Trước khi đăng bài viết giới thiệu về thơ Đường của "thầy" GNLT, xin có mấy dòng giải thích dài dòng dưới đây.
Số là anh GNLT (http://giangnamlangtu.wordpress.com), một bạn đọc của blog này, là một thầy giáo dạy Văn với đâu đó 40 năm thâm niên, chuyên dạy văn học nước ngoài, hình như thế, trong đó văn học Trung Hoa và thơ đời Đường chính là sở trường của anh. Đọc bloganhvu lâu nay, anh GNLT nhận ra rằng chủ nhân blog là người thích thơ, kể cả thơ Đường, nhưng lâu lâu lại tỏ ra ... mất căn bản trầm trọng, và có những phát biểu ... rất lăng nhăng, cảm tính, đoán mò về ý nghĩa của các bài thơ.
Với trách nhiệm của một người cả đời nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường, "thầy" GNLT rõ ràng khó lòng có thể chấp nhận những phát biểu như vậy, mà lại là ở một người quen nữa chứ. Và đó là lý do tôi đã nhận được những bài viết (well, thực ra là bài giảng) của "thầy" GNLT gửi đến qua mail để mà đọc, để mà giúp ... xóa nạn mù Đường thi của tôi đi, cho nó đỡ ngứa mắt mỗi khi đọc blog của tôi, hi hi.
Tôi đã đọc (thoáng qua thôi), và thấy bài soạn của anh GNLT khá bài bản, công phu, nếu chỉ để cho một mình tên học trò vừa lười vừa dốt là tôi đọc thì phí quá, nên đưa lên đây để cùng chia sẻ với mọi người. Ngoài ra, đưa lên blog còn giúp tôi lưu và tìm lại bài một cách dễ dàng hơn (với chức năng tìm kiếm trên blog), chứ lưu bằng file trong máy thì sẽ khó tìm hơn nhiều, vì trong máy tôi chứa quá nhiều thứ lộn xộn.
Cuối cùng, tựa bài của anh GNLT gửi cho tôi là Nhập môn Đường thi, nhưng tôi thấy chữ "nhập môn" nghe ... nghiêm túc quá và hơi khô khan nữa (ấy là đối với học sinh lười và dốt như tôi thôi), nên mới bày đặt đổi lại cái tựa như các bạn đã thấy ở trên, cho nó ... là lạ, hấp dẫn chút vậy mà. Nếu có gì sai (vì nó là tiếng Hán Việt) thì "thầy" GNLT cứ cạo sửa học trò tới bến nhen thầy! Nhưng xin báo trước: thầy mà khắt khe quá thì học trò trốn mất tiêu, lúc ấy có khi thầy lại năn nỉ để học trò nó học ... giùm cho đấy nhé!
Nào, chúng ta cùng học Đường thi. Bài của thầy dài hơn, tôi cắt ngắn ra cho đỡ ... ngán đây này. Sẽ còn những bài sau, các bạn nhé.
-----------------
THƠ ÐƯỜNG (đường thi)
Văn học thời Ðường rất phát triển, trước hết là nhờ đa nguyên tu tưởng (ba hệ tư tưởng Nho, Phật và Ðạo đều được tự do thịnh hành), vua chúa khuyến khích thi văn, nền giáo dục cổ vũ làm thơ qua thi cử… Nổi bật nhất là thơ, sau đến họa và nhạc. Văn xuôi cũng bắt đầu nở rộ.
Thơ Ðường tiếp thu, kế thừa cả quá trình phát triển lâu dài của thơ ca Trung Quốc (từ Kinh Thi, Nhạc Phủ, thơ Kiến An, Sở từ, dân ca hào phóng miền Bắc, dân ca uyển chuyển phương Nam và lí luận thơ ca của các thời đại trước.
Ở Trung Quốc, 2 300 tác giả và 60 000 bài thơ đã được sưu tập. Ở Việt Nam đến nay mới chỉ dịch Việt ngữ khoảng 1 000 bài (tuy mới có 1/60 nhưng là tinh tuyển rồi).
Thơ Ðường phát triển theo bốn giai đoạn Sơ - Thịnh - Trung - Vãn.
