Tôi [tức Cao Huy Thuần, chú thích của tôi VTPA] nghĩ đến một bài thơ, bài "Après la bataille" của Victor Hugo. Tôi vừa dịch xong, xin tặng bạn đọc Tuần Việt Nam.
SAU TRẬN ĐÁNH
Chiến trường đầy xác chết
Khi trận đánh vừa xong
Cha tôi trên mình ngựa
Duyệt chiến trận một vòng.
Đêm xuống. Ai rên rỉ
Giữa bóng tối thê lương?
Viên sĩ quan hầu cận
Thưa: lính bại ven đường.
Máu thấm hoen cỏ dại
Tên lính chết nửa người
Hổn hển. Thở. Kêu cứu
"Nước! Nước! Nước! Người ơi!"
Sĩ quan! Đây bình rượu
Uống đi, kẻ thương binh!
Viên sĩ quan cúi xuống
Kề miệng dốc ngược bình.
Như chớp, người kia rút
Súng nổ đạn vèo bay
Mũ cha tôi rơi xuống
Ngựa cong vó vẫy tai.
Thản nhiên cha tôi nói :
"Cứ cho uống tràn đầy".
Tại sao CHT lại dịch bài thơ này? Các bạn đọc ở đây sẽ rõ.
Về cuộc chiến ấy, có lẽ sẽ còn phải nói dài dài, nhiều nhiều. Tôi nhớ thời tôi ở Úc vào giữa thập niên 1990, người thổ dân Úc vẫn cứ thỉnh thoảng biểu tình, vẫn nhắc lại những chính sách sai lầm của chính phủ người Úc da trắng đã phạm đối với người thổ dân dù đã xảy ra hàng thế kỷ.
Và để hóa giải những hận thù, tạo sự hòa giải, thì hình như trên khắp thế giới tôi thấy chỉ có một cách thôi: phải thành thật nhìn nhận những sai lầm của các bên, và bên nào có lỗi với bên kia (mà thường là kẻ mạnh mới có quyền có lỗi với kẻ yếu) thì phải xin lỗi. Chân thành.
Còn nếu không thì thù hận sẽ mãi chồng chất, không bao giờ hóa giải được.
Có phải cái đó chính là "ma" không?
--
Cập nhật ngày 30/4
Một người bạn từ thế giới ảo cho tôi link để đọc bài thơ của V. Hugo đã được dịch sang tiếng Anh, để những người mù tiếng Pháp như tôi có thể đọc. Xin chép lại dưới đây. Link: http://audiopoetry.wordpress.com/2009/02/20/apres-la-bataille/
--
After the battle
My father, a hero with such a sweet smile,
Followed by a single soldier whom he liked amongst all,
For his great bravery and his tall stature,
Was wandering on his horse, on the evening of a battle,
Across the field covered with bodies upon which night was falling.
He thought he heard a soft noise in the shadows.
It was a Spaniard from the routed army,
Who was crawling in his blood on the side of the road,
Groaning, broken, livid and more than half dead,
And who was saying: “Something to drink! Take pity, a drink!
My father, moved, gave to his faithful soldier
A flask of rum which hung from his saddle,
And said, “Take it and give a drink to the poor wounded man.”
All of a sudden, as the lowered soldier
Was bending towards him, the man, some kind of Moorish,
Steadies a pistol that he was still holding
And aims at my father’s forehead while shouting: “Caramba!”
The bullet went so close that the hat fell off
And the horse suddenly backed off.
“Give him a drink anyway” said my father.
Around 1800, Victor Hugo’s father was a general in the armies of Napoleon which invaded most of Europe to bring liberty, equality and brotherhood to the people oppressed in the neighboring countries. Surprisingly, the locals did not alway appreciate the wonderful presents that were forced upon them by foreigners. We now know better and such mistakes would not be repeated in the 21st century[...].
This is a moving story told very efficiently as a modern filmmaker would. This would have made a great Kurosawa. Three shots. The camera pans across the bloody battlefield barely lit by an evening sky. Then the camera zooms in to the wounded Spaniard that we discover, low and back lit. Then a quick action scene, the explosion of a bullet, the camera follows the hat that flies off. As the camera zooms back out to the whole landscape, the famous last line is heard in a tired and weary voice, “Give him a drink anyway”.
This poem is quite famous in French speaking countries and several verses are often quoted, most notably the last one, when someone has a generous gesture for a fallen foe, – or cynically, whenever there is wine to be served, a common occurrence.
Xin phép chị PA cho tôi chèn bài thơ Après la bataille vào đây, thì mới dễ hiểu tại sao ông Cao huy Thuần muốn dịch đem vào bài phỏng vấn của mình, Người Cha trong thơ đối xử nhân đạo ngay cả với kẻ địch khác màu da, huống hồ...
