Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Đọc đi rồi khóc!

Đọc cái gì mà phải khóc, hử? Đúng là ... mít ướt. "Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!" Tôi tưởng tượng ra mẹ tôi - nếu bà còn sống - sẽ mắng như thế. (Ơ, nhưng mà, đây là chuyện của người đời nay đấy chứ nhỉ? Các bạn đọc tiếp đi sẽ rõ!)

Ngày còn bé, tôi rất ... mít ướt. Đọc truyện nào cảm động chút, nhất là truyện về những con người bị áp bức, cùng khổ, hoàn cảnh mỏi mòn, tuyệt vọng, thế nào tôi cũng ... khóc. Vừa khóc vừa xấu hổ, vì ... chẳng ra làm sao cả. Truyện tưởng tượng, tiểu thuyết ấy mà, ai cũng biết là ở ngoài đời làm gì có. Ừ, làm gì mà có Mẹ Lê nào, cũng chẳng có Lão Hạc, hay là Giáo Thứ. Thế mà cũng khóc được, mới hay chứ.

Nói ngày còn bé mít ướt, cũng có nghĩa là bây giờ thì tôi không mít ướt nữa rồi. Từ lâu lắm rồi, tôi không khóc - nói cho đúng, là không khóc được nữa. Kể cả khi mẹ tôi mất, vì bị tai nạn rất đột ngột, tôi cũng không khóc được. Thực sự là người tôi trơ ra, tê đi, không còn cảm giác. Chẳng hiểu tại sao thế.

Lúc ấy, nhiều người cảm thấy rất lạ, thậm chí khi tôi vào bệnh viện thăm mẹ cùng với các em tôi (lúc ấy mẹ tôi đã hôn mê và sau đó không còn tỉnh lại nữa cho đến khi mất), trông tôi lạnh tanh thế nào ấy, mà một anh y tá đã phải hỏi tôi: "Chị là con dâu hả?" Tôi hiểu anh ấy muốn nói gì. Nhưng tôi cũng không làm sao khác được, và vẫn giữ vẻ lạnh tanh đó đến hết đám tang, chẳng hiểu tại sao.

Chỉ đến cả năm sau, khi tôi đi học ở nước ngoài, ngày đầu tiên một mình trong phòng trọ của ký túc xá, trên chiếc giường cá nhân trải drape màu trắng, tự nhiên tôi nhớ lại hình ảnh mẹ tôi nằm trên chiếc giường cá nhân ở bệnh viện, và mọi ký ức tự ùa về như một cuốn phim. Và thế là tôi khóc được, nằm một mình, úp mặt xuống gối và khóc dữ dội, gào lên mà khóc, một mình... Ướt cả gối. Như một cơn điên.

Rồi sau đó, trấn tĩnh lại, và thôi. Thôi. Không nhắc lại bao giờ. Cũng không ai biết, và sẽ mãi mãi không ai biết, nếu tôi không đang kể ra như thế này. "Không nói ra thì không biết được"... mà lại.

Tôi kể lăng nhăng cái gì thế này? Hôm nay, theo cái link của một người quen cũ - đồng nghiệp trẻ ở cơ quan cũ - tôi đọc được một truyện ngắn có cái tựa "Y là thầy giáo" trên Tuổi trẻ Online. Ở đây.

Tôi cũng đã từng là cô giáo, và đến giờ vẫn đang làm ngành giáo, dù không còn (và cũng không muốn) trực tiếp giảng dạy nữa. Đã có một thời gian dài tôi đứng lớp trực tiếp, và rất gắn bó với nghề giáo. Cũng có làm vài đề tài về giáo dục phổ thông nữa, thậm chí xuống tận An Giang, vất vả khó nhọc, để làm một đề tài về chất lượng giáo dục ở đó.

Và tôi hiểu rất rõ, vô cùng rõ, những cái nhỏ nhặt, tủn mủn, vớ vẩn, và ... mệt mỏi, của nghề giáo. Một nghề, chẳng biết vô tình hay cố ý, đã bóp nghẹt sự sáng tạo của cả thầy cô lẫn học sinh, vì những quy định hành chính vô hồn, vô nghĩa, và ... đôi khi là vô nhân nữa!

