Hay trong một ván bạc thôi
Mất hàng trăm tiếng không lời thở than
Trên đây là khổ thơ đầu tiên của bài thơ dịch nổi tiếng lẫy lừng mà hồi còn nhỏ tôi vẫn được nghe ba tôi đọc cho cả nhà nghe. Môt bài thơ rất hay mà sau này khi lớn, học Cử nhân Anh văn tại ĐH Tổng hợp TP HCM (ĐH Văn Khoa cũ), tôi mới biết nó là bài thơ có tựa là If. Tác giả của nó là nhà thơ, nhà văn Anh nổi tiếng Rudyard Kipling.
Một bài thơ thực sự có ý nghĩa và thật nhiều kỷ niệm trong đời tôi - những kỷ niệm buồn nhiều hơn là vui. Những câu thơ mà tôi trích dẫn ở trên, đặc biệt là 2 câu đầu, hoặc thậm chí chỉ một câu đầu thôi, đã một thời là câu trích dẫn đầu môi của ba mẹ tôi trong những năm đầu sau khi cuộc chiến tranh Nam-Bắc chấm dứt.
Cuộc sống lúc ấy thật cơ cực. Gia đình tôi ly tán, 2 người con đầu trong số 8 người con trong dịp binh biến 30/4 đã lưu lạc theo dòng người "di tản" theo những người lính Mỹ và lính VNCH rời khỏi VN chưa liên lạc được, ba tôi nghỉ việc, mẹ tôi một mình tần tảo với 6 người con (và 1 ông chồng thất nghiệp, bất đắc chí, vì sự nghiệp tan tành quá sớm khi chỉ mới ngoài 40, như một cái cây đang vươn lên bỗng bị chặt ngang ngọn ...).
Và tôi, trong tình hình đó tự nhiên trở thành chỗ dựa lớn nhất và cũng là "đầu sai" quan trọng nhất cho mẹ tôi. Liên lạc với phường xã làm giấy tờ, khai báo hộ khẩu, đi họp đi hành để nghe phổ biến các chủ trương, đường lối, rồi họp để nghe vận động cải tạo tư sản công thương nghiệp, tóm lại là họp hành mọi nơi mọi lúc. Vì mẹ tôi còn phải buôn bán nên "cử" tôi đi họp, ba tôi thì đau bệnh, có lẽ vì trầm cảm.
Mà sao hồi đó họp hành gì mà nhiều thế nhỉ? Nào họp tổ dân phố, rồi hội phụ nữ, hội thanh niên, rồi cả đội thiếu niên nữa (năm 1975 tôi 15 tuổi, vừa được liệt kê vào danh sách thanh niên từ 15-28, lại vừa được liệt kê vào danh sách thiếu nhi - thiếu niên, nhi đồng - từ 6-15), đi lao động xã hội chủ nghĩa, dọn vệ sinh đường phố theo phong trào "nhà sạch nhà, phố sạch phố", rồi "ngày chủ nhật cộng sản", làm thủy lợi ... Ôi, bây giờ chỉ liệt kê không cũng thấy ngộp thở, mà sao lúc ấy tôi cũng làm được, quả là giỏi thật đấy!
Tôi nhớ lần đổi tiền cuối cùng vào năm 1985, trước đó tin đồn đổi tiền đã rân ran nhưng nhà nước nhiều lần trấn an dư luận, nói rằng sẽ không đổi tiền. Ba mẹ tôi, mà nhất là ba tôi, là người rất thật thà, rất "công chức", tuân thủ luật pháp và tin tưởng vào chính quyền lắm, nên không "phòng thủ" gì.
Rồi đến sáng hôm đó thì nhà nước tuyên bố đổi tiền! Ba tôi là người nghe tin đó đầu tiên, và thông báo cho mẹ tôi. Phản ứng của mẹ tôi là rất phẫn nộ, vì trước đó nhà nước vẫn nói là không đổi tiền. Và ba tôi cười cười, nhưng mà có lẽ là cười như mếu, và "tụng" cái câu mà đối với gia đình tôi đã trở thành một loại "thần chú", để giúp tăng thêm nghị lực vượt qua các nghịch cảnh của cuộc đời: "Nếu bỗng thấy tan tành sự nghiệp ...".
