Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

"Trong nhà cha ta có nhiều chỗ ở"

Hình này chôm trên mạng, rất hay nên tôi lấy về minh họa cho entry này. Nó minh họa cho "tài năng" đó!!!!!

Tôi đang theo dõi loạt bài về trường chuyên tại VN trên báo PLTP. Và thấy có rất nhiều điều muốn nói, thực vậy.

Nhưng đang bận quá, mà tôi lại viết chậm (viết linh tinh thì nhanh, nhưng viết đàng hoàng, đặc biệt là cho công chúng đọc trên báo chí, thì phải chậm, vì không được sai, không được thiên vị, và cố gắng không để bị hiểu sai và gây tác hại - hoặc cho chính mình, cái này thì tôi hay bị lắm, hoặc cho công chúng).

Nên mãi vẫn chưa viết được. Chỉ có điều, nếu viết, thì tôi sẽ link vấn đề trường chuyên lớp chọn với lý thuyết về multiple intelligences, sự công bằng trong giáo dục, và tính nhân bản của một nền giáo dục.

Và sực nhớ một câu trong kinh thánh mà tôi rất thích, vì nó tóm tắt rất gọn ghẽ cả 3 ý mà tôi đã nêu ở trên: trong nhà cha ta có nhiều chỗ ở.

Ừ, tôi đọc câu đó mà rất xúc động, xúc động từ hồi nhỏ đến giờ, đã già. Vì từ nhỏ đến giờ tôi luôn bị cảm giác là người ... bất thường, người ngoài cuộc, người ít được người khác hiểu, và bị gạt ra khỏi các đám đông (mà theo tôi, là những đám đông hơi a dua một chút, với một thủ lĩnh được mọi người tôn sùng, toàn năng, và ai có ý kiến hoặc hành vi gì khác mọi người thì đều đáng bị trừng phạt bằng cách bị nghỉ chơi!)

Nên khi thấy nói, "trong nhà cha ta có nhiều chỗ ở", có chỗ cho mọi người, kể cả những người bất thường như tôi, thì tôi xúc động lắm, và luôn mong mỏi tìm được một nơi nào như thế. Để mỗi người được là chính mình, hạnh phúc với sự khác biệt của mình, và vẫn được tất cả mọi người chấp nhận và trân trọng. Khi ấy, sẽ có một xã hội đa dạng và linh hoạt, và đáp ứng được mọi đổi thay của bối cảnh bên ngoài. Multiple intelligences trên phạm vi toàn cộng đồng, toàn xã hội, và ... toàn cầu, why not?

Nhân tiện, tôi vừa dịch một bài hay lắm (theo tôi nghĩ), có tựa là Brains Unchained, mà tôi dịch sang tiếng Việt là Phá xiềng trí não. Bài viết nói về giáo dục đại học TQ, trong đó luôn luôn chỉ có một câu trả lời đúng cho mọi câu hỏi. Đó là lý do trí não bị xiềng.

Quay trở lại việc "có nhiều chỗ ở". Hình như ở các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, vv thì "chúng" đã tạo ra được một nền giáo dục tương đối có nhiều chỗ ở rồi. Còn VN, thì ... "hạnh phúc là một tấm chăn quá hẹp", nói như Nam Cao.

Chăn quá hẹp nên ai cũng phải dành, và người này đắp thì người khác bị lạnh. Vậy đó.

Trường chuyên, có phải là một tấm chăn không? Câu hỏi này mong mọi người giúp trả lời nhé. Còn tôi, thì phải ... đi họp!!!!!!!

18 nhận xét:

  1. Chào cô

    Nhân nhắc đến chuyện trường chuyên, multiple intelligences và Nam Cao, em muốn nêu lên vài ý nhỏ, khi viết về trường chuyên nếu được cô nghĩ thử.

    1. Theo em, nhắc đến trường chuyên thì có nhiều khía cạnh cần xem xét: phương thức tuyển sinh, phương pháp giáo dục, mục tiêu, vai trò, chế độ đãi ngộ,...Mỗi một khía cạnh lại có nhiều thứ để bàn. Vì vậy khó mà viết một bài tổng quan về "trường chuyên" được, mà phải tập trung khai thác 1, 2 khía cạnh nào đó mà thôi.

