Thứ Tư, 12 tháng 5, 2010

Não phải, não trái và thuyết thông minh đa diện (multiple intelligences)

Một người bạn (già, giống tôi, hic hic) từ thế giới ảo, và cách tôi nửa vòng trái đất, mới gửi cho tôi cái quiz rất thú vị này: Hãy tìm gã đầu trọc trốn trong "đống" hạt cafe (sorry, tôi không tìm được từ nào hay hơn). Các bạn nhìn hình dưới đây và tìm thử nhé!

Xong chưa? Bạn mất bao nhiêu thời gian để tìm thấy gã đầu trọc đó (chắc gã này là tội phạm chiến tranh quá, đầu trọc mà, lại đi trốn nữa chứ!)? Nếu bạn làm rất nhanh, khoảng vài 3 giây giống như tôi, xin cho biết tên tuổi, tôi sẽ giới thiệu bạn gia nhập lực lượng an ninh của VN nhé? :-). Riêng tôi thì ... thôi, tôi già rồi, mắt rất kém, lại đau khớp, đau bao tử tùm lum, phục vụ chắc không tốt, để tôi ở ngoài phục vụ blogging cho cộng đồng có lẽ tốt hơn nhỉ?

Còn dưới đây là phần trả của tác giả cái quiz đó, chẳng biết là ai (vô danh), nhưng chắc chắn không phải là tôi:

Doctors have concluded:
If you find the man in the coffee beans in 3 seconds, the right half of your brain is better developed than most people; If you find the man between 3 seconds and 1 minute, the right half of the brain is developed normally; If you find the man between 1 minute and 3 minutes, then the right half of your brain is functioning slowly and you need to eat more protein; If you have not found the man after 3 minutes, the advice is to look for more of this type of exercise to sharpen your mind. Make that part of the brain stronger!!!
--

Nói đùa linh tinh ở trên cho vui, và cái quiz cũng chỉ là cho vui thôi nhé, tính khoa học của nó tôi không chịu trách nhiệm đâu, nhưng thật ra tôi muốn nói như thế này:

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo gốc Bắc, con nhà "gia giáo", chắc là thế, hưởng một nền giáo dục khá khắt khe mà BS Hồ Hải bảo là "phong kiến": hồi nhỏ học tiểu học ở các trường công giáo, học trung học ở trường Gia Long "khét tiếng" lễ giáo phong kiến, rồi lên đại học, học ngoại ngữ ở ĐH Tổng hợp thì lại gặp lớp có đến 60-70% sinh viên là người công giáo (chẳng hiểu sao?).

Nên lần đầu tiên tôi đi học ở Úc từ năm 1991 (31 tuổi), tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về sự khác biệt giữa "sản phẩm giáo dục" tức con người của các nước theo văn hóa phương Tây (cụ thể là Úc) và con người của văn hóa "ta" (chắc chủ yếu ảnh hưởng văn hóa Hán? gồm VN và nhóm các nước Đông Á). Đó là: sự phóng khoáng trong tư duy, sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người (ý tôi nói là trong giới học và làm việc trong ngành sư phạm/giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông), sự tự hiểu biết và khẳng định chính mình - tôi chưa nói đúng dù sai về mặt khoa học - và đặc biệt là sự tôn trọng cá nhân.

Một ví dụ cụ thể: trong khi ở VN, và chính tôi nữa, luôn ẩn mình trong sự vô danh (vd: biết rõ câu trả lời nhưng sẽ không phát biểu, đặc biệt là không phát biểu đầu tiên vì sợ bị chửi là ... chơi nổi), thì ở bên Úc, đa số mọi người tranh nhau có được tiếng nói trong mọi vấn đề của cuộc sống hay của khoa học. Tất nhiên có người nói đúng, có người nói sai. Nhưng họ đều được lắng nghe và được tôn trọng.

Chính vì thế, tôi rất ngạc nhiên là có khá nhiều người, kể cả giáo viên, khi lên bảng lại ... ngang nhiên (!) viết tay trái! Trong khi hồi tôi đi học, ai viết tay trái đều bị ... khẻ tay! Người thuận tay trái (nhà tôi có 2 người) thì dù phải chấp nhận chính mình nhưng luôn tự xem mình là người hơi có chút gì ... bất thường (= đồng nghĩa với chưa tốt). Còn ở Tây, chúng nó mà có cái gì khác người một chút, là chúng nó ... vênh vênh váo váo, thấy mà ... ghét!