Sơ Ðường là giai đoạn chuẩn bị mọi mặt cho thơ, còn mang tính chất uỷ mỵ với bốn nhà thơ nổi tiếng (Sơ Đường tứ kiệt): Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Tân và Lạc Tân Vương. Cuộc đời họ gặp nhiều bất hạnh nhưng trong thơ vẫn có những tình cảm tích cực lành mạnh. Sau đó, Trần Tử Ngang đề xướng chủ trương khôi phục tinh thần phong nhã và đặt nền móng cho thơ hiện thực. Nhược điểm của thời kỳ này là khi viết về chiến tranh, âm hưởng chủ đạo của họ là khẳng định, ca ngợi.
Thịnh Ðường là giai đoạn rực rỡ nhất của thơ, đạt đến sự thống nhất hoàn mỹ giữa nội dung và hình thức với nhiều nhà thơ lớn, nhiều lưu phái, có khi chỉ hai nhà thơ tạo đủ ra một thi phái (nguyên gốc gọi là “lưu phái”, nhưng người Việt ưa gọi nhầm là “trường phái” (cùng học một trường, cùng thầy mới gọi là “trường phái” được).
Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy là những cây bút lỗi lạc vang danh thên hạ bên cạnh Vương Xương Linh, Cao Thích, Sầm Tham, Mạnh Hạo Nhiên, Lý Kỳ…
Trung Ðường, có thể coi Ðỗ Phủ là chiếc cầu nối giữa Thịnh Ðường và Trung Ðường. Thơ ông phản ánh hiện thực xã hội một cách sâu rộng. Hiện tượng nổi bật là phong trào thơ phúng dụ trữ tình của Bạch Cư Dị thể hiện sự đồng tình sâu sắc với nhân dân và phản ánh sinh động mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội (nổi bật với bài "Tì bà hành"). Trong khi đó, một số nhà thơ vẫn sáng tác theo lối điền viên. Liễu Tông Nguyên làm thơ ngụ ngôn rất sở trường, phản ánh nỗi khổ của dân chúng và phê phán bọn thống trị. Do bất mãn, u hoài, bực bội đôi khi ông rơi vào hư vô. Lí Hạ là nhà thơ có biệt tài xây dựng tứ thơ độc đáo, hình ảnh kỳ lạ, từ ngữ mới mẻ (quỉ tài).
VÃN ĐƯỜNG
Ðến thời này vẫn còn nhiều nhà thơ tài năng xuất hiện với cảm hứng Ðạo giáo, có ít nhiều tiến bộ như Tào Nghiệp, Ôn Ðình Quân, Lý Thương Ẩn và Ðỗ Mục, chia thành nhiều nhóm “lãng mạn" khác nhau.
Một vài đặc điểm nổi bật của Đường thi:
(Phân loại, bố cục, luật ngữ âm, luật đối và luật vần)
1.Mấy đặc điểm chung về ngôn ngữ và cảm hứng chủ đạo
Ngôn ngữ thơ Ðường trong sáng, tinh luyện, tiết kiệm ngôn từ, súc tích, cô đọng. Ít khi thơ chịu nói hết ý, và không nói trực tiếp, mà chỉ dựng lên hàng loạt mối quan hệ để cho độc giả tự suy luận, còn gọi "vẽ mây, nẩy trăng " (chỉ tả đám mây, nhưng ta cảm thấy có vầng trăng khuất ở phía sau), ý ở ngoài lời, ý đến mà bút không đến, bút dừng mà ý không dừng, lời hết mà ý chưa hết...
Thơ Ðường luật có vẻ gò bó về hình thức nhưng vẫn dung nạp nhiều thủ pháp khác nhau, bảo đảm cho sự năng động của mọi nhà thơ, phổ biến nhất là thủ pháp ám thị và gợi ý.
Khái quát, thơ Ðường chịu chi phối bởi ba cảm hứng chủ đạo:
Cảm hứng 1: hướng về thế sự trước mắt, thơ u hoài, nặng niềm ưu tư xã hội, đó là cảm hứng của nhà Nho.
Cảm hứng 2: hướng về tư tưởng Ðạo giáo yêu thiên nhiên, cố xa lánh việc đời, theo tư tưởng Lão - Trang
Cảm hứng 3: hướng về Phật giáo, cố xa lánh đời nhưng vẫn còn gần gũi nhân thế.
Hai cảm hứng sau mang đậm tính trữ tình lãng mạn.