    2. Nhắc đến multiple intelligences, em nhớ trường LHP ngày xưa (ít ra là năm em học lớp 9 lớp 10) có mở một lớp tạm gọi là chuyên thể dục, dành cho HS năng khiếu TDTT. Có điều mấy năm nay không thấy nữa. Lí do chính thức thì em không biết, chỉ nghe người ta nói là học sinh lớp đó quậy, lười,...(chỉ là tin đồn, dĩ nhiên). Thử nghiệm tạm gọi là thất bại này khiến em tự hỏi: liệu ngành giáo dục nói riêng và xã hội VN nói chung đã sẵn sàng cho multiple intelligences? Tấm chăn của nhà trường có thể rộng hơn (rất dễ, vì lãnh đạo ngành chỉ cần nói một câu, đưa ra chỉ tiêu kiểu 5 đột phá 6 thành tích 7 trí thông minh theo NTN-style, là trường sẽ phải cắm đầu cắm cổ làm theo ngay), nhưng tấm chăn trong nhận thức của xã hội (phụ huynh) có rộng lên? Phụ huynh và nhà trường chắc đều chấp nhận chuyện chấp nhận khác biệt này nọ, nhưng thực sự họ nghĩ thế nào?

    3. Vấn đề áp lực dành cho học sinh trường chuyên, em nghĩ cũng cần xem xét từ ít nhất hai khía cạnh: áp lực đến từ việc thước đo thành công của xã hội quá hạn hẹp (thành tích học tập) và áp lực đến từ quá trình cạnh tranh giữa những người có năng lực tương đương nhau. Nếu dùng áp lực như một lập luận để chỉ trích trường chuyên, chúng ta phải xem thử liệu có thể, in the same vein of argument, chỉ trích trường Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định, các lò đào tạo bóng đá trẻ, hay các lớp năng khiếu nói chung?

    4. Rất tình cờ, gần đây good old New York Times cũng có một debate về gifted education (lí do là vì "Many middle-class parents [in New York] see gifted-student programs as safe havens in an otherwise mediocre system"). Cô đọc thử để xem các chuyên gia ở Mỹ nói gì. :)

    http://roomfordebate.blogs.nytimes.com/2010/07/04/the-pitfalls-in-identifying-a-gifted-child/

    http://www.nytimes.com/1997/05/03/opinion/the-battle-for-gifted-education.html

    SGK

    Trả lờiXóa
  2. Cô cũng hay dịch bài về nước lạ, nên có lẽ bài báo sau đây (từ năm 2006) sẽ có ích: http://www.wes.org/ewenr/06oct/feature.htm

    Đoạn viết về "key school" (trường điểm):

    "A common way for state schools and universities to earn extra cash is to start schools of their own, which they then run, in effect, as expensive private schools. The trend began some 15 years ago among primary and junior schools, and has reinforced an existing inequality. For most of the communist era, a two-tier system identified a few “key schools” that receive extra money and other favours in order to nurture pockets of academic excellence.

    In June, a revision to the education law abolished the key-school system, which had caused much resentment. This left these pampered establishments in an excellent position to attract the highest fee-payers to their new quasi-private facilities. They can also charge high fees from students from outside their official catchment areas. This levy, which is known as a “school selection charge”, can amount to thousands of dollars. Many less privileged state schools are also prospering: after dividing their intake into separate streams, for example, they charge more for the classes with better teachers and facilities.

    Following the schools' lead, state universities had by the end of the 1990s also increased their incomes, often in partnership with private capital. Shengda, which was founded in 1994, was an early pioneer. A decade later, China had 249 such quasi-private colleges with a total of 680,000 students, more than half a million of them studying for undergraduate degrees.

    At every level, the rich now have much better access to good education than the less well-off. At the same time, the opacity of the privatisation process stops fair competition between fee-charging institutions. State-funded institutions, especially those formerly designated key schools, dominate the market and deter genuine private investment."

