Hình gia đình một người bạn - đúng hơn là 2 người bạn vì cả 2 đều là bạn học cùng lớp - hiện đang ở xa tôi nửa vòng trái đất
---
Cái tựa của entry này đã nằm trong đầu tôi từ cả tuần nay rồi.
Chẳng là hôm 30/4, được nghỉ một kỳ nghỉ dài, tôi ở nhà đọc sách, đọc báo chán rồi ngồi nghĩ miên man lẩn thẩn, không hiểu sao lại "xuất thần" viết luôn một mạch cái entry với cái tựa trích lời Cố TTg VVK: "Một triệu người vui và một triệu người buồn." Ở đây.
Tưởng chỉ viết riêng cho mình thế thôi, không ngờ cũng được một vài người đồng cảm. Đặc biệt là có chị Phương Khanh nào đó, hơn tôi 3 tuổi (bằng tuổi ông xã PA, chị Khanh ạ) còn gửi một comment khá xúc động, bắt đầu bằng mấy từ "từ nửa vòng trái đất"...
Và thế là cái trí nhớ nghịch thường của tôi lại bắt đầu làm việc. Vì tôi đã từng làm một bài thơ rất dài, bắt đầu bằng câu "Bây giờ, giữa bạn và tôi/Khoảng cách là nửa vòng trái đất" (nghe hay hông?).
Một bài thơ tôi viết từ năm 1980, lúc ấy tôi đang học năm thứ 2 ở ĐH Tổng hợp, Khoa Ngữ văn nước ngoài. Mà trời ơi, lúc ấy tôi 20 tuổi mọi người ơi, có ai tin được không chứ? Tôi, bà già 50 tuổi này, đã từng có lúc 20 tuổi, tuổi thanh xuân phơi phới như vậy sao? Hèn gì mà ... quý dzị đọc tiếp đi rồi sẽ biết!
Lúc ấy, "ta đang mùa ... vượt biên" (!) (nhại câu đầu bài hát "Anh đang mùa hành quân"), tôi lại học lớp Anh văn, nên hàng ngày vào lớp thấy lại bớt đi vài bạn, một thầy, "đi rồi". Có khi, ít lâu sau lại thấy người về từ ... trại cải tạo, mặt mày đen thui xấu xí do đi không thoát. Tôi nhớ có một cô giáo nghe đồn đi nhiều lần, lâu lâu lại nghỉ không đi dạy, do đang "ém quân" ở một nơi nào đó, rồi chắc là bị "động" nên chưa đi được, lại về đi dạy, rồi lại đi, miết rồi cuối cùng cũng đi được. Nói thêm, những người cùng lớp/cùng khóa của tôi đi từ thời ấy (đã 30 năm), có những người giờ đây rất thành đạt, con cái học hành nghiêm chỉnh, đóng góp vào đội ngũ trí thức Việt kiều làm rạng danh cho dân tộc Việt.
Còn tôi, như tuyệt đại đa số người VN, vì nhiều lý do, nhát sợ không dám thí mạng cùi hoặc không tiền để đóng cho "những người tổ chức vượt biên trái phép" cũng có (chắc là ít), yêu nước cũng có (hy vọng là nhiều), đã ở lại trên đất nước này, đóng góp và xây dựng nó (nhiều ít tùy tâm huyết, năng lực, điều kiện chủ quan và khách quan) để cho nó thành đất nước VN ngày nay. Cũng ... tự hào lắm chứ, với những thành tựu vượt bậc, từ một nước thiếu ăn phải nhờ tiếp tế của thế giới (chủ yếu các nước XHCN anh em, và hình như khối Bắc Âu trung lập), vươn lên thành một nước xuất khẩu gạo có hạng trên thế giới (hình như hạng hai, chỉ thua Thái Lan?).
Tất nhiên là vẫn có những người trách, tại sao trước đây miền Nam không đói (vựa lúa của cả nước), mà làm sao sau ngày thống nhất thì kinh tế lại đi xuống như vậy. Well, we all live and learn mà! Mặc dù cái giá phải trả cũng hơi ... đắt, thật vậy!
Chậc, dài dòng quá. Tính tôi thế, chắc là của dân arts, nói năng lòng thòng, dây cà ra dây muống ... Thực sự, ở đây tôi chỉ muốn chép lại một bài thơ mà tôi đã làm vào năm 1980, khi những người bạn thân nhất cứ từng người, từng người "bỏ ta đi như những giòng sông nhỏ". Có cả những người đi, "đi mãi bỏ trời mơ", chỉ đi mà không có đến, như biến vào hư không, từ ngày nói lời từ giã bạn bè .... Tôi sợ ma, nhức đầu, bị bóng đè, vv cũng là khoảng thời gian ấy đấy.