Có những bài thơ xen kẽ hai cảm hứng phức hợp, diễn tả đấu tranh nội tâm. Trong một đời thơ, có những thi nhân phải nhiều lần đổi thay cảm hứng. Thông thường, thời trai trẻ "lập ngôn" bằng cảm hứng Nho giáo. Về già, cảm hứng Ðạo giáo hoặc Phật giáo lại giành thế chủ đạo.
(còn tiếp)
-------
Phần thắc mắc của học trò PA:
1. Trong khi đó, một số nhà thơ vẫn sáng tác theo lối điền viên. Sáng tác theo lối điền viên là sao hả thầy GNLT?
2. phổ biến nhất là thủ pháp ám thị và gợi ý. Thầy có thể cho ví dụ về mấy thủ pháp này không ạ? Nhất là thủ pháp "ám thị".
Cám ơn thầy GNLT nhiều nhiều.
-------------
Trả lời của thầy GNLT
1. Trong khi đó, một số nhà thơ vẫn sáng tác theo lối điền viên.
Cách phân chia đơn giản (hơi cổ xưa) gồm 03 phái:
“Phái điền viên” (nghĩa hẹp: phái ruộng vườn) đề tài cuộc sống hòa bình, nhà thơ vui thú điền viên, có chút băn khoăn về triết học… (Hồ Chí Minh đã viết bài phê phán nhóm này qua bài “Khán Thiên gia thi hữu cảm” (Cảm nghĩ đọc tập Thiên gia thi) trong Nhật ký trong tù, có câu “Thơ xưa (chỉ) yêu cảnh thiên nhiên đẹp…Nay ở trong thơ nên có thép…). Như các bài “Tầm ẩn giả bất ngộ” của Giả Đảo, “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy, “Đề đô thành nam trang” của Thôi Hộ”, “Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu, .v.v.…
“Phái biên tái” (phiên âm khác: phái biên ải, biên giới cửa khẩu, thành lũy nơi xảy ra giao tranh dữ dội), gồm các nhà thơ quan tâm đề tài chiến tranh liên miên ở nhà Đường. Nổi bật là các bài tứ tuyệt “Quân hành”, “Xuân tứ” và “Song yến ly” của Lý Bạch , “Thạch hào lại” của Đỗ Phủ, “Lương châu từ” của Vương Hàn.v.v…
“Phái xã hội”: nhà thơ quan tâm đến các mâu thuẫn xã hội, sự bất công, éo le với cảm hứng phê phán chế độ phong kiến. Nổi bật như “Tì bà hành, Mại than giả” của Bạch Cư Dị. v.v…
Phái nào cũng có nhiều nhà thơ xuất sắc, để lại nhiều kiệt tác. Lý Bạch và nhiều thi nhân khác có sáng tác trong cả ba phái (thế thì còn gọi gì là phe phái nữa! Nên gọi là ba nhóm đề tài thì đúng hơn - Lãng tử)
2. phổ biến nhất là thủ pháp ám thị và gợi ý.
Thủ pháp “Ám thị” là dấy động tâm tưởng và ý nghĩa ẩn giấu sau tấm màn che phủ. Như bài “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy…
“Đào hồng phục hàm túc vũ
Liễu lục cánh đới triêu yên
Hoa lạc gia đồng vị tảo
Oanh đề sơn khách do miên”.
(dịch nghĩa: Hoa đào hồng vẫn còn ngậm nước mưa
Liễu xanh lại đầm sương sớm như khói bám
Hoa rụng người hầu chưa quét
Chim oanh cất tiếng, khách núi vẫn ngủ say)
Bạn đọc phải tưởng tượng, rung cảm thế nào trên bức tranh chung thì mới hiểu ý nghĩa bài thơ…Kiểu như bức họa “Mona Lisa” của Leonardo Da Vinci, tùy ý người xem cảm nhận và bình luận.
Thủ pháp“Gợi ý” tức là chỉ “tả” (tựa như chụp ảnh) mà không “nói năng” gì, phổ biến hơn “ám thị” … (trong thủ pháp “gợi ý” cũng có bao hàm “ám thị”)
Như bài “Tuyệt cú” của Đỗ Phủ:
“Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền”
(xin khất phần bình giảng qua bài sau VỀ “TỨ TUYỆT”).
Phân tích kiểu bài này rất khó, cần nhiều lý trí, tổng hợp cả bài theo một logic nào đó thì mới khám phá được ý tứ nhà thơ. Thủ pháp “gợi ý” là đặc trưng của cổ thi, khác hẳn thơ hiện đại ưa “điệu nói” nhiều hơn.