    Đọc thấy cũng giống mô hình trường dạy học cá thể tự chủ tài chính ở TPHCM, phải không cô?


    SGK

    Trả lờiXóa
  3. Disclaimer: Em cũng từng là "gà chọi", có chút kinh nghiệm với hệ thống trường chuyên lớp chọn, nên ý kiến của em có thể sẽ có chút (hoặc hết sức) chủ quan. :) Dĩ nhiên, chuyện từng ở trong "the system" cũng cho em một ít trải nghiệm để chia sẻ. Nói chung là có cả thuận lợi lẫn hạn chế, mọi người hãy nhớ khi đọc những gì em viết.

    Chiều nay em có ngồi đọc loạt bài về trường chuyên trên báo Pháp luật (trước đó em chỉ đọc loạt bài trên Tuổi Trẻ). Nhìn chung em đồng tình với nhận định hệ thống trường chuyên ở VN đang còn nhiều bất cập. Em chỉ thấy hơi tiếc là cả hai tờ báo, kể ra đều rất có uy tín (so với các bác khác ở VN), dường như đều vướng vào một khuyết điểm: những điểm xác đáng trình bày trong các bài báo thật sự không mới, còn nhiều điểm mới lại không xác đáng.
    1. Chuyện học sinh trường chuyên IQ cao và EQ thấp là một giả thuyết mà người bình thường, dùng common sense, cũng có thể đặt ra. Vấn đề là khảo sát thực tế thế nào. Rất mừng là một bài trên báo Pháp luật có nhắc đến nghiên cứu của TS Nguyễn Kim Dung (Đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục của các trường THPT chuyên tại TPHCM), mà em có nghe tới, nhưng chưa được đọc nguyên văn (không biết cô có thể tìm giúp em không?): http://phapluattp.vn/20100719112744471p0c1019/phat-trien-truong-chuyen-suc-ep-hoc-hanh-se-tang-chong-mat.htm. Đề tài quá rộng, làm em cũng thắc mắc tác giả làm cách nào để đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục của các trường THPT chuyên ở TPHCM. Đọc thử bài báo thì thấy nhắc đến IQ, nhưng hình như IQ đâu phản ánh được chất lượng giáo dục? Có một điểm lạ, là trong khi tác giả bài báo có nói IQ/năng lực của HS chuyên cao hơn IQ các bạn cùng tuổi, thì tới phần về EQ lại không thấy so sánh nào. EQ của HS trường chuyên có thể thấp, nhưng có thấp hơn EQ của HS các trường khác? Không rõ trong nghiên cứu của mình TS Dung có nhắc đến điều này không? Còn những kết luận của cuộc khảo sát như "Các em rất quả quyết trong công việc, khó chấp nhận ý kiến của người khác, trong tranh luận luôn nhằm giành phần thắng về mình" không biết dựa vào đâu, khảo sát dùng phương pháp nào để kiểm tra? Vì chỉ riêng câu "trong tranh luận LUÔN nhằm giành phần thắng về mình" đã là một hasty generalisation mà tính logic cần phải xem lại. Còn nếu sửa "luôn" thành "thường", thì dùng tiêu chí nào để xem xét? Rõ ràng đây là những vấn đề tương đối hóc búa, không biết TS Dung giải quyết cách nào? Em đặt ra những câu hỏi này, vì em nghĩ chúng có ảnh hưởng tương đối lớn đến giá trị khoa học của khảo sát, cũng như vai trò của nó đối với cuộc tranh luận về trường chuyên lớp chọn.
    2. Cả báo Tuổi Trẻ lẫn Pháp luật đều có đăng bài của tác giả Lê Minh Tiến (chắc là gửi cho cả hai báo), trong đó nhận định:
    "Tất nhiên vào trường chuyên, lớp chọn cũng có một lợi ích lớn là học sinh nào cũng ham học chứ không ham chơi nhưng những mặt trái của loại hình đào tạo này lại chiếm nhiều hơn."
    Không rõ các báo có biên tập lại không, vì em thấy tác giả Lê Minh Tiến (hình như là thạc sĩ xã hội học) phân tích kĩ lưỡng hạn chế của trường chuyên lớp chọn, nhưng khi nói về lợi ích chỉ bàn rất sơ sài (học sinh nào cũng ham học chứ không ham chơi), giống như chỉ đưa vào cho bài viết có vẻ khách quan và mang tính thông tin đa chiều. Vả lại, là một người nghiên cứu xã hội học, ắt hẳn tác giả phải lường trước những khó khăn trong việc weigh pros and cons, nhất là khi pros and cons ở đây thường định tính hơn định lượng. Vậy nhưng tác giả Lê Minh Tiến lại đưa ra nhận định "những mặt trái của loại hình đào tạo này lại chiếm nhiều hơn" mà không thiết lập một cơ sở nào cho việc đánh giá, so sánh.