Hình này "chôm" trên mạng, địa chỉ của nó có ghi trên hình đó. Nhưng trang blog này của tôi là "phi lợi nhuận" nên chắc không sao!:-)

Và tất nhiên là những khổ ải, hy sinh, và cả tình thương dành cho học sinh của các thầy cô giáo phổ thông của ta, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

Nhưng những cái ấy, tôi đã rời xa gần chục năm nay rồi. Có lẽ tôi may mắn chăng?

Chỉ biết, khi đọc câu truyện mà tôi đưa link ở trên kia, tôi bỗng có cảm giác rất giống cảm giác mà tôi đã tả ở trên, về những ký ức ùa đến với tôi như một cuốn phim quay chậm về cái chết của mẹ tôi. Mặc dù tôi đã không thực sự khóc.

Tôi trở lại bệnh "mít ướt" rồi chăng? Vì tôi đã già? Người ta bảo "một già một trẻ bằng nhau"?

Hay là việc ấy nó đáng khóc thật? Tôi không biết.

Tôi chỉ biết, hình như đọc truyện ngắn ấy xong, tôi thấy cuộc đời giáo viên thời nay chẳng khác thời của anh Giáo Thứ trong truyện của Nam Cao, thời Pháp thuộc, là mấy!!!!

Hay là có khác, mà tôi không biết, vì không "sâu sát"? Các bạn đọc đi, rồi phán đoán lấy vậy. Hy vọng là các bạn sẽ nói là nó không giống.

Còn nếu nó giống, thì các bạn cho rằng có đáng khóc hay không?

Tôi thực tình không biết. À quên, có thể hỏi thầy Khoa, có lẽ thầy ấy biết!

15 nhận xét:

  1. Ngày xưa chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm. Ngày nay tuyển sinh ĐHSP chọi cao ngất (ít ra là mấy năm trước), đầu vào tăng, học bổng hà rầm. Vậy mà hình như Y vẫn khổ.

    SGK

    P.S: Chuyện Y khổ mấy chục năm nay thì viết tỉ hai chữ cũng được. Nhưng chuyện làm sao để Y THẬT SỰ bớt khổ, thì e rằng Phùng Hi rặn hoài cũng không ra 120 chữ.

    Trả lờiXóa
  2. Hi SGK,

    Em nhận xét 'đắng' nhỉ: viết 120 chữ cũng không rặn ra nổi!

    Thế mới cần trí tuệ chung của mọi người chứ em! Cô, thì cô nghĩ không phải là không có giải pháp, chỉ sợ là các vị có trách nhiệm không quan tâm thôi, chuyện nhỏ như con thỏ ấy mà!

    Hôm nào cô tìm lại đề tài đã làm về chất lượng giáo dục tỉnh An Giang và các đề xuất (xong từ năm 2006 thì phải) rồi xem lại xem các đề xuất ấy bây giờ còn dùng được không. Cô nghĩ là nó vẫn còn nguyên tính thời sự.

    PA

    Trả lờiXóa
  3. Mắc mớ gì fẢi khóc...Khi ta khóc vì !".1 già 1 trẻ bằng nhau"Nhưng mà biets bao điều trên đời này... khi vui nước mắt lại traò thì sao...hay la ""cươì ra nước mắt...ôi "cuộc đời co bao lâu mà hửng hờ..."Hảy vui lên nhé dù găp mọi điều ko như ý.

    Trả lờiXóa
  4. Entry của mẹ cảm động ghê. ^^ Con thích phần ở trên nhứt, phần ở dưới nói dzề nghề giáo đọc hơi khó hiểu một tẹo! Thích cái hình ạ! ;)

    Trả lờiXóa
  5. Anh Cà Tửng ơi,
    Cám ơn lời khuyên của anh. Đúng là "cuộc đời đó có bao lâu", anh nhỉ? Mới đó, còn là "một trẻ", mà giờ đã thành "một già" mất rồi, hic hic.