GNLT
Số là anh GNLT (http://giangnamlangtu.wordpress.com), một bạn đọc của blog này, là một thầy giáo dạy Văn với đâu đó 40 năm thâm niên, chuyên dạy văn học nước ngoài, hình như thế, trong đó văn học Trung Hoa và thơ đời Đường chính là sở trường của anh. Đọc bloganhvu lâu nay, anh GNLT nhận ra rằng chủ nhân blog là người thích thơ, kể cả thơ Đường, nhưng lâu lâu lại tỏ ra ... mất căn bản trầm trọng, và có những phát biểu ... rất lăng nhăng, cảm tính, đoán mò về ý nghĩa của các bài thơ.
Với trách nhiệm của một người cả đời nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường, "thầy" GNLT rõ ràng khó lòng có thể chấp nhận những phát biểu như vậy, mà lại là ở một người quen nữa chứ. Và đó là lý do tôi đã nhận được những bài viết (well, thực ra là bài giảng) của "thầy" GNLT gửi đến qua mail để mà đọc, để mà giúp ... xóa nạn mù Đường thi của tôi đi, cho nó đỡ ngứa mắt mỗi khi đọc blog của tôi, hi hi.
Tôi đã đọc (thoáng qua thôi), và thấy bài soạn của anh GNLT khá bài bản, công phu, nếu chỉ để cho một mình tên học trò vừa lười vừa dốt là tôi đọc thì phí quá, nên đưa lên đây để cùng chia sẻ với mọi người. Ngoài ra, đưa lên blog còn giúp tôi lưu và tìm lại bài một cách dễ dàng hơn (với chức năng tìm kiếm trên blog), chứ lưu bằng file trong máy thì sẽ khó tìm hơn nhiều, vì trong máy tôi chứa quá nhiều thứ lộn xộn.
Cuối cùng, tựa bài của anh GNLT gửi cho tôi là Nhập môn Đường thi, nhưng tôi thấy chữ "nhập môn" nghe ... nghiêm túc quá và hơi khô khan nữa (ấy là đối với học sinh lười và dốt như tôi thôi), nên mới bày đặt đổi lại cái tựa như các bạn đã thấy ở trên, cho nó ... là lạ, hấp dẫn chút vậy mà. Nếu có gì sai (vì nó là tiếng Hán Việt) thì "thầy" GNLT cứ cạo sửa học trò tới bến nhen thầy! Nhưng xin báo trước: thầy mà khắt khe quá thì học trò trốn mất tiêu, lúc ấy có khi thầy lại năn nỉ để học trò nó học ... giùm cho đấy nhé!
Nào, chúng ta cùng học Đường thi. Bài của thầy dài hơn, tôi cắt ngắn ra cho đỡ ... ngán đây này. Sẽ còn những bài sau, các bạn nhé.
-----------------
THƠ ÐƯỜNG (đường thi)
Văn học thời Ðường rất phát triển, trước hết là nhờ đa nguyên tu tưởng (ba hệ tư tưởng Nho, Phật và Ðạo đều được tự do thịnh hành), vua chúa khuyến khích thi văn, nền giáo dục cổ vũ làm thơ qua thi cử… Nổi bật nhất là thơ, sau đến họa và nhạc. Văn xuôi cũng bắt đầu nở rộ.
Thơ Ðường tiếp thu, kế thừa cả quá trình phát triển lâu dài của thơ ca Trung Quốc (từ Kinh Thi, Nhạc Phủ, thơ Kiến An, Sở từ, dân ca hào phóng miền Bắc, dân ca uyển chuyển phương Nam và lí luận thơ ca của các thời đại trước.
Ở Trung Quốc, 2 300 tác giả và 60 000 bài thơ đã được sưu tập. Ở Việt Nam đến nay mới chỉ dịch Việt ngữ khoảng 1 000 bài (tuy mới có 1/60 nhưng là tinh tuyển rồi).
Thơ Ðường phát triển theo bốn giai đoạn Sơ - Thịnh - Trung - Vãn.
Sơ Ðường là giai đoạn chuẩn bị mọi mặt cho thơ, còn mang tính chất uỷ mỵ với bốn nhà thơ nổi tiếng (Sơ Đường tứ kiệt): Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Tân và Lạc Tân Vương. Cuộc đời họ gặp nhiều bất hạnh nhưng trong thơ vẫn có những tình cảm tích cực lành mạnh. Sau đó, Trần Tử Ngang đề xướng chủ trương khôi phục tinh thần phong nhã và đặt nền móng cho thơ hiện thực. Nhược điểm của thời kỳ này là khi viết về chiến tranh, âm hưởng chủ đạo của họ là khẳng định, ca ngợi.