Và lý thuyết đây: thuyết thông minh đa diện. Thông minh không chỉ là học giỏi trong trường lớp, vì cách dạy dỗ, thi cử trong trường lớp chủ yếu nhấn mạnh thông minh về toán học và ngôn ngữ, được điều khiển bởi bán cầu não trái, mà còn rất rất nhiều loại thông minh khác nữa, thông minh âm nhạc, thông minh vận động (coordination), thông minh giao tiếp/liên nhân (interpersonal intelligence) vv và vv. Thuyết này của Howard Gardner, người Mỹ, ai có học khắc sẽ biết. Ai chưa biết, xin hỏi cụ Gúc, dùng các từ sau để hỏi: Howard Gardner, Multiple Intelligences.

Tạm viết lăng nhăng thế vào buổi sáng. Tôi phải đi làm, nhưng sẽ viết thêm về vấn đề này. Vì theo tôi nó hay lắm, và giúp cho tôi hiểu biết hơn để dạy ... cháu nội, cháu ngoại của mình. Vì con thì ... đã hơi lớn rồi, hết chữa được rồi, hic hic!
---
Ghi chú: từ thuyết thông minh đa diện là tôi tự dịch từ multiple intelligences từ lâu lắm rồi, do tôi không học sư phạm ở trong nước mà chỉ từ khi đi học ở nước ngoài mới học, nên không có thuật ngữ tiếng Việt. Sau khi về nước cũng chẳng tra lại từ này, cứ thế mà dùng. Nếu bây giờ nó thành thói quen và thuộc về public domain rồi thì tôi cũng chẳng claim (!) từ này, nhưng nếu ai biết thời nay người ta dùng từ nào khác thì xin gửi giúp một comment ở đây để tôi biết và sửa lại cách dùng từ khi cần nhé! Thanks!
---
Cập nhật lúc 9:40 sáng cùng ngày:
Do đang họp, nghe ... chán quá, nên tôi cập nhật thêm thuật ngữ tiếng Việt cho cái mà tôi tạm gọi là Thuyết thông minh đa diện này:

1. Lý thuyết "đa thông minh": Từ này tìm thấy ở đây: http://toilaai.vn/bai-viet/chi-so-thong-minh-iq/406/Ly-thuyet-%E2%80%9Cda-thong-minh%E2%80%9D.html và rất nhiều nơi khác.

2. Thuyết trí khôn đa thành phần: Chà, từ này nghe không được hay lắm? Tôi tìm thấy nó ở đây: http://search.conduit.com/Results.aspx?q=multiple+intelligences+thuy%e1%ba%bft+th%c3%b4ng+minh+%c4%91a+di%e1%bb%87n&hl=vi&SelfSearch=1&ctid=CT2290797&octid=CT2290797&start=20 và một số nơi khác, kể cả trên trang chungta.com.

3. Các loại năng lực tư duy: Cách dịch này hơi xa so với từ gốc của tiếng Anh. Tôi tìm thấy ở đây: http://www.langven.com/forum/lofiversion/index.php?t5294.html

4. Thuyết đa trí tuệ: Từ này cũng hay đấy nhỉ? Nó được tìm thấy ở đây: http://www.giaovien.net/san-pham/san-pham-cua-centea/hoa-tri-tue.html.

5. Trí thông minh đa dạng: Từ này cũng hay. Nó hay vì nó ... gần giống của tôi, hì hì. Tìm nó ở đây: http://www.dreamhouse.com.vn/Page/NewsDetail.aspx?NewsID=109&TopicID=92, và một số nơi khác.

6. Thuyết đa trí khôn (!), đa năng lực: Trang web trẻ thơ nêu một lô một lốc các từ để dịch MI, trong đó có mấy từ đã liệt kê, từ nào mà có chữ "đa" đều được dùng hết, nên tôi tạm gọi đây là trường phái "đa đa". Nó ở đây: http://www.nxbtrithuc.com.vn/?mod=book&act=detail&book_id=119.