Bài thơ đã được tôi làm một mạch khi nghe tin một người bạn rất thân từ thời trung học (Gia Long) đã đi ít lâu mà không nghe tin tức gì, nay biết được đã đến Pháp an toàn. Bài thơ ấy, lúc đó tôi gửi đăng báo lớp (báo tường thôi), nay cũng chẳng nhớ là nó có được đăng không, nhưng theo tôi nó là một trong những bài tôi làm mà có nhiều xúc động nhất, và là cảm xúc thật chứ không cương một chút nào. Cũng có thể nó hơi ấu trĩ (?), và phản ảnh những gì tôi được nghe, được "nhồi nhét" vào đầu trong thời gian đó, nhưng nó vẫn là cảm xúc thật vào thời điểm ấy.
Xin chép lại theo trí nhớ dưới đây (thời đó kém thật, tôi chẳng ghi lại, cũng chẳng có blog mà post lên để mọi người cùng đọc, chỉ viết viết xóa xóa, xong bản hoàn chỉnh thì đưa cho lớp trưởng, độc có một bản, nếu cần thì chép lại từ trí nhớ, bây giờ đã qua 30 năm rồi lên chỉ còn lõm bõm vài câu, thật là tiếc!) Bài thơ này tôi cũng chẳng nhớ là có tựa hay không, đành chép chút đầu chút đuôi không khúc giữa như dưới đây.
Bây giờ, giữa bạn và tôi
Khoảng cách là nửa vòng trái đất
Khi mặt trời ở nơi bạn tắt
Thì nơi đây, một ngày mới bắt đầu
Lại những lo âu
Thiếu thốn
Manh áo, hạt cơm ...
Cọng rau, chén thuốc ...
Chắc bạn đã gặp điều mong ước
Một cuộc sống văn minh
Phố thị thênh thang, đèn điện sáng trưng
Liệu bạn đã gặp chưa, hạnh phúc?
Ôi, hạnh phúc là gì?
Ai không mong được một lần chạm đến
Dù chẳng thể trả lời chính xác
Hạnh phúc ơi ...
Tìm người ở đâu?
Bây giờ, tôi ở đây...
(khổ ơi là khổ, khúc giữa này tôi tả những cái khó khăn hàng ngày của thời đó, mà bây giờ quên tuốt luốt hết rồi!!! giả thuyết: có lẽ khúc giữa này viết ít xúc động, chỉ mang tính liệt kê bằng văn vần thôi, tức là ... vè ấy, nên giờ quên béng đi rồi. Nên thôi, ta tự ý đục bỏ nó đi nhé, và nhảy sang khúc cuối).
Tôi vẫn yên lòng với cuộc sống ở đây
Vẫn vất vả chắt chiu
Cơm rau ngày hai bữa
Lo thuốc cho mẹ già,
Lo em thơ thiếu sữa
Vẫn mong chờ đến một ngày mai
Vâng, ngày mai
Trời sẽ sáng ...
Những vất vả hôm nay
Là từng giọt mồ hôi tưới xuống
Để ngày mai đồng lúa trổ bông vàng.
Giải thích một chút:
- Khổ thơ đầu tiên: Tôi nhớ hình như hồi đó ở VN còn cúp điện nhiều lắm! Chưa có, hay đang hô hào làm thủy điện Trị An thì phải. Nên trong khổ thơ này tôi có viết về đèn điện sáng trưng như một biểu hiện của văn minh, của hạnh phúc. Khốn khổ thế đấy các bạn ạ.
- Khổ thơ gần cuối cùng: cái dzụ cơm rau ngày 2 bữa tôi viết trong khổ thơ này là thật đó quý dzị ơi, hồi ấy nếu ai sống ở SG chắc phải biết câu diễu: "người Sài Gòn khoái ăn sang" - tức là sáng ăn khoai ấy, có ai còn nhớ không?
Tôi viết đến đây mà thấy mình vẫn còn bồi hồi xúc động. Phải mở ngoặc nói thêm một chút: Ý tưởng của mấy câu cuối cùng cũng chẳng phải của tôi, mà là "mượn tạm" trong Kinh Thánh, cụ thể thì không nhớ, nhưng có bài hát về các thánh tử đạo với mấy câu như sau: "Người đi trong nước mắt ôm hạt giống gieo trên ruộng đồng/Người về miệng vui ca tay ôm bó lúa ngào ngạt hương". Ai là người Công giáo chắc là sẽ biết bài hát đó.
Đấy, cảm xúc thật của một thời. Ghi lại cho tôi, cho bạn bè còn đang ở VN, ở miền Nam giống như tôi, cho những người cùng thời ở "bên kia chiến tuyến" (tưởng tượng) như bạn Thanh Chung ở Hà Nội, cho anh chị em tôi và bạn bè tôi, người đã biết và người chưa biết, đang ở xa tôi nửa vòng trái đất.
Viết như thế, để hy vọng rằng chúng ta đang
Lại gần, gần lại với nhau
Ngồi gần nhau hơn, ngồi kề bên nhau
Như TCS đã từng kêu gọi từ thuở nào. Được không, mọi người ơi?