Thịnh Ðường là giai đoạn rực rỡ nhất của thơ, đạt đến sự thống nhất hoàn mỹ giữa nội dung và hình thức với nhiều nhà thơ lớn, nhiều lưu phái, có khi chỉ hai nhà thơ tạo đủ ra một thi phái (nguyên gốc gọi là “lưu phái”, nhưng người Việt ưa gọi nhầm là “trường phái” (cùng học một trường, cùng thầy mới gọi là “trường phái” được).
Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy là những cây bút lỗi lạc vang danh thên hạ bên cạnh Vương Xương Linh, Cao Thích, Sầm Tham, Mạnh Hạo Nhiên, Lý Kỳ…
Trung Ðường, có thể coi Ðỗ Phủ là chiếc cầu nối giữa Thịnh Ðường và Trung Ðường. Thơ ông phản ánh hiện thực xã hội một cách sâu rộng. Hiện tượng nổi bật là phong trào thơ phúng dụ trữ tình của Bạch Cư Dị thể hiện sự đồng tình sâu sắc với nhân dân và phản ánh sinh động mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội (nổi bật với bài "Tì bà hành"). Trong khi đó, một số nhà thơ vẫn sáng tác theo lối điền viên. Liễu Tông Nguyên làm thơ ngụ ngôn rất sở trường, phản ánh nỗi khổ của dân chúng và phê phán bọn thống trị. Do bất mãn, u hoài, bực bội đôi khi ông rơi vào hư vô. Lí Hạ là nhà thơ có biệt tài xây dựng tứ thơ độc đáo, hình ảnh kỳ lạ, từ ngữ mới mẻ (quỉ tài).
VÃN ĐƯỜNG
Ðến thời này vẫn còn nhiều nhà thơ tài năng xuất hiện với cảm hứng Ðạo giáo, có ít nhiều tiến bộ như Tào Nghiệp, Ôn Ðình Quân, Lý Thương Ẩn và Ðỗ Mục, chia thành nhiều nhóm “lãng mạn" khác nhau.
Một vài đặc điểm nổi bật của Đường thi:
(Phân loại, bố cục, luật ngữ âm, luật đối và luật vần)
1.Mấy đặc điểm chung về ngôn ngữ và cảm hứng chủ đạo
Ngôn ngữ thơ Ðường trong sáng, tinh luyện, tiết kiệm ngôn từ, súc tích, cô đọng. Ít khi thơ chịu nói hết ý, và không nói trực tiếp, mà chỉ dựng lên hàng loạt mối quan hệ để cho độc giả tự suy luận, còn gọi "vẽ mây, nẩy trăng " (chỉ tả đám mây, nhưng ta cảm thấy có vầng trăng khuất ở phía sau), ý ở ngoài lời, ý đến mà bút không đến, bút dừng mà ý không dừng, lời hết mà ý chưa hết...
Thơ Ðường luật có vẻ gò bó về hình thức nhưng vẫn dung nạp nhiều thủ pháp khác nhau, bảo đảm cho sự năng động của mọi nhà thơ, phổ biến nhất là thủ pháp ám thị và gợi ý.
Khái quát, thơ Ðường chịu chi phối bởi ba cảm hứng chủ đạo:
Cảm hứng 1: hướng về thế sự trước mắt, thơ u hoài, nặng niềm ưu tư xã hội, đó là cảm hứng của nhà Nho.
Cảm hứng 2: hướng về tư tưởng Ðạo giáo yêu thiên nhiên, cố xa lánh việc đời, theo tư tưởng Lão - Trang
Cảm hứng 3: hướng về Phật giáo, cố xa lánh đời nhưng vẫn còn gần gũi nhân thế.
Hai cảm hứng sau mang đậm tính trữ tình lãng mạn.
Có những bài thơ xen kẽ hai cảm hứng phức hợp, diễn tả đấu tranh nội tâm. Trong một đời thơ, có những thi nhân phải nhiều lần đổi thay cảm hứng. Thông thường, thời trai trẻ "lập ngôn" bằng cảm hứng Nho giáo. Về già, cảm hứng Ðạo giáo hoặc Phật giáo lại giành thế chủ đạo.