Tạm thời thế, như vậy có được 6 cách dịch khác nhau, và cách của tôi là 7. Mặc dù rất nghiêm khắc với bản thân và rất khiêm tốn (!!!!), nhưng sao tôi vẫn thấy cách dịch của tôi là hay nhất, nhỉ? Có ai có ý kiến gì ở đây không? :-)

28 nhận xét:

  1. Tờ tìm trong 5 giây thì ra gã đầu trọc nằm trong đống cà phê

    Trả lờiXóa
  2. 1/ em tìm ra ngay lập tức sau khi click để phóng to hình lên (1s) vậy là em phải làm sếp của đ/c Lê Hồng Anh rùi :),

    2/ Chị hổng biết lúc đó chính phủ muốm gôm hết sinh viên Công Giáo vào ĐH Tổng Hợp à :). Nói đùa thôi, chứ đôi lúc chỉ là ngẫu nghiên thôi phải không chị?

    3/ Thuyết thông minh đa diện (chữ của chị) là một thuyết rất hay chị PA à. Em mong là các nhà giáo dục cần Raise Up thuyết này chẳng những trong giới học thuật, mà cả trong thông tin đại chúng, để nền giáo dục Việt Nam mạnh khỏe (Healthy) hơn. Lý do để các em , cháu bị bố mẹ ép học thêm toán, văn chứ chẳng phải là đá banh, chạy nhảy, chơi đàn, vẽ tranh ... là vì trong nhà trường vẫn đánh giá bé nào giỏi toán, hay văn là các bé thông minh ??? còn lại vứt vào sọt rác tất :<. Nên chăng, chị mạnh dạn phổ biến thuyết này đến quảng đại thầy cô & phụ huynh cho em cháu nó nhờ ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Hi bác Hải và SG,

    Thank you đã hưởng ứng bài viết. Hai vị đọc lại, "em" đã cập nhật lại cách dịch MI để hầu các bác, các chú rồi nhé. Trong đó, cách dịch của "em" vẫn là hay nhất, hình như thế?

    SG này,
    Em còn trẻ, nên xung phong vào phục vụ trong ngành an ninh đi chứ! Vào đi, cho anh em bloggers còn nữa nhờ chứ! Hễ ai có nói cái gì không đúng phương hướng thì em nhẹ nhàng nhắc nhở, để mọi người khỏi vi phạm nặng, phiền toái em nhỉ? :-)

    Bác Hải,
    Như vậy, chắc bác là người cân bằng 2 bán cầu não? Và như thế, bác đúng là drsuperman (hình như thế) rồi, phải không? ;-)

    PA

    Trả lờiXóa
  4. Khà khà .. (học cách cười của anh Hải), ngu mới đi rình mò kẻ khác. Sinh ra ở đời, ai cũng có quyền tự do, quyền sống & quyền được blogging (không biết có cần phải dẫn nguồn hay không? vì nếu dẫn thì nên ghi của Bác hay của Tuyên Ngôn ĐL của Hoa Kỳ). Em chả dại lại đi ngăn cấm hay hù dọa những người cùng sở thích. :).

    Em mong tiếp tục được hóng về Thuyết Thông Minh Đa Diện của chị

    Thân,

    Trả lờiXóa
  5. 2 cách dịch khác (của Nguyễn Đình Đăng) là trí thông minh đa chiều và đa trí năng. (http://www.chuyentb.org/diendan/index.php?topic=3267.25;wap2)
    Interpersonal intelligence, trong link này, được dịch là trí thông minh giao cảm. Còn interpersonal intelligence là trí thông minh nội cảm.
    Có một điểm khá thú vị là cũng tồn tại cụm từ multi-faceted intelligence (cái này dịch ra tiếng Việt là trí thông minh đa diện thì hoàn toàn sát!), ở đây: http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleURL&_udi=B6V9F-3WKXHM0-4&_user=10&_coverDate=06/01/1999&_rdoc=1&_fmt=high&_orig=search&_sort=d&_docanchor=&view=c&_searchStrId=1332398225&_rerunOrigin=google&_acct=C000050221&_version=1&_urlVersion=0&_userid=10&md5=8e54f76ac52c5fbc768ab8db75e725ed.
    Đọc thử abstract thì thấy có nhắc tới Gardner. Có thể xem đây là 1 cơ sở nữa cho việc dịch multiple intelligences thành trí thông minh đa diện.
    Đứng về mặt ngôn ngữ, cô PA có để ý là intelligence ở đây dùng như countable noun (nên mới có intelligences), trong khi Oxford lại xem intelligence là uncountable noun? Cũng là một điểm có thể mang ra thảo luận khi dạy tiếng Anh.
    Một điểm cuối cùng (cũng liên quan đến entry): Có phải ngẫu nhiên chăng, khi intelligence vừa có nghĩa là trí thông minh, vừa có nghĩa là tình báo/mật vụ?