    Khuê ơi,
    Chuyện nhà giáo, Khuê không hiểu đâu. Mà cũng chẳng cần hiểu làm gì. Chỉ cần biết làm nghề thầy cô giáo là vất vả khổ cực lắm Khuê ạ. Nên phải thương thầy cô, và ráng học nhé. Kẻo ... sau này bị làm thầy cô giáo đó, sợ chưa!

    Trả lờiXóa
  6. Mẹ ơi, sao mẹ nói khó hiểu quá dzậy? Tại sao ko học giỏi bị làm thầy cô giáo hở mẹ? Vô lý quá. Học giỏi mới làm thầy cô giáo được chớ. Học dốt sao làm hã mẹ??? Khó hiểu quá...kì kì cục...kì kì cục

    Trả lờiXóa
  7. @Khue Vu: Lớn chút rùi biết à Khuê ơi ^_^

    Trả lờiXóa
  8. Hiện trạng bớt khóc hoặc hết khóc rất đáng được các trí thức bên Việt Nam về Tâm Lý Học, Y Khoa Trị Liệu Học cùng Dinh Dưỡng Học để khảo cứu cùng bình luận thêm.

    Mặc dù Việt Nam chưa có 1 khảo cứu có giá trị khoa học nào về Rau Muống, nhưng loài rau này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới thâm cứu về dinh dưỡng cũng như khả năng trị liệu cho loài người, như được tóm lược trong bài "Water Spinach - A food gone wild" của Daniel F. Austin, nhất là về phần "Medicinal Uses" (trang 128-129) của Rau Muống. Bài viết khoa học này đã dẫn chứng nhiều khảo cứu y dược trị liệu xưa nay cùng thói quen đã và đang dùng Rau Muống để trị những "bịnh" và 8 đây xin trích dịch như sau:

    Rau Muống "Medicinal Uses" (trang 128-129): (1) Trị Bón, trị bất ổn tâm thần, trị suy tư mất ngủ hoặc nhức đầu (Burkill 1966, Read 1936, Van Valkenburgh & Bunyapraphatsara 2001); (2) Làm đờ đẫn (hypnotic), làm hạ hoả hoặc giảm bớt nóng tính, giúp ngủ ngon cùng mê mẩn lờ đờ (drowsiness.... như say thuốc lào chẳng hạn) (McDonald, pers. comm. 2006); (3) Ăn nhiều Rau Muống làm hệ thống thần kinh được thoải mái hơn, bớt mất ngủ, thư giãn hơn, bớt nhức đầu hơn, khoẻ hơn, và cũng như bớt "quạu" hơn khi đèn đỏ mỗi tháng (Naples, 2005); (4) Trị Bón và bịnh Trĩ Lậu cùng giảm sưng (Heyne, 1927); (5) Người xứ Borneo, Miên, Mã Lai đắp Rau Muống sống giã nhỏ hoặc luộc chín để trị Sốt, Mê Sảng, Nói Sảng, Ghẻ Lở (Menaut 1929 in Burkill, 1966), (Van Valkenburgh & Bunyapraphatsara, 2001), và (Heyne, 1927); (6) Người xứ Miến Điện, Ấn Độ, Indonesia dùng nước Rau Muống tươi ép để trị ngộ độc từ ma túy hay nước uống dơ bẩn (Kapoor & Kapoor, 1980, (Uphof, 1968), (Van Valkenburgh & Bunyapraphatsara, 2001); (7) Để làm thuốc bổ, trừ độc tố, trừ sâu, trừ sán và giết sâu bọ kiểu ngày 5/5 Ta (Austin 2000, Austin et al., 2001), (Schimming et al., 2005), (ISSG, 2005), (Roi, 1955), (Watt 1889, 1972), và (Westphal, 1993); (8) Để Súc Miệng Giảm Trùng bên Phi Luật Tân, (9) Trị bịnh Tiểu Đường bên Phi Châu hoặc Sri Lanka (Iwu 1993, Malalavidhane et al., 2000); và (10) Người Tanzania, Somalia còn dùng Rau Muống để trị bịnh áp xe (abscesses), hay tâm thần bất ổn hoặc tạng ruột bất an (Haerdi 1964, Samuelsson et al., 1992).....

