thể tham khảo ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Subaltern_(postcolonialism)

In saying “Không có gì mới,” do Vietnamese scholars think that they are equal participants in the world of global scholarship (and therefore can evaluate scholarship in that context)? If so, what works have they produced that stand side-by-side with the works that have been produced in other countries in the past several decades? What gives a Vietnamese scholar the right to criticize another work by saying “Không có gì mới”?

Khi đưa ra nhận xét “không có gì mới”, phải chăng các học giả VN nghĩ rằng họ là những thành viên bình đẳng của thế giới học thuật toàn cầu (và trong bối cảnh ấy họ có thể đưa ra nhận xét về giá trị học thuật của các tác phẩm của người khác)? Nếu vậy, những tác phẩm nào của họ có thể đưa ra để so sánh với những tác phẩm đã được viết ra tại các quốc gia khác trong nhiều thập kỷ vừa qua? Điều gì đã cho phép một học giả VN cái quyền phê phán tác phẩm của người khác bằng nhận xét “không có gì mới”?

Is there a valid scholarly reason why I keep hearing this critique? Or is this just an emotional response that is uttered out of a sense of inferiority? If it is the former, then demonstrate the scholarship that defends such a comment (who has produced scholarship that rivals what Huy Đức has done, for instance?). If it is the latter, then people should stop criticizing the work of others and get to work to produce scholarship that is truly “mới.” That is something that everyone will benefit from.

Có lý do chính đáng nào (về mặt học thuật) khiến tôi cứ phải nghe mãi lời nhận xét này không? Hay đó chỉ là một phản ứng cảm tính được thốt ra trong tâm trạng mặc cảm? Nếu quả thật là có lý do thì xin hãy chỉ ra những chứng cứ khoa học cho thấy nhận xét ấy là đúng (ví dụ, đã có ai viết ra được cái gì có thể xem là "cạnh tranh" được với HĐ hay không?) Còn nếu đó là do mặc cảm, thì mọi người hãy dừng lại đừng chỉ phê phán người khác như thế mà hãy lo đi nghiên cứu để tạo ra những gì thực sự là "mới" đi. Như thế thì được cả đôi bên đấy!

As far as I can tell, saying “Không có gì mới” is just a way to justify to oneself the mediocrity of the present. But there is no justification for mediocrity, because excellence is always attainable.

Theo như tôi biết thì lời nhận xét “không có gì mới” chẳng qua chỉ là một cách để các học giả VN tự biện hộ cho sự tầm thường hiện có của mình mà thôi. Nhưng thực ra chẳng có cách nào biện hộ cho sự tầm thường được, vì không có gì có thể cản trở chúng ta đạt đến đỉnh cao.

8 nhận xét:

  1. Bài trả lời của ông Dương Trung Quốc trên BBC về "Bên Thắng Cuộc" đúng là đầy ngụy biện, yếm thế. Có lẽ nó xuất phát từ mặc cảm học thuật và giá trị bản thân, mặt khác có lẽ nó cũng là một sự phê phán được chỉ đạo.

    http://sinpen.wordpress.com/2013/01/27/duong-trung-quoc-va-ben-thang-cuoc/

    Trả lờiXóa
  2. KHÔNG CÓ GÌ MỚI thật ra cũng là một câu phát ngôn không có gì mới ở Việt Nam ! Người bình dân Việt Nam cũng thường hay nói cụm từ này để nhận xét chung chung về một vật, một người hay một sự việc.Và không ai bắt họ phải chứng minh điều họ nói cả, dù nhận xét của họ có thể sai. Thí dụ cái máy Ipad mới ra hôm trước có thể " không có gì mới " về mặt hình thức nhưng thật sự " có nhiều cái mới " về mặt tính năng kỹ thuật mà cảm quan không thể thấy được.

    Tuy nhiên cụm từ tưởng như bình dân vô hại nói trên " KHÔNG CÓ GÌ MỚI " thật sự trở nên nguy hiểm khi nó được thốt ra bởi một số quan chức và những nhà học thuật. Anh Kelly thông cảm nhé, bởi ngoài cụm từ đó ra họ không tìm ra một cụm từ nào khác khả dĩ có thể che đậy được CÁI THIẾU HIỂU BIẾT hoặc KHÔNG HỀ BIẾT của họ!

    Tuy nhiên nguy hiểm nhất là khi cụm từ " KHÔNG CÓ GÌ MỚI" được thốt ra bởi những vị học giả , quan chức BIẾT RẤT RÕ SỰ KHÁC BIỆT, nhưng phải nói như vậy để khỏi ĐI THEO và LÀM THEO NHỮNG ĐIỀU MỚI và ĐÚNG ĐẮN ấy. Tại sao ư ? Anh Kelly cứ hỏi những người bình dân Việt Nam đi là biết liền ! Tôi đoán là họ sẽ trả lời anh Kelly như thế này :bỏ đi đừng hỏi anh Kelly ạ ! Chuyện KHÔNG CÓ GÌ MỚI !Đó là chuyện BIẾT RỒI- KHỔ LẮM- NÓI MÃI mà !
    Hay là bởi AI CŨNG HIỂU CHỈ CÓ MÌNH ANH KELLY KHÔNG HIỂU ta !

    Trả lờiXóa
  3. Đây là hậu quả của việc “lấy chủ nghĩa mác-lênin làm nền tảng tư tưởng” (điều 4 HP). Không biết có ai trong hàng vạn học giả, GS-TS mác lê đọc bài dịch này không?( tiếng “đế quốc” thì nhất định họ không đọc rồi). Mà họ không có mặc cảm tự ti (sense of inferiority) như giả định của tác giả đâu. Trái lại họ có mặc cảm tự tôn (sense of superiority.): tự cho là đỉnh cao trí tuệ, dân chủ gấp vạn lần ……
    Tú Đoàn.

    Trả lờiXóa
  4. Is Prof Liam Kelley and Le minh Khai the same person? If the answer is YES, then the author "khong phai la nguoi nuoc ngoai" but "la nguoi Viet Nam hai ngoai".

    Trả lờiXóa
  5. Does he look like "la nguoi Viet Nam hai ngoai" to you?

    http://manoa.hawaii.edu/history/node/44

    Trả lờiXóa
  6. Khe khe,bài viết của Prof Liam Kelley cũng "không có gì mới"too.Tôi dốt tiếng Anh,nói theo giáo sư Hiến :Cái nước mình nó vậy.
    Đỉnh cao trí tuệ mà lị.Chúc mọi người những ngày cuối tuần vui vẻ.Cám ơn nữ sĩ PA.đã dịch.

    Trả lờiXóa