    SGK

    Trả lờiXóa
  4. Hi SGK,
    1. Cám ơn mấy ý kiến, và mấy cái link của em. Cô cũng nghĩ rằng viết về cái debate liên quan đến trường chuyên một cách mạch lạc, gãy gọn, dễ hiểu, không thiên vị, và thuyết phục vv là vô cùng khó khăn. Phải tách ra nhiều mảng.

    Nhưng dường như ngày nay công chúng Việt Nam (và có lẽ cái này một phần là do báo chí Việt gây ra) không có đủ kiên nhẫn để đọc từ từ, thấm dần dần, mà cứ mong có những câu trả lời nhanh, dứt khoát cho mọi vấn đề. Một câu trả lời đúng duy nhất cho mọi vấn đề! Khổ thế đấy.

    2. Đúng là cô thích dịch và viết về nước lạ, vì tin rằng mình sẽ học được nhiều từ nước này (do thể chế chính trị giống nhau). Chủ yếu học từ những sai lầm để tránh em ạ, vì "lợi thế của người đến sau". Nhưng một mình cô dịch thì ... không xuể và cũng không đa dạng. Sao em không cùng dịch nhỉ? Dịch xong rồi ta cùng nhau gửi các nơi sử dụng, giá chót là đăng lên blog cũng được phải không em?

    Trả lờiXóa
  5. 3. Bài "Trường chuyên: dạy lệch, học nhồi" (http://phapluattp.vn/20100722121739618p0c1019/truong-chuyen-day-lech-hoc-nhoi.htm). Phần box của bài này có nhiều thông tin không ổn về AP và IB, khiến nhà báo Nguyễn Vạn Phú phải viết ý kiến phản hồi AP, IB là gì? (http://phapluattp.vn/20100722110612556p0c1019/truong-chuyen-phan-su-pham-khong-can-thiet.htm). Nếu được, nhờ cô nói lại với báo Pháp luật nên biên tập kỹ hơn. Ý kiến của tác giả thì mình phải tôn trọng, nhưng những vấn đề thuộc về facts thì phải kiểm tra lại, nếu không thì sai lầm của BBC trong vụ Đỗ Ngọc Bích sẽ lặp lại. Bản thân em không biết dựa vào đâu mà báo Pháp luật đưa ra thông tin IB dành cho trẻ có EQ cao, giỏi khoa học xã hội, còn AP dành cho trẻ có khiếu về khoa học tự nhiên. AP có cả những môn như English Literature & Composition, US Government and Politics,...nên ắt hẳn nó không chỉ hướng đến học sinh giỏi Tự nhiên. Còn nói IB dành cho trẻ có EQ cao và năng khiếu học các môn xã hội cũng không ổn. Bạn em học IB cũng nhiều, không thấy có yêu cầu phải có EQ cao, mà thật ra học sinh học IB sau này vẫn theo đuổi những ngành như Math, IT như thường. Vả lại, trẻ có EQ cao và trẻ có năng lực học khoa học xã hội là hai chuyện khác nhau.
    "Mỗi cấp lớp trẻ có một nấc tư duy khác nhau. Trẻ tiểu học có tư duy chân thật, một bước, chỉ biết ghi nhận. Trẻ học cấp hai có tư duy hai bước, hay còn gọi là tư duy suy diễn. Sau khi ghi nhận trẻ bắt đầu suy luận đúng sai. Trẻ bắt đầu nhận biết đúng sai. Lên đến trung học, sau khi suy luận đúng sai một sự vật, hiện tượng, trẻ chuyển sang tư duy tới hạn, hay còn gọi là tư duy phản biện. Lúc đó trẻ bắt đầu đưa ra chính kiến để phản biện và hướng giải quyết một vấn đề."
    Em không rõ cách chia nghe rất prescriptive này dựa vào đâu. Theo hiểu biết ít ỏi của em, nói về cognitive development thì có nhiều thuyết (http://en.wikipedia.org/wiki/Piaget's_theory_of_cognitive_development hay http://en.wikipedia.org/wiki/Neo-Piagetian_theories_of_cognitive_development). Với một vấn đề còn rất mở như vậy, có lẽ tác giả không nên viết như thể đây là facts, hay những điều được công nhận rộng rãi (nói như chị Hà Thanh là với God's voice).

