"Nghệ thuật trùng điệp trong thi ca" là một phần của bài viết rất ngắn nằm trong loạt bài "bổ túc văn hóa" của anh GNLT dành cho tôi, một đứa học trò tuy vừa lười vừa dốt nhưng cũng tự biết cái hay (rất ít) và cái dở (rất nhiều) của mình, và vì thế, vẫn chưa đến nỗi vứt đi mà còn có thể sửa chữa được (phải không thầy GNLT?).
Xin bài viết ấy ở dưới đây để lưu cho mình (và chia sẻ đến với ai có quan tâm).
---------------
NGHỆ THUẬT TRÙNG ĐIỆP TRONG THI CA
(蟲叠: trùng điệp/trùng trùng/ điệp điệp: chồng lên, lớp lớp. Loại chữ Hán tượng hình, nhìn vào nét chữ cũng thấy điều đó, chữ Hán dễ ợt !)
Có nhiều kiểu trùng điệp trong thi ca.
Giản đơn nhất là trùng “âm” do gieo “vần” tạo ra.
Kế đó “điệp từ, điệp ngữ” (từ, ngữ lặp lại) là biện pháp dễ nhìn thấy trong thi ca, nhưng cần tránh lặp từ trong văn xuôi.
Còn các yếu tố trùng điệp khác: như “hình ảnh, câu, đoạn, ý” cũng được lặp lại khi cần thiết .
Trong bài hát đôi khi có “điệp khúc” . Ngắt nhịp đều đặn trong âm nhac và thơ (tiết tấu: nhanh chậm...) cũng là một kiểu trùng điệp nhịp
Bản chất của trùng điệp là thể hiện tâm trạng day dứt của người làm thơ (day dứt: trở đi trở lại trong tâm trí). “Tâm trạng day dứt, trăn trở”: chính là cái trùng điệp gốc nhưng ẩn kín trong toàn bài thơ! Bởi nếu mọi sự tình cứ rõ ràng dứt khoát thì chẳng cần đến thơ nữa ! Chỗ này cần đến sự hỗ trợ cuả “vần” tức là “trùng điệp âm” để tô đậm cái trùng điệp tâm trạng.
---------
Bài viết mà thầy GNLT gửi cho tôi không có ví dụ, nhưng tôi nghĩ có lẽ cần có một vài ví dụ ở đây để minh họa những điều đã được nêu ở trên. Và tôi nhớ đến một bài thơ mà có lẽ sẽ minh họa rất tốt về nghệ thuật trùng điệp ở trên, nên đăng ở dưới đây và hy vọng nó sẽ không sai lý thuyết. (Nếu sai, xin thầy GNLT sửa lại nhen thầy.)
Vâng, bài thơ ấy là bài Tràng giang của Huy Cận. Các bạn thưởng thức dưới đây nhé.
Tràng giang
(Huy Cận)
(Huy Cận)
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Lòng quê dợn dợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Hay quá phải không các bạn?
Khuyến mãi: Các bạn đọc thêm bài bình thơ ở đây nhé: http://4phuong.net/ebook/48229097/bai-tho-trang-giang-cua-huy-can.html.
Khuyến mãi: Các bạn đọc thêm bài bình thơ ở đây nhé: http://4phuong.net/ebook/48229097/bai-tho-trang-giang-cua-huy-can.html.
BlogAnhVu ơi! Liên hệ với chị bằng e-mail nào đây?
Trả lờiXóaXin chào bạn, email của tôi là vtpanh@gmail.com. Hân hạnh làm quen.
XóaTràng giang có nhiều từ láy, một kiểu trùng điệp:
Trả lờiXóa- Điệp điệp/ song song/ lớp lớp/ đìu hiu. lặng lẽ/ dợn dợn...
vừa tả cảnh vừa tả tình hiệu quả cao
( bận quá nên đáp từ chậm trễ, xin tha trách)
Câu thơ kết bài Tràng Giang dở nhất trong bài, phản bội cả bài thơ
Trả lờiXóa(Không dám chê Nữ sĩ theo quy chế Anhvu Blog, đành phải chê Huy Cận vậy)
Nhân chúng ta đang bàn về đề tài TỨ TUYỆT, mong bà chủ blog Anhvu chỉ ra thể loại của Tràng Giang (?)
Trả lờiXóa