(còn tiếp)
-------
Phần thắc mắc của học trò PA:
1. Trong khi đó, một số nhà thơ vẫn sáng tác theo lối điền viên. Sáng tác theo lối điền viên là sao hả thầy GNLT?
2. phổ biến nhất là thủ pháp ám thị và gợi ý. Thầy có thể cho ví dụ về mấy thủ pháp này không ạ? Nhất là thủ pháp "ám thị".
Cám ơn thầy GNLT nhiều nhiều.
-------------
Trả lời của thầy GNLT
1. Trong khi đó, một số nhà thơ vẫn sáng tác theo lối điền viên.
Cách phân chia đơn giản (hơi cổ xưa) gồm 03 phái:
“Phái điền viên” (nghĩa hẹp: phái ruộng vườn) đề tài cuộc sống hòa bình, nhà thơ vui thú điền viên, có chút băn khoăn về triết học… (Hồ Chí Minh đã viết bài phê phán nhóm này qua bài “Khán Thiên gia thi hữu cảm” (Cảm nghĩ đọc tập Thiên gia thi) trong Nhật ký trong tù, có câu “Thơ xưa (chỉ) yêu cảnh thiên nhiên đẹp…Nay ở trong thơ nên có thép…). Như các bài “Tầm ẩn giả bất ngộ” của Giả Đảo, “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy, “Đề đô thành nam trang” của Thôi Hộ”, “Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu, .v.v.…
“Phái biên tái” (phiên âm khác: phái biên ải, biên giới cửa khẩu, thành lũy nơi xảy ra giao tranh dữ dội), gồm các nhà thơ quan tâm đề tài chiến tranh liên miên ở nhà Đường. Nổi bật là các bài tứ tuyệt “Quân hành”, “Xuân tứ” và “Song yến ly” của Lý Bạch , “Thạch hào lại” của Đỗ Phủ, “Lương châu từ” của Vương Hàn.v.v…
“Phái xã hội”: nhà thơ quan tâm đến các mâu thuẫn xã hội, sự bất công, éo le với cảm hứng phê phán chế độ phong kiến. Nổi bật như “Tì bà hành, Mại than giả” của Bạch Cư Dị. v.v…
Phái nào cũng có nhiều nhà thơ xuất sắc, để lại nhiều kiệt tác. Lý Bạch và nhiều thi nhân khác có sáng tác trong cả ba phái (thế thì còn gọi gì là phe phái nữa! Nên gọi là ba nhóm đề tài thì đúng hơn - Lãng tử)
2. phổ biến nhất là thủ pháp ám thị và gợi ý.
Thủ pháp “Ám thị” là dấy động tâm tưởng và ý nghĩa ẩn giấu sau tấm màn che phủ. Như bài “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy…
“Đào hồng phục hàm túc vũ
Liễu lục cánh đới triêu yên
Hoa lạc gia đồng vị tảo
Oanh đề sơn khách do miên”.
(dịch nghĩa: Hoa đào hồng vẫn còn ngậm nước mưa
Liễu xanh lại đầm sương sớm như khói bám
Hoa rụng người hầu chưa quét
Chim oanh cất tiếng, khách núi vẫn ngủ say)
Bạn đọc phải tưởng tượng, rung cảm thế nào trên bức tranh chung thì mới hiểu ý nghĩa bài thơ…Kiểu như bức họa “Mona Lisa” của Leonardo Da Vinci, tùy ý người xem cảm nhận và bình luận.
Thủ pháp“Gợi ý” tức là chỉ “tả” (tựa như chụp ảnh) mà không “nói năng” gì, phổ biến hơn “ám thị” … (trong thủ pháp “gợi ý” cũng có bao hàm “ám thị”)
Như bài “Tuyệt cú” của Đỗ Phủ:
“Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền”
(xin khất phần bình giảng qua bài sau VỀ “TỨ TUYỆT”).
Phân tích kiểu bài này rất khó, cần nhiều lý trí, tổng hợp cả bài theo một logic nào đó thì mới khám phá được ý tứ nhà thơ. Thủ pháp “gợi ý” là đặc trưng của cổ thi, khác hẳn thơ hiện đại ưa “điệu nói” nhiều hơn.