    SGK

    Trả lờiXóa
  6. "Còn interpersonal intelligence là trí thông minh nội cảm."
    Em gõ nhầm, là intrapersonal mới đúng.

    SGK

    Trả lờiXóa
  7. Nhân đây cho em hỏi thêm về 1 chữ mà đó giờ em không rõ lắm.

    "Liberal" trong "liberal education" hay "liberal arts" thường dịch là "khai phóng". Em không hiểu rõ chữ khai phóng lắm, nhưng có lẽ nó nói đến việc giải phóng đầu óc con người, khiến họ học vì những lí do ngoài việc muốn có một việc làm ổn định,...Vậy nó có giống "giáo dục phóng khoáng"? Còn liberal (as in liberals versus conservatives) phải chăng dịch là "cấp tiến"?

    Để hiểu rõ hơn, em thử tra trong Oxford.

    Trong các nghĩa của chữ "liberal" được liệt kê trong Oxford, có 3 nghĩa nổi bật sau:
    1. willing to understand and respect other people’s behaviour, opinions, etc., especially when they are different from your own; believing people should be able to choose how they behave: liberal attitudes towards religion / sex  Her parents are very liberal and allow her a lot of freedom.  liberal views / opinions
    2. wanting or allowing a lot of political and economic freedom and supporting gradual social, political or religious change: Some politicians want more liberal trade relations with Europe.  the spread of liberal democracy following the Cold War  liberal theories / reform  a liberal politician / policy.
    ...
    5 concerned with increasing sb’s general knowledge and experience rather than particular skills: liberal arts  a liberal education.

    Theo mọi người, chữ tiếng Việt tương ứng cho nghĩa 1, 2, 5 là gì? Chữ "khai phóng" có thích hợp để chuyển tải nghĩa thứ 5 hay không?
    SGK

    Trả lờiXóa
  8. Hix...hix. Con tìm hổng có ra thằng đầu trọc trong đống cafe đó! Dzậy là não phải của con yếu òi =.= Mà mẹ ơi, VN mình kì thiệt, khi số đông ko biết mà có 1 người biết thì người đó bắt buộc phải theo số đông, nếu nói ra thì bị kêu là chảnh , chơi nổi, khác người,...( con bị rồi nè :-< ) Kỳ...kỳ...cục...kỳ...kỳ...cục :((

    Trả lờiXóa
  9. Khuê Vũ nhìn mép dưới (bottom), từ tay trái sang phải khoảng năm hạt cafe :),

    Có khả năng Khuê Vũ thuộc nhóm "self smart" chăng?

    Túm lại, trên đời ai cũng thông minh cả :)

    Trả lờiXóa
  10. Chú SG ơi!
    Chữ "self smart" nghĩa là gì dzậy chú? Cháu có hỏi mẹ nhưng mẹ cháu nói là hổng biết? Hình như chú tự chế à? ;)

    Trả lờiXóa
  11. Cái này Khuê Vũ phải hỏi cô PA á :), nhưng chú nhớ theo Howard Gardner, trí thông minh đa diện (chữ của cô PA) gồm
    1/ Linguistic (Word smart): Ngôn ngữ
    2/ Logical-mathematical (Reasoning/Number smart) : Toán học - Logic
    3/Spatial (Picture Smart): Không gian
    4/ Bodily-Kinesthetic (Body Smart) : hình thể
    5/ Musical (Music Smart) : Âm nhạc
    6/ Interpersonal (People Smart): ???
    7/ Intrapersonal (Self Smart) : ???
    8/ Naturalist (Nature Smart) : ???

    Mấy cái ???, Khuê Vũ hỏi cô Phương Anh giúp chú với :)

    Trả lờiXóa
  12. Có người dịch là "thông minh nội cảm" anh/chú SG ạ (xem mấy comment ở trên của em/cháu).