Trả lờiXóaAprès la bataille
Mon père, ce héros au sourire si doux,
Suivi d'un seul housard qu'il aimait entre tous
Pour sa grande bravoure et pour sa haute taille,
Parcourait à cheval, le soir d'une bataille,
Le champ couvert de morts sur qui tombait la nuit.
Il lui sembla dans l'ombre entendre un faible bruit.
C'était un Espagnol de l'armée en déroute
Qui se traînait sanglant sur le bord de la route,
Râlant, brisé, livide, et mort plus qu'à moitié.
Et qui disait: " A boire! à boire par pitié ! "
Mon père, ému, tendit à son housard fidèle
Une gourde de rhum qui pendait à sa selle,
Et dit: "Tiens, donne à boire à ce pauvre blessé. "
Tout à coup, au moment où le housard baissé
Se penchait vers lui, l'homme, une espèce de maure,
Saisit un pistolet qu'il étreignait encore,
Et vise au front mon père en criant: "Caramba! "
Le coup passa si près que le chapeau tomba
Et que le cheval fit un écart en arrière.
" Donne-lui tout de même à boire ", dit mon père.
Chào Nặc danh,
Trả lờiXóaTôi không biết bạn là ai, nhưng đồ rằng chúng ta cùng thời?
Vì chỉ có người cùng thời mới có thể hiểu những tâm tình tôi muốn nói qua entry này. Tôi cảm thấy như có được kẻ tri âm vậy. Không biết mặt, vậy mà chỉ đọc thì cũng hiểu tôi muốn nói gì.
Và cám ơn comment của bạn, đã làm rõ hơn với mọi người điều tôi muốn nói.
Chúc bạn kỳ nghỉ lễ vui vẻ. Chúng ta hãy nhìn những ngày lễ này như một ngày chiến thắng của cả dân tộc. Kể cả quyết định chấm dứt cuộc chiến vào ngày ấy của chính quyền VNCH, tôi cho đó cũng là một quyết định dũng cảm, hoặc khôn ngoan. Giống như Phan Thanh Giản. Chắc bạn hiểu tôi nói gì.
Rất quý mến,
Đây là đề tài "xưa như Diễm" và cũng là 1 cột mốc để đo lường mức trưởng thành cùng dân trí của 1 nhóm hoặc dân tộc nào đó, nhất là trong thời hoàn cầu hóa này.
Trả lờiXóaRiêng về cuộc chiến huynh đệ tương tàn mà 80-85% đân Việt khắp nơi trên thế giới hoàn toàn không bị ảnh hưởng vì quá bé hay chưa ra đời trong thời điểm đó, nên vốn dĩ không quan tâm. Số nhỏ còn lại với dưới 20% dân số ngay đã đứng tuổi lu bu với con với cháu hoặc đang chuẩn bị về chầu ông bà nên cũng không đáng quan tâm. Cái buồn cùng cái nhục cho dân tộc mình với dân trí hiện tại của nước mình là còn quá nhiều lớp tuổi với kiến thức hạn hẹp thường hay "huyênh hoang" và "háo thắng" cũng như "không tế nhị" và "một chiều" khi có dịp nổ. Ngôn ngữ của các quan chức như Ma Đàm hoặc Tướng nào đó mới đây cùng nhiều cuốn giáo khoa hiện nay là vài thí dụ điển hình; và theo Bà 8 này họ nhớ nhiều cái "tồi" của "phía bên kia" nhưng vẫn chưa biết hoặc cố tình quên những cái "tệ" của "phe mình." Hoà giải ở chỗ nào đây?
Dân trí cùng đời sống của dân tộc Việt mình sẽ đỡ hơn nhiều khi số % rất nhỏ của những người đã lớn lên mà khôn hiểu trong thời điểm của cuộc chiến tương tàn đó về bên kia thế giới. Tụi Tây thường có câu "Nếu Giỏi Thì Tạo Sao Vẫn Nghèo?" và đây cũng là 1 câu nhắc khéo đến những người có trách nhiệm về giáo dục và đào tạo đó.
"Thản nhiên cha tôi nói: "Cứ cho uống tràn đầy"."
Bà 8
Bà Tám ui,
Trả lờiXóaCâu kết của bác cao siêu quá, em u mê nên không chắc là có hiểu bác đúng hay không?
Thản nhiên cha tôi nói:
"Cứ uống cho tràn đầy."
Mặc cho bạo lực học đường, mặc cho PGS đạo văn, mặc vấn đề biển đông, mặc ...
Hở bác?
PA
Chị chủ nhà ui!