    Vài lời góp ý. Em chờ đọc ý kiến của cô. :)


    SGK

    Trả lờiXóa
  6. Tại sao cứ phải là truờng chuyên?

    Truờng chuyên để làm gì khi sản xuất ra những thanh niên cứ tạm thời cho là giỏi (giỏi hơn những thanh ni62n k2mmay mắn kháx) đi. Nhưng gỉoi về một môn nàođó chỉ để làm lợi hay thủ lợi cho bản thân mình hay để phục vụ cho một nhóm cuờng quyền nào đó, hay là chỉ đợc dùng để đánh trống khua chuông với nuớc ngòai. NHƯNG THẬT RA CHỈ LÀ NHỮNG CON NGÙOI BỆN HỌAN VỀ THỂ XÁC LẪN TINH THẦN.

    Hãy tìm hiểu xem những sản phẩm của trường chuyên nay đã làm gì cho đồng bào của mình?

    Các dự án truờng chuyên chỉ là để thủ lợi và chia chác cái bánh kem ngon mà những nguời không may mắn ỏ ngoại thành cũng không mong đuợc miếng thừa.
    Hãy để cho các em sống với tuổi thơ trong sáng của các em. Phát triển đức dục, thể dục, trí dục để ngửng cao đầu vào đời.

    Dùng có mà chuyện để thành nhũng con "Cò Ma" đeo cái kính cận như "Đít chai bia" va những lý luận "Cá nhân".

    Trong nhà cha ta có nhiều chỗ ở nhưng chỉ cho những kẻ tỉnh lại và sống tử tế với đồng lọai chứ không phải ăn thịt đồng lọai rồi đến ngày chết xin vào nhà cha ta nhé.

    Cha không cho cho vào nhà cha ta đâu đừng có mà ham.

    Choi

    Trả lờiXóa
  7. Dear bác Chơi,

    Thanks, bác, for reading and commenting!

    Em có mấy ý với bác như thế này:

    1. Thật ra, việc trường chuyên ở VN phức tạp hơn những bài viết trên báo PLTP rất nhiều. Vì vậy, khi phát biểu về nó cũng nên cẩn thận bác ạ. Em có biết nhiều người là sản phẩm của nó, và những người đó đều là những người tài năng theo một kiểu nào đó (academic talent, probably).

    Em thấy, "trường chuyên" kiểu như Lê Hồng Phong, ví dụ thế, thì cũng không mấy khác với các trường công khá nổi tiếng trước năm 1975 như Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, mà ai cũng ... đánh giá cao, ngưỡng mộ. Và họ là những người thành đạt, có đóng góp cho xã hội thực sự. Nếu như vậy, thì có lẽ trường chuyên cũng là đáng để đầu tư phải không bác?