    SGK

    Trả lờiXóa
  13. Hi SG,

    Hôm nay là ngày chị bị cái gì ấy, hic hic!

    Trước hết là bên blog của bác Hải, bác ấy viết TOEFL iBT 1000 điểm và TOEFL PBT 6000 điểm, chị hoảng quá báo bác ấy xem lại vì "sai sót nghiêm trọng", hóa ra là bác ấy ... lỡm mình!!!!

    Rồi đến khi Khuê Vũ (con gái mẹ) hỏi mẹ ơi self smart là gì, thì chị trả lời không biết, té ra nó nằm trong một lô cái smart của Gardner mà SG mới chỉ ra, hu hu hu! Nói nguyên hệ thống thì biết, mà nói riêng self smart thì chị lại chẳng nhớ gì cả? Chỉ biết mấy cái từ to tát, interpersonal, intrapersonal thôi!!!!!

    Nhưng khủng khiếp hơn là nhầm lẫn trên bài báo bên trang blog giáo dục VN của chị viết về đạo văn. Văn thì mình không đạo, nhưng lại sai chi tiết về sự kiện, mới chết chứ. VN tham gia công ước Berne năm 2004, lại ghi 1994!!!! Cho sớm đến 10 năm lận!!!! Hic hic hic! May có "độc giả" chỉ ra mới biết mà đính chính trên blog, mai lại phải đính chính trên báo nữa, khổ quá!!!!!!

    Đúng là "tôi sắp già rồi", SG ơi!

    PA

    Trả lờiXóa
  14. SGK,
    Cám ơn em mấy cái comments.

    Hỏi nhiều quá thì cô chẳng trả lời xuể đâu, nên nói mấy cái mới của SG này, nếu em thấy có gì góp thêm thì cứ nói nhé:

    Mấy cái smart cô dịch ra thành "hiểu" hết, có thể chưa lột hết nghĩa nhưng nó ngắn gọn, hợp phong cách của chữ smart. Và những cái có chấm hỏi cô dịch như sau:

    nature smart = hiểu thiên nhiên
    self smart = hiểu chính mình
    people smart = hiểu người khác

    Riêng về cái "nature smart", nếu dịch naturalist intelligence thì rất khó dịch ra được cho trơn tru. Có lúc cô dịch là "thông minh môi trường" (tương tự: thông minh toán học, thông minh ngôn ngữ ...) nhưng nghe vẫn kỳ cục quá? Em có gợi ý gì không?

    Trả lờiXóa
  15. Chào cô

    Naturalist intelligence designates the human ability to discriminate among living things (plants, animals) as well as sensitivity to other features of the natural world (clouds, rock configurations).
    http://www.chariho.k12.ri.us/curriculum/MISmart/natural.htm

    Nếu dịch intelligence thành trí năng, thì "naturalist intelligence" = trí năng sinh thái? Dù gì thì, theo wikipedia, sinh thái học cũng là khoa học về môi trường sống và sự ảnh hưởng lẫn nhau của sinh vật và môi trường.

    SGK

    Trả lờiXóa
  16. Em nhìn mãi không ra bạn đầu trọc. Mãi đến khi di chuyển trang để bỏ qua bức ảnh vì chịu thua rồi thì em mới nhận ra.
    Em biết MI lần đầu là do đọc một mẩu giới thiệu ngắn trên Hoa Học Trò về 7 dạng trí tuệ. Khoảng năm 1999, em được đọc bản dịch từ quyển "Frames of mind: The theory of multiple intelligences" (xuất bản bởi Harper Collin Publishers năm 1993) của Phạm Toàn (Nguyễn Dương Khư hiệu đính, Nhà xuất bản Giáo Dục năm 1997.) Tên của quyển sách dịch là: "Cơ cấu trí khôn: Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn". Quyển sách đấy thú vị lắm ý ạ. Hồi đấy em đọc thấy mê mẩn, nhưng em nhớ là em có "cãi nhau" với chị em. Em đã phê phán Gardner ở chỗ nhắc đến nhà thơ nhà văn như tiêu biểu cho trí thông minh ngôn ngữ.
    Từ 7 loại thông minh, hiện nay MI đã lên 9 loại. Ngoài 8 loại bác Seccret Garden có nhắc đến thì còn có 1 loại nữa là existential intelligence.