Trả lờiXóaNhờ 1 cơ duyên (và cũng do Cách Mạng thời 75) nên bà 8 đây có dịp học tiếng Fáp thâm túy từ ngọn gốc, cùng thâm cứu triết lý trong văn thơ cùng ngôn ngữ Fáp ở Bỉ và Pháp trong những lúc trà dư tửu hậu với dân tình chính gốc đen thùi. Thực ra bài dịch tiếng Việt thì wa bù chấc nhưng nhờ "Ai Đó" post bài "Après la bataille" nên mới có cái chấm hết không wá dở như thế, hiểu chưa?
Ngày mơi, April 30, 2010, (vì bi giờ nơi wa ở mới hơn 19:00, 4/29/10 hà) wa sẽ dành nguyên ngày để đi thăm viếng khu người Việt Nam có tuổi với "lính" của cả 2 bên, các nơi tụ họp của Thương Phế Binh cũng từ 2 phía..... vân vân và vân vân, xin thề là wa sẽ không phân biệt bên này hay bên kia cũng như sẽ rất tế nhị lúc nói chuyện với "ai đó"; rồi sẽ đi tới chùa, nhà thờ, thánh thất, nghĩa trang có dính lứu tới người Việt ở trong huyện Cam Sành để cầu quốc thái dân an cùng tưởng nhớ đến hơn 3 triệu sinh linh đã chết tức tưởi vì 1 chủ thuyết "Iêu Nước Thương Nòi" nào đó. Thế thôi!
À mà nè, chúc chị chủ nhà, quý cụ, quý bác, quý cô chú, quý cháu cùng quý đồng hương một ngày "liên hoan" thật "hoành tráng"..... vân vân và vân vân; rồi sau 1 đêm ngủ giã mệt nên tự hỏi là.... Nếu mình tài giỏi, anh hùng... thì tại sao mình vẫn nghèo từ kiến thức tới vật chất ..... vân vân và vân vân; và tại sao sau 35 năm "Thống Nhất" đất nước cùng hơn 3 triệu sinh linh mà 99% dân Việt vẫn khổ cực và "Nhân Dân" vẫn chưa bỏ cái tật ăn mày cùng an xin từ vật chất cũng như kiến thức từ "người lạ."
Thản nhiên cha tôi nói: "Cứ cho uống tràn đầy"..................
Bà 8
Dear Desira...,
Trả lờiXóaThanks for the quote. But I can only guess what you mean, and trust that I understand you fully :-).
Bà Tám thân mến,
Bác xem lại entry trên nhé, em có may mắn được người bạn cho phần dịch sang tiếng Anh của bản gốc, nên cũng hiểu được đôi chút. Cho nên có thể có thêm cơ sở để đoán mò câu kết của bác.
Thôi thì việc của 35 năm trước, chuyện của ngàn năm sau, cũng không phải là chuyện của riêng em, riêng bác, hay bác Hải Trương Phi phổi bò thân thiết của chúng ta có thể giải quyết được. Nên cũng vậy, em học cách kết luận của bác:
Thản nhiên cha tôi nói: "Cứ uống cho tràn đầy!"
Bác nhỉ!
PA
Tớ lại thấy bài này của Nguyễn Duy hay hơn:
Trả lờiXóaVề Làng
Làng ta ở tận làng ta
Mấy năm một bận con xa về làng
Gốc cây, hòn đá cũ càng,
Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay
Cha ta cầm cuốc trên tay,
Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa
Lưng trần bạc nắng thâm mưa
Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì
Không răng! cha vẫn cười khì
Rượu tăm vẫn để dành khi con về
Ngọt ngào một chút men quê
Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng
Gian ngoài thông thống gian trong
Một đời làm lụng sao không có gì
Không răng! cha vẫn cười khì
Người còn là quí kể chi bạc vàng
Chiến tranh như trận cháy làng
Bà con ta trắng khăn tang trên đầu
Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
Đường làng cây cỏ lưa thưa
Thanh bình từ ấy sao chưa có gì
Không răng! cha lại cười khì
Đời là thế, kể làm chi cho buồn
Mẹ ta vo gạo thổi cơm
Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù
Nhà bên xay lúa ù ù
Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào
Các em ta vác cuốc cào,
Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng
Mồ hôi đã chảy ròng ròng
Máu và nước mắt sao không có gì
Không răng! cha vẫn cười khì
Đời là thế, kể làm chi cho rầu
Cha con xa cách bấy lâu
Mấy năm mới uống với nhau một lần
Bụng ta thắt, mặt ta nhăn
Cha ta thì vẫn không răng cười cười
Ta đi mơ mộng trên đời
Để cha cuốc đất một đời chưa xong
Nguyễn Duy