GNLT
1. Trong khi đó, một số nhà thơ vẫn sáng tác theo lối điền viên ?
Trả lờiXóa2. Phổ biến nhất là thủ pháp ám thị và gợi ý. Cho ví dụ về mấy thủ pháp này? nhất là thủ pháp "ám thị" ?.
1/ Phái “điền viên”: Có nhiều cách phân nhóm Đường thi.
Cách phân chia đơn giản (hơi cổ xưa) gồm 03 phái:
“Phái điền viên” (nghĩa hẹp: phái ruộng vườn) đề tài cuộc sống hòa bình, nhà thơ vui thú điền viên, có chút băn khoăn về triết học… (Hồ Chí Minh đã viết bài phê phán nhóm này qua bài “Khán Thiên gia thi hữu cảm” (Cảm nghĩ đọc tập Thiên gia thi) trong Nhật ký trong tù, có câu “Thơ xưa (chỉ) yêu cảnh thiên nhiên đẹp…Nay ở trong thơ nên có thép…). Như các bài “Tầm ẩn giả bất ngộ” của Giả Đảo, “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy, “Đề đô thành nam trang” của Thôi Hộ”, “Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu, .v.v.…
“Phái biên tái” (phiên âm khác: phái biên ải, biên giới cửa khẩu, thành lũy nơi xảy ra giao tranh dữ dội), gồm các nhà thơ quan tâm đề tài chiến tranh liên miên ở nhà Đường. Nổi bật là các bài tứ tuyệt “Quân hành”, “Xuân tứ” và “Song yến ly” của Lý Bạch , “Thạch hào lại” của Đỗ Phủ, “Lương châu từ” của Vương Hàn.v.v…
“Phái xã hội”: nhà thơ quan tâm đến các mâu thuẫn xã hội, sự bất công, éo le với cảm hứng phê phán chế độ phong kiến. Nổi bật như “Tì bà hành, Mại than giả” của Bạch Cư Dị. v.v…
Phái nào cũng có nhiều nhà thơ xuất sắc, để lại nhiều kiệt tác. Lý Bạch và nhiều thi nhân khác có sáng tác trong cả ba phái (thế thì còn gọi gì là phe phái nữa! Nên gọi là ba nhóm đề tài thì đúng hơn - Lãng tử)
(Giáo trình tự soạn của Lãng tử khá dài, nhưng khi trích rút gọn gửi cho Nữ sĩ thì sơ suất chỉ nhắc mỗi “phái điền viên” nên không trọn vẹn. Nay xin bổ sung)
2/ Thủ pháp “Ám thị” là dấy động tâm tưởng và ý nghĩa ẩn giấu sau tấm màn che phủ. Như bài “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy…
“Đào hồng phục hàm túc vũ
Liễu lục cánh đới triêu yên
Hoa lạc gia đồng vị tảo
Oanh đề sơn khách do miên”.
(dịch nghĩa: Hoa đào hồng vẫn còn ngậm nước mưa
Liễu xanh lại đầm sương sớm như khói bám
Hoa rụng người hầu chưa quét
Chim oanh cất tiếng, khách núi vẫn ngủ say)
Bạn đọc phải tưởng tượng, rung cảm thế nào trên bức tranh chung thì mới hiểu ý nghĩa bài thơ…Kiểu như bức họa “Mona Lisa” của Leonardo Da Vinci, tùy ý người xem cảm nhận và bình luận.
Thủ pháp“Gợi ý” tức là chỉ “tả” (tựa như chụp ảnh) mà không “nói năng” gì, phổ biến hơn “ám thị” … (trong thủ pháp “gợi ý” cũng có bao hàm “ám thị”)
Như bài “Tuyệt cú” của Đỗ Phủ:
“Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền”
(xin khất phần bình giảng qua bài sau VỀ “TỨ TUYỆT”).
Phân tích kiểu bài này rất khó, cần nhiều lý trí, tổng hợp cả bài theo một logic nào đó thì mới khám phá được ý tứ nhà thơ. Thủ pháp “gợi ý” là đặc trưng của cổ thi, khác hẳn thơ hiện đại ưa “điệu nói” nhiều hơn.
GNLT
Những biện pháp thông thường thì thể văn thơ từ phú nào cũng dùng: như tự sự (kể chuyện), trần tình (bày tỏ tình cảm trực tiếp)... do vậy chúng ta cần chỉ ra đặc trưng Đường thi qua "ám thị" và "gợi ý".
Trả lờiXóa