Và một lần khác, đau xót hơn rất nhiều, khi tôi và mẹ tôi được báo là ba tôi bị bệnh ung thư phổi và tiên lượng chỉ còn khoảng 6 tháng (sau đó ba tôi mất thật, dù đã đưa sang chữa trị ở Hoa Kỳ, chỉ sau 9 tháng!), mẹ tôi cũng thốt câu thơ đầy nghị lực, nhưng không kém phần bi thương ấy: "Nếu bỗng thấy tan tành sự nghiệp!"
Bài thơ còn 4 câu khác tôi cũng rất thích, chép ra đây trước khi chép toàn bài cho mọi người cùng thưởng thức, và lưu lại cho thế hệ sau. Vì tôi tin là những người thuộc thế hệ của tôi là thế hệ cuối cùng được đọc bài thơ ấy. Còn thế hệ của các con tôi, các thế hệ 8x và 9x, hỡi ôi, là một thế hệ lạc lõng, sản phẩm của một nền giáo dục đang đi dần đến chỗ khủng hoảng. Bạo lực học đường, nhà giáo mua dâm... Sao lại thế này được, hở trời?
Nếu chiến thắng sau hồi thất bại
Nhìn hai trò giả dối như nhau
Vẫn ngay lưng, vẫn ngẩng đầu
Trong khi thiên hạ dễ hầu còn nguyên?
Vâng, đúng là một bài học đạo đức bằng thơ, thấm thật sâu đến tận đáy lòng tôi, mà tôi không bao giờ quên được.
Và đây, bài thơ, cả nguyên tác bằng tiếng Anh và bản dịch mà tôi chép lại theo trí nhớ. Hình như bản dịch này là của cố học giả Nguyễn Hiến Lê, nhưng tôi không rõ lắm. Ai biết được gì hơn về bài thơ này xin bảo cho tôi với.
IF
If you can keep your head when all about you
Are losing theirs and blaming it on you;
If you can trust yourself when all men doubt you
But make allowance for their doubting too;
If you can wait and not be tired by waiting,
Or being lied about, don't deal in lies,
Or being hated, don't give way to hating
And yet don't look too good, nor talk too wise :
If you can dream - and not make dreams your master;
If you can think – and not make thoughts your aims;
If you can meet with Triumph and Disaster
And treat those two impostors just the same;
If you can bear to hear the truth you've spoken
Twisted by knaves to make a trap for fools
Or watch the things you gave your life to, broken,
And stoop and build'em up with worn out tools,
If you can make one heap of all your winnings
And risk it on one turn of pitch-and-toss,
And loose, and start again at your beginnings
And never breathe a word about your loss;
If you can force your heart and nerve and sinew
To serve your turn long after they are gone,
And so hold on when there is nothing in you
Except the Will which says to them: "Hold out!"
If you can talk with crowds and keep your virtue,
Or walk with Kings – nor lose the common touch,
If neither foes nor loving friends can hurt you,
If all men count with you, but none too much;
If you can fill the unforgiving minute
With sixty seconds' worth of distance run,
Yours is the Earth and everything that's in it,
And – which is more – you'll be a Man, my son!