    Tóm lại và theo nhận định thiển cận của 8 đây, mặc dù Rau Muống không có khả năng trị liệu cao nhưng khi ăn nhiều cũng làm thay đổi phần nào Tâm Sinh Lý dân tình, nếu không phần nào công hiệu và tác dụng nhanh như những loại thuốc "Tây" hiện nay thì ít ra Rau Muống cũng là 1 loại thuốc bổ về tâm thần qua tác dụng đến hệ thống thần kinh của loài người. Và không chừng cũng giải thích phần nào được tính chựu đựng tuyệt vời, luôn thủ phận, không khiếu nại, hay bớt khóc hoặc hết khóc của người Việt mình xưa nay. Đề tài này có thể giá trị cho vài luận án cho cấp Tiến Sĩ Dược Khoa hoặc Y Khoa. Các bạn có thể download toàn bài về "Rau Muống Thâm Cứu" của Daniel F. Austin ở đây:

    http://www.ethnobotanyjournal.org/vol5/i1547-3465-05-123.pdf

    Cậu làm tụi tớ chai đá rồi, Rau Muống ơi!

    Bà 8 Thuốc Lào 888

    Trả lờiXóa
  9. Chuyện là như thế này,

    Các học sinh trung học sau hon 15 năm họp mặt lần đầu vài ngay 20 tháng 11 để nhớ ơn thầy cô đã dạy dỗ mình. Sau khi ăn uống no say, các anh chị đem ảnh lưu niệm nhựng năm học tại VN ra túm lại ngồi xem.

    - Thầy Lâm dạy tóan đậy này, bây giờ thầy suớng lắm, dạy từ sáng đến tối, mua cả xe tay ga đi chứ không đi xe đạp như ngày xưa đâu. Năm vừa rôi mình về VN ghé thăm thầy, thầy chỉ tiếp mình có 10 phút rồi phải đi đứng lớp ngay.

    _ Thầy Võ dạy Lý ngày đó đây này, ngày đó trông đẹp giai qúa nhỉ, lắm đưa chết mê chết mệt với thầy. Bây giờ thầy giàu lắm, làm gia sư cho con mấy ông to lăm, nên cũng khỏe lắm. Cũng nhờ phụ huynh bây giờ thầy cũng mua đuợc cái nhà ở thỏai mái và có cả phòng kèm phụ đạo thêm ở nhà. Học trò học ở nhà đông lắm.

    _ Ối, còn cô Vân đây này, các bạn nhớ cô Vân không? vừa đẹp vừa kể chuyện sử hay ra phết. Học sử với cô mà cứ là như đi xem phim ấy. Cô kể hay lắm.

    -Thế cô Vân bây giờ ra sao? có bạn nào biết không?

    -Năm ngóai tớ về có ghé thăm cô tại nhà mới của cô. Cái nhà cũ giải tỏa để mở đuờng,cô mua căn nhà khác bé hơn để ở nhưng cũng đem cầm cố đề lấy tiền chữa bệnh lao phổi. Thời kỳ thứ 3 rồi đấy. Tôi ghé thăm gặp cô mà không cầm đuợc nuớc mắt. Con cô mới có 12 tuổi mà đã phải đi bán lặt vặt một buổi còn một buổi thì đi học. Còn chồng co thì đuợc xuất đi học nước ngòai rồi bốc hơi luôn chẳng tin tức gì hơn chục năm nay rồi.

    Choi

    Trả lờiXóa
  10. Cái này cũng nức nở lắm

    "lời kể của bà Nguyễn Thị Thơm – mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy, sau đây:

    “Đến khi cháu ra thì cả mẹ, cả con, cả nhà cứ thế là ôm nhau khóc. Cháu có nói với em là: Mẹ ơi con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an… Con sợ lắm mẹ ơi! Con nói thế mẹ có hiểu không?…

    Cháu bảo em như thế thì em bảo là: Mẹ hiểu!… Hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc nức nở. Nói chung là cả nhà cùng khóc. Rồi cháu nói là: Mẹ ơi, ở trong này các chú công an,… thì vừa nói đến các chú công an là được các chú công an ngăn lại. Cháu không nói ra được hết!"

