Tôi chẳng biết binh pháp Tôn Tử là gì, vì không đọc truyện Tàu, cũng ít chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu (không giống như ĐNB!) - chẳng hiểu tại sao? Nên cái binh pháp Tôn Tử này sẽ phải hỏi ông xã thôi.
Nhưng tôi đồ rằng binh pháp ấy phải rất hiệu quả, hiệu quả một cách đáng sợ. Vì cứ liên hệ nó với cái binh pháp hiện đại của VN thời nay là 'giơ tay biểu quyết" thì biết ngay.
Một dạng dân chủ hết sức hình thức, mà tác hại của nó thì vô cùng lớn. Gì chứ tác hại của cái trò giơ tay biểu quyết này thì tôi biết rất rõ, vì đã cả đời sống và làm việc trong một cơ quan (sự nghiệp) công lập mà.
Xin trích ở đây vài đoạn mà tôi rất thấm thía:
Để áp đảo hay thậm chí đe dọa những người không phục tùng mình trong nhiều quyết định hay trong nhiều cuộc bình bầu, nhiều ông bà thủ trưởng chọn binh pháp cho tập thể "giơ tay biểu quyết". Đây quả là cao tay. Bởi hầu hết nhân viên đều sợ bị trù úm hoặc phiền phức đến mình nên khi ông bà thủ trưởng chủ trì cuộc họp lấy ý kiến đó hay để bình bầu đó ngồi trên ghế cao nhìn khắp lượt và nói: "Ai đồng ý quyết định này (hay đồng ý bầu người này hay người nọ hay bầu tôi) các đồng chí cứ biểu quyết thẳng thắn bằng cách giơ tay. Nếu không đồng ý thì không phải giơ tay. Chúng ta hết sức dân chủ nhé".
Than ôi! Lời nói thật "dân chủ" và thật "ngọt ngào" ấy được dịch chính xác là: "Để tôi xem anh chị nào không đồng ý nào. Cứ giỏi thì không giơ tay đi".
Và đây nữa:
[C]ó những nơi, ông bà thủ trưởng có "dân chủ" hơn một chút bằng cách bỏ phiếu kín. Nhưng lại không cho kiếm phiếu ngay sau đó mà thu phiếu về để Chi ủy có trách nhiệm kiểm phiếu và công bố tới các đồng chí sau. Bởi ở cơ quan, Chi ủy là cấp cao nhất khi thủ trưởng cơ quan thấy Chi ủy cần thiết cho kế hoạch của cá nhân mình.
Phương pháp "Chi ủy sẽ thông báo sau" là phương pháp tôi đã nhiều lần được chứng kiến và "thừa hưởng". Và kết quả thông báo như thế nào thì không nói các bạn cũng quá hiểu nó là cái gì. Nếu kết quả bỏ phiếu kín trung với ý của ông bà thủ trưởng cơ quan thì sẽ được công bố "rầm rộ". Nếu kết quả không đúng ý thì sẽ được "xử lý" tinh tế với châm ngôn "Chi uỷ chịu trách nhiệm". Đã là Chi uỷ chịu trách nhiệm rồi thì đố ai dám cãi. Mà anh chị nào có giỏi thì cãi đi, kiến nghị đi...
Ôi! Tôi không viết nữa đâu, vì sẽ chẳng đi đến đâu. Nhưng chỉ thắc mắc: chẳng lẽ cách điều hành các cơ quan, đơn vị công lập cứ mãi như vậy sao?
Mà, nếu cứ như thế này thì rồi mọi việc sẽ đi đến đâu nhỉ? Chẳng lẽ lại thêm ... "Một câu hỏi lớn không lời đáp?"
Binh pháp Tôn Tử là dụng binh như câu nói của nhà Phật: "Sắc sắc, không không". Tức là người cầm binh đánh giặc phải làm sao nghi binh tối đa để giặc không hiểu mình thực hư như thế nào thì mới thắng giặc.
Trả lờiXóacô ơi đáng chú ý nhất còn là đoạn cuối "...Những Binh pháp Tôn Tử thời hiện đại quá phổ biến đến nỗi khi tôi nói về chuyện này thì tất cả cười và bảo: "Chuyện quá quen thuộc. Chẳng có gì mới thì viết để làm gì?" nữa đó cô.
Trả lờiXóaĐó là lý do tại sao những người trẻ [đặc biệt là người "Tây học" như SV khoa Anh tụi em] chẳng bao giờ có ý nghĩ mình sẽ đi làm cho cơ quan công lập.
Cám ơn Bác Hải đã "khai quang"! Nhưng tôi vẫn sẽ hỏi ông xã, vì ông ấy sẽ thích như thế!
Trả lờiXóaXuxu ạ, cô chỉ có thể nói là, "sự lựa chọn của thế hệ mới" hẳn là khôn ngoan hơn thế hệ cũ. Ít ra, nó phù hợp hơn với thời đại mới.