---
Cái tựa của entry này đã nằm trong đầu tôi từ cả tuần nay rồi.
Chẳng là hôm 30/4, được nghỉ một kỳ nghỉ dài, tôi ở nhà đọc sách, đọc báo chán rồi ngồi nghĩ miên man lẩn thẩn, không hiểu sao lại "xuất thần" viết luôn một mạch cái entry với cái tựa trích lời Cố TTg VVK: "Một triệu người vui và một triệu người buồn." Ở đây.
Tưởng chỉ viết riêng cho mình thế thôi, không ngờ cũng được một vài người đồng cảm. Đặc biệt là có chị Phương Khanh nào đó, hơn tôi 3 tuổi (bằng tuổi ông xã PA, chị Khanh ạ) còn gửi một comment khá xúc động, bắt đầu bằng mấy từ "từ nửa vòng trái đất"...
Và thế là cái trí nhớ nghịch thường của tôi lại bắt đầu làm việc. Vì tôi đã từng làm một bài thơ rất dài, bắt đầu bằng câu "Bây giờ, giữa bạn và tôi/Khoảng cách là nửa vòng trái đất" (nghe hay hông?).
Một bài thơ tôi viết từ năm 1980, lúc ấy tôi đang học năm thứ 2 ở ĐH Tổng hợp, Khoa Ngữ văn nước ngoài. Mà trời ơi, lúc ấy tôi 20 tuổi mọi người ơi, có ai tin được không chứ? Tôi, bà già 50 tuổi này, đã từng có lúc 20 tuổi, tuổi thanh xuân phơi phới như vậy sao? Hèn gì mà ... quý dzị đọc tiếp đi rồi sẽ biết!
Lúc ấy, "ta đang mùa ... vượt biên" (!) (nhại câu đầu bài hát "Anh đang mùa hành quân"), tôi lại học lớp Anh văn, nên hàng ngày vào lớp thấy lại bớt đi vài bạn, một thầy, "đi rồi". Có khi, ít lâu sau lại thấy người về từ ... trại cải tạo, mặt mày đen thui xấu xí do đi không thoát. Tôi nhớ có một cô giáo nghe đồn đi nhiều lần, lâu lâu lại nghỉ không đi dạy, do đang "ém quân" ở một nơi nào đó, rồi chắc là bị "động" nên chưa đi được, lại về đi dạy, rồi lại đi, miết rồi cuối cùng cũng đi được. Nói thêm, những người cùng lớp/cùng khóa của tôi đi từ thời ấy (đã 30 năm), có những người giờ đây rất thành đạt, con cái học hành nghiêm chỉnh, đóng góp vào đội ngũ trí thức Việt kiều làm rạng danh cho dân tộc Việt.
Còn tôi, như tuyệt đại đa số người VN, vì nhiều lý do, nhát sợ không dám thí mạng cùi hoặc không tiền để đóng cho "những người tổ chức vượt biên trái phép" cũng có (chắc là ít), yêu nước cũng có (hy vọng là nhiều), đã ở lại trên đất nước này, đóng góp và xây dựng nó (nhiều ít tùy tâm huyết, năng lực, điều kiện chủ quan và khách quan) để cho nó thành đất nước VN ngày nay. Cũng ... tự hào lắm chứ, với những thành tựu vượt bậc, từ một nước thiếu ăn phải nhờ tiếp tế của thế giới (chủ yếu các nước XHCN anh em, và hình như khối Bắc Âu trung lập), vươn lên thành một nước xuất khẩu gạo có hạng trên thế giới (hình như hạng hai, chỉ thua Thái Lan?).
Tất nhiên là vẫn có những người trách, tại sao trước đây miền Nam không đói (vựa lúa của cả nước), mà làm sao sau ngày thống nhất thì kinh tế lại đi xuống như vậy. Well, we all live and learn mà! Mặc dù cái giá phải trả cũng hơi ... đắt, thật vậy!
Chậc, dài dòng quá. Tính tôi thế, chắc là của dân arts, nói năng lòng thòng, dây cà ra dây muống ... Thực sự, ở đây tôi chỉ muốn chép lại một bài thơ mà tôi đã làm vào năm 1980, khi những người bạn thân nhất cứ từng người, từng người "bỏ ta đi như những giòng sông nhỏ". Có cả những người đi, "đi mãi bỏ trời mơ", chỉ đi mà không có đến, như biến vào hư không, từ ngày nói lời từ giã bạn bè .... Tôi sợ ma, nhức đầu, bị bóng đè, vv cũng là khoảng thời gian ấy đấy.