    Nhân tiện, em là cựu học sinh nữ trung học Gia Long đây. Cho đến giờ em vẫn không khỏi tự hào về nó. Mặc dù là một trường nữ cũng có những hạn chế thực sự, nhưng em survive nó, và (có lẽ vì thế) thấy rất tự hào. Nên bây giờ ai mà chê nó, là em sẽ ... giãy nảy lên cho mà xem! Không hiểu bác nghĩ sao?

    Vì vậy, em cho rằng phát biểu này của bác: "CHỈ LÀ NHỮNG CON NGÙOI BỆN HỌAN VỀ THỂ XÁC LẪN TINH THẦN" là chưa thận trọng lắm, hơi ... vơ đũa cả nắm (sorry bác), bác Choi ạ. (Nếu em nói thế có gì không phải thì bác bỏ qua nhé!)

    2. Nhưng nói gì thì nói, em cũng vẫn chống đề án trường chuyên (khác với chống trường chuyên), vì 2 lý do: công bằng xã hội (vì đề án trường chuyên sử dụng tiền ngân sách công), và định nghĩa quá hẹp về talent (only academic talent?) Cho nên nhìn chung thì em thuộc về phe ... chống! Nhưng không phải vì cùng lý do với nhiều người hiện nay.

    3. Bác viết rất hay, rất dí dỏm, đặc biệt là đoạn chót (cha không cho vào nhà, nếu chưa tỉnh ngộ, đại khái thế!)

    Cám ơn bác nhiều nhiều!

    PA

    Trả lờiXóa
  8. Chị Phuơng Anh ui,

    Taberd, Jean Jacques, Regina Mundi, Regina Pacis,Saint Paul, Petrusky, Chu Van An, Trung Vuong, Gia Long ở sài gòn ngày truớc và những truồng công bình thường ở các tỉnh đâu có truờng nào là truờng chuyên đâu và đâu có phải học thêm gì đâu mà sao học sinh đi du học nuớc ngòai đầu học đuợc và đâu có thua kém học sinh ngọai quốc về văm hóa lẫn cả kiến thức.

    Bây giờ truờng chuyên nhiều qúa và dành cho ai??

    Tôi xin lỗi vì đã qúa lời do tiếp xúc với các em truồng chuyên nhiều qúa. Thấy các em vật vã học đến 10 - 12 giờ một ngày có khi đủ 7 ngày nột tuần.

    Tôi đã mắng hai nguời cháu tôi vì bắt con học truờng chuyên để cho con bé gầy "trơ xươbg ra' Và đeo cái kính thấy mà sợ. Tôi nói thẳng thế này, anh làm việc ngày có 8 giờ, chị dạy học ngày có một buổi. Mà cháu nó bé cân nặng chỉ bằng nửa của anh mà nó phải đến mấy lớp 12 giờ một ngày, về nhà còn học nữa thì làm sao nó chịu nổi.

    Các học sinh VN bây giờ khổ qúa.

    Từ bé đến giờ tôi chưa bao giờ phải đi học thêm, và các con tôi cũng thế, chưa bao giờ các cháu phải vật vã và tôi cũng chưa bao giờ phải xếp hàng cả đêm để xin cho con đi học như phụ huynh VN.

    Càng nhiều truờng gọi là chuyên sẽ càng nảy sinh ra những biến động tiêu cực cho xã hội. Và cái nguy hiểm nhất là hủy họai tuổi thơ của các em. Nếu không có tuổi thơ lành mạnh thì sau này các em sẽ ra sao?

    Xỉn lỗi các em truờng chuyên nhé. "Tôi cứ nghe truờng chuyên' là t6i bị lên huyết áp nên không giữ lời đuợc

    Trả lờiXóa
  9. Bởi vì người ta cứ đặt ra trường chuyên,trường điểm, lớp chọn, lớp đặc biệt, nên thỉnh thoảng,cứ có bài đăng: học sinh nhập viện tâm thần vì áp lực. Lớp chuyên: nhồi kiến thức như hồi thịt bánh mì.