    Trả lờiXóa
  17. Thường thì self smart thường trội ở những Triết Gia, các người có cuộc sống nội tâm sâu sắc...

    Thì ra chú bị mẹ con nhà PA lừa huhuhu

    Trả lờiXóa
  18. Hi Hà Thanh,
    Cô không biết là cuốn Frames of Mind của Gardner đã được dịch ra tiếng Việt bởi Phạm Toàn. Em có cách nào tìm giúp cô một copy không?

    Hi SGK (không phải SG, Secret Garden),
    Cám ơn em cái trí năng sinh thái. Rất hay. Nhưng hình như từ trí năng đã được dùng để dịch intellectual competence rồi?

    Thật ra do VN chưa có được một hệ thống thuật ngữ hoàn chỉnh cho các ngành khoa học xã hội - nhân văn như tâm lý học, nhân học, giáo dục học, nên bây giờ khi thảo luận về mấy vấn đề này thì không thể đi xa hơn được, cứ loanh quanh dịch đi dịch lại thuật ngữ. Có ai đưa ra được cách lý giải cho việc này không?

    SG,
    Sao em lại nỡ nói vậy, SG? Mẹ PA có thể ... hơi bậy bạ (well, chị không nghĩ thế nhưng nếu em nghĩ thì chị cũng đành chấp nhận), còn con Anh Khuê thì chắc chắn là rất đàng hoàng, dễ thương nha chú SG! Chị không chịu em nói thế đâu, cháu sẽ giận chú cho mà xem!

    Đúng là ... chú chẳng có "people smart" gì cả! :-)

    PA

    Trả lờiXóa
  19. Hehehehe, bà 8 đây cũng vậy! Qua tìm woài không thấy, nhìn xa nhìn gần, nheo mắt trái rồi phải, nghiêng đầu cả bên với 1 mắt nhìn thay đổi hoặc chớp chớp, đủ vị thế, đủ kiểu. Sau hơn 8 phút và 8 giây, bà 8 đây chợt ngộ ra là... "1 ly cà phê lúc này thì rất ô là la", rồi còn ngộ thêm khi nhâm nhi ly cà phê thơm lừng là mình "can't see the wood for the trees" (John Heywood's 1546 collection), rất ư thấm thía và ly cà phê đó thật tuyệt!

    Cháu Khuê Vũ à, hôm qua bác 8 có dịp đứng lớp về đề tài "Validation & Validation Master Plans" cho hơn 60 mạng thuộc nhóm lãnh đạo lớn bé của 1 công ty tư cỡ trung bình (900 triệu đô/năm). Bác 8 khởi đầu buổi đứng lớp với tấm hình "Đống Cà Phê của Mẹ PA" trên projection screen và "nhờ" đám chỉ đạo này tìm "a man" để có dữ kiện (data) dùng làm case study, bàn luận trong ngày để cùng kết luận "thế nào là Real Validation? và làm sao validate hiệu quả?" cho ngày đứng lớp này; cũng như gián tiếp "evaluate" cả 9 cái intelligences từ đám chỉ đạo này. Để mình tự suy luận, data và khảo sát thu thập được như sau (Excel rounds up or down to Zero or 5):

    Ít hơn 1 phút: Đám Cai (Team Leaders, Group Leaders, Supervisors): 90%; Xếp 10% (Managers, VPs, President, CEO);
    Một-2 phút: Đám Cai: 75%; Xếp 25%;
    Hai-3 phút: Đám Cai: 70%; Xếp 30%;
    Ba-5 phút: Đám Cai: 30%; Xếp 70%;
    Tìm không được sau 5 phút: Đám Cai: 0%; Xếp 100% (5 người, trong đó có 2 người cho cái test này "không liên quan gì tới Validation hoặc Evaluation hết".... Hic Hic!

    Chị chủ nhà, SG, và ai đó tìm ra tên hói đầu chỉ trong vài giây thì bà 8 không ngạc nhiên, nhưng kết quả từ của bác Hải làm 8 đây suy tư đôi chút..... Hmmmm!

    Bà 8

    Trả lờiXóa
  20. Bà Tám ơi,

    Kết quả của Bà Tám rất là ... hic hic hic!!!!