    Trích từ "Cứu các em ngay lúc này quan trọng hơn hết!"
    http://boxitvn.wordpress.com/2010/07/20/c%E1%BB%A9u-cc-em-ngay-lc-ny-quan-tr%E1%BB%8Dng-h%C6%A1n-h%E1%BA%BFt/

    Choi

    Trả lờiXóa
  11. Bà Tám và bác Chơi,

    1. Rau muống: chà, hôm nào chắc trên blog này lại phải có entry mới về rau muống vậy. Lần này sẽ viết cái tựa đại khái là Rau muống và mít ướt, ví dụ thế.

    2. Em Thúy: nếu thông tin đã đưa là đúng, thì ... trời ơi! Tin đó không thuộc loại nức nở, mà là thuộc loại "trơ", "hết khóc", bác Chơi ạ!

    Nhưng mà, có lẽ đến đây là đã đến giới hạn của sự nhạy cảm rồi các bác ạ. Hoặc giới hạn từ euphemism sang falsehood. Em ... "biến" thôi các bác ơi!

    À mà các bác có để ý thấy VN mới ra tạp chí về nhân quyền không nhỉ? Các bác đọc đi nhé, em thì em thấy té ra là có cả nhân quyền kiểu VN nữa đó. Trước đây em cứ tưởng nhân quyền là một universal concept!

    Vậy mà bác Hãi bác ấy đang kêu gọi trí thức "hãy tự hỏi mình đã làm gì cho tổ quốc" kia kìa!

    Trả lờiXóa
  12. Heh??? Tạp Chí về Nhân Quyền bên Việt Nam????

    Thực ra 8 chưa biết, nhưng nếu e-tap-chi thì tại sao chưa gởi links, còn tờ in trên giấy thì chưa thấy bán bên Bolsa. Nhưng theo 8 thì timing cho vụ này thật tuyệt vời vì trùng hợp với chuyến thăm Hà Nội của chị Cờ Linh Tân.

    Hoan hô bác Hồ Hải, hoan hô trí thức Nhân Quyền.... thật đấy!

    Bà 8

    Trả lờiXóa
  13. Biến thôi các bác ạ.

    Sang trang mới đọc tạp chí Nhân Quyền đi thôi. Hay lắm.
    18.07.2010

    Tạp chí Nhân quyền Việt Nam
    Văn phòng Nhân quyền
    Phát hành tháng một kỳ
    Số 1, 6/2010

    HÃY HIỂU ĐÚNG VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM!

    Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng
    Thứ trưởng Bộ Công An

    Sau khi khối XHCN Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lại kết thúc, vấn đề nhân quyền và dân chủ đã được một số nhân vật trong chính giới Hoa Kỳ và một số nước phương Tây sử dụng như một phương tiện hữu hiệu làm chuyển hóa thể chế chính trị ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và hiện nay, nhân quyền đã trở thành vấn đề quốc tế. Các nước phương Tây đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm chính sách đối ngoại của họ.

    Bản chất của vấn đề nhân quyền mà họ đưa ra là gì?

    Nhân quyền ở Việt Nam là như vậy!

    Không thề paste hết vào đây xin vui lòng vào:

    http://www.x-cafevn.org/node/676

    Choi Kính Cáo.....

    Trả lờiXóa
  14. Ái chà, không biết thực hư thế nào, nhưng khi nhìn cái link x-cafe từ bác Choi cùng tên Tác Giả và Chức Vụ thì tớ ngờ ngợ là 1 trí thức cờ vàng nào đó "chơi nguội" ngài Thượng Tướng Công An với lời lẽ tếu không chựu được. Bài này mà mang ra UN thì cả thế giới chắc chắn sẽ cười cùng vỗ bụng bành bạch về cái trò ngụy biện và định hướng này.

    Nhờ chị Chủ Nhà kiểm chứng dùm hầu tự sửa sai cùng rút kinh nghiệm.

    Bà 8

    Trả lờiXóa
  15. Các bác ơi,
    Em tự kiểm duyệt, và "biến" đây. Đã đến giới hạn của ... safety rồi, em e rằng thế các bác ạ!

    PA

    Trả lờiXóa