Bài thơ đã được tôi làm một mạch khi nghe tin một người bạn rất thân từ thời trung học (Gia Long) đã đi ít lâu mà không nghe tin tức gì, nay biết được đã đến Pháp an toàn. Bài thơ ấy, lúc đó tôi gửi đăng báo lớp (báo tường thôi), nay cũng chẳng nhớ là nó có được đăng không, nhưng theo tôi nó là một trong những bài tôi làm mà có nhiều xúc động nhất, và là cảm xúc thật chứ không cương một chút nào. Cũng có thể nó hơi ấu trĩ (?), và phản ảnh những gì tôi được nghe, được "nhồi nhét" vào đầu trong thời gian đó, nhưng nó vẫn là cảm xúc thật vào thời điểm ấy.
Xin chép lại theo trí nhớ dưới đây (thời đó kém thật, tôi chẳng ghi lại, cũng chẳng có blog mà post lên để mọi người cùng đọc, chỉ viết viết xóa xóa, xong bản hoàn chỉnh thì đưa cho lớp trưởng, độc có một bản, nếu cần thì chép lại từ trí nhớ, bây giờ đã qua 30 năm rồi lên chỉ còn lõm bõm vài câu, thật là tiếc!) Bài thơ này tôi cũng chẳng nhớ là có tựa hay không, đành chép chút đầu chút đuôi không khúc giữa như dưới đây.
Bây giờ, giữa bạn và tôi
Khoảng cách là nửa vòng trái đất
Khi mặt trời ở nơi bạn tắt
Thì nơi đây, một ngày mới bắt đầu
Lại những lo âu
Thiếu thốn
Manh áo, hạt cơm ...
Cọng rau, chén thuốc ...
Chắc bạn đã gặp điều mong ước
Một cuộc sống văn minh
Phố thị thênh thang, đèn điện sáng trưng
Liệu bạn đã gặp chưa, hạnh phúc?
Ôi, hạnh phúc là gì?
Ai không mong được một lần chạm đến
Dù chẳng thể trả lời chính xác
Hạnh phúc ơi ...
Tìm người ở đâu?
Bây giờ, tôi ở đây...
(khổ ơi là khổ, khúc giữa này tôi tả những cái khó khăn hàng ngày của thời đó, mà bây giờ quên tuốt luốt hết rồi!!! giả thuyết: có lẽ khúc giữa này viết ít xúc động, chỉ mang tính liệt kê bằng văn vần thôi, tức là ... vè ấy, nên giờ quên béng đi rồi. Nên thôi, ta tự ý đục bỏ nó đi nhé, và nhảy sang khúc cuối).
Tôi vẫn yên lòng với cuộc sống ở đây
Vẫn vất vả chắt chiu
Cơm rau ngày hai bữa
Lo thuốc cho mẹ già,
Lo em thơ thiếu sữa
Vẫn mong chờ đến một ngày mai
Vâng, ngày mai
Trời sẽ sáng ...
Những vất vả hôm nay
Là từng giọt mồ hôi tưới xuống
Để ngày mai đồng lúa trổ bông vàng.
Giải thích một chút:
- Khổ thơ đầu tiên: Tôi nhớ hình như hồi đó ở VN còn cúp điện nhiều lắm! Chưa có, hay đang hô hào làm thủy điện Trị An thì phải. Nên trong khổ thơ này tôi có viết về đèn điện sáng trưng như một biểu hiện của văn minh, của hạnh phúc. Khốn khổ thế đấy các bạn ạ.
- Khổ thơ gần cuối cùng: cái dzụ cơm rau ngày 2 bữa tôi viết trong khổ thơ này là thật đó quý dzị ơi, hồi ấy nếu ai sống ở SG chắc phải biết câu diễu: "người Sài Gòn khoái ăn sang" - tức là sáng ăn khoai ấy, có ai còn nhớ không?
Tôi viết đến đây mà thấy mình vẫn còn bồi hồi xúc động. Phải mở ngoặc nói thêm một chút: Ý tưởng của mấy câu cuối cùng cũng chẳng phải của tôi, mà là "mượn tạm" trong Kinh Thánh, cụ thể thì không nhớ, nhưng có bài hát về các thánh tử đạo với mấy câu như sau: "Người đi trong nước mắt ôm hạt giống gieo trên ruộng đồng/Người về miệng vui ca tay ôm bó lúa ngào ngạt hương". Ai là người Công giáo chắc là sẽ biết bài hát đó.
Đấy, cảm xúc thật của một thời. Ghi lại cho tôi, cho bạn bè còn đang ở VN, ở miền Nam giống như tôi, cho những người cùng thời ở "bên kia chiến tuyến" (tưởng tượng) như bạn Thanh Chung ở Hà Nội, cho anh chị em tôi và bạn bè tôi, người đã biết và người chưa biết, đang ở xa tôi nửa vòng trái đất.
Viết như thế, để hy vọng rằng chúng ta đang
Lại gần, gần lại với nhau
Ngồi gần nhau hơn, ngồi kề bên nhau
Như TCS đã từng kêu gọi từ thuở nào. Được không, mọi người ơi?