    Trả lờiXóa
  10. Bác Chơi,
    Cám ơn phản hồi của bác. Đặc biệt là cám ơn thái độ rất nhã nhặn trong tranh luận - hàng hiếm trong văn hóa tranh luận của VN đó bác! :-) (Em nói vui chút vậy mà!)

    Sông này,
    Nhận xét của em rất hay. Dường như có một sự liên hệ giữa trường chuyên lớp chọn với áp lực thi cử, tự tử và ... bạo lực học đường, có lẽ thế.

    Nếu SGK đọc thì cậu ấy sẽ bảo: có nghiên cứu nào chưa? ;-)

    PA

    Trả lờiXóa
  11. Dạ đúng rồi cô ạ, em nghĩ cũng nên nghiên cứu. Ít ra để xem thử chuyện bạn TCS tự tử và chuyện bạn học trường chuyên có liên hệ causality không (hay ít ra là một correlation nào đó) (chẳng hạn, bằng cách so với tỉ lệ học sinh chuyên tự tử/đánh nhau với tỉ lệ ở trường công lập thường, bán công hoặc dân lập). Dùng common sense thì em đoán là có một pattern nào đó, nhưng nếu có nghiên cứu để khẳng định hoặc phủ định quan điểm này vẫn tốt hơn. Nói ngoài lề tí: dùng common sense, mình có thể suy đoán hay rút ra điều gì không khi đọc về vụ "nữ sinh sư phạm giết người trên xe Lexus"? Việc này có nói lên điều gì về hệ thống trường sư phạm ở VN?

    Nghĩ cũng lạ, chẳng lẽ chưa có học viên cao học hay nghiên cứu sinh ngành tâm lý giáo dục nào ở VN tìm hiểu về những đề tài này? Ở VN, nghiên cứu sinh còn tìm hiểu về những đề tài khó ai nghĩ ra như tắm giặt trong quân đội cơ mà?

    SGK

    Trả lờiXóa
  12. Chào cô

    Lại có một bạn nước lạ comment blog cô. Mấy lần trước em toàn đọc sau khi comment bị xóa, lần này mới tận mắt chứng kiến. Nhờ bạn Gúc dịch hộ câu comment của bạn nước lạ thì ra kết quả: "People do not lack strength; they lack the will".

    Nghe cũng hợp.

    SGK

    Trả lờiXóa
  13. Dear SGK,

    Nếu có đủ số thống kê các vụ "Bully" trong truờng học, các vụ tự tử, số giờ học hàng tuần, nói chung nếu có thâu thập đuợc data đầy đủ thì có thể dùng Statistic Math tính ra xem có correlation hay relationship về các variables đó hay không.

    Dạo tôi làm việc cho chuơng trình VIOLENCE PREVENTION tôi dã dùng SPSS để tìm relationship cũng như correlation về những vấn đề tự tử của học sinh và "Bully" trong truờng trung học cấp 3 tại San Diego năm 2001. Tất cả các só thống kê này có s8ãn tại các khu học chính. Tôi chỉ việc điện thọai và họ gửi vê văn phòng cho minh.

    Tôi không nghĩ là VN có thống kê đầy đủ dâu và VN chưa đạt năng vấn đề thống kê đâu nên tôi nhận thấy hầu như các vị make decision theo cảm tính mà thôi. Bạn cứ muợn mấy cuốn sách của Viện thống kê mà đọc thì sẽ dễ dàng nhận thấy ngay.

    Nghiên cứu về tắm giặt trong quân đội là một đề tài rất là khó. Tác giả phải chứng minh đuợc là chỉ với một thau nuớc 4 lít/ngày thôi mà một chiến sĩ anh hùng của quân đội nhân dân anh hùng chúng ta có thể tắm sạch sẽ và trục xuất đuợc "Ghẻ Mã Viện" về phuơng Bắc.