    Khuê ơi, con nên vui mừng vì con và bố sẽ làm sếp lớn (bố cũng không tìm ra), còn mẹ với anh Khôi thì là cu li trong nhà này, hu hu hu ...

    SG ơi, chị với em và Khôi Vũ (anh của Khuê Vũ) mau mau dắt nhau đi đăng ký vào ngành an ninh nhân dân thôi. Rồi sau đó, mấy tay bloggers nào mà mình thấy ghét thì mình ..., em nhé!

    Hic hic hic, nghĩ đến mà vẫn còn thấy tủi tủi làm sao ấy. Tư này nghỉ chơi Tám ra, Tám ơi! :-(

    PA

    Trả lờiXóa
  21. Trời, mới 1 ngày khg vào thăm thì còm lia lịa thế này rồi.

    Cung hỉ, cung hỉ. Phát tài, phát tài.

    Ai bảo tớ viết thế mà ông Tư không chịu hiểu. Đừng nói tớ gài bẫy nha.

    Huhuhu.

    Trả lờiXóa
  22. Chào cô
    Về chuyện dịch thuật ngữ, em có vài ý thế này.
    1/ Dịch một thuật ngữ ra tiếng Việt thôi chưa đủ; để nó có đời sống riêng, được nhiều người chấp nhận và sử dụng, thì nó phải được dùng nhiều. Muốn vậy phải có thêm nhiều hội thảo chuyên ngành, đời sống học thuật phải sôi động hơn,...Chẳng hạn tiến sĩ tâm lý nên đọc và thảo luận các vấn đề chuyên sâu, thay vì dành hết thời gian lên đài, báo để tư vấn tâm lý cho tuổi mới lớn hoặc đi dạy giao tiếp trước công chúng. Dần dà những cách dịch "tín, đạt, nhã" sẽ chiếm ưu thế (cũng lại là vấn đề cạnh tranh và thị trường), còn những cách dịch chưa tới sẽ tự động bị đào thải. Chứ sinh hoạt học thuật còn manh mún, lâu lâu mới có 1, 2 bài viết về 1 đề tài nào đó, thì 1 cách dịch hay thật hay cũng chỉ để đó cho có, cũng chẳng ai biết, hoặc biết cũng không để làm gì.
    2/ Câu hỏi đặt ra là dịch để làm gì và ai dịch? Em học Toán, và kinh nghiệm là với các ngành toán cao cấp (và sơ cấp), học thuật ngữ tiếng Anh thật sự dễ hơn, vì thuật ngữ tiếng Việt thường nghe rất kêu (và khó hiểu). Theo em, việc dịch thuật ngữ nên phục vụ cho việc phổ cập kiến thức, nâng cao dân trí là chính. Với những ngành mới, ít người hiểu rõ, thì các chuyên gia (hoặc so-called chuyên gia) nên thảo luận và viết nghiên cứu bằng ngoại ngữ, vừa dễ dàng cho việc công bố kết quả nghiên cứu, vừa tránh được những tranh cãi lặt vặt về vấn đề thuật ngữ. Bao giờ các chuyên gia đã hiểu rõ một thuật ngữ rồi (chứ không phải hiểu theo kiểu social = xã hội, capital là vốn, nên social capital chắc là một thứ vốn liên quan đến xã hội, gọi là vốn xã hội), thì các hội nghề nghiệp mới nên bàn tính xem làm cách nào để dịch các thuật ngữ cho hay, cho đúng. Như vậy cũng có thể tránh được tình trạng Gúc sĩ và dịch sĩ tuyên truyền những cách hiểu hời hợt, sai lệch,... về một thuật ngữ nào đó. Có điều không ít chuyên gia đầu ngành hiện nay có vẻ không rành ngoại ngữ, và vai trò của hội nghề nghiệp còn khá mờ nhạt. Để giải quyết tình trạng này chắc cần thời gian, ít nhất là cho tới khi chất lượng dạy ngoại ngữ (bao gồm ngoại ngữ chuyên ngành) được cải thiện và hội nghề nghiệp, nếu có, sẽ hoạt động tích cực hơn. Về điều này chắc cô PA hiểu rõ hơn em. Tạm thời chắc mình chỉ cố hết sức để hạn chế sai sót khi chuyển ngữ, và hy vọng những người khác cũng cố gắng.