Chào cô
Trả lờiXóaĐọc bài này tự dưng nhớ đến nhiều thứ. Đọc tới mấy chữ "đi mãi bỏ trời mơ" thì nhớ tới Thu hát cho người, một bài em rất thích. Đọc bài thơ cô viết thì nhớ tới loạt bài Ký ức sơ sài của thầy Nguyễn Khiêm (tình cờ thay, lại là thầy giáo cũ của em), vừa lên mạng gần đây (hình như bác Hải có nhắc tới trên blog?). Cũng là những bài viết ôn lại chuyện xưa, giọng văn tỉnh rụi, đọc rất thấm (cô có thể đọc ở http://daihocsuphamsaigon.org/thovan/kyucsosai.html).
Và nhớ tới hai bài hát, cũng lâu rồi, và cùng có tên là Đôi bờ. Một bài là nhạc Nga, bài kia nhạc Pháp, cùng được viết lời Việt và do ca sĩ ở "hai bên chiến tuyến" thể hiện.
Bài nhạc Pháp, Anh Tú hát (sau này cô ca sĩ, nhạc sĩ mới nổi Lê Cát Trọng Lý hát lại), có đoạn:
"Bóng con thuyền vượt nghìn trùng lệ trào dâng
Lời anh kêu tan trong sóng gió reo sóng dâng bao la
Và từ đây mãi mãi mất nhau,
Mãi mang thương đau mây đen giăng mờ
Để duyên ngâu chia cách đôi bờ, tình mãi mong chờ..."
Không biết có phải mình cưỡng từ đoạt lý không, nhưng mỗi lần nghe tới đoạn này, em lại ngậm ngùi nghĩ tới những người vượt biên, vì dòng sông Ngân của thời cuộc và lòng người mà phải xa người mình yêu. Sinh ly tử biệt, cái nào buồn hơn?
Bài Đôi bờ nhạc Nga hình như khá phổ biến sau 75. Cũng là đôi bờ, cũng là chia cách, nhưng upbeat hơn (lạc quan Cách mạng???):
"Mình em riêng thắm thiết yêu anh, giữa tình đôi lứa ta
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa."
Nhân nói chuyện khoảng cách (ngoài đời thực và trong lòng người), ngồi nghe lại hai bài hát vừa giống vừa khác này, có lẽ cũng là một trải nghiệm thú vị?
Link đây cô ạ:
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Doi-Bo-Thao-Van.IWZAW0A9.html
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Doi-Bo-Anh-Tu.IWZABIFB.html
SGK
Hồi đó tớ có 1 thằng bạn làm bí thơ đoàn trường kinh tế. Nó là thằng Bonsevick. Tụi tớ có những người yêu thường dắt tay nhau đi xem phim và đọc cho nhau nghe bài thơ Hai hàng me đường Gia Long của Nguyễn Tất Nhiên. Rồi cô bồ nó đi vượt biển sang Mỹ. Nó làm bài thơ nổi tiếng cả văn đàn Việt. Tớ còn nhớ lõm bỏm như sau:
Trả lờiXóaCho Em
Anh phải bắt đầu bài thơ bằng hai chữ Cho Em,
Dẫu biết rằng tình yêu Cho Em bây giờ chỉ còn một nữa.
Nhưng anh vẫn bắt đầu bằng hai chữ Cho Em.
Dù đây là bài thơ của tình yêu đôi lứa,
Em bây giờ đang ở Malysia
Hay đón ánh nắng vàng của vùng trời California bên kia bờ biển cả.
Em có nhớ những người còn ở lại nơi đây?
Vẫn những ngày còn thiếu gạo, thiếu rau
Và thiếu cả xăng để chạy xe Honda đưa em vào những buổi chiều Chúa nhật.
.......
Tiếp theo quên mất đất. Hehehe, nhưng rất hay, tớ nhớ hồi đó bài thơ của nó đoạt giải nhất thơ toàn quốc dành cho sinh viên học sinh và đăng trên trang Tạp Chí Văn Nghệ. Nhưng rồi sau đó 3 tháng tớ không thấy nó nữa. Nữa năm sau về quê gia đình nó bảo nó đi vượt biển nhưng không có tin tức về. Và gia đình cũng xem như nó mất trên biển cả.
Bây giờ đọc bài này của PA tớ lại nhớ nó một cách da diết nhưng già rồi, quên hết, viết ra một chút để còm. Có lẽ tớ phải quay lại loạt bài hồi ký: Một chút quá khứ và một chút hiện tại?
Hi SGK,
Trả lờiXóaEm cũng lãng mạn nhỉ;-)
Đây là đoạn đầu của bài Đôi bờ, nhạc Nga, theo trí nhớ của cô:
Đêm dần qua dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời: em hạnh phúc nhất đời
Lòng em luôn thắm thiết yêu anh với tình yêu thiết tha,
Một dòng sông sóng nước lênh đênh, đôi bờ đâu cách xa?