RUDYARD KIPLING
(Được giải Nobel Văn Chương năm 1907)
NẾU
Nếu bỗng thấy tan tành sự nghiệp,
Mà nín thinh xây tiếp cuộc đời,
Hay trong một ván bạc thôi
Mất hàng trăm tiếng, không lời thở than;
Nếu yêu chẳng mê man xuẩn động,
Hùng dũng mà mềm mỏng chẳng quên,
Biết bị oán, chẳng oán nguyền,
Song mình, mình tự giữ gìn đấu tranh;
Nếu chịu được đồ ranh xuyên tạc
Pha lời mình khích bác đồ ngu,
Gièm mình, miệng thế điên rồ,
Không hay chữ lỏng, hợm khoa dạy đời;
Nếu quyền quý chẳng rời đại chúng,
Gần quân vương giữ đúng dân nguyên,
Yêu thương tất cả bạn hiền,
Bằng tình huynh đệ chẳng riêng một người;
Nếu chiến thắng sau hồi thất bại,
Nhìn hai trò giả dối như nhau,
Vẫn ngay lưng, vẫn ngửng đầu,
Trong khi thiên hạ dễ hầu còn nguyên;
Thì Đắc thắng, Thần tiên, Vương đế,
Và Duyên may nô lệ con hoài;
Và, hơn vương thế vinh thời,
Con ơi, con mới là Người, đó con!
---
Người ơi, Người ở đâu trong xã hội VN ngày nay?
Đọc tự sự của chị chủ nhà sau ngày giải phóng làm tớ bỗng nhớ đến cuốn phim The Red Violin xem cách đây vài năm có nhiều đoạn mấy em nhỏ khăn đỏ cầm cờ diễn hành và đập trống quanh thành phố. Còn chuyện làm thủy lợi thì là chuyện cho người lớn phải không?
Trả lờiXóaBà 8
Bà Tám ơi,
Trả lờiXóaTôi đi làm thủy lợi đó chứ. Hình như là họ tính theo hộ, mỗi hộ phải cử một người. Thế là tôi cứ thế mà đi thôi (mẹ tôi còn phải trông coi cửa tiệm). Lê Minh Xuân, Tham Lương, vv, những chỗ ấy ngày xưa toàn là cỏ năng, nắng chói chang không một bóng cây.... Cứ thế mà cuốc, đào mương, nhổ cỏ.... Đi về đen thui, hơn cột nhà cháy.
Những ngày ấy, tôi không sao quên được, còn bác thì không tưởng tượng được đâu! Ai có trải qua rồi mới biết bác ơi!
PA
Vụ "Thủy Lợi" thì 8 đây rành 6 câu... vì nhờ có người xưa bị kẹt lại nên có gởi 2 tấm hình đen xì như củ súng qua cho tớ xem, đó còn chưa kể cái mặt hốc hác và bí xị với những tảng đất bùn nặng cùng mấy con trùng nghoe ngoay. Xem xong hãi quá nên tớ đành phải lỡ hẹn câu thề và xin hẹn kiếp sau.
Trả lờiXóaÂu cũng là duyên số!
Bà 8 Bạc Tình
(...)"Mà sao hồi đó họp hành gì mà nhiều thế nhỉ? Nào họp tổ dân phố, rồi hội phụ nữ, hội thanh niên, rồi cả đội thiếu niên nữa (năm 1975 tôi 15 tuổi, vừa được liệt kê vào danh sách thanh niên từ 15-28, lại vừa được liệt kê vào danh sách thiếu nhi - thiếu niên, nhi đồng - từ 6-15), đi lao động xã hội chủ nghĩa, dọn vệ sinh đường phố theo phong trào "nhà sạch nhà, phố sạch phố", rồi "ngày chủ nhật cộng sản", làm thủy lợi ... Ôi, bây giờ chỉ liệt kê không cũng thấy ngộp thở, mà sao lúc ấy tôi cũng làm được, quả là giỏi thật đấy!"
Trả lờiXóaChậc... chậc... sao mà tự tin quá dzậy? ;)
Entry này của mẹ hay quá à! Bài thơ if cũng hay nốt. hì...hì :d
Bác Trèo ơi,
Trả lờiXóaXin phép bác xóa 2 cái còm. Vì tôi sợ có người hiểu lầm. Mình là công dân VN nên phải làm đúng luật và đúng lệ bác ạ.
Vì mục đích của tôi, của bác, và mọi người trên blog này đều chỉ mong đóng góp cho xã hội được tốt lên, cho mình, cho con cháu mình, phải không bác?
Bác thông cảm nhé!