    SGK

    Trả lờiXóa
  23. Bây giờ chị PA mới biết câu "Khôn chết - dại chết - Biết cũng chết, chỉ có không biết gì là làm sếp" ư :),:),:)

    Xin lỗi mẹ con chi PA, nếu em đùa hơi quá lửa :)

    Trả lờiXóa
  24. Cô ơi, để em tìm xem quyển đó có tái bản không. Nếu không tìm được thì em photo gửi cho cô nhé! Bản photo thì chắc là hơi xấu vì em đã có gạch vào sách và giấy của quyển sách rất là đen.

    Trả lờiXóa
  25. mình rất thích những bài viết về khai phá con ngừơi.con ngừơi là nền tảng của sự tồn tại và phát triển của thế giới,và hi vọng là cả sự diệt vong...nếu đã có 1 sự ham thích như vậy.tại sao chị không đi theo sự ham mê ấy nhỉ?làm việc nữa vời sẽ ko mạng lại nhiều kết wả mà chính bản thân ta cũng khó mà hài lòng dc.mình cũng mong các bạn tham gia góp ý,các bạn hãy sử dụng anh ngử xen vào các phần nhận xét của mình..bởi như vậy cũng giúp cho suy nghỉ chúng ta "khai phóng",bên cạnh đấy có thể cùng nhau học anh ngữ với sự say mê yêu thích(mặc dù bản thnâ mình khơng phải là ng giỏi anh văn lắm,hihihi)...chúc mọi ngừơi luôn vui khỏe!

    Trả lờiXóa
  26. Cái thông minh (intelligence) xét cho cùng cũng chỉ là một bộ phận của cái rốt ráo (final) quan trọng bao trùm đời người, đó là là cái khôn ngoan (wisdom). cái khôn ngoan là cái khả năng giúp cho ta biết cách hành xữ thích hợp nhất trong mọi tình huống để đưa đến kết quả tốt nhất. Đó là cách xữ thế mà Nho Giáo nói đến của người Quân Tử. Đó là "Đạo" mà Lão Tử nói đến trong Đạo Đức Kinh. Đó là cái mà Chúa Giê-Su giảng trong sách Tân ước (Matthew 10:16) "Ta sai các ngươi ra sống với người đời như cừu sống chung với chó sói. Cho nên các ngươi phải biết khôn ngoan như rắn nhưng cũng phải biết hiền lành như bồ câu." Đó là cái "Trí Huệ" (intuition; khả năng có thể nhìn xuyên qua sự việc để hiểu căn cơ của vấn đề) mà những người đạt được khi đã dày công tu tập thiền định (meditation). Cũng có thể nói, đó là cái "Biết" của người Việt Nam ta, là một nước rất bé nhỏ so với một láng giềng thật hùng mạnh; phải kinh qua bao cuộc chiến xâm lược với các cường quốc hàng đầu thế giới mà vẫn có thể giữ được độc lập đất nước, con người, văn hoá và tiếng nói cho tới ngày hôm nay. Đây không phải là điều để chúng ta suy nghĩ và tự hào lắm sao?

    Trả lờiXóa
  27. Em thích cách dịch của Thầy/Cô nhất. Dù là lần đầu tiên em đọc thấy thuật ngữ này bằng tiếng Việt từ bài viết này của Thầy/Cô. Theo em, không cần sửa lại thuật ngữ thầy đã dịch. Em xin phép được sử dụng thuật ngữ mà thầy đã dịch cho bài học, bài viết của em. Xin cảm ơn Thầy/Cô.

    Trả lờiXóa
  28. Bản thống kê của cô Tám rất chính xác. Những người não trái phát triển tốt đều là những người hiểu quy luật vận hành của xã hội và rất nguyên tắc. Do vậy họ thường sẽ là lãnh đạo, quản lí. Tuy nhiên, những người não phải tốt là những người sáng tạo và thường sẽ khó khăn trong việc theo các quy tắc, quy định. Họ thường phóng khoáng hơn và do đó khó kiểm soát cả bản thân mình chứ chưa nói đến quản lí những người khác. Nhóm não phải phát triển thường là những nghệ sỹ, những người làm trong lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo. Tuy nhiên, những người não trái phát triển nhưng phát huy được các năng lực của não phải thì sẽ là những người lãnh đạo tài ba

    Trả lờiXóa