Bài hát ấy, cô cũng đã từng mê lắm. Một thời để nhớ em ạ.
---
Bác Hải,
Cám ơn bác chia sẻ một chút ký ức. Nếu tôi không lầm thì tôi cũng có nghe loáng thoáng về bài thơ ấy rồi.
Về những con người có đi mà không có đến, tôi cũng có những ký ức rất xúc động mà chưa thể viết ra ở đây. Chắc rồi một ngày cũng sẽ viết ra thôi bác ạ.
Viết ra được cũng là dấu hiệu của hòa giải đấy bác, hòa giải với chính mình, ít ra là như thế.
Chúc bác an lành,
PA
Cái thời mà cô nói "ta đang thời vượt biên" là lúc em bắt đầu học đánh vần... cũng may còn nhỏ quá, chứ nếu khg chắc cũng theo các anh, và có lẻ bây giờ sẽ ở xa nữa vòng trái đất.
Trả lờiXóaEm thì khg nhớ nhiều, nhưng chỉ nhớ thời đó, hàng đêm má vẫn cứ khóc... vì nhớ các con đang ở xa "nữa vòng trái đất"
bv
"Lúc ấy, "ta đang mùa ... vượt biên" (!)" thật ấn tượng!!!!!! Mấy bài thơ trên đây hay thật!
Trả lờiXóaĐám đồng môn của bà 8 đây hiện ở ngoài Việt Nam thì hơn 100 mạng nhưng chỉ 7 đứa là đi đúng lúc, số còn lại thì đi bộ, đi ghe, ô đi ghe (ODP) hoặc HO 1 mình hay với gia đình ít nhiều. Hai nhân vật tiêu biểu là 1 bạn đi 8 lần, 7 lần trước bị cầm tù và lần cuối thì lọt nhưng nay vẫn chưa tới; còn 1 bạn khác làm nghề giáo lên đến Phó Hiệu thì ngừng vì chẳng có gì cho Cách Mạng cũng như vì không thích chính trị nên đã cúp cua hơn 34 lần, nằm khám hơn 20 trận, tài sản từ từ mất hết...., và lần thứ 34 đi chùa thì lọt nhưng đã chết đi sống lại 3 lần với bọn hải tặc giã man trong 28 ngày lênh đênh và lang thang, sau 4 năm cô đơn ở đảo bạn này qua Cali lao động để rồi đoàn tụ với 1 vợ và 3 con chỉ cách đây 15 năm, 2 con đầu nay đã xong MS với học bổng từ liên bang USA và tiểu bang Cali., cô út được học bổng toàn phần 10 năm từ Bill & Melinda Gates Foundation, sắp xong BS và với chí nguyện theo nghành Y. Và dĩ nhiên còn nhiều chuyện đi mà không tới, người tới được nhưng đổi tính hẳn đi, cùng nhiều thành công cũng như thất bại như những xã hội đa dạng khắp nơi.
Hôm nay 8 nhận được 1 tấm hình chụp ở Hà Nội với 1 tấm banner đỏ lét chào mừng ngày 30/4 "Giải Phóng Thủ Đô" thật ấn tượng. Nếu thế, phải chi và rồi sao.......!
Bà 8
Hi benvung,
Trả lờiXóaEm đọc comment của Bà Tám trên đây chưa? Đọc xong rồi thấy chẳng biết thế nào thì hơn phải không em? Nên từ lâu tôi vẫn tâm niệm câu này để sống: "Khi không thể làm được điều mình thích, thì phải biết thích điều mình có thể làm."
Bà Tám ơi,
Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh
Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ
Nhà thơ họ Vũ nhà mình (!) đấy Bà Tám ạ. Có phải Vũ Hoàng Chương đã nói dùm cho thế hệ của chúng ta không?
PA
Ôi, hạnh phúc là gì?
Trả lờiXóaAi không mong được một lần chạm đến
Dù chẳng thể trả lời chính xác
Hạnh phúc ơi ...
Tìm người ở đâu?
Bài thơ của Vũ Hoàng Chương cùng từ bạn Hải Miên trên đây cũng "ấn tượng" không kém như chuyện đời sau ngày giải phóng của 1 đồng môn thời trung học của bà 8 đây. Chị ta xong Dược Sĩ rồi lập gia đình với 1 Kỹ Sư Điện nhưng phải thi hành nghĩa vụ quân sự của người trai trong thời chiến, dù muốn hay không sau Hè 1974. Trước ngày Sàigòn thất thủ, tất cả đồng ý không đi vì có chú bác là liệt sĩ "phía bên kia," cũng như gia đình có người đã đóng góp ít nhiều cho "mặt trận" nên chắc chắn là sẽ không sao... (híc híc).