    Trả lờiXóa
  14. Chào bác Choi

    Con chưa nghe nói tới Viện thống kê, chỉ biết có Tổng cục Thống kê (General Statistics Office). Thật ra, muốn thấy những hạn chế trong việc sử dụng thống kê ở VN, con nghĩ chỉ cần giở sách giáo khoa ra (nhất là sách Địa, những bài nói về thành quả đổi mới kinh tế chẳng hạn) hoặc đọc báo là thấy ngay thôi bác ạ. :) Thống kê của chúng ta có thể không đầy đủ, nhưng đầy sáng tạo. Về lĩnh vực creative accounting có lẽ Tây còn phải học hỏi nước ta và nước lạ rất nhiều.

    Nói thêm, con cho rằng ngay cả khi VN đã có thống kê đầy đủ, thì chưa chắc những người có trách nhiệm đã hiểu và biết cách interpret những con số thống kê đó. Dù sao thì, có lẽ nên để đề tài này lại cho những entry khác của cô PA.

    SGK

    Trả lờiXóa
  15. Chào SGK và bác Chơi,

    Về nghiên cứu giáo dục ở VN, xin mọi người bỏ chút thời gian đọc entry này, đã lâu:

    http://ncgdvn.blogspot.com/2009/12/bai-ang-oc-yeu-nuoc-xa-hoi-chu-nghia.html

    Thú vị lắm SGK và bác Chơi ạ. Ít nhất cũng thú vị như nhận xét của bác Chơi về độ khó của đề tài tắm giặt trong quân đội. :-)

    Trả lờiXóa
  16. Em có đọc bài đó rồi cô ạ, nhưng sẵn cô giới thiệu lại em comment luôn.

    "Phát cho một số lượng đủ lớn (lớn về số tuyệt đối, ví dụ trên 1000) đối tượng nào đó, mà chủ yếu là những đối tượng mà nhà nghiên cứu có thể tiếp cận được một cách dễ dàng và ít tốn kém (tất nhiên rồi, điều này không có gì sai), bất chấp đối tượng đó có thực sự phù hợp không, có theo một khung mẫu nào không. Tôi rất dốt về thống kê, không dám hó hé gì đâu, nhưng hình như cái cách mà họ hiểu là "chọn mẫu ngẫu nhiên" (random sampling) thì thật ra nó là "chọn mẫu thuận tiện" hay "chọn mẫu cơ hội" (convenience sampling) mà thôi."

    Thật ra là phát cho 1000 người, hay là phát cho 100 người, mỗi người điền 10 phiếu ạ? :))

    Hay độc đáo hơn nữa là chiêu này:

    "Other cases involve accusations of plagiarism against well-known Chinese scholars which have provoked the authorities to talk of investigations. A Western scholar recounts how a social-science project was jeopardised recently when data collection was contracted out to a Chinese company—its researchers simply filled out the survey forms themselves."

    (Academic fraud in China - http://www.economist.com/node/16646212?story_id=16646212&fsrc=rss)

    SGK

    Trả lờiXóa
  17. Thật ra survey rất dễ thực hiện nếu mình chủ ý "Gian".

    Còn nếu mà "KHÔNG GIAN" thì không phải là dễ.

    Từ khi lập mẫu các câu hỏi đã "Gian" đuợc rồi. Xủ dụng Leading Question không phải là lạ khi nguời ta muốn kết qủa sẽ ra như ý muốn của mình.

    Đó là chưa nói đến chọn đối tượng trả lới.

    Nếu cái nghiên cứu này đem vào truờng công an hay truờng đảng thì có thể thực hiện tốt đuợc. Tôi xin nhấn mạnh là chỉ có thể thôi.

    Cái chuẩn mực hàng đầu: Có tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa????????? It's really funny.

    Cái này là "Gian" 100% rồi. Bây giờ mà nói đến "Xếp Hàng Cả Ngày" thì chẳng ai còn biết nó là cái gì nữa.

    Đúng là một nhà nghiên cứu bậc thầy của nhà thơ rất ư là nổi tiếng vớ câu, "Tiếng đầu lòng con gọi....."

    Choi

    Trả lờiXóa
  18. Nhìn bức hình trong bài viết thấy dựng tóc gáy.

    Trả lờiXóa