Trả lờiXóaSau ngày giải phóng Sàigòn, anh chồng được gọi đi học tập "tối đa" 10 ngày trong lúc vợ mình bụng mang dạ chửa, nhưng 3 năm trôi qua mà chồng mình vẫn chưa được thả mà còn mất liên liên lạc hơn 1 năm nên người bạn đó trong cơn thất vọng cùng cực đã bồng đứa con gái hơn 2 tuổi, lận lưng cái bằng Dược Sĩ cùng chút tiền và vòng vàng rồi đi chui kiểu đường bộ để rời khỏi Việt Nam với hy vọng làm nghề Dược để nuôi con ở một nơi nào khác trên thế giới, nhưng rủi là cả 2 mẹ con đã bị bắt trước khi vượt qua biên giới. Trong lúc cả 2 mẹ con trong tù, từ từ tiền và mọi vòng vàng đều phải nộp hết cho cai tù để đổi lấy thức ăn cùng nước uống hằng ngày. "Cơ may" đến là 1 hôm đứa con gái bị tiêu chảy kiệt sức, không thuốc men và sắp chết, tất cả quần áo mang theo đều dùng làm tã đã quá ướt không dùng thêm được sau 2-3 ngày cầm cự; bà mẹ trong lúc tuyệt vọng cùng sau vài phút phân vân đã rút lưng ra cái bằng Được Sĩ để làm tã cho con trước khi bị đuổi ra khỏi tù để lang thang 2-3 tiếng đi xin ăn rồi ngất đi vì kiệt sức. Hai mẹ con được dân nghèo địa phương thương tình cứu sống và cho tạm trú vài ngày để về nhà, nhưng chị bạn này quyết định không trở lại Sàigòn mà vẫn quyết chí là "phải đi" và nếu phải chết cả 2 mẹ con thì cũng được.
Ngày tụi này gặp nhau ở Cali. cách đây gần 25 năm tất cả đều khóc ròng với cảnh mẹ góa con côi, và bà 8 đây đã khóc với gia đình này nhiều lần nhưng mọi người trong chuyện đều luôn hy vọng vào tương lai với vài phép lạ nào đó. Cháu gái tiêu chảy ngày nào nay đã 34 tuổi và hiện là 1 giảng sư tại 1 trường đại học danh tiếng nhất nhì của tiểu bang California, cũng như đang vui sống với chồng và 2 con cùng cả 2 đấng sinh thành đã trải qua những cơn sinh tử ngậm ngùi trong những ngày đổi đời đó.
Cái quý nhất và đáng thâm phục về nhân bản là trong vòng 5 năm nay cháu gái kiệt sức sắp chết ngày nào nay hằng năm cùng chồng là Bác Sĩ Y Khoa người Mỹ cùng vài bạn bè trong nghành Y-Dược-Nha-Nhãn về cái vùng bị cầm tù ngày xưa đó để làm từ thiện và sinh hoạt với dân tình mộc mạc địa phương, cũng như đều cho nhiều học bổng toàn phần đến những trẻ em hiếu học mà do số mạng có cha mẹ nghèo trong vùng đó.
Bà 8
Hi Miên,
Trả lờiXóaTôi nói giúp tâm trạng của em bằng thơ, phải không?
Vậy trả tiền đi nhé! :-)
PA
Bà Tám,
Trả lờiXóaCâu chuyện thật cảm động, phải không?
Nhân tiện, Bà Tám đọc lại xem, bài thơ của Ông Tư đã được "phục hồi" và "cập nhật" lại kha khá rồi đó. Do trao đổi với mọi người đấy. Có chỗ nhớ lại, có chỗ ... viết lại cùng mạch ý tưởng trước đây, có thể không giống hoàn toàn nhưng đâu có sao, chính Tư là tác giả mà!
Bà Tám nhiều cảm xúc như vậy chắc cũng làm thơ chứ? Hôm nào chép ra cho bà con xem với, nghe Tám?
PA
Ông Tư à,
Trả lờiXóaHồi nhỏ, những lớp Việt Văn cùng Thơ Phú wa bị trứng vịt dài dài rồi lớn lên cũng vậy nên bi giờ wa vẫn i tờ về đọc và hiểu thơ! Nhiều lúc đọc thơ thấy hay nhưng không biết là hay cái gì (hic hic).
Bộ chưa nhận ra câu cú lộn xộn cùng chấm phẩy tùm lum của bà gìa trầu chất phát này hay sao? Wa thì chỉ biết thơ thẩn thôi, mà thơ thẩn thì đâu phải là thơ, phải không? Nếu phải thì xin mấy Thơ Sĩ chỉ giáo cho; còn nếu phải làm thơ thì wa chựu chết.... đi câu hoặc đi nhậu thì sướng hơn á.
Bà 8
Đúng là khg biết thế nào là đúng là sai cô ah... như hôm nay theo cô đi công tác, vô tình gặp người từ "mái nhà xưa" lại gợi nhớ, nếu ngày xưa... thì bây giờ... ??? chưa biết câu trả lời ra sao cô nhỉ!!!
Trả lờiXóaMiên nè, Hạnh phúc dúng là ai cũng mong ước chạm đến, nhưng người ta nói rằng "hạnh phúc hay khg là do cảm nhận của mỗi người" đúng khg nhỉ?
bv
Phương Anh ạ,
Trả lờiXóaThật là vui(nhưng cũng thấy ngậm ngùi quá) được đọc bài thơ của PA.
Bây giờ, giữa bạn và tôi
Khoảng cách là nửa vòng trái đất
Khi mặt trời ở nơi bạn tắt
Thì nơi đây, một ngày mới bắt đầu
Trời, cái "nửa vòng trái đất" oan nghiệt này , nó đã sản sinh ra biết bao bài thợ.
Mình thì có một kỷ niệm với bài thơ của Đỗ Nghê , tức bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc , bài thơ sau đó được bác sĩ Trương Thìn phổ nhạc
Cám ơn em đã đến giã từ
Dù sao năm tháng vẫn chưa phai
Em cười mà mắt còn đẫm ướt
Hình như tối qua trời không mưa
Tôi hiểu – em đừng nói gì thêm
Những lời không đủ nghĩa đâu em
Tôi sẽ đưa em thăm thành phố
Em không ngại là tôi cũng ghen...
...............................
Tôi hiểu em còn muốn đi thêm
Một đời chưa đủ phải không ẻm
Chân bước đi mặt còn ngoảnh lại
Xao xuyến hồn ta – làm sao quên!
Thôi nhé từ nay em sẽ xa
Nữa vòng trái đất cõi người ta
Mai sau dù có bao giờ nữa
Thành phố – Lòng mẹ vẫn bao la…
Đó PA thấy chưa , lại..."nửa vòng trái đất "
Và cái...nửa vòng trái đất ấy đã thành kỷ niệm rồi.
Mà kỷ niệm thì lúc nào cũng đẹp , phải không PA ?
Mong được đọc thêm nhiều bài thơ nữa của PA, nhé !
Phương Khanh
Chị Phương Khanh,
Trả lờiXóaMình thì có một kỷ niệm với bài thơ của Đỗ Nghê , tức bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc , bài thơ sau đó được bác sĩ Trương Thìn phổ nhạc.
Chà, nghe tò mò quá. Cái kỷ niệm đó là gì vậy chị?
Mà này, cả hai ông bác sĩ mà chị nêu đều là "thần tượng" của em hồi nhỏ đấy, dù cho đến nay vẫn chẳng biết mặt ông nào.
Chị đọc ở đây này:
http://bloganhvu.blogspot.com/2009/11/bac-si-nha-van-mot-hien-tuong-pho-bien.html
và đây nữa:
http://bloganhvu.blogspot.com/2009/11/bac-si-nha-van-7-bs-truong-thin.html
Enjoy chị nhé!
PA
PA ạ ,
Trả lờiXóaBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và bác sĩ Trương Thìn hiện đều đang sống ở Sài Gòn đó PA(và cả bác sĩ Lương Phán nữa )
Cả ba vị đều không ở xa PA ...nửa vòng trái đất cõi người ta đâu.
Mình có "gặp" cả hai vị bác sĩ nhà thơ đó những năm đầu 1980...
PA dành chút thời giờ tìm gặp "thần tượng" của mình đi , truóc khi...quá muộn(mình đùa cho vui thôi )
Nếu chưa có thì giờ thì PA vào đây
http://www.dohongngoc.com/web/
để gặp 3 vị bác sĩ rất "dễ thương" đó nhé
PK
TB
Ồ , cái "kỷ niệm" của mình đó hả , thôi , cho khất nhé, nhưng phải nói cho rõ lại , đó là kỷ niệm với bài thơ , chứ không phải với tác giả đâu , PA ạ .
"...Chắc bạn đã gặp điều mong ước
Trả lờiXóaMột cuộc sống văn minh
Phố thị thênh thang, đèn điện sáng trưng
Liệu bạn đã gặp chưa, hạnh phúc? "
PA nghĩ sao?
Liệu những người đang ở...nửa vòng trái đất cõi người ta như mình , có hạnh phúc không?
Mà làm gì có hạnh phúc hả PA , mình nhớ ai đó đã nói là "không có hạnh phúc đâu , chỉ có những phút giây hạnh phúc thôi.."
PK
30/4.. một thời để nhớ.. và cả những nỗi lo sợ.. mà mình cảm nhận được từ cha mẹ, rồi anh chị ra đi .. mất biệt, gia đình mình câm lặng trong nỗi đau mất mát. Mình, bản thân củng đã trải nghiệm nhà giam Hòn Đất ở Kiên Giang
Trả lờiXóaVâng, đến dịp 30/4, chúng ta hãy im lặng và tưởng niệm ...
Xóa